Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 23


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Với nhiều tiềm năng và lợi thế PTDL, Tây Ninh luôn xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong những năm qua ngành du lịch trên địa bàn đã góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua tập trung chủ yếu vào khai thác nguồn TNDL sẵn có trên địa bàn, tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn, thách thức. Sản phẩm du lịch đơn điệu, thiếu các điểm vui chơi giải trí đi kèm, CSHT - VCKT yếu kém, khả năng cạnh tranh chưa cao… là những trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Để phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được nhằm thúc đẩy sự PTDL trên địa bàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành du lịch cần chú trọng việc phát triển gắn với đáp ứng yêu cầu của hội nhập, cần thực hiện theo hướng kết hợp đồng bộ các giải pháp: phát triển thị trường, sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng CSHT - VCKT du lịch; giải pháp về cơ chế chính sách PTDL; liên kết và hợp tác trong PTDL; thu hút đầu tư nước ngoài; giải pháp quản lý nhà nước về du lịch; bảo tồn, tôn tạo các điểm tham quan du lịch; tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương; ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và PTBV…


KẾT LUẬN‌

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về xã hội, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên. Ở Việt Nam, du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, được định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua và PTDL được xem như một hướng ưu tiên trong phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Tây Ninh là một trong những địa phương có nhiều thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Tỉnh có vị trí thuận lợi, chỉ cách TPHCM chưa đầy 100km dọc theo quốc lộ 22. Trên trục đường Xuyên Á, Tây Ninh có vị trí quan trọng như điểm cầu nối giữa hai trung tâm du lịch TPHCM và thủ đô Phnôm Pênh. Bên cạnh sự thuận lợi của vị trí địa lí, Tây Ninh còn có TNDL khá phong phú với những điểm đến có giá trị lớn về tự nhiên và nhân văn như núi Bà Đen; Tòa Thánh Cao Đài; di tích đặc biệt Căn cứ Trung ương cục miền Nam… tất cả làm nên lợi thế về du lịch mà không phải địa phương nào tại Việt Nam cũng có được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, các thành quả đã đạt được của du lịch Tây Ninh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng do những yếu tố khách quan cũng như chủ quan mang lại. Sản phẩm du lịch đơn điệu, số lượng tài nguyên được đưa vào khai thác còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, chủ yếu tập trung khai thác ở khu du lịch núi Bà Đen và phụ cận, những điểm khác chưa được đầu tư khai thác tương xứng dẫn đến lãng phí tài nguyên, hiệu quả PTDL không cao.

Trong bối cảnh nước ta đang từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng đã có nhiều chuyển biến, đời sống nhân dân được nâng cao sẽ tạo ra tiềm năng và nhu cầu mới đối với ngành du lịch, do vậy việc khai thác và PTDL của tỉnh đòi hỏi mang tính chiến lược và hiệu quả hơn. Hoạt động du lịch ở Tây Ninh cần nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương nhằm góp phần thúc đẩy sự PTDL trên địa bàn.

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 23

Để đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch trên địa bàn Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần phát huy những thành tựu đã đạt được, gắn phát triển với


việc đáp ứng yêu cầu của hội nhập, đồng thời khắc phục những tồn tại yếu kém trong quá trình PTDL trong thời gian qua, gắn hoạt động khai thác TNDL với công tác bảo tồn, tôn tạo, hướng tới mục tiêu PTBV.

Để hướng tới mục tiêu PTDL đáp ứng được yêu cầu hội nhập, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có các giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch; giải pháp về cơ chế chính sách PTDL; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; liên kết và hợp tác trong PTDL, ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và PTBV…

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Trọng Hiếu (2013), “Du lịch Tây Ninh - Hiện trạng và triển vọng phát triển”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, tr.185 - 189.

2. Nguyễn Trọng Hiếu (2014), “Phát triển du lịch về nguồn - Thế mạnh của du lịch tỉnh Tây Ninh”,Tạp chí Khoa học - Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số 55(89), tháng 2 - 2014, tr.128 - 137.

3. Nguyễn Trọng Hiếu (2014), “Phát triển các loại hình du lịch của tỉnh Tây Ninh hướng đến hội nhập”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 8 (quyển số 2), Trường Đại học Sư phạm TPHCM ngày 1,2 - 11 - 2014, tr.543 - 551.

4. Nguyễn Trọng Hiếu (2015), “Phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch về nguồn ở vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh”, Tạp chí Khoa học - Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sư Phạm TPHCM, số 66, tháng 01/2015, tr.19 - 27.

5. Nguyễn Trọng Hiếu (2015), “Làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh”, Tạp chí khoa học, Đại học Đồng Tháp, số 14, tháng 8 - 2015, tr.43-52.

6. Nguyễn Trọng Hiếu (2016), “Tài nguyên du lịch sinh thái ở hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế - Các loại hình du lịch hiện đại, TPHCM, tr.155 - 159.

7. Nguyễn Trọng Hiếu (2016), “Loại hình du lịch Caravan - hướng mới trong phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế - Các loại hình du lịch hiện đại, TPHCM, tr.608 - 613.

8. Nguyễn Trọng Hiếu (2016), “Phát triển điểm du lịch về nguồn Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, tỉnh Tây Ninh”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 9, Bình Định, tr.765 - 771.

9. Nguyễn Trọng Hiếu (2016), “Đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch và định hướng khai thác bền vững tài nguyên du lịch tỉnh Tây Ninh”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 9, Bình Định, tr.772 - 781.

10. Nguyễn Trọng Hiếu (2017), “Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp khai thác du lịch huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh”, Tạp chí khoa học, Đại học Đồng Tháp, số 25, tháng 4 - 2017.

11. Nguyễn Trọng Hiếu (2017), “Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở khu di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh”,Tạp chí Khoa học - Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, tập 14, số 8 (2017), tháng 8 - 2017.


A – Tiếng Việt‌

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lan Anh (2015), Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, Luận án tiến sĩ Địa Lý học, Đại học sư phạm Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính Trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

3. Ban Quản lý các khu di tích lịch sử Cách mạng miền Nam (2017), Báo cáo thống kê hàng năm.

4. Bộ Văn hóa Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội, Số 39/2001/QĐ-BVHTT, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội.

7. Cục thống kê tỉnh Tây Ninh (2000-2017), Niên giám thống kê, từ 2000 đến 2016.

8. Đào Ngọc Cảnh, Nguyễn Thị Bé Ba (2016), “Phát triển sản phẩm địa phương nhằm góp phần phát triển du lịch xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 9, Bình Định, trang 622-630.

9. Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm tuyến du lịch Nghệ An, Luận án PTS Khoa học Địa lý - Địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

10. Trương Thị Kim Chuyên và cộng sự (2008), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc Gia, Đại học Quốc gia TPHCM.

11. Chính phủ (2013), Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 – 2020.

12. Chính phủ (2016), Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

13. Nguyễn Ngọc Dũng (1999), Địa lý Tây Ninh giảng dạy trong trường phổ thông,

NXB Giáo Dục, TPHCM.

14. Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.

17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX (nhiệm kì 2010-2015).

18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X (nhiệm kì 2015-2020).

19. Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Đính (2016), “phát triển các loại hình du lịch hiện đại ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế - Các loại hình du lịch hiện đại, TPHCM, trang 32-37.

22. Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2015), Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, Luận án Tiến sĩ Địa Lý học, Đại học Sư Phạm TPHCM.

23. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), “Du lịch làng nghề truyền thống ở Thái Nguyên, hướng đi mới trong thời kì hội nhập”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 9, Bình Định, trang 657-663.

24. Đinh Thị Mỹ Hằng (2016), “Sử dụng kết quả đánh giá tài nguyên để thiết kế tuyến du lịch tỉnh Gia Lai”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 9, Bình Định, trang 788-796.

25. Trần Thị Hằng (2016), “Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch và những định hướng phát triển các điểm du lịch tỉnh Điện Biên”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 9, Bình Định, trang 925-932.

26. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá TNDL tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

27. Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ, Học viện hành chính, Hà Nội.

28. Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần, Trần Thanh Hà (2013), “Liên kết vùng giữa Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cho phát triển du lịch”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 1029-1040.

29. Phạm Xuân Hậu, Trịnh Văn Anh (2012), “Giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Việt Nam phục vụ du lịch”, Tạp chí Khoa học - Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học sư phạm TPHCM, số 35 (69), trang 10-17.

30. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Hoàng (2012), “Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch - sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển”, Tạp chí Khoa học - Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học sư phạm TPHCM, số 38, trang 76-83.

32. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm.

33. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

34. Nguyễn Lê Thu Hiền (2014), Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

35. Trịnh Phi Hoành (2013), “Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp”,Tạp chí Khoa học – Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học sư phạm TPHCM, số 47, tháng 6/2013.

36. Nguyễn Văn Hưng (2008), Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ Địa lí tự nhiên, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế.

37. Nguyễn Văn Hợp (2014), Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương), Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí