Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 13


và Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre gắn chặt với các địa phương có khu di tích và nâng cao ý thức cộng đồng của dân cư.

Việc tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa phải kết hợp với bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

Môi trường du lịch bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn mà trong đó du lịch tồn tại và phát triển. Chính môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, khả năng thu hút du khách, sự tồn tại và phát triển của du lịch.

Với tốc độ quá nhanh của hoạt động du lịch không đi kèm với việc quản lý, bảo vệ tài nguyên cân đối, hợp lý, nghiêm ngặt nên một số nơi, khu vực có tài nguyên bị xuống cấp nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm về nguồn nước, không khí làm tổn hại đến hệ sinh vật tự nhiên, tài nguyên đất bị suy thoái... từ các chất thải của phương tiện giao thông vận tải, các cơ sở sản xuất sản phẩm hàng lưu niệm, thiếu ý thức của du khách và người dân, các bệnh dịch tả, thương hàn, kiết lỵ, AIDS, Sars, H1N1... ảnh hưởng đến việc thu hút và khả năng quay trở lại của khách.

Kế hoạch và cơ chế phải phù hợp với việc tôn tạo, khai thác, các tài sản tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu di tích, thắng cảnh không bị xâm hại mà còn được nâng cấp và được bài trí tốt. Cần có những biện pháp rất chủ động trong quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời với xử lý nghiêm minh những hành vi làm tổn hại đến tài nguyên môi trường với chế độ thưởng - phạt rõ ràng, minh bạch.

Chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch tự nhiên và xã hội cho du khách và cộng đồng dân cư thông qua nhiều hình thức.

Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ được môi trường; huy động sự tham gia đóng góp của các cộng đồng dân cư,


doanh nghiệp, hiệp hội, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường.

Củng cố các Ban quản lý các khu, điểm, di tích văn hóa - lịch sử; thực hiện quy hoạch du lịch đúng đắn, phù hợp với số lượng, chất lượng tài nguyên du lịch cùng các nguồn lực khác của các điểm, khu du lịch, không làm thay đổi tài nguyên.

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên.

Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch phải đi đôi với việc theo dõi, giám sát quản lý các hoạt động kiến trúc xây dựng bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và kinh doanh du lịch ở các điểm, khu du lịch.


KẾT LUẬN

Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích về nhiều mặt trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư, và là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc.

Những thành tựu của công cuộc đổi mới trên đất nước Việt Nam với quan hệ quốc tế được mở rộng, cùng với những phương tiện kỹ thuật giao thông hiện đại, tài nguyên phong phú, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày một tăng, mở ra nhiều triển vọng mới để du lịch các tỉnh, thành của Việt Nam phát triển.

Bến Tre - một vùng đất luôn được phù sa bồi đắp, cây trái sum suê, khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên của vùng sông nước miệt vườn, cùng với truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, xây dựng xã hội mới, trọng nghĩa nhân... đã hội tụ những tiềm năng khá độc đáo cho du lịch Bến Tre phát triển, nhất là du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng.

Hơn 10 năm qua, du lịch Bến Tre đã đạt được những thành tựu nhất định trong khai thác tiềm năng, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong kinh doanh và phát triển du lịch, đem lại nhiều lợi ích trong tăng doanh thu du lịch, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy vậy, tiềm năng tài nguyên du lịch Bến Tre mới bước đầu được khai thác; kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật còn nhiều bất cập, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, nước sinh hoạt chưa đảm bảo yêu cầu, cùng với những sản phẩm và loại hình kinh doanh du lịch đơn điệu, chưa phong phú, hấp dẫn; sự thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp qui mô lớn, tầm cỡ chưa nhiều;


lượng khách và doanh thu du lịch vẫn còn những bỏ ngỏ, chưa tương xứng với tiềm năng

Đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân những thành tựu và hạn chế của du lịch Bến Tre trong thời gian qua để có những mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển du lịch thiết thực, khả thi trong thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, cả trước mắt và tương lai.

Những phương hướng, giải pháp đúng đắn, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả trong phát triển du lịch như: tổ chức quản lý tốt các loại hình, doanh nghiệp kinh doanh du lịch; chính sách thu hút vốn đầu tư; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch; xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch; tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch... cùng với tổ chức thực hiện thành công các hoạt động du lịch đều đem lại những thành tựu và lợi ích to lớn trong quá trình phát triển du lịch Bến Tre.

Khai thác đúng các tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế các nguồn lực, tận dụng đúng thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh du lịch Bến Tre phát triển toàn diện, đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, Bến Tre trở thành điểm hẹn du lịch mới của nhiều du khách trong nước và quốc tế, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế, góp phần to lớn trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Lê Anh (2008), “Bàn về thống kê doanh thu du lịch Việt Nam”,

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 4, (130).

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2000), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII.

3. Đặng Kim Chi (2007), “Xử lý rác thải tại các làng nghề”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3).

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị quyết số 45-CP về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch.

5. “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010” (2002), Tạp chí Du lịch Việt Nam, (8).

6. Cục Thống kê tỉnh Bến Tre (2009), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (14/10/1994), Chỉ thị số 46–CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII) về lãnh đạo và phát triển du lịch trong tình hình mới.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Thông báo số 85-TB/TW về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức (2/2008), “Về với sắc màu Trà Vinh”, Tạp chí Du lịch Việt Nam.


13. Nguyễn Đình Hòa (10/2008), “Phát triển du lịch cộng đồng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (136).

14. Nguyễn Đình Hòa (2009), “Thử nhận diện du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam.

15. Hoàng Văn Hoan (11/2000), “Khép kín quy trình làm việc của lao động trong kinh doanh du lịch”, Tạp chí du lịch Việt Nam.

16. Ngô Tất Hổ (2000), (Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương biên dịch),

Phát triển và quản lý du lịch địa phương, Nxb. Khoa học Bắc Kinh.

17. Thu Hương (2008), “Du lịch thành phố Hồ Chí Minh một năm nhìn lại”,

Tạp chí Du lịch, (2).

18. Mai Khôi (1995), Giáo trình Công nghệ đón tiếp trong khách sạn, Nxb giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Lê (1997), Tâm lý học Du lịch, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Mạnh (8/2008), “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế”, Tạp chí Khoa học Kinh tế, (214).

22. Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch - Quản trị và công nghệ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

23. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan Du lịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

24. Bửu Ngôn (1999), Du lịch ba miền, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hóa - Thông tin.

26. Thạch Phương - Đoàn Tứ (chủ biên) (2001), Địa chí Bến Tre, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

28. Nguyễn Hà Phương (2/2008), “Phát triển làng nghề ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Du lịch Việt Nam.

29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Pháp lệnh du lịch.


30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam.

31. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb. thế giới.

32. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang (2009), Báo cáo Tổng kết Nghị quyết 53–NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

33. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.

34. Võ Thị Thắng (3/2005), “Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, (5).

35. Nguyễn Minh Tuệ và các tác giả (1996), Địa lý du lịch, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh.

36. Nguyễn Văn Trương (1993), Vấn đề kinh tế - sinh thái Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

37. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2006), Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII giai đoạn 2006 - 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

39. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2006), Báo cáo sơ kết 10 năm (1996 - 2006) thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bến Tre 1996 - 2010.

40. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2007), Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

41. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

42. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

43. Http://www.bentre.gov (2009), Du lịch Bến Tre cần phát triển theo hướng lấy bản sắc, đặc trưng riêng.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Dự báo khách du lịch đến Bến Tre đến 2015, tầm nhìn đến 2020


Phương án

Loại khách

Hạng mục

2010

2015

2020


Phương án 1


Khách quốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn)

195,0

300,0

450,0

Ngày lưu trú trung bình

1,2

1,4

1,7

Tổng số ngày khách (ngàn)

234,0

420,0

765,0


Khách nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn)

285,0

420,0

600,0

Ngày lưu trú trung bình

1,3

1,5

1,9

Tổng số ngày khách (ngàn)

370,0

630,0

1.500,0


Phương án 2


Khách quốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn)

205,0

330,0

500,0

Ngày lưu trú trung bình

1,2

1,4

1,7

Tổng số ngày khách (ngàn)

246

462,0

850,0


Khách nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn)

300,0

450,0

660,0

Ngày lưu trú trung bình

1,3

1,5

1,9

Tổng số ngày khách (ngàn)

390,0

675,0

1.254,0


Phương án 3


Khách quốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn)

220,0

360,0

560,0

Ngày lưu trú trung bình

1,2

1,4

1,7

Tổng số ngày khách (ngàn)

264,0

504,0

952,0


Khách nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn)

320,0

490,0

740,0

Ngày lưu trú trung bình

1,3

1,5

1,9

Tổng số ngày khách (ngàn)

416,0

735,0

1.406,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 13

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022