BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hà Thị Thuần
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Sự Phát Triển Du Lịch
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hà Thị Thuần
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
Chuyên ngành : Địa lí học (Trừ ĐLTN)
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. LÊ THÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức:
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Thông, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, người đã cho em nhiều bài học quý báu bề phương pháp nghiên cứu khoa học, sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Minh Tuệ đã luôn động viên, khuyến khích và cho em những đóng góp quý báu.
Em cũng xin cảm ơn Phòng Sau đại học trường Đại Học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa học này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan ban ngành: ủy ban nhân dân, sở Văn hóa – Thông tin – Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch Nghệ An đã cung cấp những tư liệu thiết yếu phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu đề tài này.
Và cuối cùng, xin gửi lời biết ơn bố mẹ, cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã luôn đồng hành giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù, đã có những nỗ lực nhất định, nhưng do hạn chế nghiên cứu của bản thân và ảnh hưởng của điều kiện khách quan, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin kính mong nhận được sự cảm thông và chỉ đạo tận tình của Quý Thầy Cô và các bạn!
TP. Hồ Chí Minh, 20.09.2012
Học viên
Hà Thị Thuần
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục
Danh mục bảng số liệu Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
.................................................................................................................................. 10
1.1. Cơ sở lý luận 10
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 10
1.1.2. Chức năng của du lịch 17
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển du lịch 19
1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch 26
1.2. Cơ sở thực tiễn 31
1.2.1. Thực tiễn hoạt động du lịch Việt Nam 31
1.2.2. Hoạt động du lịch vùng Bắc Trung Bộ 36
Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN 42
2.1. Vị trí tỉnh Nghệ An trong chiến lược phát triển du lịch 42
2.2. Tài nguyên du lịch 44
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 44
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 55
2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 70
2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải 70
2.3.2. Hệ thống cung cấp điện 72
2.3.3. Hệ thống bưu chính, viễn thông 72
2.3.4. Hệ thống cấp, thoát nước 73
2.4. Các điều kiện kinh tế - xã hội khác 73
2.5. Đánh giá chung 74
2.5.1. Thời cơ và thuận lợi 74
2.5.2. Thách thức và hạn chế 76
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN 78
3.1. Vị trí của du lịch nghệ an trong nền kinh tế của tỉnh 78
3.2. Hoạt động du lịch theo ngành 79
3.2.1. Nguồn khách 79
3.2.2. Cơ sở lưu trú 84
3.2.3. Doanh thu 88
3.2.4. Lao động 90
3.2.5. Vốn đầu tư 91
3.2.6. Hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch 92
3.3. Thực trạng phát triển lãnh thổ du lịch 93
3.3.1. Điểm du lịch 93
3.3.2. Tuyến du lịch 100
3.3.3. Cụm du lịch 103
3.2.4. Trung tâm du lịch – Thành phố Vinh 108
3.4. Đánh giá tổng hợp hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000
– 2010.................................................................................................................. 110
3.4.1. Thành tựu 110
3.4.2. Hạn chế 111
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 113
4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 113
4.1.1. Quan điểm phát triển 113
4.1.2. Mục tiêu 114
4.1.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020 115
4.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển du lịch nghệ an đến năm 2020 121
4.2.1. Tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch 121
4.2.2. Vốn, đầu tư 123
4.2.3. Chính sách sản phẩm du lịch 123
4.2.4. Thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch 125
4.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 126
4.2.6. Cơ chế, chính sách và kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước 127
4.2.7. Hợp tác khu vực và quốc tế 128
4.2.8. Phát triển du lịch bền vững 130
KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Số lao động du lịch trong ngành du lịch Việt Nam 35
Bảng 1.2: Khách du lịch đến Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 - 2010 39
Bảng 1.3. Số lao động trong ngành du lịch của vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2010 40
Bảng 2.1: Xếp hạng ưu tiên theo tiêu chí trong hệ thống bảo tồn 54
Bảng 2.2. Di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng và mật độ phân theo huyện, thị xã và thành phố 56
Bảng 2.3: Danh mục các lễ hội tỉnh Nghệ An 59
Bảng 3.1: Quy mô và cơ cấu GDP tỉnh Nghệ An phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 (Giá thực tế) 78
Bảng 3.2: Nguồn khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 80
Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 84
Bảng 3.4. Số lượng khách sạn được xếp hạng năm 2010 85
Bảng 3.5: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 90
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 33
Biểu đồ 1.2: Khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 – 2010 33
Biểu đồ 1.3: Doanh thu du lịch vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2010 39
Biểu đồ 3.1. Khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 82
Biểu đồ 3.2: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 88
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.3: Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch 20
Hình 2.1. Lèn Hai Vai (thuộc huyện Diễn Châu) 46
Hình 2.2: Sao La – động vật quý hiếm ở Nghệ An 51
Hình 2.3. Đua thuyền trong lễ hội du lịch Cửa Lò 62
Hình 2.4: Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Làng Sen 63
Hình 2.5: Sản phẩm từ dệt thêu thổ cẩm truyền thống ở Quỳ Châu 66
Hình 2.6: Cá Mát sông Giăng – Cam Xã Đoài 69
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Ngày nay trên thế giới, du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu. Du lịch không chỉ là hoạt động kinh tế, mà còn là hoạt động văn hóa, xã hội. Với chức năng kinh tế, du lịch đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đóng góp một phần đáng kể trong GDP của các nước. Với chức năng văn hóa – xã hội, du lịch góp phần thiết lập mối quan hệ giao lưu, thắt chặt tình hữu nghị thân ái; gìn giữ và tôn tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, do đặc tính hoạt động của mình, du lịch còn góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh kinh tế vùng chậm phát triển, giúp xóa đói giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Vì những lẽ đó, du lịch đang trở thành mục tiêu phát triển chung hướng tới ở các quốc gia.
Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sau Đổi mới (năm 1986), nhiều tiềm năng du lịch đã trở thành hiện thực. Nhiều thẳng cảnh (Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, Sa Pa, Đà Lạt,…); nhiều di tích lịch sử, văn hóa (Hoàng thành Thăng Long, Thừa Thiên Huế, đô thị cổ Hội An, các lễ hội văn hóa, Festival…) đã trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch. Cùng với đổi mới, Việt Nam đã tích cực hội nhập và mở cửa nền kinh tế như một sự phát triển tất yếu, hợp quy luật. Và trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch được xác định là một ngành “kinh tế mũi nhọn”. Trên cơ sở đó, nhà nước đã tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho từng vùng và định hướng khai thác phát triển một số cụm, tuyến du lịch mới có ý nghĩa thiết thực đối với địa phương.
Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đa dạng, phong phú như du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử, tín ngưỡng tâm linh. Đặc biệt, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
– vị danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại; có hệ thống rừng nguyên sinh với khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận và