Tốc Độ Tăng Trưởng Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long Qua Các Năm 2004 – 2011


2.2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật.‌

* Cơ sở lưu trú

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 70 cơ sở lưu trú du lịch gồm các loại hình: khách sạn, nhà nghỉ, căn hộ du lịch. Trong đó có 5 khách 2 sao, số còn lại đạt tiêu chuẩn 1 sao và đạt chuẩn. Ngoài ra, có trên 20 điểm du lịch sinh thái vườn, thu hút hằng năm khoản 30% lượng khách đến Vĩnh Long, tốc độ phát triển từ 10% - 20%/ năm. Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn là thế mạnh của địa phương và đã được tỉnh quan tâm trong những năm qua.

Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Vĩnh Long qua các năm 2004 – 2011


TT


Năm

Số lượng cơ sở lưu trú du lịch

Tốc độ tăng trưởng


Số phòng

Tốc độ tăng trưởng

1

2004

28

0,25

425

0,18

2

2005

35

500

3

2006

40

0,20

570

0,19

4

2007

48

680

5

2008

57

0,14

980

0,12

6

2009

65

1.100

7

2010

67

0,04

1172

0,02

8

2011

70

1200


Trung bình


0,17


0,13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - 10

Nguồn: Sở VHTT & DL Vĩnh Long

Ghi chú:

+ Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú du lịch trung bình là 0,17 (tức tăng

17%/năm).

+ Tốc độ tăng trưởng số phòng cơ sở lưu trú du lịch trung bình là 0,13 (tức tăng 13%/năm).

Hoạt động trên lĩnh vực lưu trú có phát triển, công suất sử dụng phòng đạt từ 50 – 60%, nhưng ngày khách bình quân cũng chỉ đạt 1,3 ngày. Nguyên nhân do sản phẩm dịch vụ tại các cơ sở chưa phong phú, chỉ dơn thuần là cho thuê phòng nghỉ. Lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ,


ngoại ngữ. Điều đó cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách và giữ chân khách lâu hơn.

* Cơ sở vui chơi giải trí và thương mại dịch vụ

- Hiện toàn tỉnh có khoảng 10 điểm phục vụ cá hoạt động vui chơi giải trí thường xuyên, trong đó nổi bật là Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Vĩnh Long, bên cạnh còn các điểm vui chơi giải trí gắn với các khu du lịch như: tại khu du lịch Trường An với các hoạt động hội trại, các trò chơi dân gian,...; khu du lịch trang trại Vinh Sang với các trò chơi mang nét nổi bật riêng như trượt cỏ, các trò chơi dân gian; khu du lịch Mekong-Đồng phú với các hoạt động câu cá thư giản, chạy ô tô biển...

- Tỉnh có chợ Vĩnh Long là trung tâm thương mại mua bán và kinh doanh hàng hóa dịch vụ lớn nhất cả tỉnh, ngoài ra trên đại bàn tỉnh còn có 2 siêu thị và nhiều của hàng ABC theo hình thức tự chọn trong đó siêu thị co.op mart thu hút được sự quan tâm của du khách và dân nhân tham gia mua sắm rất sôi động.

* Phương tiện vận chuyển

Về phương tiện vận chuyển khách đến tham quan các điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long, các doanh nghiệp du lịch sử dụng chủ yếu bằng phương tiện thủy, với 80 tàu đò loại chuyên dụng chở khách du lịch trên sông có sức chứa từ 05 đến 30 người, do các doanh nghiệp lữ hành tự đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác với một số hộ kinh doanh vận chuyển cá thể tại địa phương. Hoạt động vận chuyển khách du lịch đã từng bước được nâng cao chất lượng: kiểu dáng mới lạ, lao động tham gia vận chuyển đã ý thức được việc chấp hành pháp luật trong quá trình hoạt động. Các phương tiện vận chuyển đều có sự quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo các quy định về an toàn giao thông, nhưng hầu hết người điều khiển phương tiện chưa được các doanh nghiệp quan tâm chú ý gửi đi tham gia các khóa huấn luyện nghiệp vụ giao tiếp với khách du lịch nước ngoài, số lao động nầy tiếp xúc và phục vụ khách chủ yếu bằng trãi nghiệm thực tế.


2.2.1.5. Đầu tư cho du lịch‌

- Chú trọng đầu tư trong việc nâng cao năng lực cho ngành du lịch cũng như hiệu quả hoạt động du lịch. Trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn sông nước, du lịch tại nhà dân và đưa du khách tham quan các làng nghề thủ công truyền thống.

- Đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch cụ thể như : Phối hợp với đài Truyền hình Việt Nam (VTV9) thu thập thông tin, hình ảnh về du lịch sông nước miệt vườn Vĩnh Long nhằm thực hiện chương trình Du lịch Phương Nam với chủ đề “Về Vĩnh Long”, phát sóng vào ngày 24/11/2010.

- Đã phối hợp tham gia các hội chợ, hội thảo về du lịch trong và ngoài tỉnh như Hội thảo đầu tư hạ tầng du lịch đồng bằng sông Cửu Long; tham dự lớp tập huấn kiến thức hội nhập quốc tế và xúc tiến du lịch 2011 do Tổng cục Du lịch tổ chức tại Hà Nội; hội chợ lữ hành quốc tế (I.T.E), … thông qua các sự kiện này cũng đã giới thiệu được hoạt động du lịch của địa phương và định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới nhằm kêu gọi đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh nhà.

- Đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao như: cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, các sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội thông qua việc đang tiếp tục đầu tư nâng cấp, tôn tạo các công trình di tích văn hóa lịch sử.

- Trong giai đoạn 2006-2010 đã đầu tư nâng cấp các điểm du lịch, khu du lịch cũ, đồng thời đầu tư mới 2 khu du lịch, nâng cấp 2 tuyến du lịch ước tính tổng đầu tư trong giai đoạn này khoảng 200 tỷ đồng.

2.2.1.6. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch‌

Nhìn chung công tác quản lý hoạt động du lịch được tổ chức khá chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL chịu sự chi phối chung từ Hiệp hội du lịch ĐBSCL. Riêng ở tỉnh Vĩnh Long có cơ quan quản lý ngành đó là sở văn hóa thể thao và Du lịch, trong đó có phòng quản lý nghiệp vụ du lịch chịu trách nhiệm quản lý chung, đồng thời xây dựng các mục tiêu, đề ra các chương trình phát triển hướng các điểm du lịch, khu du lịch.


2.2.2. Thực trạng hoạt động du lịch theo lãnh thổ‌

2.2.2.1. Một số điểm du lịch‌

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay có khá nhiều các điểm du lịch sinh thái, du lịch homestay nổi tiếng như: Điểm du lịch nhà ông Tám Hổ, điểm du lịch nhà ông Mười Đầy, nhà ông Sáu Giáo, điểm du lịch nhà ông Ba Lình, Năm Thành, Mười Hưởng, điểm du lịch Mai Quốc Nam 1 và 2, điểm du lịch Ba Hùng… và rất nhiều điểm du lịch văn hóa, lịch sử như: Đình Long Thanh, Đình Tân Hòa, Đình Long Hồ, Chùa Tiên Châu, chùa Phước Hậu, Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang, chùa Long Khánh, chùa Tòa Sen, Văn Thánh Miếu, Khu tưởng niệm cố chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang, di chỉ khảo cổ Thành mới, Lăng ông Thống Chế Điều Bát, công thần miếu, Di tích cây đa Cửa Hửu…

* Điểm du lịch vườn ông Tám Hổ

Tọa lạc tại xã Hòa Ninh-huyện Long Hồ. Vườn rộng 2,2ha, được chia thành hai khu vực chính là khu vực vườn cây giống nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu về sản xuất và khu vực vườn cây ăn trái.

Nét hấp dẫn ở đây là du khách đến với vườn du lịch có thể tự tay hái những trái ngon, ngồi trong vườn cây đang trĩu trái. Những cây mít ôm trên mình những trái to. Những cây bưởi cũng đang đầy trái. Mùa nào trái đó, trong vườn còn có sabôchê, các giống nhãn, cam, quít, ổi... cho khách thích thì hái ăn, hoặc có khi chỉ để ngắm nhìn. Bên cạnh còn các dịch vụ tát ao bắt cá và du khách có thể chế biến ngay tại chổ.

Để cho du khách thực sự sống cùng thiên nhiên, ông Tám Hổ dựng lên ở góc vườn một khu nhà nghỉ đơn giản bằng tre. Những căn nhà đơn sơ nhìn ra khu vườn, giá thuê chỉ 50.000đ/ngày. Ở trong đó dẫu chỉ một ngày cũng khiến cho lòng thư thái, tạm quên đi bao nhiêu lo toan của cuộc sống bên ngoài.

Hiện nay điểm du lịch này không những thu hút du khách nội địa đến với vườn trái cây, các món ăn tươi ngon mà còn thu hút đông đảo khách quốc tế đến tham quan du lịch theo hình thức homestay. Nhìn chung vườn được ông Tám khai thác tốt cho các hoạt động du lịch. Tuy nhiên hạn chế của nhà vườn là chưa có khu vui chơi giải


trí để phục vụ du khách nhằm tăng doanh thu cho vườn. Trong tườn lai vườn sẽ được đầu tư phát triển hơn (theo lời anh út con ông Tám).

* Điểm du lịch nhà ông Mười Đầy

Đây là điểm vườn du lịch khá lý tưởng tọa lạc ngay cạnh rạch Ninh Hòa, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ. Với đặc trưng là dáng vẻ các nhà sàn bằng gỗ đây là nét đặc trưng của nhà sàn Nam Bộ, các món ăn vùng dân dã, các vườn cây ăn trái...hiện nay điểm du lịch này đón khách rất thường xuyên ngay cả vào mùa vắng khách. Tuy nhiên, điểm du lịch này nằm sâu trong cù lao nên khi vào phải đi tàu khoảng 30 phút vì đường đi bộ rất khó tìm nên điểm du lịch này đón khách chủ yếu là do liên kết với các công ty du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa khách xuống. Điều hạn chế ở điểm du lịch này là thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm để thu hút du khách.

* Điểm du lịch nhà ông Sáu Giáo

Vườn cảnh bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ. Nét hấp dẫn ở đay là hàng trăm các loại cây cảnh: mai vàng, mai chiếu thủy, lài... xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon. Nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hòa, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sa-pô-chê, vườn chôm chôm.

Vườn ông Sáu còn là một sở thú mini với trăn rắn rùa… mà các bạn có thể chụp hình thoải mái. Nếu có thới gian quý khách có thể thưởng thức một đêm miệt vườn. Bầu trời đầy sao. Nằm trên những chiếc "ghế bố" (kiểu như một cái đi-văng, có màn ni lông ngăn muỗi), bên tai là tiếng sóng ì oạp của dòng sông Tiền kề bên, lại lơ mơ vì chén rượu đào tiên bữa chiều. Văng vẳng tiếng hát Dạ cổ hoài lang thì thật tuyệt vời. Hiện nay điểm vườn nhà ông sáu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong các tuor du lịch thu hút rất đông đảo du khách kể cả trong mùa vắng khách. Xu hướng sẽ mở rộng phát triển trong tương lai.

* Điểm du lịch nhà ông Ba Lình

Tọa lạc tại ấp An Thạnh xã An Bình-huyện Long Hồ. Cái tên Ba Lình đã từ lâu xuất hiện trong nhiều sách hướng dẫn du lịch nhưng con người và khung cảnh nơi


đây nhìn chung không có gì thay đổi, vẫn là gia đình ba thế hệ, nhà được làm bằng gỗ và giàu truyền thống cách mạng. Bác ba Lình từng tham gia kháng chiến chống Mỹ nên nơi đây thường là điểm tập hợp ôn lại kỉ niệm thời kháng chiến của các cựu chiến binh.

Cũng giống như những điểm homestay khác vườn ông ba Lình có vườn cây ăn quả, vườn cây cảnh, ao cá, và có cả nhà nghỉ 6 phòng cho du khách nghỉ ngơi. Nếu du khách có nhu cầu ăn uống, chủ vườn sẵn sàng phục vụ với những món đơn giản như cá lóc nướng trui, chả giò chiên giòn, cháo gỏi gà cùng với các loại trái cây tráng ,miệng. Trung bình mỗi ngày đón hơn 50 khách trong đó có khoảng 40 khách nghỉ lại qua đêm. Hiện nay điểm du lịch này đang liên kết với các công ty du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Điểm du lịch Mai Quốc Nam

Tọa lạc tại Xã Hòa Ninh và Bình Hòa Phước huyện Long Hồ, nơi đây là điểm du lịch hoạt động mạnh với cơ sở hiện đại và dịch vụ tốt, điểm du lịch này nổi tiếng là hiếu khách và phục vụ chu đáo. Bên trong điểm du lịch du khách có thể vào chiêm ngưỡng ngôi nhà hơn 60 năm tuổi được xây dựng bằng gỗ quý. Các hoạt động khác cũng được chú trọng đầu tư như các khu trò chơi có thưởng, trò chơi dân gian, been cạnh là các vườn cây ăn quả, xen kẻ là các phòng nghỉ cho du khách ở lại qua đêm với 10 phòng. Lợi thế về vị trí giúp điểm du lịch này thu hút mạnh du khách kể cả những lúc không phải mùa cao điểm. Nơi đây được xem là nơi lý tưởng nhất cho du khách.

Hiện điểm đu lịch này đã mở rộng ra 2 điểm du lịch Mai quốc nam 1 và 2 và đang tăng cường liên kết các công ty du lịch đưa điểm du lịch vào các tuor du lịch nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch, đồng thời cũng đang đầu tư thêm cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho điểm du lịch phát triển mạnh trong tương lai.

* Văn Thánh Miếu

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long tọa lạc tại phường 4, TP Vĩnh Long. Đó là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam bộ: Văn Thánh Miếu ở


Biên Hòa, Gia Định và Vĩnh Long. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long xây dựng vào năm 1862.

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long mang đậm nét văn hóa cộng đồng của người xưa, là nơi lưu giữ những truyền thuyết về các quan đại thần thời phong kiến vùng đất Long Hồ xưa kia, đặc biệt trong khuôn viên Văn thánh miếu có miếu thờ cụ Phan Thanh Giản, thờ Văn Xương đế quân đây là điểm thu hút du khách đến tham quan cũng như thấp nén nhang cầu nguyện đối với các nhân vật có công giữ nước và vị quân chủ quản việc học hành. Với những giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ được, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 0557/QĐ ngày 25 tháng 3 năm 1991 công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.

Ngày nay,Văn Thánh Miếu không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử tỉnh Vĩnh Long mà còn được trùng tu phục vụ cho công tác du lịch, giới thiệu thế hệ sau và với tất cả du khách truyền thống dân tộc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Long. Trong tương lai Văn Thánh Miếu sẽ tiếp tục là điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thăm viếng.

* Khu tưởng niệm cố Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng tọa lạc tại ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Khu tưởng niệm được tỉnh Vĩnh Long xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2004, với tổng vốn đầu tư 18 tỷ đồng, rộng 3,2 ha, bao gồm nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, Khu tưởng niệm còn có 3 hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: Phòng biệt giam khi đồng chí bị địch bắt đưa đi tù đày tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của đồng chí tại Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam và Căn phòng làm việc của đồng chí tại số 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội.

Năm 2011 tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư thêm 13 tỷ đồng để cải tạo, sửa chữa các hạng mục cổng chính, cổng phụ, đền thờ, nhà lễ tân, trồng cỏ, bồn hoa... Các công trình xây dựng đường vào nhà thờ thân sinh cố Chủ tịch, xây dựng kè bảo vệ bờ sông Ông Me và nhà thờ thân sinh của cố Chủ tịch cũng đã hoàn tất để tạo cảnh


quan khang trang, sạch đẹp, nhằm tạo thuận lợi cho du khách đi lại, thăm viếng trong quần thể khu tưởng niệm cố Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Hiện nay khu du lịch luôn mở cửa và thu hút đông đảo du khách viếng thăm.

* Khu di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang

Khu di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang tọa lạc tại Ấp 4, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 5 ha gồm các hạng mục chính: Bãi lửa, cầu chông, chốt bảo vệ, nhà thường trực, hội trường, hệ thống hầm trú ẩn, nhà thông tin, công sự chiến đấu, hệ thống hầm bí mật, hố bom, bãi đỗ xe, nhà lễ tân, nhà truyền thống, đường dẫn vào khu di tích, nhà dịch vụ… Hiện nay đây là nơi được nhiều cơ quan trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu. Đây còn là dịp để các tổ chức đoàn, đội, làm nơi sinh hoạt truyền thống, hành quân dã ngoại về nguồn, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu về thiên nhiên kỳ thú.

Đi trong khu rừng mát dịu, nghe tiếng chim kêu gợi nhớ một thời khai hoang mở đất. Băng qua những chiếc cầu bắt qua khe, qua rạch, đặt chân trên những lối mòn còn in đậm dấu chân của những người chiến sỹ năm nào. Tận mắt thấy những hố bom, hầm trú ẩn mới thấm thía những mất mát đau thương, sự chịu đựng kiên cường của những người cộng sản chân quê đã làm nên đại thắng hôm nay. Đến với Cái Ngang dù chỉ một lần, bạn sẽ cảm nhận được những điều thiêng liêng bí ẩn rất lạ lùng mà không phải nơi nào cũng có được.

* Chùa Tiên Châu

Chùa Tiên Châu ở cù lao An Bình trên sông Tiền thuộc làng Bình Lương và An Thành nay là ấp Bình Lương, xã An Bình huyện Long Hồ, cách thành phố Vĩnh Long sông Cổ Chiên. Tên chính thức của chùa Tiên Châu là Di Đà Tự (Tiên Châu Di Đà Tự) vì chùa này thờ phật Di Đà, giáo chủ cõi Tây Phương cực lạc. Theo truyền thuyết, hai làng Bình Lương và An Thành mặc dù cách nơi đô hội không xa nhưng không khí tĩnh mịch, cây cối tốt tươi. Tại nơi đây có xóm chài lưới, cửa nhà thưa thớt. Những đêm trăng thanh gió mát, thỉnh thoảng có tiên nữ xuống trần tắm gội và đùa giỡn. Do đó, bãi sông này được đặt tên là Bãi Tiên (Tiên Châu) hay bãi Bích Trân.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí