Tình Hình Phát Triển Du Lịch Việt Nam Trong Thời Kì Hội Nhập

Thứ hai, hội nhập tạo vị thế bình đẳng trên trường quốc tế, tranh thủ được lợi thế và uy tín của các tổ chức DL khu vực và thế giới để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh trong các mối quan hệ quốc tế.

Thứ ba, quá trình HNQT giúp bổ sung những giá trị văn hóa tiên tiến, văn minh của nhân loại để làm phong phú, đa dạng màu sắc bức tranh văn hóa của các vùng miền, các nước. Đồng thời loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, thiếu văn minh, thiếu tính nhân văn so với thời đại. Điều này sẽ tạo ra cái nhìn đầy thiện cảm của KDL và sức cuốn hút họ tìm kiếm những vỉ tầng văn hóa mang nét độc đáo của các dân tộc. Từ đó nâng cao sức hút của điểm đến DL.

b. Những thách thức

Thứ nhất, sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với các quốc gia khi mà ngành DL còn non trẻ và nhiều điểm yếu. Sự cạnh tranh này biểu hiện cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia.

Thứ hai, nhu cầu DL thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng DL. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật. Nếu ngành DL của các quốc gia không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp.

Thứ ba, HNQT có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự xâm lăng của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Trong quá trình hội nhâp, DL có thể làm biến đổi những nét văn hóa của địa phương trở thành hàng hóa, những tín ngưỡng, tập quán, lễ hội bị biến đổi về hình thức và nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu của KDL. Thậm chí, sự di chuyển của khách du lịch qua nhiều vùng miền, quốc gia với những

quan hệ xã hội khác nhau có thể gây ra những bất đồng về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, …

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập

Thực tế cho thấy trong bối HNQT hiện nay, điểm đến DL nào không tự nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển thì sẽ bị loại ra khỏi “cuộc chơi” cho dù điểm đến rất có tiềm năng DL.

1.2.1.1. Khách du lịch

Trên thực tế trong hơn hai thập kỷ qua ngành DL Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt. Lượng KDL tăng nhanh trong giai đoạn 2005 – 2015 cả về số lượng và thị phần. Nếu năm 2005, lượng KDL của Việt Nam mới đạt

19.578 nghìn lượt thì đến năm 2015 đã tăng lên 64.943 nghìn lượt khách, tăng

Nghìn lượt

60000


50000


40000


30000

Khách nội địa

Khách quốc tế

20000


10000


0

Năm

2005 2007 2009 2011 2013 2015

57000

35000

30000

25000

19200

45.365 nghìn lượt khách, tăng hơn 4 triệu lượt khách/ năm.


7943

7572

6014

3748

4230

3478

16100

Hình 1.1. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015


(Nguồn: Xử lí số liệu từ [31], [35])


Trong cơ cấu KDL của Việt Nam chủ yếu là KDL nội địa chiếm trên 80% tổng lượng khách và đạt 57 triệu lượt năm 2015, tăng 40.900 nghìn lượt so với năm 2005.

KDL quốc tế còn chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây từ 3.478 nghìn lượt năm 2005 lên 7.943 nghìn lượt năm 2015. Hầu hết KDL quốc tế đến từ các thị trường truyền thống của nước ta đều đạt mức tăng trưởng cao: Nhật Bản, Singapo, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia,…và chủ yếu là KDL thuần túy và công vụ.

1.2.1.2. Doanh thu du lịch

Với sự gia tăng nhanh của lượng KDL về số lượng và ngày lưu trú cùng sự phát triển của các loại hình dịch vụ DL nên doanh thu từ ngành kinh tế DL tăng nhanh trong những năm qua từ 30 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 337,83 nghìn tỷ đồng năm 2015 và đóng góp khoảng 6% GDP toàn nền kinh tế.

Bảng 1.1. Doanh thu du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015

(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)


Năm

Doanh thu

Năm

Doanh thu

2005

30

2011

130

2007

56

2013

200

2009

68

2015

337,83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập - 5

(Nguồn: [31], [35])

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống là chủ yếu nhưng doanh thu từ các dịch vụ khác cũng được tăng lên do sự da dạng của các dịch vụ khác: Vui chơi giải trí, ngân hàng, … Năm 2015, DL cũng là một trong 5 ngành kinh tế mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho quốc gia đất nước, chiếm trên 50% cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của nền kinh tế.

1.2.1.3. Nguồn nhân lực du lịch

Về số lượng: Nhân lực ngành DL những năm gần đây tăng trưởng mạnh. Năm 2015 ngành DL đã giải quyết việc làm cho 1,75 triệu lao động, tăng 874.872 lao động (gấp 1,9 lần) so với năm 2005. Theo số liệu dự báo của Tổng cục Du lịch thì đến năm 2020 ngành DL sẽ giải quyết việc làm cho hơn 4 triệu lao động và năm 2030 là hơn 6 triệu lao động.

Bảng 1.2. Số lượng lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015

(Đơn vị: Người)


Năm

Chỉ tiêu

2005

2007

2010

2015

Lao động trực tiếp

275.128

391.177

460.000

550.000

Lao động gián tiếp

600.000

860.600

1.012.000

1.200.000

Tổng số

875.128

1.251.200

1.472.000

1.750.000

(Nguồn: [4], [35])

Về chất lượng: Lao động DL có trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng là lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách, cung cấp sản phẩm DL, chiếm 47,3% nhân lực được đào tạo, bằng 19,8% tổng nhân lực toàn ngành. Nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học về DL chiếm 7,4% số nhân lực có chuyên môn DL, bằng 3,2% tổng nhân lực. Như vậy, nhân lực có trình độ đại học và trên đại học về DL còn thấp so với nhu cầu phát triển và HNQT.

1.2.1.4. Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch

Cùng với sự gia tăng lượng khách thì cơ sở lưu trú DL cũng tăng nhanh từ 7.039 cơ sở năm 2006 lên 18.800 cơ sở năm 2015 với 355.000 buồng, số buồng khách sạn 3-5 sao đạt 21%.

Bảng 1.3. Số cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2006– 2015


Năm

2006

2010

2012

2014

2015

Số lượng cơ sở

7.039

12.352

15.381

16.000

18.800

Số buồng

160.500

237.111

277.661

332.000

355.000

(Nguồn: [4], [35])

Đặc biệt, trong năm 2013 với sự ra đời của hàng loạt cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp 4-5 sao với quy mô lớn như: Grand Plaza Hà Nội, Novotel, Havana, Intercontinental, The Grand Hồ Tràm Strip, Mường Thanh, Mariott, Laguna, ... đã góp phần làm cho diện mạo ngành DL Việt Nam thay đổi căn bản với những tín hiệu tích cực.

Hiện nay cả nước có trên 1.250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa; các cơ cở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo nâng cấp phục vụ KDL ở hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển DL.

1.2.1.5. Các sản phẩm du lịch

Trong quá trình phát triển, các sản phẩm DL đã dần được hình thành gắn với nguồn TNDL độc đáo như: Festival Huế, carnival Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt, …

Các khu, điểm DL quốc gia và các đô thị DL là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm DL được định hướng phát triển. Một số sản phẩm DL đã được hình thành theo các tuyến DL chuyên đề như: "Con đường huyền thoại theo đường Hồ Chí Minh", "Con đường di sản miền Trung", "Con đường xanh Tây Nguyên", tuyến DL "Vòng cung Tây Bắc", ….

1.2.2. Tình hình phát triển du lịch của vùng ĐBSH & DHĐB trong thời kì hội nhập

Nhờ có TNDL phong phú, đa dạng và nổi trội nên ngành DL của các địa phương trong vùng phát triển với tốc độ nhanh và ngày càng khẳng định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của địa phương. Các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc tỷ trọng ngành DL trong khối dịch vụ và trong cơ cấu kinh tế chung đạt cao.

Về lượng khách: Khách quốc tế đến vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2000

- 2011 đạt tăng trưởng trung bình 13,2%/năm. Năm 2000 đạt 1,44 triệu lượt, năm 2011 đạt hơn 5,6 triệu lượt. Thị phần khách quốc tế của vùng ĐBSH&DHĐB chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng khách quốc tế đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc (năm 2011 chiếm 32,9% tổng lượng khách quốc tế cả nước). Khách quốc tế đến vùng chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Quảng Ninh, riêng 2 địa phương trên chiếm 70,6% tổng lượng khách quốc tế đến toàn vùng,

đồng thời cũng chiếm 36,7% lượng khách quốc tế đi lại giữa các vùng trong cả nước. Thị trường khách quốc tế đến vùng khá đa dạng, dẫn đầu là thị trường khách Đông Bắc Á (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc) chiếm 45.52% và tăng khá ổn định qua các năm.

Vùng ĐBSH&DHĐB cũng là vùng đón nhiều KDL nội địa với lượng khách trung bình chiếm 34% tổng lượng khách nội địa đi du lịch hàng năm trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng của số lượng khách nội địa đến với vùng là 14,3%/năm. Các địa điểm thu hút khách du lịch lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Về doanh thu từ KDL: Theo số liệu thống kê của các tỉnh trong vùng, tổng thu từ KDL tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Năm 2005, doanh thu DL đạt 12.657 tỷ đồng thì đến năm 2011 tăng lên 38.232 tỷ đồng và chiếm 31,6% tổng thu DL của cả nước, cao thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ.

Về lao động DL: Năm 2000 toàn vùng có khoảng 40.672 lao động DL, chiếm khoảng 27% lao động DL cả nước thì năm 2011 tăng lên 175.000 lao động và chiếm 29,6% tổng lao động DL toàn quốc. Nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 14,2%/năm. Lao động trong khách sạn, nhà hàng chiếm gần 55% tổng số lao động. Điều này phù hợp với thực tế ngành nghề kinh doanh đòi hỏi nhiều lao động trực tiếp..

Về cơ sở lưu trú: Cùng với sự gia tăng lượng khách, hệ thống các cơ sở lưu trú ở vùng phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2000 toàn vùng có 870 cơ sở lưu trú với 19.125 buồng, đến năm 2011 tăng lên 4.383 cơ sở với 66.301 buồng, chiếm 29,9% số cơ sở và 24,3% số buồng của cả nước. Trong số 4.383 cơ sở lưu trú có 15 cơ sở với 4.751 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 5 sao (Hà Nội 13 cơ sở và Quảng Ninh 2 cơ sở).

Về cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí: Vùng ĐBSH&DHĐB có Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng là các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của quốc gia. Vì vậy hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao khá phát triển trong đó nổi bật như: Casino Đồ Sơn, các sân Golf Đồng Mô, Sóc Sơn, Tam Đảo, Hải Dương, Trà

Cổ, quần thể khu vui chơi giải trí ở khu du lịch Đảo Tuần Châu và nhiều cơ sở vui chơi cao cấp khác. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, các khu du lịch đều có cơ sở ăn uống phục vụ nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó là hệ thống các quán ăn tư nhân tập trung ở hầu hết các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn phục vụ các món ăn đa dạng, hấp dẫn [31], [36].


Tiểu kết chương 1

DL là một hiện tượng KT - XH phổ biến, có quy mô toàn cầu nên chịu sự ảnh hưởng sâu sắc và rõ nét của quá trình HNQT. Hoạt động DL có nhiều chức năng khác nhau và tác động lớn đến sự phát triển KT - XH của các quốc gia.

Việc nghiên cứu các vấn đề lí luận và qua thực tiễn phát triển DL của Việt Nam cũng như vùng ĐBSH & DHĐB trong thời kì hội nhập đã chỉ ra rằng quá trình HNQT có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển sản phẩm DL và nâng cao sức cạnh tranh cho điểm đến. Vận dụng vào địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có thể nhận thấy cơ sở lí luận và thực tiễn trên là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương trong đó có DL nhằm tận dụng những lợi thế và khắc phục một số khó khăn trong quá trình phát triển của Bắc Ninh.

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP


2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẮC NINH

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Bắc Ninh là địa phương thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) với hệ tọa độ địa lí kéo dài từ 20058’B – 21016’B; 105054’Đ – 106018’Đ. Tỉnh Bắc Ninh bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài với tổng diện tích 822,7 km2.

Bắc Ninh giáp tỉnh Bắc Giang ở phía Bắc, phía Nam một phần giáp tỉnh Hưng Yên và một phần giáp Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương và phía Tây giáp Hà Nội. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trong đó có ngành DL.

Các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua lãnh thổ của tỉnh như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn, Quốc lộ 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ dọc sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá và vận chuyển KDL giữa Bắc Ninh với các địa phương trong vùng và cả nước.

Tuy nhiên, tiếp giáp Thủ đô Hà Nội ở vị trí quá gần cũng gây ra những bất lợi cho Bắc Ninh trong quá trình phát triển DL khi cơ sở vật chất kỹ thuật và các sản phẩm DL Bắc Ninh chưa đủ sức hấp dẫn để giữ chân KDL ở lại với Bắc Ninh trong thời gian dài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023