Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Du Lịch

Sự phát triển của ngành DL góp phần quảng bá các di tích lịch sử - văn hóa, những danh lam thắng cảnh của đất nước và đem lại nguồn thu lớn để trùng tu, tôn tạo những giá trị văn hóa. Đồng thời cũng nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

b. Chức năng kinh tế

DL được coi là một ngành "xuất khẩu vô hình", sự phát triển của DL mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng thu nhập quốc dân, đa dạng hóa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển theo "cấp số nhân" [9], [32].

Sự phát triển của DL đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của ngành nói riêng và của xã hội nói chung. Các địa phương nhất là các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa khó khăn về giao thông, sản xuất nông nghiệp được tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật sẽ tạo ra tiền đề phát triển kinh tế.

c. Chức năng sinh thái

Nhờ có DL, con người nhất là các cư dân thành thị được tiếp xúc nhiều hơn và sống hòa hợp hơn với môi trường thiên nhiên, kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi trường thiên nhiên xung quanh nhờ sự thay đổi về thái độ và hành vi đối với môi trường thiên nhiên, nâng cao nhận thức của con người về giá trị của tự nhiên. Việc tham quan các danh lam thắng cảnh và gần gũi với tự nhiên tạo điều kiện cho KDL tìm hiểu và hình thành thói quen bảo vệ môi trường.

d. Chức năng chính trị

DL là phương tiện hữu hiệu để giáo dục về truyền thống dân tộc, về lòng yêu quê hương đất nước. Nó là nhân tố mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc, thúc đẩy giao lưu quốc tế, củng cố hòa bình giữa các quốc gia và được coi là "giấy thông hành của hòa bình" [32].

1.1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch

a. Vị trí địa lí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Vị trí địa lí được coi như một yếu tố tiền đề có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành DL. Vị trí địa lí bao gồm vị trí địa lí về mặt tự nhiên (tọa độ địa lí, giới hạn lãnh thổ) và vị trí địa lí kinh tế - xã hội. Đồng thời vị trí địa lý có ý nghĩa về mặt giao thông, giao lưu trao đổi các loại hình dịch vụ.

Với ngành DL, cần chú ý đến vị trí của điểm đến nằm trong khu vực phát triển DL ở mức độ nào và khoảng cách từ điểm đến tới nơi phát sinh cầu DL. Tuy nhiên, để xét điểm đến DL chịu ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ vị trí địa lí còn phải xét loại hình DL [32].

Phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập - 4

b. Tài nguyên du lịch

TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm DL. Sự đa dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ của TNDL tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm DL. Số lượng, chất lượng và sự phân bố của các dạng TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động DL.

TNDL còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu và chuyên môn hóa của vùng DL. Quy mô hoạt động DL của một lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên và nó quyết định tính mùa vụ, tính nhịp điệu của dòng KDL [3], [32].

c. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động dịch vụ DL. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu DL của người dân càng cao, chất lượng dịch vụ càng đa dạng. Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành như: công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển DL.

Trên phạm vi toàn cầu, DL quốc tế ngày càng mở rộng và nó chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa

các dân tộc. Trên thực tế, những đất nước hòa bình, ổn định thường thu hút đông đảo KDL tới tham quan. Ngược lại, thông qua DL quốc tế, con người có nguyện vọng được sống, lao động trong hòa bình và tình hữu nghị.

Nhu cầu nghỉ ngơi DL mang tính chất KT - XH và là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nhu cầu nghỉ ngơi DL là một hệ thống và được thể hiện ở 3 mức độ: Xã hội, nhóm người và cá nhân. Trong đó quan trọng hàng đầu là nhu cầu nghỉ ngơi của xã hội, nhu cầu này quyết định cấu trúc của ngành DL và được phản ánh qua các hình thức tổ chức lãnh thổ của nó.

Bên cạnh đó, những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong thế kỉ XX và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa, sự đảm bảo về điều kiện sống cùng với sự gia tăng nhanh tỉ lệ dân số đô thị là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động DL [32].

d. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng đặc biệt là mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu có vai trò thúc đẩy DL phát triển. Chỉ có mạng lưới giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc nhanh chóng thì DL mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Cơ sở vật chất kĩ thuật DL có vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm DL cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng DL nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Do vậy, sự phát triển của ngành DL bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật.

Cơ sở vật chất – kỹ thuật DL và TNDL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khả năng tiếp nhận của TNDL là cơ sở để xác định công suất các công trình phục vụ DL. Sự kết hợp hài hòa giữa TNDL và cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành giúp cho các cơ sở dịch vụ hoạt động có hiệu quả và kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Vì thế, TNDL là căn cứ để bố trí hợp lí cơ sở vật chất

– kĩ thuật theo lãnh thổ và là tiền đề căn bản để hình thành các trung tâm DL [3], [32].

1.1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch

Tổ chức lãnh thổ DL là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng DL và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn TNDL, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất.

Trong hệ thống phân vị các hình thức tổ chức lãnh thổ DL gồm có: Điểm DL, tuyến DL, khu DL, cụm DL và trung tâm DL [29], [32].

a. Điểm du lịch

Điểm DL là cấp phân vị thấp nhất trong 5 cấp phân vị lãnh thổ DL, là kết quả đầu ra trước tiên của hệ thống lãnh thổ DL theo sơ đồ của Ce – caspar [30].

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), Điều 4 chương I qui định: "Điểm DL là nới có TNDL hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của KDL" [21].

b. Tuyến du lịch

"Tuyến DL là lộ trình liên kết các khu DL, điểm DL, cơ sở cung cấp dịch vụ DL, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không" [21]. Như vậy, cơ sở để phát triển các tuyến DL là các tuyến giao thông và xây dựng các điểm DL có sức hút KDL.

Về mặt không gian lãnh thổ, tuyến DL có thể chia thành nhiều loại: Tuyến DL quốc gia, tuyến DL nội vùng, tuyến DL địa phương, ….[29].

c. Khu du lịch

"Khu DL là nơi có TNDL hấp dẫn với ưu thế về TNDL tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của KDL, đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường" [21].

Khu DL quốc gia có đầy đủ các điều kiện sau: Có TNDL đặc biệt hấp dẫn, có khả năng thu hút lượng KDL cao; có diện tích tối thiểu 1000 ha; có kết cấu hạ tầng - kỹ thuật DL đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 1 triệu lượt khách DL một năm.

Khu DL địa phương có đầy đủ các điều kiện sau: Có TNDL hấp dẫn, có khả năng thu hút lượng KDL; có diện tích tối thiểu 200 ha; có kết cấu hạ tầng - kỹ

thuật DL, cơ sở lưu trú và dịch vụ DL cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 100 nghìn lượt KDL một năm [21], [32].

d. Cụm du lịch

Cụm DL là sự tập trung gần gũi về mặt không gian của các điểm DL, khu DL với mật độ tương đối dày. Trong cụm DL hạt nhân của cụm là nơi tập trung TNDL, các điểm, khu DL đặc trưng nhất cho toàn cụm. Ở các cụm DL phải có sự phát triển về sơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngành tương đối hoàn thiện.

e. Trung tâm du lịch (địa phương)

Trung tâm DL địa phương là nơi tập trung các TNDL, các điểm DL tiêu biểu và các tuyến DL chủ yếu của địa phương. Các trung tâm DL thường là nơi tập trung các đầu mối giao thông, có thể là nơi tập trung các hoạt động KT - XH của cả địa phương trong đó DL là ngành có đóng góp đáng kể.

Về phương diện lãnh thổ nội tỉnh, trung tâm DL có thể bao gồm cả huyện, thậm chí nhiều huyện và đây cũng là hạt nhân, trung tâm động lực thúc đẩy sự phát triển DL của cả tỉnh [29], [32].

1.1.2. Về hội nhập

1.1.2.1. Các quan niệm về hội nhập

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về HNQT. Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng hội nhập là sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình; sản phẩm đó là sự hình thành một nhà nước liên bang kiểu Hoa Kỳ và Thụy Sỹ. Cách tiếp cận thứ hai lại cho rằng hội nhập là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu thương mại, thông tin, du lịch, … từ đó hình thành dần các cộng đồng (vừa là quá trình vừa là sản phẩm). Cách tiếp cận thứ ba xem xét dưới góc độ là hiện tượng các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế mỗi nước và mục tiêu theo đuổi [28].

Từ các cách hiểu trên có thể nói HNQT được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt

chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), HNQT vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường, nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành nên và củng cố các định chế/tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế.

HNQT có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội,...), nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau.

Về hình thức, HNQT bao gồm các hoạt động: Thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung; gia nhập các tổ chức quốc tế, các cơ chế hợp tác quốc tế; xây dựng các luật lệ và chuẩn mực; thực hiện các luật lệ, chuẩn mực, các hoạt động chung ở phạm vi quốc tế và quốc gia.

1.1.2.2. Nội dung hội nhập quốc tế của hoạt động du lịch

Ngày nay DL đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người nhất là khi chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng cao. Tổ chức DL thế giới (UNWTO) từng đánh giá: DL ngày nay đã trở thành một hiện tượng quan trọng nhất của đời sống hiện đại. Vì thế, trong bối cảnh HNQT đa chiều, sự phát triển của ngành du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng và được biểu hiện ở nhiều khía cạnh.

a. HNQT thúc đẩy mở rộng thị trường KDL, tăng sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế

Với sự hội nhập ngày càng sâu và rộng trên mọi lĩnh vực đã tạo nhiều điều kiện cho ngành kinh tế DL phát triển. Đặc biệt, nhiều tổ chức toàn cầu, khu vực đã được hình thành liên kết với nhau, đang tham gia trực tiếp hoặc gián

tiếp điều tiết hoạt động DL: Tổ chức DL thế giới (UNWTO - 1975), Hội đồng DL và lữ hành thế giới (WTTC – 1990), Hiệp hội khách sạn quốc tế (IHA – 1947), Hiệp hội DL châu Á – Thái Bình Dương (PATA – 1951), Hiệp hội DL ASEANTA – 1971), … Sự hợp tác giữa các tổ chức DL giúp đa dạng hóa nguồn khách và tăng tính cạnh tranh phát triển DL trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KDL.

Có thể nói, DL trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới. Đây là cơ hội to lớn để các nước có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng nhờ lợi thế về TNDL để mở rộng thị trường KDL bằng cách phát triển nhiều loại hình DL khác nhau, đặc biệt xu hướng DL cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển. Đây cũng là loại hình DL có sức hấp dẫn đặc biệt với KDL quốc tế khi mà các giá trị văn hóa truyền thống ngày càng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống.

b. HNQT làm cho nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng

HNQT tạo sự thuận lợi cho KDL trong việc di chuyển giữa các quốc gia. Nguồn KDL ở các thị trường khác nhau có nhu cầu khác nhau khi DL. Đối với KDL quốc tế hiện nay rất chú trọng đến việc tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống bản địa, muốn khám phá những cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh còn nhiều nét nguyên sơ. Vì thế bên cạnh các loại hình DL tham quan nghỉ dưỡng đơn thuần thì đã nảy sinh nhiều loại hình DL mới: DL cộng đồng,

DL mạo hiểm, DL MICE, DL chữa bệnh, …

c. HNQT đòi hỏi nguồn nhân lực cho phát triển du lịch cần tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng

Quá trình HNQT thúc đẩy nhu cầu di chuyển của người dân thông qua các chuyến DL với sự gia tăng nhanh lượng KDL ở các quốc gia. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KDL đòi hỏi ngành DL của các nước phải có sự đầu tư, cải thiện về nguồn nhân lực DL.

HNQT giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá DL và tích lũy kinh nghiệm tổ chức quản lý hoạt động DL nhờ hợp tác giáo dục đào tạo, chuyển giao công nghệ. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động DL. Điều này giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL về cách thức tổ chức các tour du lịch cũng như việc xây dựng hệ thống hình ảnh quảng bá DL sẽ sinh động hơn nhờ việc áp dụng công nghệ thông tin.

d. HNQT vừa phải giữ gìn văn hóa truyền thống vừa phát huy bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch

DL góp phần vào xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các hoạt động gắn với DL cộng đồng tạo thu nhập trực tiếp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ và phát triển bền vững. Thông qua DL, văn hóa địa phương, các vùng miền được tôn trọng, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị và được giới thiệu, quảng bá rộng rãi.

Hoạt động DL thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, là nguồn cổ vũ cho hòa bình thế giới và giảm đi thành kiến giữa các dân tộc. Nhờ DL mà các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng trở nên gần gũi và chia sẻ với nhau nhiều hơn về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân mỗi nước được hưởng thụ tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại.

1.1.2.3. Những tác động của hội nhập đối với sự phát triển du lịch

a. Tác động tích cực

Thứ nhất, HNQT giúp cho quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia ngày càng mở rộng đã tạo ra nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư và công nghệ vào sự phát triển các ngành kinh tế trong đó có DL; thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí