DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình chu trình sống trong sự phát triển của các khu nghỉ mát du lịch của Butler 27
Hình 2.2. Mô hình không gian phát triển du lịch của Miossec 29
Hình 2.3. Mô hình phát triển du lịch hỗn hợp (kết hợp Butler và Miossec) 31
Hình 2.4. Mô hình đánh giá phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 32
Hình 2.6. Hiệu ứng hệ số lan toả của chi tiêu du lịch 39
Hình 2.5. Mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn 53
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý Thừa Thiên Huế 83
Hình 3.2. Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991 - 2000 ..98 Hình 3.3. Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2018 101 Hình 3.4. Mô hình các giai đoạn phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế 102
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 1
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu. Trong Chương Này, Luận Án Lựa
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Mô Hình Chu Trình Sống Trong Sự Phát Triển Đô Thị Du Lịch Của
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Hình 3.5. Điểm số bình quân yếu tố Lựa chọn điểm đến 111
Hình 3.6. Điểm số bình quân yếu tố Chi phí 112
Hình 3.7. Điểm số bình quân yếu tố Hấp dẫn 112
Hình 3.8. Điểm số bình quân yếu tố Giao thông 113
Hình 3.9. Điểm số bình quân yếu tố Hỗ trợ 114
Hình 3.10. Kết quả phân tích yếu tố khẳng định (CFA) 117
Hình 3.11. Các yếu tố chính tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế .119
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lí đắc địa; điều kiện tự nhiên đa dạng; an ninh, chính trị, xã hội ổn định; văn hóa phong phú... tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Được thiên nhiên ưu đãi, nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh. Có lịch sử hơn 4000 năm với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, Việt Nam có nhiều địa chỉ du lịch lịch sử hấp dẫn, ấn tượng. Văn hóa thiên nhiên và văn hóa lịch sử được rải rộng khắp cả nước. Với những thuận lợi trên nhiều lĩnh vực đã và đang thúc đẩy nền kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng ngày càng phát triển. Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế Việt Nam liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2007 - 2018 đạt 6,38%, GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.587 USD/người. Đây là những con số đáng ghi nhận về một nền kinh tế trẻ, năng động như Việt Nam. Trong đó, ngành du lịch với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 14%/năm (gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế) đã và đang đóng góp đáng kể vào nền kinh tế nước nhà; đồng thời, du lịch đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu người lao động, và quảng bá hình ảnh Việt Nam đối với bạn bè quốc tế [187].
Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc khu vực miền trung Trung bộ. Vùng đất này từng là Kinh đô của triều đại nhà Nguyễn tồn tại gần 150 năm, nơi đây lưu giữ kho tàng lịch sử, giá trị văn hóa đặc sắc, lâu đời của nước ta. Văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, ẩm thực độc đáo,... đã cuốn hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế còn thu hút khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên hữu tình, thi vị và con người địa phương chân chất, hiền lành. Thừa Thiên Huế là nơi lưu giữ 5 di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận (Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu). Vịnh Lăng Cô (thuộc huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế hơn 60
km về phía nam) với chiều dài 42,5 km được liệt vào danh sách Vịnh biển đẹp nhất thế giới do tổ chức Worldbays Club (Club of the Most Beautiful Bays of the World
- Câu lạc bộ những Vịnh đẹp nhất thế giới) bình chọn vào tháng 5 năm 2009. Ngoài ra, có nhiều địa điểm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích, lịch sử cấp quốc gia. Như vậy, có thể nói, Thừa Thiên Huế là tỉnh hội đủ nhiều điều kiện về tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa để phát triển ngành du lịch. Đây cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch khu vực trung Trung Bộ và cả nước.
Phát triển du lịch là nhiệm vụ then chốt, mũi nhọn của chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2013, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030. Mục tiêu của bản Quy hoạch là thúc đẩy du lịch Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, tầm nhìn tổng quát trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế; đảm bảo tính bền vững; đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Song song với quy hoạch du lịch của tỉnh nhà, trong giai đoạn này (năm 2013 - 2030), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013. Quy hoạch này nhấn mạnh đến phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hóa - lịch sử; liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ. Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong quy hoạch tổng thể chung của vùng Bắc Trung Bộ nên đã được Chính phủ quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài, nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây, nâng cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ… Ý thức được tầm quan trọng này, chính quyền, các thành phần kinh tế và người dân toàn tỉnh đã tích cực tham gia đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ và các sản phẩm liên quan đến du lịch góp phần thúc đẩy du lịch tỉnh nhà.
Trong những năm gần đây, Đảng, Chính phủ, Nhà nước đã có nhiều chính
sách nhằm kích cầu ngành du lịch phát triển trên thị trường quốc tế như: hội nhập kinh tế quốc tế giúp ngành du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng; vốn đầu tư nước ngoài; nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển xuất khẩu tại chỗ sản phẩm du lịch địa phương. Việc cam kết của chính phủ về mở cửa thị trường du lịch nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các hiệp định giữa Việt Nam với các cộng đồng kinh tế và các quốc gia riêng lẻ, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã kết hợp với các Bộ, ban, ngành, các công ty lữ hành quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư ở các thị trường tiềm năng như khu vực AEC, EU, Đông Bắc Á và Bắc Mỹ thông qua các hội chợ du lịch, tuần lễ du lịch và ngày văn hóa Việt Nam ở hải ngoại… Những hoạt động trên đã giúp ngành du lịch Thừa Thiên Huế thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm dịch vụ du lịch của tỉnh nhà đến với cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch Thừa Thiên Huế những năm qua chưa tương xứng với những nguồn lực, tiềm năng phát triển du lịch sẵn có. Đồng thời, đứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ như hiện nay đã mang lại nhiều cơ hội và những thách thức khiến cho ngành du lịch nước ta nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cần có chính sách, biện pháp kịp thời. Vấn đề đặt ra là làm sao phát triển du lịch Thừa Thiên Huế phù hợp xu hướng của thế giới, tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức trong bối cảnh hiện nay để phát triển mạnh mẽ mà vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng và tinh hoa di sản thế giới? Những vấn đề này cần được nghiên cứu, đề xuất biện pháp một cách cụ thể, khoa học, hiệu quả để giúp ngành du lịch Thừa Thiên Huế phát triển bền vững. Vì vậy, đây chính là lí do tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để làm luận án tiến sĩ.
Để giải quyết những vấn đề cấp bách trên, tác giả luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Du lịch Thừa Thiên Huế đang ở giai đoạn nào của chu trình phát triển và yêu cầu thúc đẩy ở giai đoạn này là gì?
(2) Những yếu tố nào tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế hiện
nay và thời gian tới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?
(3) Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển và hội nhập kinh tế liên quan đến du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, luận án đề xuất mô hình phát triển du lịch; điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức; các giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu nêu trên và có cơ sở chứng minh để trả lời các câu hỏi đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, tổng hợp và làm sáng tỏ những nghiên cứu và lý luận về phát triển du lịch; du lịch trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa liên quan đến du lịch quốc tế, trong nước và Thừa Thiên Huế.
Thứ hai, nghiên cứu mô hình phát triển du lịch của Miossec và Butler để xây dựng mô hình và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.
Thứ ba, nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn, hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 để xác định các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay thông qua sử dụng các mô hình đã nêu.
Thứ năm, nghiên cứu các mốc lịch sử giai đoạn phát triển du lịch Thừa Thiên Huế (từ năm 1989 đến nay) để có đánh giá khách quan về sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế hiện nay, đồng thời, qua sự đánh giá này sẽ đóng góp cho luận án nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu và bổ sung vào các giải pháp phát triển du lịch.
Thứ sáu, phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của du lịch Thừa Thiên Huế làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phát triển du lịch Thừa Thiên Huế bền vững.
Thứ bảy, phân tích kinh nghiệm phát triển du lịch tại một số thành phố trong nước và khu vực Châu Á có tài nguyên du lịch tương đương nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho du lịch Thừa Thiên Huế.
Thứ tám, từ kết quả nghiên cứu luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vấn đề nghiên cứu:
Những vấn đề mà tác giả luận án cần nghiên cứu để đánh giá du lịch Thừa Thiên Huế về các khía cạnh như sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong và ngoài nước. Những vấn đề được nghiên cứu này dùng để làm căn cứ để đánh giá sự phát triển Thừa Thiên Huế.
Thứ hai: Để đánh giá sự phát triển, đầu tiên cần đánh giá thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế đã và đang phát triển đến giai đoạn nào.
Thứ ba: Sau khi nghiên cứu được giai đoạn phát triển của du lịch tỉnh nhà, tác giả luận án sẽ nghiên cứu sâu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Để từ đó tác giả luận án nêu ra những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức. Căn cứ vào những vấn đề này và kết hợp với những vấn đề liên quan đến chính sách của nhà nước về du lịch, đưa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư: Căn cứ các vấn đề đã nghiên cứu và phân tích, tác gải luận án đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần thúc đầy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian bắt đầu tái thành lập lại tỉnh Thừa Thiên Huế vào đầu những năm 1989 cho đến nay được làm mốc thời gian nghiên cứu chính cho luận án.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận
Luận án sử dụng cách tiếp cận là nhìn nhận vấn đề trong mối tương tác tổng thể bên trong và bên ngoài để phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến nội dung luận án. Đồng thời, trên cơ sở cách tiếp cận của chuyên ngành kinh tế quốc tế, luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành như quan hệ quốc tế, địa lý kinh tế, khoa học chính sách, và các nghiên cứu liên quan khác nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp phân tích định tính
- Phân tích các tài liệu thứ cấp:
Tập hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu của luận án nhằm đưa ra những vấn đề, những dữ liệu thống kê liên quan đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế từ các dữ liệu văn bản hay các dữ liệu ở dạng sách báo như sau:
+ Những dữ liệu thứ cấp do chính phủ phát hành là các nghị định, thông tư liên quan đến phát triển du lịch Việt Nam.
+ Dữ liệu thứ cấp trong các cơ quan lưu trữ, thư viện chuyên ngành bao gồm các báo cáo nghiên cứu, luận án, bài báo liên quan đến du lịch.
+ Những dữ liệu trong nội bộ tổ chức, người quản lý thông tin hay dữ liệu trong bộ phận thích hợp là các số liệu của tỉnh, ngành du lịch Thùa Thiên Huế phục vụ cho luận án.
+ Những dữ liệu trên mạng Internet được truy cập tại các cổng thông tin và những công cụ tìm kiếm (search engine) nhằm tìm kiếm các thông tin quốc tế và trong nước liên quan đến du lịch, hội nhập kinh tế...
- Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm với ba nhóm khách du lịch trong nước, ngoài nước và các nhà quản lý du lịch tại Thừa Thiên Huế, mỗi nhóm 12 người về thang đo và câu hỏi cho bảng khảo sát. Kết quả của thảo luận đã giúp cho luận án có được bảng khảo sát và thang đo như sau: Thang đo Likert gồm 5 bậc đo và 21 biến quan sát độc lập và 01 biến quan sát phụ thuộc được xây dựng dựa trên mô hình phát triển du lịch do tác giả đề xuất với nhóm yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc, đó là (1) Lựa chọn điểm đến: gồm 5 biến quan sát, (2) Chi phí: gồm 3 biến quan sát, (3) Hấp dẫn: gồm 6 biến quan sát, (4) Giao thông: gồm 3 biến quan sát, (5) Hỗ trợ: gồm 4 biến quan sát, và yếu tố phụ thuộc (6) Đánh giá chung: 01 biến quan sát phụ thuộc.
b) Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn/khảo sát trực tiếp. Tổng số phiếu cần thiết cho nghiên cứu là 400 phiếu (theo tính toán từ công thức
(1) tại chương 3), để đảm bảo số lượng phiếu này, tác giả luận án đã phát ra 700 phiếu để khảo sát khách du lịch bao gồm Việt Nam, Châu Mỹ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Âu, Tây Á và Châu Phi bằng bảng câu hỏi với phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 22.0 được sử dụng ở bước này. Tiêu chuẩn chọn là các biến phải có hệ số tương quan biến - tổng (itemtotal - correlation) > 0,30; hệ số 0,50 < Cronbach Alpha < 1,00; 0,40 ≤ hệ số tải yếu tố (factor loading) < 0,10; thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích ≥ 50% [93].
c) Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study)
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch tại một số thành phố trong nước và quốc tế nhằm rút ra một số bài học cho phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
So sánh với tình hình nghiên cứu hiện nay như đã đề cập ở trên, luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch tại tỉnh