Tốc Độ Tăng Trưởng Khách Nội Địa Ở Đbscl So Với Cả Nước Và Các Vùng Khác Năm 2010


Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng khách nội địa ở ĐBSCL so với cả nước và các vùng khác năm 2010

Khu vực

Tốc độ tăng trưởng khách nội địa

Cả nước

17%

Đồng bằng sông Hồng

16,17%

Tây nguyên

20,86%

Đồng bằng sông cửu long

11,21%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Nguồn: Hiệp hội du lịch ĐBSCL

Tốc độ tăng trưởng của số lượng khách nội địa đến đây thấp hơn so với các khu vực kinh tế quan trọng khác của cả nước, 11,21%/năm (tăng trưởng lượng khách nội địa đến vùng ĐBSH đạt 16,17%/năm, Miền Trung - Tây Nguyên là 20,86%/năm và của cả nước cũng đạt xấp xỉ 17%/năm).

Năm 2008 ĐBSCL đón trên 8 triệu lượt khách nội địa, bằng 13% của cả nước. Tuy nhiên khoảng 1/2 lượng khách nội địa tập trung vào dịp lễ hội vía bà chúa Xứ, An Giang, tuy nhiên 95% thị trường này không sử dụng dịch vụ lưu trú.

Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch ở một số tỉnh ĐBSCL


Tỉnh

Long An

Cà Mau

Bạc Liêu

Đồng Tháp

Vĩnh Long

Tốc độ tăng trưởng(%)

54,05

27,10

24,31

20,03

17,67

Nguồn: Hiệp hội du lịch ĐBSCL

Thị trường nội địa lớn nhất của ĐBSCL là TP Hồ Chí Minh (50%), sau đó là các tỉnh Nam Bộ khác (27%), các địa phương càng xa càng chiếm tỷ trọng nhỏ.

Tình hình thu nhập từ hoạt động du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long được tăng lên rõ rệt. Năm 2000 tổng các nguồn thu từ hoạt động mới đạt được 373,42 tỷ đồng, đến năm 2005 tăng lên hơn 1.050 tỷ đồng và đến cuối năm 2008 con số này đạt mức tăng mãnh mẽ gần 2 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch thời kỳ 2000 - 2008 đạt 23,16%. Các địa phương đạt chỉ số thu nhập cao nhất là Cần Thơ và Kiên Giang.

Trong cơ cấu doanh thu du lịch của toàn vùng năm 2008, doanh thu từ các dịch vụ lưu trú chiếm tới 26,64% trong tổng doanh thu, từ dịch vụ ăn uống chiếm khoảng


38%... Điều đó chứng tỏ rằng du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa phát huy được hết những tiềm năng du lịch sẵn có của vùng để kéo dài thời gian lưu trú của khách, đa dạng hóa sản phẩm kích thích sức mua.

Trong giai đoạn 2000 - 2008, hệ thống cơ sở lưu của trú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2000 - 2006 về hệ thống cơ sở lưu trú là 16,2%/năm. Đặc biệt là từ sau năm 2004 trở lại đây, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của vùng tăng nhanh về số lượng. Đến 2008, toàn vùng có 809 cơ sở lưu trú với tổng số 16.384 buồn, tập trung nhiểu nhất ở Kiên Giang (25%) và Cần Thơ (20%). Công suất sử dụng trung bình không cao, khoảng 57%.

Sự phân bố các cơ sở lưu trú của khu du lịch đồng bằng sông Cửu Long là không đồng đều. Hầu hết các khách sạn đều tập trung ở một số địa phương như: thành phố Cần Thơ (156 cơ sở), Kiên Giang (195 cơ sở), An Giang (77 cơ sở), Tiền Giang (75 cơ sở)... Tại các địa phương, sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú cũng tập chung ở một số khu vực như Phú Quốc của Kiên Giang, quận Ninh Kiều Cần Thơ, và chủ yếu tập trung tại các đô thị.

Trong khu du lịch đồng bằng sông Cửu Long đã có 19 cơ sở lưu trú được Tổng cục Du lịch xếp hạng 3 và 4 sao với 1.248 buồng (chiếm 1,6% số CSLT, 4,9% số phòng so với trong khu vực) trong đó có 4 khách sạn 4 sao nằm ở Cần Thơ; An Giang 1 khách sạn 4 sao, Kiên Giang 1 khách sạn với 90 buồng.

Nhìn chung các khách sạn ở đây chủ yếu có quy mô nhỏ (trung bình 20 phòng/khách sạn, với khách sạn được xếp hạng từ 3 sao trở lên cũng chỉ có 58 phòng/khách sạn). Số lượng các cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng trong vùng vẫn còn lớn, tới 656 cơ sở với 11.334 buồng chiếm tỷ trọng 81% tổng số cơ sở lưu trú và 69,1% tổng số buồng có thể đưa vào phục vụ khách du lịch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2008 số lao động trực tiếp trong ngành du lịch tại ĐBSCL là 17.397 người. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2008 là 14,32%/năm. Tuy vậy, so với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Đông Nam Bộ khác thì tốc độ


tăng trưởng về nguồn nhân lực trong ngành du lịch của khu vực này còn quá thấp. Lao động du lịch đông nhất là ở Bến Tre (20%) sau đó là Cần Thơ, Kiên Giang (cùng khoảng 13%).

Một nửa số lao động du lịch chưa qua đào tạo, nửa còn lại chỉ học qua các lớp ngắn hạn. Thực trạng về cơ cấu và trình độ đào tạo của nguồn lao động du lịch là đáng lo ngại. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 12% (nhiều chuyên ngành khác ngoài du lịch) trong tổng số lao động tại các tỉnh như An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang… còn một số tỉnh như Bến Tre, Hậu Giang, Đồng Tháp…, chỉ có khoảng 7 - 10% trong tổng số lao động là đã qua đào tạo đại học.

Hiện nay cả vùng mới chỉ có 1 trường nghiệp vụ du lịch, các cơ sở khác chỉ có các khóa đào tạo du lịch ngắn hạn.

Du lịch sinh thái là một thế mạnh của ĐBSCL, tuy nhiên thời gian qua hoạt động du lịch sinh thái đúng nghĩa gần như chưa phát triển. Du lịch tham quan các sân chim là 1 loại hình rất có tiềm năng, tuy nhiên do nhiều hạn chế, đặc biệt thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên cũng không thu hút được nhiều khách du lịch.

Hoạt động du lịch phát triển mạnh nhất hiện nay của vùng là tham quan miệt vườn, sông nước. Tuy nhiên hoạt động này được phát triển tràn lan và gần như tương đồng giữa các địa phương, các khu vực trong vùng. Du lịch nghỉ tại nhà dân phát triển mạnh ở Tiền Giang, Vĩnh Long, nhưng ở Vĩnh Long trải nghiệm của du khách được đánh giá là có chất lượng hơn.

Du lịch tham quan đất Mũi, điểm cực Nam của Tổ quốc là một hoạt động hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch tới Cà Mau.

Du lịch làng nghề hiện không phát triển mạnh, do các điểm du lịch đại trà thường tổ chức các hoạt động mô phỏng sản xuất của làng nghề, nên du khách không tới làng nghề nhiều, chính vì vậy hình ảnh làng nghề ĐBSCL cũng không được thể hiện chân thực.


Du lịch lễ hội là một loại hình phát triển rất mạnh ở ĐBSCL, điển hình là lễ hội bà chúa Xứ ở An Giang, hàng năm thu hút trên 4 triệu lượt khách. Lễ hội trái cây Bến Tre mặc dù mới được phát động, cũng thu hút nhiều khách du lịch.

Tiềm năng du lịch biển đảo có giá trị nhất của vùng là tại trục Phú Quốc - Hà Tiên. Phú Quốc đã thực sự trở thành điểm du lịch biển đảo cao cấp, hấp dẫn với cả thị trường trong và ngoài nước. Trong thực tế những năm qua, du lịch ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của vùng.


Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2010‌

2.1. Tiềm năng du lịch Vĩnh Long‌

2.1.1. Vị trí địa lý‌

Tỉnh Vĩnh Long có tọa độ địa lý như sau:

+ Điểm cực Nam có tọa độ 9o 52' 45" vĩ Bắc, thuộc xã Lục Sĩ Thành - Trà Ôn.

+ Điểm cực Bắc có tọa độ 10o 19' 50" vĩ Bắc thuộc xã Đồng Phú - Long Hồ.

+ Điểm cực Tây có tọa độ 104o41'25" kinh Đông thuộc xã Tân An Thạnh huyện Bình Tân.

+ Điểm cực Đông có tọa độ 106o 17' 00" kinh Đông thuộc xã Thanh Bình - Vũng

Liêm.

Về ranh giới, Vĩnh Long có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp.

Với vị trí như trên, Vĩnh Long hoàn toàn nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần về xích đạo nên có khí hậu nóng ẩm, mang tính chất của miền khí hậu nhiệt đới điển hình. Nằm gần trung tâm của vùng Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nên hàng năm nhận được một lượng phù sa bồi đắp đáng kể từ các dòng sông trong nội địa và dòng biển chảy ven bờ. Nhờ đó, đất đai ở đây khá màu mỡ, lượng nước ngọt lại khá dồi dào, nhất là vào mùa mưa nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.Nằm gần các trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả nước (cách TP.Hồ Chí Minh 135km), liền kề với TP.Cần Thơ, có cơ hội được hưởng sức lan tỏa của các trung tâm trên, bên cạnh đó với những nổ lực của địa phương và sự đầu tư tích cực từ Trung ương, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của tỉnh đang từng bước định hình và phát triển. Nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam Bộ mà đầu mối là Thành Phố Hồ Chí Minh, là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch, đồng thời cũng đặt ra một thách thức lớn đó là việc cạnh tranh phát triển du lịch.

44



2 1 2 Tài nguyên du lịch 2 1 2 1 Tài nguyên du lịch tự nhiên a Địa 1


2.1.2. Tài nguyên du lịch‌

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên‌

a. Địa hình

Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, kiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ.

Ven sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông thuỷ bộ. Phát triển các ngành kinh tế đa dạng trong đó có du lịch sinh thái, du lịch vườn cây ăn trái, du lịch homestay…bên cạnh còn khai thác phát triển du lịch mùa nước nổi ở những vùng trũng.

b. Khí hậu

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C đến 270C, nhiệt độ cao nhất 36,90C, nhiệt độ thấp nhất 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,30c. Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).

Với nhiệt độ và lượng mưa như trên thì Vĩnh Long khá thích nghi với các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người.

Điều kiện dồi dào về nhiệt và lượng mưa là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp vườn cây ăn trái qua đó cũng tạo điều kiện cho phát triển du lịch.


c. Tài nguyên nước

Với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của Tỉnh Vĩnh Long được phân bổ đều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thống kênh rạch và cũng là hệ thống sông có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các tuyến du lịch là:

+ Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800-2500m, sâu từ 20-40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000-19.000m³/s.

+ Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông Cổ Chiên, chạy dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500-3000m, sâu từ 15-30m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000-32.000m³/s.

+ Sông Măng Thít : gồm một phần kênh thiên nhiên, một phần kênh đào nối từ sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47km, có bề rộng trung bình từ 110-150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sông như sau: Phía sông Cổ Chiên: 1500-1600m³/s; Phía sông Hậu: 525-650m³/s.

Chất lượng nước tại 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thuỷ văn điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của thuỷ triều, nước hoàn toàn dùng cho sinh hoạt được khi đã qua công trình xử lý nước, như vậy với tất cả các đô thị, khu dân cư có 3 con sông này chảy qua đều có thể lấy nước mặt (xử lý đạt tiêu chuẩn) để phục vụ cho nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, du lịch, đây là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được.

d. Tài nguyên sinh vật

- Thành phần thực vật phong phú đa dạng, theo ghi nhận có hơn 343 loài thực vật thuộc 88 họ, nhiều loại xuất hiện nhất như họ: palmace, poaceae, Euphorbiaceae, Fabaceae, Malvaceae. Trong đó có 251 loại cây trồng, cây rau, cây hoa kiểng điển hình là: Nhãn, Chôm chôm, Bưởi, Cam, Chanh, Sầu riêng, Măng cụt, chuối, Xoài…và 92 loài cây hoang dại điển hình như: Bần, Dừa nước, mái dầm, bụp tra, cỏ mực, cóc kèn, rau trai,… Ngày nay với mô hình vườn kết hợp với nuôi trồng thủy hải sản không những đem lại hiệu quả kinh tế khá cao từ nuôi trồng mà còn tạo cảnh quan cho du lịch miền sông nước.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí