Phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập - 7

Thanh Hoá, tước hiệu Hiếu Trung Hầu có công đối với quê hương (cung cấp ruộng và cung tiến tiền để sửa chữa đình, chùa) nên đã mở mang tập tục và chuyển hội Đình hàng Tổng sang ngày rằm tháng Giêng. Kế đó là bà Mụ Ả, người tu hành và trụ trì tại chùa Hồng Ân (lúc đó chỉ là một Am nhỏ), bà đã bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Ân dành cho việc xây dựng chùa và vườn chùa và cũng đặt ruộng, đặt tiền cho 6 xã làm hương hoả cho chùa, bà yêu cầu hàng Tổng cứ 3 năm cho mở hội chùa, hội chạ một lần vào 13 tháng Giêng.

Cũng như các lễ hội khác, hội Lim gồm hai phần: Lễ và hội. Mở đầu là tục rước Chạ vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, đây là một đám rước quy mô của sáu làng thuộc Tổng Nội Duệ hợp lại từ các ngả về đình, chùa trên núi Lim. Sau phần rước, tế Chạ trang nghiêm tôn kính, phần hội diễn ra sôi động muôn mầu với âm vang của tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng hát, những trò chơi, nghệ thuật dân gian hấp dẫn như: Thi chọi gà, đấu vật, dệt vải, đu tiên, đấu cờ người,

… Du khách đến với Hội Lim xem cờ cũng là dịp thưởng thức trí tuệ của người Kinh Bắc và nét đẹp duyên dáng của các thiếu nữ Kinh Bắc khi được chọn đóng quân cờ (32 thanh nữ đẹp nhất làng): “Quân cờ là lượt thanh tân/ Bao ngày tập luyện ra quân hội này”.

Ở hội Lim, nét độc đáo nhất và hẫp dẫn nhất chính là sinh hoạt văn hóa Quan họ. Đây là loại hình dân ca đặc sắc nhất của vùng Quan họ nói riêng và Việt Nam nói chung. Quan họ không chỉ nổi tiếng về lời ca trữ tình nồng nàn, tình yêu lứa đôi, tình yêu cuộc sống của hơn 200 làn điệu khác nhau mà còn đọng lại ở du khách thập phương nhiều điều thú vị. Về với vùng quê Quan họ, du khách sẽ được thưởng thức một giá trị tổng thể về truyền thống nghệ thuật của một vùng văn hóa đặc sắc Bắc Ninh - Kinh Bắc từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến lối ứng xử trong ngày hội người Quan họ đều từ tốn, phong nhã.

* Lễ hội đền Vua Bà

Đến với lễ hội đền Vua Bà được tổ chức vào hai ngày 6 – 7/ 2 (Âm lịch) ở làng Diềm (Hòa Long, TP. Bắc Ninh) du khách sẽ có cái nhìn toàn diện và được đắm mình trong không gian văn hóa của làng quê Thủy Tổ Quan họ.

Lễ hội làng Diềm thường được bắt đầu với nghi thức mở cửa đền Vua Bà- Thủy tổ của Dân ca quan họ Bắc Ninh. Ngày chính hội là mùng 6 tháng hai lịch âm nhưng từ chiều mùng 5, dân làng tổ chức lễ mở cửa đền và lễ dâng hương, lễ cầu mưa rửa đền. Theo tuần tự, dân làng tổ chức lấy nước ở giếng Ngọc trong đền làm lễ rước nước quanh làng, qua đình làng, đền Cùng rồi lại quay về đền Vua Bà. Sáng ngày mùng 6, dân làng làm lễ tế thần và bao giờ cũng có hát Quan họ thờ để ca ngợi công đức Vua Bà, cầu mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thu.

Người dân làng Diềm còn luôn tự hào vì nghệ thuật và phong cách ca hát Quan họ vừa cổ xưa, độc đáo vừa phong phú, điêu luyện. Ở các làng Quan họ của Bắc Ninh hiện nay, hiếm làng nào còn duy trì được đội Quan họ đông với hơn 70 người, thu hút sự tham gia nhiệt tình của các thế hệ, từ các nghệ nhân tiêu biểu, các nghệ nhân kế cận, cho tới trung, thanh, thiếu niên. Sở dĩ, làng Diềm còn giữ gìn được những lối sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc như vậy là bởi vừa duy trì được các mối quan hệ giao lưu vốn có, vừa mở rộng giao lưu với Quan họ các làng lân cận nên vào ngày hội các bọn Quan họ trong vùng đến tham dự rất đông. Bên cạnh hoạt động ca hát Quan họ thì những trò chơi dân gian như thi đấu vật, cướp cầu, đánh đu… hay thưởng thức món bánh khúc thơm bùi giản dị cũng sẽ khiến du khách có thêm nhiều trải nghiệm cảm xúc khó quên.

Sự hội tụ phong phú, mẫu mực của các hình thức sinh hoạt văn hóa Quan họ chính là "nam châm" lôi cuốn du khách gần xa trảy hội đền Vua Bà - Thủy tổ Quan họ. Với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc và quý báu, tháng 1-2016, lễ hội làng Diềm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh được Nhà nước xếp hạng trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bên cạnh đó, các lễ hội khác cũng được tổ chức thường xuyên và có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh của người dân địa phương. Có thể nói, lễ hội là tấm gương phản chiếu khá toàn diện về hoạt động kinh tế và truyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

thống văn hóa của làng xã Bắc Ninh – một vùng quê văn hiến với bề dày các lớp vỉa văn hóa độc đáo. Chính điều này đã có sức lan tỏa tới cộng đồng và thu hút du khách về xứ Bắc Ninh – Kinh Bắc trẩy hội vào mỗi độ Xuân về.

d. Làng nghề thủ công

Phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập - 7

Bắc Ninh còn được biết đến là mảnh đất trăm nghề với 62 làng nghề, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nước và chủ yếu trong các lĩnh vực như: Đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng, .... Các làng nghề tập trung chủ yếu ở thị xã Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 địa phương này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Trong đó phải kể đến một số làng nghề tiêu biểu như: Tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, mây tre đan Xuân Lai, dệt Hồi Quan, ...

* Làng tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành) có sức sống lâu bền và sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài. Dòng tranh dân gian này xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Tranh Đông Hồ nổi tiếng khắp nơi không chỉ bởi chất liệu đặc biệt, phương pháp in độc đáo mà còn bởi nội dung thể hiện đa dạng, phong phú mang tính nhân văn với những đề tài tranh phản ánh cuộc sống mộc mạc, giản dị gắn liền với văn hoá người Việt. Đó là hình ảnh những đàn lợn, đàn gà, đám cưới chuột, hình ảnh những cô thiếu nữ hứng dừa hay độc đáo với tranh đánh ghen,

… Tất cả đều mang tính triết lí như một bức thông điệp đầy màu sắc về đạo đức, luân lí và tín ngưỡng sâu sắc. Tranh Đông Hồ luôn bám sát thời cuộc và phản ánh chân thực xã hội đương đại nhờ việc mô phỏng các hình tượng trong tranh [34].

Với những giá trị nghệ thuật đặc sắc, tháng 12 năm 2012, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt, tháng 3/ 2013, tỉnh Bắc Ninh đã gấp rút triển khai các thủ tục cần thiết để xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa

phi vật thể "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" theo quy định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESSCO). Nếu được UNESCO công nhận, tranh Đông Hồ sẽ có thêm những cơ hội mới vươn ra thế giới qua các sản phẩm lưu niệm, từ đó sẽ có những cơ hội mới để phát triển và bảo tồn loại hình văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.

* Làng gốm Phù Lãng

Gốm Phù Lãng (xã Phù Lãng, Quế Võ) là một trong ba làng gốm nổi tiếng ở xứ Bắc xưa. Nơi đây, với những nét đặc trưng về môi trường tự nhiên và sinh thái đã hội tụ đầy đủ các điều kiện cho nghề gốm phát triển và góp phần định hình sắc thái riêng của sản phẩm gốm. Theo tài liệu, ông tổ nghề gốm ở Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc và đã học được nghề làm gốm. Về nước, ông truyền dạy cho nhân dân vùng hai bên dòng Lục Đầu Giang, sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỉ XIII) nghề gốm được truyền đến Phù Lãng.

Nguyên liệu gốm Phù Lãng là đất sét có màu hồng nhạt được những người thợ chế biến thật mịn, thật đều rồi đưa lên bàn xoay để chuốt (phương pháp tạo hình bằng tay) thành nhiều loại sản phẩm khác nhau. Gốm Phù Lãng sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm kép các đề tài như: Tứ linh, nghê, hạc, mặt hổ phù, chữ “Thọ”, cánh sen, sóng nước, ... Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn màu da lươn bền và lạ, dáng gốm mộc mạc, thô phác, nhưng khoẻ khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và đậm nét điêu khắc. Sản phẩm chính của làng gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành, ... Ngày nay, với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, các nghệ nhân làng gốm Phù Lãng đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm và tạo ra được nhiều sản phẩm gốm mới như: Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương, ... Nhờ vậy, sản phẩm gốm Phù Lãng

ngày càng được nhiều người biết đến và trở nên gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn [25], [30].

* Làng đúc đồng Đại Bái

Nghề đúc đồng ở làng Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) có từ xa xưa và phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XI nhờ công lao của ông Nguyễn Công Truyền (người làng Đại Bái, làm quan Đô uý triều Lý) đã tổ chức sản xuất và phát triển việc chế tác mẫu, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Khác với sản phẩm tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, sản phẩm của làng nghề đúc đồng Đại Bái (Gia Bình) lại chủ yếu thuộc về tâm linh như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, câu đối bằng đồng, … Do vậy, những người thợ luôn cố gắng giữ gìn bản sắc riêng trong từng chi tiết, đường nét điêu khắc và đặc biệt nhất là màu đồng. Với sự truyền thụ của các nghệ nhân trong nghề cùng với sự khéo léo của đôi bàn tay mà người làm nghề đã tạc ra được những sản phẩm đặc trưng độc đáo đậm nét “Tinh hoa văn hoá Việt”. Điều đó đã được chứng minh qua hàng trăm công trình tu bổ đền, chùa trong cả nước có sự góp sức của nhiều nghệ nhân tài hoa của làng nghề Đại Bái.

* Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi tiếng khắp nơi bởi nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Nét độc đáo của sản phẩm gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng và gu thẩm mỹ của khách hàng. Do vậy, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được người tiêu dùng đánh giá cao cả về chất lượng gỗ, độ tinh xảo và tính thẩm mỹ trên từng sản phẩm. Đặc biệt, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thường được làm theo mẫu mã cổ nên có sức hút lớn đối với khách hàng. Chính vì thế, hàng năm, các công ty DL đã đưa rất nhiều du khách nước ngoài: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Hà Lan, ... đến tham quan và tìm hiểu làng nghề.

e. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

* Văn hóa ẩm thực

Đối với Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Ninh, ẩm thực không chỉ đơn giản là nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là một loại hình văn hóa độc đáo. Người xưa có câu: “Ăn Bắc, mặc Kinh” ghi nhận một nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Đối với người Bắc Ninh, ăn uống thực sự đã trở thành một nghệ thuật.

Ăn trầu là tục lệ cổ xưa của người Việt nói chung và của vùng Quan họ nói riêng. Trong mọi lĩnh vực sinh hoạt Quan họ đều gắn liền với miếng trầu. Ở các làng Quan họ tồn tại 3 loại trầu miếng là trầu quấn tổ sâu, trầu têm cánh phượng và trầu têm cánh quế. Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng nguyên liệu ấy nhưng cách têm đẹp, kiểu cách thể hiện sự khéo léo của những liền chị - người con gái quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.

Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Nhà nghiên cứu Quan họ Lê Danh Khiêm xác định: “Tuy việc mời giầu là đặc điểm chung của văn hóa hành vi làng xã xưa, người Quan họ chỉ là kế thừa, nhưng việc mời giầu – Nhận giầu được Quan họ nâng lên cao hơn, mang một sắc thái riêng bởi những nhời mời, nhời đáp vừa rất mực chân thành, rất mực văn chương lại vừa đảm bảo chất chân thực của người Quan họ” [6]. Vì thế mà miếng trầu têm cánh phượng mang đậm đà bản sắc văn hóa xứ Bắc Ninh - Kinh Bắc, thấm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc.

Với người dân Bắc Ninh, mâm cơm Quan họ cũng mang sắc thái riêng của vùng quê Quan họ. Người Quan họ luôn dùng mâm đan, bát đàn làm cơm thết bạn để thể hiện tình cảm, tình yêu bền chặt giữa những người Quan họ với nhau. Với người Quan họ thì mâm đan bát đàn đã đi vào tiềm thức như một sự ước định. Lời mời cơm Quan họ của những liền anh, liền chị vừa mộc mạc, giản dị và rất chân thành. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ngô Đức Thịnh

từng nhận xét: “Các món ăn trong nghi lễ, thờ cúng ở đình, ở chùa, đặc biệt là các loại cỗ như cỗ khao, cỗ cưới, đám giỗ, … Có thể nói, nghệ thuật nấu cỗ là một trong những đặc trưng ăn uống của người Bắc Hà, xứ Bắc là quê hương ra đời của những loại cỗ này. Ở Kinh Bắc còn có loại tiệc ăn thết đãi bạn Quan họ vào giữa canh hát. Cỗ thết bạn Quan họ phải vừa to, nhiều món đặc sản, nấu khéo, cách mời mọc, ăn uống sao cho thanh cao và tình cảm….” [28].

Bánh phu thê (Đình Bảng, Từ Sơn) cũng là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc được nhiều người biết đến. Tương truyền, khi vua Lý đi đánh giặc, Hoàng hậu ở nhà thấy thương nhớ chồng đi đánh giặc ở phương xa gặp nhiều khó khăn về lương thực nên đã tự tay làm ra chiếc bánh từ loại nếp cái hoa vàng gửi cho chồng nơi chiến trường. Khi vua ăn thấy hương vị thơm ngon như thấm vào từng “chân tơ kẽ tóc” của các giác quan đã đặt tên là bánh phu thê để đề cao tình cảm vợ chồng sắt son. Bánh phu thê được tạo nên bởi sự pha trộn tổng hợp những nguyên liệu truyền thống. Chiếc bánh trông có vẻ đơn giản nhưng chứa đựng cả một triết lý Á Đông sâu sắc, biểu tượng cho vũ trụ “trời tròn - đất vuông”, cho quan niệm âm - dương, tình nghĩa vợ chồng gắn bó khăng khít. [6], [33].

Ngoài ra, Bắc Ninh còn có nhiều đặc sản khác vừa dân dã vừa độc đáo và để lại nhiều hương vị đặc biệt cho du khách mỗi khi thưởng thức như: Nem Bùi, gà Hồ, tương Đình Tổ, rượu Vân, bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, cháo Thái Đình Tổ, …

* Truyền thống hiếu học khoa bảng

Bản sắc văn hoá của vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc thể hiện đậm nét ở truyền thống hiếu học khoa bảng. Vùng đất này chính là cái nôi của Nho giáo, đất khoa bảng nổi tiếng cả nước, được sử sách và dân gian ca ngợi là đất của “Một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn”.

Trong thời kì khoa bảng phong kiến, Kinh Bắc có gần 700 vị đỗ đại khoa, chiếm 2/3 cả nước, trong đó 43 vị đỗ Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn,

Thám hoa). Truyền thống khoa bảng ở Kinh Bắc với nhiều đặc điểm nổi bật như: Người đỗ thủ khoa kỳ thi đầu tiên (Lê Văn Thịnh), vị Trạng Nguyên đầu tiên (Nguyễn Quán Quang), đoạt hết thứ hạng Tam khôi (làng Tam Sơn), người đậu Tiến sĩ trẻ nhất nước 15 tuổi (Nguyễn Nhân Thiếp), 2 cha con cùng đỗ một khoa, 2 anh em ruột cùng đỗ một khoa, 5 anh em ruột cùng đỗ Tiến sĩ, 13 đời liền đỗ Tiến sĩ, 9 Tiến sĩ trong một họ làm quan cùng triều. Nơi đây còn có nhiều làng và dòng họ khoa bảng như: Họ Nguyễn và họ Phạm làng Kim Đôi (Kim Chân); họ Đàm (Hương Mạc), họ Ngô và họ Nguyễn (Tam Sơn); họ Ngô (Tam Giang), … Sự độc đáo, truyền thống hiếu học của vùng đất Bắc Ninh có sức thu hút lượng lớn các nhà nghiên cứu và KDL.

Như vậy, có thể khẳng định rằng TNDL của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú, đặc biệt là TNDL nhân văn với 7 nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu là: Quê hương của dân ca Quan họ - Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng; làng nghề và kiến trúc. Đây chính là cơ sở quan trọng để Bắc Ninh xác định các vùng trọng điểm DL, thiết kế các tour DL nội tỉnh và liên vùng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh DL và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì hội nhập.

2.1.3. Dân số và lao động

Theo Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2014, dân số toàn tỉnh là 1132,2 nghìn người chiếm 1,24 % dân số toàn quốc và 5,4% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).

Mật độ dân số năm 2014 là 1376 người/ km2, cao hơn gấp 1,4 lần so với cả nước nhưng lại phân bố không đồng đều. Dân số chủ yếu tập trung ở các thị xã, thị trấn, ven các trục giao thông chính, cao nhất là thị xã Từ Sơn (2601 người/ km2) và huyện Gia Bình có mật độ dân số thấp nhất (877 người/ km2).

Năm 2014, Bắc Ninh có 730,6 nghìn lao động, chiếm 64,5% tổng dân số, trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 637,9 nghìn người và

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí