Phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Doanh thu du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 25

Bảng 1.2. Số lượng lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2005 -

2015 .................................................................................................26

Bảng 1.3. Số cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2006– 2015 26

Bảng 2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa được công nhận cấp quốc gia và địa phương phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh năm 2014 ... 37

Bảng 2.2. So sánh lượng khách du lịch Bắc Ninh với các tỉnh ở vùng ĐBSH & DHĐB 54

Bảng 2.3. So sánh lượng khách du lịch Bắc Ninh với vùng ĐBSH & DHĐB giai đoạn 2005 – 2011 55

Bảng 2.4. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh phân theo thị trường giai đoạn 2006 – 2015 58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Bảng 2.5. Lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015 59

Bảng 2.6. Cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn 2006 –

Phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập - 2

2015 ............................................................................................... 60

Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2030 84

Bảng 3.2. Dự báo chi tiêu của khách du lịch đến bắc Ninh giai đoạn 2016 –

2030 ............................................................................................... 85

Bảng 3.3. Dự báo doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 – 2030 . 86

DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang

Hình 1.1. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 24

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 31

Hình 2.2. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Ninh 34

Hình 2.3. Lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Bắc Ninh năm 2014 47

Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015 52

Hình 2.5. Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 53

Hình 2.6. Cơ cấu khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015 56

Hình 2.7. Lượng khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015 57

Hình 2.8. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo mục đích

chuyến đi năm 2015 60

Hình 2.9. Doanh thu du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015 62

Hình 2.10. Số lượng các cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015..63 Hình 2.11. Cơ cấu trình độ lao động du lịch Bắc Ninh năm 2015 64

Hình 2.12. Bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch tỉnh Bắc Ninh 70

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan cuốn hút ngày càng nhiều quốc gia, nhiều thể chế tham gia và đã đem lại những cơ hội lớn cho các quốc gia trên thế giới để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có Việt Nam.

Với đặc điểm là ngành kinh tế "liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao", sự phát triển du lịch (DL) không thể bó hẹp trong một lãnh thổ "khép kín" mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Như vậy, "hội nhập" không chỉ được xem là xu thế mà còn là bản chất của phát triển điểm đến DL nhằm có được những lợi ích và cơ hội phát triển cho điểm đến.

Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định: "Phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, DL chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH); phát triển đồng thời cả DL nội địa và DL quốc tế;... phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng miền trong cả nước, tăng cường liên kết phát triển DL" [35].

Bắc Ninh là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều bậc hiền tài, nơi có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc với những lễ hội mang nét riêng của vùng văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, những di tích lịch sử - văn hóa, những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang dấu ấn của từng thời kì lịch sử dân tộc, đặc biệt là những làn điệu dân ca Quan họ trữ tình, đằm thắm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Do vậy, DL gắn với các giá trị di sản văn hóa Quan họ nói riêng và văn hoá truyền thống nói chung là điểm khác biệt, là thế mạnh nổi bật của DL Bắc Ninh. Nếu được quan tâm đúng mức và đầu tư bài bản cho hoạt động DL, hình ảnh du lịch gắn với Quan họ sẽ là thương hiệu hấp dẫn của DL Việt Nam.

Có thể khẳng định, tiềm năng phát triển DL của tỉnh Bắc Ninh rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các tuyến DL liên tỉnh, liên vùng. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân nên Bắc Ninh vẫn chưa khai thác tốt được những lợi thế của mình để đưa ngành DL phát triển đạt hiệu quả cao và bền vững.

Xuất phát từ thực tiễn đó và trên cơ sở các công trình nghiên cứu liên quan đến ngành DL, tác giả quyết định chọn đề tài: "Phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập".

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

DL là lĩnh vực đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở những khía cạnh và góc độ tiếp cận khác nhau. Đến nay đã có nhiều công trình liên quan đến ngành DL được các nhà khoa học công bố.

2.1. Trên thế giới

Công trình "Global Tourism – The next decade" (DLtoàn cầu – Thập kỷ tới) của tác giả William Theobald (1994) đã đưa ra khái niệm và phân loại DL; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch phát triển DL; vai trò DL đối với hòa bình thế giới [43].

Cuốn "Tourism in Developing Countries" (Du lịch ở các nước đang phát triển ) của hai tác giả Martin Oppermann và Kye – Sung Chon, (1997) đã tập trung phân tích những vấn đề về sự phát triển DL ở các nước đã và đang phát triển, trong đó nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu DL tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: 1930 – 1960, 1970 – 1985 và 1985 – 1993. Đồng thời, công trình này còn đề cập đến các mô hình phân tích phát triển DL, các phương pháp đo lường phát triển DL quốc tế [41].

Công trình: "The Business of Rural Tourism International Perspectives” (Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh DL tại khu vực nông thôn) của hai tác giả Stephen J. Page và Don Getz, (1997) đề cập đến những vấn đề chính như: Chính sách, kế hoạch, các tác động của thương mại DL tại khu vực

nông thôn, trong đó tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho DL tại khu vực nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như: Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu - Di - lân,… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình DL tại khu vực này [42].

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về du lịch đã được dịch ra tiếng việt như:

Công trình "Marketing du lịch" của Robert Lanquar và Robert Hollier (1992) cũng đề cập đến những mốc lịch sử của marketing DL, các định nghĩa và quan niệm về marketing DL; phân tích cung, cầu DL và các nhu cầu khác về thị trường DL và tác giả cho rằng: marketing ra đời từ sự phát triển của nền văn minh công nghiệp [22].

Cuốn "Kinh tế du lịch" của Robert Lanquar (1993) đã khẳng định: DL là ngành công nghiệp vì nó là toàn bộ những hoạt động nhằm khai thác các của cải của DL, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời, tác giả đã khái quát tình hình và ảnh hưởng của DL đến nền kinh tế, những công cụ và phương tiện phân tích kinh tế học DL và kinh doanh DL [23].

2.2. Ở Việt Nam

Từ năm 1989, đặc biệt từ năm 1990 (Năm du lịch Việt Nam) đến nay đã có nhiều đề tài khoa học, dự án nghiên cứu về địa lý DL, đặc biệt là cơ sở lý luận và phương pháp luận, trong đó có thể kể đến như: "Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1986- 2000",(1986); "Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam", (1986); "Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam", (1991); "Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam" do Tổ chức Du lịch Thế giới - OMT thực hiện, (1992); Chương trình biển KT03, đề tài KT - 03 - 18: "Đánh giá tài nguyên ven biển Việt Nam phục vụ cho mục đích du lịch", (1993); … [35].

Đặc biệt, vấn đề liên kết vùng về phát triển KT - XH, trong đó có liên kết vùng nhằm phát triển DL ngày càng được quan tâm và được cụ thể hóa thông

qua việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển DL của các vùng như: "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010", (1995); "Quy hoạch phát triển vùng Đông Bắc", (1995); "Quy hoạch tổng thể phát triển vùng du lịch Bắc Bộ", (2001); "Quy hoạch tổng thể phát triển vùng du lịch Bắc Trung Bộ", (2001); "Quy hoạch phát triển vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ", (2001); "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi phía Bắc", (2006); "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH & DHĐB) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", (2013); "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", (2013) [35], [36]; … Các văn bản quy hoạch phát triển DL trên đều dựa trên các thế mạnh nổi bật của vùng về DL để xác định mục tiêu và giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm DL đặc thù riêng của mỗi vùng; từ đó xác định các không gian, tuyến và điểm phát triển DL trọng yếu nhằm đem lại hiệu quả cao về KT - XH, mặt khác góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường DL của các vùng.

Các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực DL cũng được nhiều tác giả quan tâm với một số công trình tiêu biểu như:

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Vũ Đức Minh (2004), "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới", đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản có tính chất lý thuyết về nguồn nhân lực, yêu cầu của nguồn nhân lực DL trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt nam. Tác giả còn đưa ra những kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của một số quốc gia như: Các nước ASEAN, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và những bài học kinh nghiệm vận dụng vào điều kiện của Việt Nam [15].

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Trần Xuân Ảnh (2011), "Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế". Tác giả luận án đã nghiên cứu và

làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường DL trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích thực trạng thị trường DL Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tác giả đã phác họa rõ nét về những thành tựu, hạn chế để mở rộng thị trường DL Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Nêu rõ xu hướng phát triển của thị trường du lịch quốc tế và quốc gia, từ đó đề xuất phương hướng trọng tâm phát triển thị trường DL Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế [1].

Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Quang Vinh (2011),"Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)" đã hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế, các yếu tố tác động tới cạnh tranh, chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế, phân tích kinh nghiệm cạnh tranh của doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi nước ta vào WTO [37].

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu dưới góc độ địa lí học cũng đề cập đến ngành DL: “Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong xu thế hội nhập” của Dương Văn Hưng (2013); “Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập” (2015) của Phạm Đức Vinh; “Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” (2015) của Dương Thị Việt ở trường Đại học sư phạm Đại học Thái Nguyên. Bênh cạnh đó, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội nghiên cứu về du lịch: “Phát triển du lịch thành phố Móng Cái trong xu thế hội nhập”của Thái Thị Ba (2011); “Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ mục đích du lịch tỉnh Bắc Ninh” (2011) của Nguyễn Thùy Dung (2011), …

"Quy hoạch du lịch" của tác giả Bùi Thị Hải Yến (2009) đã làm rõ các dẫn luận quy hoạch DL: Lịch sử phát triển của khoa học quy hoạch DL, khái niệm quy hoạch DL; thực trạng kinh doanh DL, tiềm năng và các điều kiện quy

hoạch DL; cơ sở khoa học của việc xây dựng bản đồ quy hoạch DL. Đồng thời đưa ra kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quy hoạch ở vùng biển, vùng núi, các vùng nông thôn và ven đô [39].

2.3. Ở Bắc Ninh

Hoạt động DL ở Bắc Ninh ngày càng phát triển và được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

"Khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch" của Lê Thị Minh Quế (2009) đã đề cập đến tài nguyên du lịch (TNDL) độc đáo của Bắc Ninh chính là Di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh; vai trò và thực trạng của việc khai thác giá trị TNDL này trong bối cảnh phát triển DL chung địa phương cũng như cả nước. Qua đó, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển DL của Bắc Ninh để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển DL đạt hiệu quả cao và bền vững dựa trên lợi thế độc đáo của Di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh [19].

Công trình "Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh" của Vũ Thị Thúy (2010) đưa ra cho độc giả một cái nhìn khá đầy đủ về bức tranh DL làng nghề làm gốm Phù Lãng nói riêng và Bắc Ninh nói chung vẫn còn mang tính chất tự phát, manh mún nên hiệu quả DL còn thấp [30].

Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như: "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc ninh phục vụ phát triển du lịch", luận văn Ths. du lịch của Đỗ Hải Yến (2010), (Đại học Quốc gia Hà Nội

- Trường Đại học KHXH & NV); "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030", (2011, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Bắc Ninh); …. [24], [40].

Bắc Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển DL trong bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Vì thế, các công trình nghiên cứu trên là những nguồn tư liệu quan trọng, mang tính định hướng cả về mặt lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023