Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu. Trong Chương Này, Luận Án Lựa

Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án góp phần làm rõ hơn ở mặt lý luận về phát triển du lịch; xây dựng mô hình phát triển và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch của một địa phương.

- Xác định được những yếu tố tác động đến phát triển du lịch từ mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn, hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và một số nhà nghiên cứu khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

a) Về mặt lý luận

Ý nghĩa của luận án về mặt lý luận:

- Luận án góp phần làm rõ về mặt lý luận về phát triển du lịch, nhất là lý luận về phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng được mô hình phát triển và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch để áp dụng cho Thừa Thiên Huế.

- Xác định được những yếu tố tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.

b) Về mặt thực tiễn

Ý nghĩa của luận án về mặt thực tiễn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

- Đánh giá được mức độ phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế theo mô hình nghiên cứu của tác giả luận án từ việc áp dụng hai mô hình của Miossec và Butler.

- Nêu ra được một số điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức cho sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 3

- Nêu ra được một số kinh nghiệm phát triển du lịch tại một số thành phố trong và ngoài nước có lợi thế du lịch tương đồng với Thừa Thiên Huế. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc của luận án bao gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Trong chương này, luận án lựa

chọn một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, từ đó đánh giá những vấn đề mà các nghiên cứu trước đã giải quyết, những vấn đề còn bỏ ngỏ, từ đó luận án tiếp tục bổ khuyết cho những mảng nghiên cứu còn mờ nhạt hiện nay nhằm tìm ra những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn đối với chủ đề nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong chương này, tác giả luận án nêu ra một số lý luận và thực tiễn liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của luận án, những nội dung này nhằm giúp luận án có thể triển khai các vấn đề nghiên cứu trong các chương tiếp theo.

Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong chương này, tác giả luận án tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng du lịch tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - nay, nghiên cứu, phân tích, so sánh và đối chiếu các giai đoạn phát triển du lịch dựa vào mô hình đánh giá phát triển do tác giả đề xuất tại chương 2, phân tích hồi quy tương quan từ 400 phiếu khảo sát thuộc 5 nhóm yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế, áp dụng phương pháp CFA và kết hợp với mô hình cấu trúc SEM để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình của luận án, đánh giá những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức.

Chương 4: Triển vọng, giải pháp và kiến nghị góp phần phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ kết quả nghiên cứu ở các chương trên tác giả luận án xây dựng các kịch bản về triển vọng phát triển và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giúp cho sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế một cách bền vững và sâu rộng; tác giả luận án nêu một số kiến nghị giúp phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Du lịch là một xu hướng phổ biến và cũng là ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu lớn cho khu vực công, khu vực tư nhân và cộng đồng dân cư. Đối với một số quốc gia hay địa phương, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia hay địa phương đó. Du lịch ngày nay mang tính toàn cầu và là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của cuộc sống của mỗi cá nhân. Nhu cầu du lịch thế giới cũng ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, hướng tới những giá trị mới thông qua trải nghiệm cá nhân trên cơ sở giá trị văn hóa, giá trị tự nhiên, giá trị sáng tạo và công nghệ. Vì vậy, thúc đẩy phát triển du lịch là nhiệm vụ rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương, đặc biệt đối với các quốc gia đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến du lịch rất phong phú và đa dạng, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu gần đây về một số vấn đề liên quan đến ngành du lịch như: sản phẩm, dịch vụ du lịch và tác động của du lịch đến kinh tế - văn hóa - xã hội; phát triển du lịch; du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các nghiên cứu đó có thể chia thành một số nhóm nghiên cứu chính như sau:

1.1. Những nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển du lịch được xác định thông qua sự hình thành các điểm đến. Các điểm đến này được ghi nhận thông qua sự thay đổi về mặt không gian, thời gian, về mặt vật lý, những thay đổi trong việc hình thành các khu nghỉ dưỡng, phương tiện giao thông và những thay đổi về hành vi và thái độ của khách du lịch, người ra quyết định và người dân địa phương đối với các khu nghỉ dưỡng. Sự thay đổi này được đánh giá bằng những thang đo khác nhau ứng với từng giai đoạn phát triển du lịch [129], [76], [138].

Phát triển du lịch thông qua những hoạch định phát triển du lịch của các địa phương nhằm đáp ứng mong muốn và nhu cầu của cộng đồng trong và ngoài khu

vực. Những nhiệm vụ chính của hoạch định này bao gồm quá trình, nguyên tắc và kỹ thuật chuẩn bị các kế hoạch phát triển du lịch tại các khu resort, đô thị; phương thức thu hút du khách; các tiêu chuẩn phát triển và thiết kế; cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch và giải trí; những tác động liên quan đến môi trường và kinh tế - xã hội [22], [105], [161], [162].

Phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương hoặc quốc gia trong một số lĩnh vực như: đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội; thu nhập từ giao dịch ngoại hối; tạo ra nguồn doanh thu cho chính phủ thông qua các nguồn thu thuế trực tiếp hoặc gián tiếp từ đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch; đem lại giá trị thặng dư trong thương mại; đem lại những giá trị so sánh trong các ngành kinh doanh; kích thích đầu tư nhờ hình ảnh tích cực từ ngành du lịch đem lại đối với du khách quốc tế [93], [134], [133], [158], [32].

Phát triển du lịch tạo ra việc làm cho người lao động và giúp xóa đói giảm nghèo cho địa phương. Du lịch tạo việc làm trực tiếp thông qua khách sạn, nhà hàng, cơ sở giải trí, cơ sở hạ tầng giao thông, bán hàng lưu niệm, và gián tiếp thông qua các doanh nghiệp liên quan đến du lịch (thực phẩm và các sản phẩm khác, dịch vụ, thương mại). Việc phát triển du lịch đã tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động, cho những người sống ở nông thôn hoặc các khu vực chậm phát triển kinh tế [144], [156].

Với sự phát triển và mở rộng của cơ sở hạ tầng du lịch đã giúp ngành du lịch hình thành nhiều loại hình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Các loại hình du lịch giúp cho các khu vực có những điều kiện không thuận lợi về những loại hình du lịch truyền thống có thể phát triển các loại hình du lịch đặc thù dựa vào lợi thế khai thác của cải từ du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Những loại hình du lịch này giúp họ bắt kịp với trật tự toàn cầu mới đang thay đổi nhanh chóng [32], [78], [125], [132].

Phát triển du lịch theo hướng bền vững, hạn chế tối đa xâm hại đến môi trường và văn hóa - xã hội. Vì vậy, chính sách pháp luật liên quan đến du lịch và các khu vực được bảo vệ; việc tạo ra và quản lý du lịch tại các khu vực được bảo vệ; các kỹ thuật đánh giá, giám sát và quản lý; cũng như việc chuẩn bị hoạt động du

lịch tại các khu vực được bảo vệ. Ngoài ra, phát triển du lịch bền vững cần có sự tham gia chủ động của cộng đồng địa phương, những người quản lý các khu vực được bảo vệ và những doanh nhân tư nhân [78], [152].

Mặc dù còn nhiều học thuyết hoặc lý luận về du lịch và phát triển du lịch cần được tham khảo để giúp cho nghiên cứu có những thông tin bổ ích, tuy nhiên, những vấn đề nêu ra ở trên là những vấn đề cơ bản về du lịch mà tác giả luận án cần nghiên cứu sâu tại các chương tiếp theo của luận án.

Bên cạnh những công trình, bài viết nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, có tác động trực tiếp đến các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng, các học giả, các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng cập nhật và tiến hành nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Du lịch tạo ra sự liên kết giữa các nước phát triển và các nước chưa phát triển thông qua những mối quan hệ cộng sinh giữa hoạt động kinh tế của thương mại quốc tế trong ngành du lịch và liên kết với những vấn đề phi thương mại, gia tăng từ trao đổi văn hóa, xây dựng sự thân thiện và hiểu biết lẫn nhau [88], [164], [143].

Hội nhập kinh tế là hợp tác toàn diện hoặc một phần giữa các nền kinh tế quốc gia của các quốc gia khác nhau, xóa bỏ các rào cản đối với sự di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, vốn, lực lượng lao động giữa các quốc gia, hội tụ các thị trường của mỗi quốc gia riêng lẻ để tạo thành một thị trường (chung) duy nhất, giảm sự khác biệt giữa các tác nhân kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau, không có bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào của các đối tác nước ngoài trong mỗi nền kinh tế quốc gia. Trong quá trình hội nhập thị trường của các nước đối tác trên cơ sở quan hệ thương mại hiệu chỉnh đầy đủ và không cho phép nhà nước can thiệp vào quá trình này. Việc thực hiện hội nhập chỉ phụ thuộc vào quyết định chính trị của các thị trường kết hợp, tôn trọng tồn tại sự đồng thuận chính trị nhất định của những người tham gia về các vấn đề chính [2], [55], [64].

Hội nhập kinh tế đã tạo ra mạng lưới du lịch quốc tế, mạng lưới liên kết này tạo ra nhiều lợi ích và những thành công trong hoạt động kinh doanh du lịch,

trao đổi học tập kinh nghiệm và chia sẽ nguồn lực trong cộng đồng [130]. Mạng lưới du lịch đã thúc đẩy tăng trưởng du lịch trong trung hạn và trong dài hạn cho các tổ chức du lịch trong mạng lưới [98].

Toàn cầu hóa du lịch kéo theo nhiều ngành nghề dịch vụ phát triển như giao thông vận tải, lưu trú, hệ thống phân phối du lịch, các dịch vụ và sản phẩm du lịch đặc biệt, quảng bá du lịch; ngoài việc đóng góp vào nền kinh tế thì toàn cầu hóa cũng đặt ra một số thách thức như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - xã hội của du lịch, du lịch bền vững và môi trường, vai trò của chính phủ trong việc hoạch định và điều hành chính sách du lịch, vai trò của các tổ chức khu vực và quốc tế trong ngành du lịch, phát triển nhân lực phục vụ ngành du lịch [98], [119].

Toàn cầu hoá không giống với nền kinh tế toàn cầu, nó không chỉ là sự mở rộng mối quan hệ đa phương mà còn có liên hệ chặt chẽ với nhiều yếu tố về chính trị, văn hoá và quan hệ xã hội. Toàn cầu hoá thúc đẩy các quá trình này và tạo ra những điều kiện mới mà tất cả những ai muốn thành công phải thích ứng. Khía cạnh then chốt của toàn cầu hoá du lịch là rất quan trọng trong nghiên cứu du lịch đối với sản xuất, tiêu dùng và vị trí vô hướng của quyền lực trong kiểm soát, điều tiết du lịch và sự phát triển của nó. Toàn cầu hoá là trọng tâm của tất cả các doanh nghiệp du lịch. Toàn cầu hoá không chỉ làm giảm biên giới và làm giảm rào cản thương mại giữa các quốc gia, mà còn là một động lực của sự thay đổi [153].

1.2. Những nghiên cứu liên quan đến du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Ở Việt Nam, từ nhiều năm qua, nhận thức về vai trò của du lịch ngày càng được quan tâm và chú ý của các cấp, các ngành, địa phương và người dân, vì vậy, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã và đang tích cực tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn để đưa ra những kiến nghị thúc đẩy phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội. Vì vậy, du lịch luôn được ưu tiên hàng đầu trong các chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển cần có những chiến lược phát triển du lịch và các loại hình du lịch; giới thiệu chất lượng sản phẩm du lịch, công nghiệp du lịch, các yếu tố cấu thành công nghiệp du lịch [19].

Việt Nam là một trong những quốc gia đa dạng về văn hóa, và văn hóa đã góp phần thúc đẩy du lịch phát triển thông qua các đặc trưng nổi bật của văn hóa ở từng giai đoạn lịch sử, các giá trị văn hóa nổi bật, hệ thống di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống và các sản phẩm văn hóa đặc trưng ở từng địa phương [38].

Phát triển du lịch theo hướng bền vững là xu thế chính của phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây, việc xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững được xem xét từ góc độ khai thác sử dụng tài nguyên và thực trạng môi trường du lịch, những giải pháp đảm bảo phát triển du lịch và xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững ở từng khu vực cụ thể tại Việt Nam [15], [42].

Phát triển du lịch của từng địa phương trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và doanh nghiệp du lịch nhằm giúp các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp thúc đẩy phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Một số nghiên cứu về thực trạng về hệ thống các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và phát triển du lịch, những nghiên cứu này đã xác định thực trạng chính sách đầu tư phát triển khu du lịch của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đầu tư [23]. Nghiên cứu và đề xuất định hướng phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế [20]. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch ở Trung Quốc và một số thành phố ở Việt Nam như: Hà Nội, Hải Phòng để rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [1]. Nghiên cứu vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế du lịch, cũng như tác động ngược lại của kinh tế du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội góp phần thúc đầy du lịch ở các tỉnh Bắc Trung bộ và khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tại khu vực này [14]. Một số nghiên cứu và đề xuất mô hình mẫu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm

nghèo tại một địa bàn của Lào Cai, ví dụ: triển khai loại hình du lịch sinh thái lồng ghép với du lịch văn hóa, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch để góp phần xóa đói giảm nghèo, trong đó cộng đồng dân cư sở tại kể cả những người nghèo là lực lượng tham gia thực hiện kinh doanh du lịch [39].

Nhìn chung những nghiên cứu này đã và đang góp phần cho du lịch nước nhà và một số tỉnh phát triển du lịch theo đúng định hướng, kế hoạch. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra những mô hình phát triển cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch từng địa phương nói riêng; ngoài ra những địa phương chưa đánh giá được những vấn đề liên quan đến cơ hội - thách thức, điểm mạnh - điểm yếu cho du lịch tỉnh nhà trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay.

1.3. Những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến phát triển du

lịch

Nhân tố tác động đến phát triển du lịch thì nhóm yếu tố của Gunn

(2002) đã xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp. Từ những vấn đề ông đã nêu ra thì có những nhân tố chính có thể tác động đến phát triển du lịch như phát triển của vùng du lịch, sự gia tăng của các bên liên quan, nhu cầu của khách du lịch và nâng cao khả năng đáp ứng, mở rộng thị trường du lịch và phát triển nguồn lực đáp ứng nhu cầu du lịch của địa phương [95].

Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu đã nêu ra một số yếu tố tác động của du lịch như:

- Yoon (1998) cho thấy rằng sự hỗ trợ của cộng đồng cho phát triển du lịch là điều cần thiết cho hoạt động thành công và bền vững của du lịch [174].

- Yoon, Gursoy, & Chen (2000) cho rằng du lịch phụ thuộc nhiều vào thiện chí của cộng đồng địa phương và người dân; đồng thời hiểu được thái độ của cộng đồng địa phương đối với phát triển du lịch là điều cần thiết để đạt được mục tiêu hỗ trợ cộng đồng địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch [174].

Những yếu tố tác động đến du lịch nói chung và du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng là một trong những vấn đề cốt lõi nhằm giúp tác giả luận án

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023