Định Hướng Phát Triển Du Lịch Của Vĩnh Long Đến Năm 2020


phục vụ và sự đồng cảm (F3) với hệ số β bằng 0.200, nghĩa là nếu sự hài lòng về năng lực phục vụ và đồng cảm tăng lên một đơn vị thì sự hài lòng chung của du khách tăng lên 0.200 đơn vị tương ứng với 20%. Tiếp đó là nhóm yếu tố mức hợp lý của chi phí (F6) với hệ số β bằng 0.164, nghĩa là nếu sự hài lòng về mức hợp lý của chi phí tăng lên một đơn vị thì sự hài lòng chung của du khách tăng lên 0.164 đơn vị tương ứng với 16,4%. Tiếp đó là nhóm yếu tố mức độ đáp ứng (F2) với hệ số β bằng 0.162, nghĩa là nếu sự hài lòng về yếu tố mức độ đáp ứng tăng lên một đơn vị thì sự hài lòng chung của du khách tăng lên 0.162 đơn vị tương ứng với 16,2%. Tiếp đó là nhóm yếu tố cơ sở vật chất phục vụ du lịch (F4) với hệ số β bằng 0.153, nghĩa là nếu sự hài lòng về yếu tố cơ sở vật chất phục vụ du lịch tăng lên một đơn vị thì sự hài lòng chung của du khách tăng lên 0.153 đơn vị tương ứng với 15,3%. Tiếp đó là nhóm yếu tố điều kiện an ninh, an toàn (F1) với hệ số β bằng 0.145, nghĩa là nếu sự hài lòng về yếu tố điều kiện an ninh, an toàn tăng lên một đơn vị thì sự hài lòng chung của du khách tăng lên 0.145 đơn vị tương ứng với 14,5%.

4.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long

4.3.1. Định hướng phát triển du lịch của Vĩnh Long đến năm 2020

4.3.1.1. Quan điểm

Quan điểm chủ đạo xuyên suốt đối với phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long là đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Các ngành, các cấp cần thống nhất nhận thức xem Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao. Vì vậy, khi xây dựng quy hoạch phát triển ngành có liên quan đến không gian ưu tiên phát triển du lịch, liên quan đến danh lam thắng cảnh, di tích, ngoài việc tham khảo ý kiến của các ngành chức năng liên quan trực tiếp, đề nghị các ngành cần tham khảo ý kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh trước khi quyết định;

Quy hoạch phát triển du lịch phải mang tính khả thi cao, ưu tiên đầu tư các


dự án mang tính đột phá trong phát triển du lịch, . . .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu

quả.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái tại Vĩnh Long - 11


4.3.1.2. Mục tiêu

- Phấn đấu duy trì tăng trưở ng lư ợng khách du lịch bình quân hàng năm từ 05

- 09%; doanh thu tăng 13%;

- Phát triển nguồn khách du lịch đến Vĩnh Long đi đôi với việc tổ chức cho khách trong tỉnh đi du lịch trong và ngoài nước;

- Cơ sở lưu trú du lịch tăng bình quân 7%/năm;

- 100% lao động trong lĩnh vực du lịch đều được tập huấn kiến thức chuyên

môn.

- Các tuyến sông Tiền và sông Hậu đều có bến tàu du lịch đạt chuẩn;

4.3.2. Dự báo phát triển du lịch đến năm 2020

4.3.2.1. Cầu về du lịch

4.3.2.1.1. Xu hướng đi du lịch

- Tìm hiểu sâu hơn về văn hóa bản địa, gắn bó gần gũi với cảnh quan thiên nhiên tại điểm đến. Các xu hướng lựa chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường. Chương trình du lịch kết hợp các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ. Xu hướng đi nghỉ ở những nơi yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên để nghỉ ngơi, hưởng thụ và chăm sóc bản thân. Các điểm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị thu hút lượng khách ngày càng đông.

- Dòng khách du lịch không chỉ có những người giàu, mà cả những công chức, viên chức, nhân viên và người dân bình thường. Chỉ cần có thời gian nhàn rổi, có sở thích đi du lịch và có tiền là có thể đi du lịch. Nhiều tiền đi du lịch xa, sử dụng sản phẩm cao cấp, ít tiền đi du lịch gần, kiểu bình dân; đi công tác kết hợp với du lịch.

- Do tuổi thọ tăng, nên dân số của các nước có nền kinh tế phát triển ngày càng già đi, đặc biệt là Châu Âu và Mỹ. Điều này được coi là xu hướng tích cực cho ngành du lịch, vì nó sẽ có thêm nhiều khách hàng tiềm năng có khả năng tài chính,


có thời gian nhàn rổi (sau khi về hưu) để đi du lịch.

- Xu hướng khách du lịch đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng phục vụ, về trình độ của người phục vụ, khách đi công tác kết hợp với du lịch.

4.3.2.1.2. Sản phẩm du lịch

- Homestay: trải nghiệm với sinh hoạt của người dân bản địa (cùng ăn, cùng ở, cùng làm), sản phẩm này đã được nhiều du khách quan tâm trong thời gian qua và sẽ tiếp tục hấp dẫn du khách, nhất là khách quốc tế trong thời gian tới;

- Du lịch cộng đồng: sản phẩm này đang hình thành và có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới, tạo cho du khách gắn bó và gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu sâu về văn hóa của người dân bản địa.

- Dich vụ giải trí sông nước: câu cá giải trí, tắm sông, ẩm thực trên sông, .

- Dich vụ du lịch chất lượng cao: khách đi công tác kết hợp với du lịch, khách có thu nhập cao sẽ đi du lịch nhiều hơn.

4.3.2.2. Khách du lịch

Trong giai đoạn 2015- 2020, dự báo tăng mạnh về lượng khách và doanh thu, nhất là giai đoạn 2018- 2020 do một số dự án đầu tư của tỉnh hoàn thành và đưa vào khai thác như khách sạn Sài Gòn- Vĩnh Long (4 sao), khách sạn Cửu Long nâng cấp hạng 3 sao, khu du lịch sinh thái bãi bồi Cồn Chim tại xã Trường An, khu du lịch sinh thái Trường Huy, khu tắm bùn khoáng và spa tại khu du lịch Trường An, khu liên hợp văn hóa thể thao du lịch Cái Ngang. Đặc biệt là các homestay trên các cù lao sông Tiền và sông Hậu được đầu tư phát triển với chất lượng cao, bến tàu du lịch phường 1, TP. Vĩnh Long, bảo tàng nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long tại huyện Vũng Liêm. Dự báo, năm 2020 Vĩnh Long đón 1.500.000 lượt khách đến tham quan.

4.3.2.2.1. Quốc tế

Theo số liệu thống kê trong thời gian qua, lượng khách quốc tế sẽ tăng trung bình hàng năm là 04%. Dự báo đền năm 2020, lượng khách quốc tế đến Vĩnh Long ước đạt là 240.000 lượt. Tính cả giai đoạn 2015-2020, tổng lượng khách sẽ là

1.230.000 lượt. Trong đó khách Châu Âu chiếm tỷ lệ cao.


4.3.2.2.2. Nội địa

Mục tiêu là duy trì mức độ tăng lượng khách nội địa bình quân hàng năm là 09%, năm 2020 tổng lượng khách ước đạt là 1.260.000 lượt, trong đó, khách từ khu vực miền Bắc, miền Trung sẽ đi du lịch đến với ĐBSCL nhiều hơn, trong đó có Vĩnh Long. Tính cả giai đoạn 2015-2020, tổng lượng khách sẽ là 5.800.000 lượt.

4.3.2.3. Phát triển thị trường:

4.3.2.3.1. Thị trường khách du lịch quốc tế

Lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ cao đó là khách thuộc cộng đồng ASEAN. Ngoài ra, khách châu Âu, Mỹ, Pháp cũng sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Vĩnh Long. TP. Hồ Chí Minh vẫn là thị trường chủ yếu phân phối khách quốc tế.

4.3.2.3.2. Thị trường khách du lịch nội địa

Khách miền Bắc có xu hướng đi du lịch miền Nam nhiều hơn, nhất là về vùng ĐBSCL, tham quan vườn trái cây và du lịch sông nước miệt vườn. Nhưng thị trường TP. Hồ Chí Minh vẫn là thị trường chính.

4.3.2.4. Tổ chức không gian du lịch:

Các cụm du lịch

Cụm 1: Trung tâm thành phố Vĩnh Long và phụ cận

Đây là cụm du lịch trọng tâm, đầu mối, động lực để các khu vực lân cận cùng phát triển; đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại. Về không gian, cụm du lịch này bao gồm các điểm du lịch trong thành phố và lân cận như: Văn Thánh miếu, khách sạn Cửu Long, khu du lịch Trường An, khu du lịch sinh thái bãi bồi cồn Chim, khu du lịch sinh thái Trường Huy, khách sạn Sài Gòn-Vĩnh Long, khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (huyện Long Hồ), làng nghề sản xuất gạch ngói theo phương pháp thủ công (huyện Mang Thít), …

Sản phẩm: tham quan các di tích lịch sử, văn hóa; vui chơi giải trí, thư giãn; hội nghị, hội thảo, nghề truyền thống.


Cụm 2: Các xã cù lao An Bình (huyện Long Hồ)

Gồm các điểm du lịch thuộc các xã cù lao (huyện Long Hồ). Các sản phẩm mang đậm nét sinh thái miệt vườn. Đây là cụm có sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh và sẽ là điểm nhấn để phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn toàn tỉnh.

Sản phẩm: Homestay, dịch vụ giải trí sông nước (câu cá giải trí, tắm sông, ẩm thực trên sông, . . . chèo thuyền ngoạn cảnh), tham quan vườn trái cây, đờn ca tài tử.

Cụm 3: Măng Thít, Vũng Liêm

Phát triển các điểm tham quan kết nối với tuyến sông Tiền và điểm chính của cụm sẽ là thị trấn Vũng Liêm và các xã cù lao. Lấy Bảo tàng nông nghiệp ĐBSCL tại thị trấn Vũng Liêm và khu tưởng niệm cố Thủ tưởng Chính phủ Võ Văn Kiệt làm điểm nhấn để phát triển các điểm tham quan trong cụm theo hướng nối tuyến với cụm 1 và tỉnh Bến Tre.

Sản phẩm: Bảo tàng lúa, khu tưởng niệm cố Thủ tưởng Chính phủ Võ Văn Kiệt, homestay và tham quan vườn trái cây.

Cụm 4: Bình Minh, Bình Tân, Tam Bình Trà Ôn

Cụm này bao gồm các điểm du lịch, làng nghề dọc theo tuyến sông Hậu và tuyến sông Mang Thít và có hai khu quy hoạch du lịch là Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh), Phú Thành (huyện Trà Ôn). Phát triển ẩm thực từ đặc sản khoai lang Bình Tân, bưởi “5 roi” (Bình Minh) cùng với các sản phẩm làng nghề như nghề làm tàu hủ ky (Bình Minh), làng nghề làm bánh tráng giấy (Tam Bình), phát triển homestay, các điểm vườn trái cây, . . . gắn với hoạt động các di tích như lễ hội lăng ông Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn; di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang; khu lưu niệm Trần Đại Nghĩa. Ngoài ra, phát triển một số điểm dừng chân dọc theo tuyến sông Mang Thít nhằm khai thác khách du lịch bằng phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.

Sản phẩm: văn hóa lễ hội, làng nghề, tham quan vườn trái cây; ẩm thực, di tích, du lịch tìm hiểu đời sống người dân (homestay).


Trên cơ sở xác định tiềm năng phát triển du lịch, cụm du lịch và xác định các sản phẩm du lịch chính, từ đó các tuyến du lịch chính được định hướng phát triển như sau:

Tuyến Sông Tiền: Đây là tuyến du lịch bằng đường thủy là chủ yếu. Điểm đón khách chính là tại Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và bến tàu du lịch hiện hữu tại trung tâm thành phố Vĩnh Long. Tuyến này có thể phân ra một số tuyến chính như sau:

* Tuyến 1: “Cái Bè- cù lao An Bình”

Đón khách tại Cái Bè tham quan chợ nổi Cái Bè, các điểm du lịch tại cù lao An Bình. Cụ thể, các điểm du lịch dọc theo kênh Mương Lộ và sông Cái Muối với các sản phẩm là tham quan vườn trái cây và trải nghiệm loại hình du lịch homestay

- đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, khai thác dịch vụ đờn ca tài tử, loại hình đánh bắt thủy sản trên sông theo phương pháp truyền thống làm sản phẩm du lịch bổ trợ.

* Tuyến 2: Vĩnh Long – An Bình – Đồng Phú – Cầu Mỹ Thuận

Xuất phát từ bến tàu du lịch Vĩnh Long đi các địa điểm như khu du lịch Vinh Sang, khu du lịch Mêkong Đồng Phú, điểm du lịch sinh thái An Bình;… khai thác các dịch vụ tát mương bắt cá, làm rẫy, tham quan vườn trái cây, thưởng thức đờn ca tài tử.

Phát triển thêm các dịch vụ giải trí sông nước như tắm sông, câu cá giải trí, mô tô nước, thuyền buồm,… nhằm tạo điểm nhấn cho tuyến du lịch này. Ngoài ra, tuyến sông Cổ Chiên sẽ khai thác dịch vụ bổ trợ đón khách du lịch thuần túy bằng tàu thủy lưu trú du lịch với hai thị trường xuất phát chính đó là thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia.

* Tuyến 3: “Vĩnh Long- Long Hồ- Vũng Liêm”

Xuất phát tại bến tàu du lịch Vĩnh Long tham quan làng nghề gốm Long Hồ, Mang Thít, các điểm du lịch sinh thái vườn tại các xã cù lao thuộc huyện Vũng Liêm, khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, bảo tàng nông nghiệp.


Tuyến Sông Hậu: Đây là tuyến du lịch còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Tuyến này kết hợp giữa đường bộ và đường thủy. Định hướng các tuyến chính phục vụ khách như sau:

* Tuyến 1: “Cần Thơ – Bình Minh –Trà Ôn”

Khai thác tham quan các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn thị xã Bình Minh với các điểm tham quan chủ yếu như vườn trái cây đặc sản bưởi “Năm Roi”, làng ươm cây giống, vườn thanh trà, làng làm tương chao, tàu hủ ky, … và cần phát triển loại hình lưu trú homestay để đón khách quốc tế từ thị trường TP. Cần Thơ.

Đón khách tại sân bay quốc tế Cần Thơ tham quan theo chương trình: Cần Thơ – Bình Minh –Trà Ôn. Khai thác các dịch vụ như chợ nổi Trà Ôn, làng nghề làm bánh tráng và các vườn trái cây tại các xã cù lao thuộc huyện Trà Ôn, dịch vụ tắm sông. Tuyến này gắn kết với hoạt động di tích Lăng ông Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn, chùa Phước Hậu nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa gắn du lịch sinh thái, làng nghề.

* Tuyến 2: “Cần Thơ – Bình Minh – Bình Tân

Lấy điểm đón khách chính là sân bay quốc tế Cần Thơ và cũng nhằm khai thác khách từ thị trường Cần Thơ. Tuyến này xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ khách như: phát triển sản phẩm ẩm thực đặc trưng từ nguyên liệu khoai lang Bình Tân, chương trình “Một ngày làm rẫy với nông dân”.

Tuyến du lịch đường bộ: trục chính thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ, từ đó chia ra các tuyến nhánh sau:

* Tuyến 1: “Thành phố Vĩnh Long – các làng nghề - di tích – các điểm tham quan lân cận”

Tham quan các làng nghề truyền thống như lò rèn, đan mây tre, chằm nón, chằm lá, làng nghề gốm xã Thanh Đức các di tích như Văn Thánh Miếu, khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, nhà cổ Trương Phủ Đường, . . . Định hướng phát triển sản phẩm rượu Cái Sơn phục vụ khách du lịch.

* Tuyến 2: “Tp. Vĩnh Long – Vũng Liêm

Chủ yếu dành cho khách nội địa với hình thức du lịch về nguồn tham quan


các điểm chính như khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, làng nghề đan lát, các điểm du lịch sinh thái vườn tại các xã cù lao thuộc huyện Vũng Liêm, chùa Khmer, bảo tàng nông nghiệp.

* Tuyến 3: “Tp. Vĩnh Long – Tam Bình – Trà Ôn”

Đây là tuyến du lịch kết nối giữa tuyến sông Tiền và sông Hậu có thể phát triển cả đường bộ và đường thủy theo tuyến sông Mang Thít.

Khai thác các di tích như di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang, khu tưởng niệm cố Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, làng nghề làm bánh tráng giấy, trái cây đặc sản “Cam Sành”, nghề đan thảm lục bình.

Chuẩn hóa lễ hội Lăng ông Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn nhằm phát triển du lịch tâm linh, khai thác các điểm du lịch sinh thái vườn tại xã Lục Sỹ Thành, Phú Thành, cù lao Tân Quy, chợ nổi, homestay. Ngoài ra, phát triển các dịch vụ bổ trợ như đưa đón khách du lịch từ các tàu thủy lưu trú du lịch loại lớn, thị trường xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và Campuchia. Tuyến này cũng có thể kết nối với tuyến Cần Thơ - Bình Minh - Trà Ôn.

Các tuyến du lịch liên tỉnh: Từ thành phố Vĩnh Long có thể phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh bằng đường bộ và đường thủy như:

Trước mắt, duy trì và ổn định tuyến đường thủy liên tỉnh như: Vĩnh Long – Mỹ Thuận – Sa Đéc (Đồng Tháp); Vĩnh Long – Cái Bè (Tiền Giang); Vĩnh Long – Bình Minh – Cần Thơ.

Ngoài ra, tuyến sông Tiền là tuyến du lịch nối dài của tiểu vùng sông Mê kông và có thể mở rộng thành các tuyến như: Vĩnh Long – Sa Đéc – (Đồng Tháp) – Long Xuyên (An Giang); Vĩnh Long – Tiền Giang – Tp. Hồ Chí Minh.

4.3.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long

4.3.3.1. Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn

- Để đảm bảo an ninh an toàn phục vụ du khách, tạo sự an tâm và thu hút khách ngày càng nhiều hơn ngành du lịch Vĩnh Long cần phải thực hiện các bước sau:

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí