1.1.2. Chức năng của du lịch
1.1.2.1. Chức năng xã hội.
Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981).
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
1.1.2.2. Chức năng kinh tế.
Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
1.1.2.3. Chức năng sinh thái.
Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con người.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - 1
- Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - 2
- Phương Pháp Khai Thác Phần Mềm Của Hệ Thống Thông Tin Đại Lý
- Chỉ Tiêu Khí Hậu Sinh Học Đối Với Con Người
- Khái Quát Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Của Việt Nam
- Tốc Độ Tăng Trưởng Khách Nội Địa Ở Đbscl So Với Cả Nước Và Các Vùng Khác Năm 2010
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí.
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi với nhau.
1.1.2.4. Chức năng chính trị.
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983)… kêu gọi hàng triệu người quí trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.1.3.Các đặc trưng cơ bản của ngành du lịch
- Tính đa ngành: Thể hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho các ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch.
- Tính đa phần: Biểu hiện tính đa dạng trong thành phần của khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng nhân dân trong môi trường du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia cá hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu: Là những vấn đề đa dạng về lợi ích trong sự phát triển như: vấn đề bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống
của du khách và những người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế-xã hội và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua sự phát triển của mạng lưới du lịch, từ sự phát triển của các điểm du lịch, các quần thể điểm du lịch, các tuyến du lịch trong khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
- Tính mùa vụ: Là các chuỗi thời gian diễn ra các hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch biển, du lịch kèm theo các hoạt động thể thao hoặc các loại hình du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí...các hoạt động du lịch này thường diễn ra theo phân khúc thời gian.
- Tính chi phí: Biểu hiện ở chổ du khách sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí nhất định cho chuyến đi du lịch, hưởng thụ các sản phẩm du lịch cùng các dịch vụ kèm theo. Chi phí cao hay thấp còn tùy thuộc vào mức độ hài lòng của du khách đối với các loại hình du lịch, đặc trưng của sản phẩm du lịch mà họ tham gia vào hoạt động du lịch.
1.1.4. Các loại hình du lịch
1.1.4.1. Phân loại theo mục đích chuyến đi
- Du lịch thuần túy
+ Du lịch tham quan là một dạng hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt. Loại hình du lịch này thoả mãn lòng ham hiểu biết và ham thích nâng cao văn hoá thông qua các chuyến đi du lịch đến những nơi lạ để tìm hiểu các di sản văn hoá, di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội độc đáo, các làng nghề thủ công truyền thống, các bản làng của người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán và tìm hiểu những thành quả kinh tế, chế độ xã hội, chất lượng cuộc sống của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và có thể là một phong cảnh thiên nhiên kỳ thú… Ưu thế của loại hình du lịch này là đại bộ phận không chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ. Điều này giúp cho sự cân bằng trong việc phát triển du lịch.
+ Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí để thoải mái tinh thần sau những thời gian lao động căng thẳng. Đời
sống xã hội càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người ngày càng tăng.
+ Du lịch thể thao là loại hình nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao của mọi người. Khách du lịch có thể tự mình chọn chơi một môn thể thao nào đó để giải trí.
+ Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những mục đích mới lạ về thế giới xung quanh. Tùy thuộc vào mức độ và yêu cầu có thể chia thành hai loại là du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm.
+ Du lịch nghỉ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục sức khỏe của con người sau những ngày lao động vất vả. Địa điểm yêu thích đối với du khách tham gia hoạt động nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu mát mẻ trong lành, phong cảnh đẹp.
- Du lịch kết hợp
+ Du lịch tôn giáo là một hình thức du lịch tâm linh. Khách đến hành hương, chiêm ngưỡng, cúng bái trong sự tôn kính nghiêm trang, gìn giữ bản sắc tự nhiên cùng với tín ngưỡng của dân bản xứ.
+ Du lịch học tập, nghiên cứu là loại hình du lịch ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong những hình thức biểu hiện của loại hình này là sinh viên của các ngành như địa lý, lịch sử, du lịch, văn hóa, môi trường…được tổ chức đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế.
+ Du lịch thể thao kết hợp khác với du lịch thể thao thuần túy ở chỗ chuyến đi của các vận động viên có mục đích chính là tập luyện, tham dự các hoạt động thể thao. Vì vậy hoạt động thể thao của vận động viên, huấn luyện viên được coi như một nghề chuyên nghiệp, giống như nhiều nghề khác của xã hội. Ngoài thời gian tập luyện thi đấu, họ có thể tìm hiểu các giá trị tự nhiên, văn hóa xã hội ở nơi đến. Vì thế có thể xem chuyến đi của họ là chuyến đi du lịch thể thao kết hợp.
+ Du lịch công vụ bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo, hoặc tham gia các cuộc họp, đàm phán, kinh doanh…Bên cạnh mục đích chính của chuyến đi là đi thực hiện các công việc, họ có thể tranh thủ nghỉ dưỡng, tham quan, ngắm
cảnh trong thời gian rảnh rỗi. Ở loại hình du lịch này, khách thường là những đối tượng có khả năng chi trả cao.
+ Du lịch chữa bệnh với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho khách du lịch. Địa điểm đến thường là những khu an dưỡng, chữa bệnh, khu vực có nguồn nước khoáng, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
+ Du lịch thăm thân nhân là loại hình du lịch kết hợp trong chuyến đi với mục đích thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè,.. Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng với các nước có nhiều kiều bào sống xa Tổ quốc. [47]
1.1.4.2. Phân loại theo tài nguyên du lịch
- Du lịch văn hóa “ là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. [49]
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội với sự tham gia của cộng đồng, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa – lịch sử, bảo tàng, lễ hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao,…
- Du lịch sinh thái “ là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. [49]
Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch sinh thái thường là những khu vực có hệ sinh thái còn tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hóa,…Loại hình này hiện đang thu hút sự chú ý của hầu hết các du khách yêu chuộng thiên nhiên và văn hóa trên toàn thế giới.
1.1.4.3. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
- Du lịch nội địa là tất cả các hoạt động phục vụ cho nhu cầu của du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi đất nước mình, chi phí bằng tiền nội tệ. Loại hình du lịch này phát triển ở các nước đang phát triển và kém phát triển.
- Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện có sự giao tiếp với người nước ngoài. Trong quá trình thực hiện loại hình này sẽ nảy sinh sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.[45]
1.1.4.4. Phân loại theo vị trí địa lý
- Du lịch nghỉ biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho các hoạt động tắm biển, thể thao biển,…Loại hình này có tính mùa vụ rõ rệt nên thường được tổ chức vào mùa nóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 200C.
- Du lịch núi là loại hình du lịch gắn liền với các khu vực có địa hình cao, hoạt động du lịch ở đây thuận lợi để nghỉ mát vào mùa hè ở các nước nhiệt đới và nghỉ đông ở các nước xứ lạnh với nhiều hoạt động thể thao mùa đông.
- Du lịch đô thị mà điểm đến là các thành phố lớn, trung tâm hành chính nổi tiếng với những kiến trúc lớn, khu thương mại, đầu mối giao thông, công viên giải trí...
- Du lịch đồng quê thường diễn ra ở những nơi có không khí trong lành, yên tĩnh, thanh bình và không gian thoáng mát. Vì vậy, khu vực này thường có sức hút đối với người dân đô thị, nhất là các đô thị lớn.
1.1.4.5. Phân loại theo thời gian cuộc hành trình
- Du lịch ngắn ngày là loại hình du lịch thường kéo dài dưới một tuần, tập trung vào những ngày cuối tuần, loại hình này thích hợp với đối tượng du khách có ít thời gian.
- Du lịch dài ngày là loại hình du lịch thường gắn với các kỳ nghỉ kéo dài từ vài tuần đến một năm ở các địa điểm cách xa nơi ở của khách, kể cả trong nước và ngoài nước.
1.1.4.6. Phân loại theo việc sử dụng phương tiện giao thông
- Du lịch xe đạp là loại hình sử dụng phương tiện chính là xe đạp, phát triển ở những khu vực có địa hình bằng phẳng, con người thân thiện với môi trường. Du lịch xe đạp là loại hình phổ biến ở các nước phát triển, du khách có thể dễ dàng thâm nhập vào đời sống cư dân bản địa. Bằng phương tiện này du khách có thể đi đến những khu vực đường sá chưa phát triển.
- Du lịch ô tô là loại hình du lịch phổ biến và chiếm ưu thế so với các phương tiện khác, giá rẻ, dễ tiếp cận với các điểm du lịch
- Du lịch máy bay là loại hình du lịch hiện đại, có thể đáp ứng nhu cầu du khách đến các vùng xa xôi. Tuy có nhược điểm là giá thành cao nhưng loại hình này vẫn không ngừng phát triển trong những năm gần đây.
- Du lịch tàu hỏa là loại chình du lịch phổ biến của nhiều du khách với ưu điểm là giá thành rẻ, có thể tranh thủ ngắm cảnh bên đường, tiết kiệm thời gian vì có thể thực hiện hành trình vào ban đêm, tuy nhiên không chủ động và phải kết hợp với các phương tiện vận chuyển khác.
- Du lịch tàu thủy là loại hình chủ yếu phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ưu điểm của loại hình này là du khách có thể sống thoải mái dài ngày trên tàu, nhược điểm là giá thành cao và không thích hợp với người có vấn đề sức khỏe.
1.1.4.7. Phân loại theo hình thức tổ chức
- Du lịch có tổ chức theo đoàn là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ trước, mỗi thành viên trong đoàn biết được kế hoạch đi du lịch của mình.
- Du lịch cá nhân là hoạt động du lịch do cá nhân tự quyết định chuyến đi, kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống. Đây là loại hình ngày càng phát triển và dần chiếm ưu thế trong hoạt động du lịch
- Du lịch gia đình là loại hình du lịch do các gia đình tự tổ chức hoặc thông qua các công ty cung ứng dịch vụ trong thời gian sao cho phù hợp với công việc và thu nhập của mình.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
1.1.5.1. Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể được khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của con người.
Theo khoản 1 (Điều 13, chương 2) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.[49]
Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tồn tại độc lập mà luôn tồn tại phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối quan hệ qua lại tương hổ chặt chẽ theo những quy luật tự nhiên, những quy luật luôn vận động và biến đổi không ngừng.
Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện văn hóa, kinh tế-xã hội và cũng phân bố gần các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Sự phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên chỉ mang tính tương đối.
- Các thành phần của tự nhiên: Theo các căn cứ và sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch thì có một số thành phần tự nhiên hấp dẫn du khách đã, đang hoặc có thể được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như: địa chất, đại mạo, khí hậu, thủy văn và sinh vật.
Địa chất-địa hình-địa mạo: Có quá trình kiến tạo địa chất lâu dài đã tạo nên địa hình trên bề mặt trái đất. Khi nói đến những đặc điểm giá trị địa chất với tư cách là tài nguyên du lịch thực chất là đề cập tới lịch sử phát triển địa chất, các quá trình địa chất, các vận động địa chất qua các thời kì lịch sử phát triển của trái đất, các hoạt động địa chấn, sự hình thành cấu tạo, sự phân bố của các lớp đất đá, của các loại tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất.
Đối với hoạt động du lịch, tài nguyên địa chất tại các điểm du lịch dựa vào tự nhiên cần nghiên cứu tìm tòi và khai thác là: lịch sử phát triển địa chất, các quá