giám sát khách phải chờ đợi dồn ép ở bến tàu, hướng dẫn viên phải tranh giành tàu cho khách của mình. Bên cạnh các đội tàu được đầu tư tốt, khẳng định được thương hiệu, còn nhiều đội tàu nhỏ chỉ có 2-3 tàu cũ mua thanh lý từ các đội tàu lớn hoạt động theo kiểu chộp giật, chặt chém, lừa đảo du khách. Đặc biệt từ hiện tượng thuyền máy của người dân chạy bán theo các tàu du lịch để bán hàng rong, thậm chí là xin tiền khách ngoại quốc đang có chiều hướng gia tăng. Nhiền đoàn khách phàn nàn về hiện tượng này và cho biết họ không thể làm gì được mặc dù thời gian đi thăm quan Vịnh kéo dài 5 tiếng đồng hồ, thậm chí vào lúc ăn trưa trên tàu luôn có thuyền máy của người dân bám theo, người lớn chào mua ốc, san hô, hải sản, hoa quả, trẻ em thì xin tiền. Thủy thủ đoàn cũng ngại va chạm với những đối tượng này. Khu du lịch Quan Lạn – Minh Châu, vào mùa cao điểm đón một lượng khách lớn, vào những ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật đón khoảng 3.000 du khách (trong khi đó dân số trên Đảo chỉ khoảng 5.000 người) đã đẩy giá cả hàng hóa dịch vụ lên gấp 2 đến 3 lần, với giá cả đắt đỏ như vậy khách du lịch đã phải mang theo đồ ăn, thức uống từ trong đất liền ra. Nhiều khách du lịch đến lần đầu tiên vào mùa cao điểm đã cảm thấy rất bất ngờ với các mức giá 50.000đ một gói mì, 75.000đ một bát phở, những thứ mà ngày bình thường có giá bằng 1/4. Khu du lịch Yên Tử cũng rơi vào tình trạng này, mọi hàng hóa dịch vụ đều bị đội lên nhiều lần mức bình thường. Hiện tượng lừa đảo, móc túi trong dịp cao điểm cũng tác động mạnh đến độ hài lòng của khách du lịch khi đến với Quảng Ninh. Hàng lưu niệm của du lịch Quảng Ninh còn thiếu sự đa dạng chưa có những mặt hàng tiêu biểu cho địa phương. Qua khảo sát cho thấy các gian hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch hầu hết là các sản phảm mang tính phổ biến mà khách du lịch có thể mua ở bất cứ nơi nào trên Việt Nam, mặt hàng lưu niệm được cho là đặc trưng của Quảng Ninh là đồ thủ công mỹ nghệ được chế tác từ than đá chưa thực sự hấp dẫn được du khách về chủng
loại và mẫu mã. Đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm đi nhu cầu chi tiêu của khách du lịch khi đến với Quảng Ninh.
Tỷ lệ rủi ro về sức khỏe đối với khách du lịch cũng là yếu tố quan trọng trong bộ chỉ thị đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhìn chung ở Quảng Ninh chưa có vụ việc nào liên quan đến dịch bệnh do du lịch mang lại, công tác phòng chống dịch bệnh vào mùa cao điểm được đặc biệt quan tâm, tại các khu du lịch thường xuyên có mặt cán bộ y tế dự phòng, kịp thời xử lí các vấn đề liên quan đến dịch bệnh phát sinh. Tuy nhiên ở các khu du lịch Biển đã xảy ra những tai nạn liên quan đến vấn đề sông nước, một phần do sự chủ quan của du khách, nhưng phần lớn do trách nhiệm của các đơn vị chủ quản kinh doanh du lịch. Ở khu vực các bãi tắm chính chưa có các đội cứu hộ chuyên nghiệp được trang bị các phương tiện cứu hộ hiện đại, chủ yếu dựng lại các khẩu hiệu cảnh báo, nhắc nhở du khách, chưa có biển báo độ sâu của mực nước. Tại bãi biển Quan Lạn vào mùa hè xuất hiện những cơn sóng lớn rất nguy hiểm, tuy nhiên công tác cảnh báo tuyên truyền chưa được quan tâm. Khu vực Vịnh Hạ Long thường xuất hiện những hiện tượng thời tiết nguy hiểm như Giông, Tố, Lốc..v.v. Nhưng những yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách khi đi tham quan Vịnh chưa được các tàu du lịch thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt vào trung tuần tháng 2 năm 2011 đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng làm thiệt mạng 12 du khách quốc tế, nguyên nhân do sự lơ là, thiếu tinh thần trách nhiệm của thủy thủ đoàn dẫn đến sự cố nước tràn vào khoang máy không phát hiện ra kịp, tai nạn xảy ra vào thời điểm lúc nửa đêm, thời điểm mà khách đã ngủ say, khi xảy ra sự cố không kịp thoát ra ngoài. Đây là một vụ việc có tính nghiêm trọng ảnh hưởng đến hình ảnh của Vịnh Hạ Long trong cuộc đua đến danh hiệu một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
Nhìn chung, vấn đề đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách của Du lịch Quảng Ninh là chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể lí giải từ nhiều góc độ. Đó là nhận thức của lãnh đạo địa phương về vị trí, vai trò của du lịch
trong phát triển kinh tế xã hội chưa thực sự cao. Nhìn từ góc độ chính sách, có thể nhận thấy Quảng Ninh chưa có chính sách đầu tư hiệu quả, nhằm nâng cao và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng của ngành du lịch. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, thậm chí có những việc cấp thiết như nhà vệ sinh cho du khách đã đề cập nhiều năm nhưng hầu như không có tiến bộ đáng kể nào. Vấn đề cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nghèo nàn về sản phẩm du lịch, các Tour du lịch đều có sự trùng lặp, na ná như nhau, không tạo ra nhiều sự lựa chọn cho du khách. Dấu ấn mà du lịch Quảng Ninh để lại trong lòng du khách chủ yếu là sự hùng vĩ của Vịnh Hạ Long và vẻ đẹp thơ mộng của các bãi biển. Sự đặc sắc của các sản phẩm du lịch mang tính nhân tạo thì hầu như chưa có gì. Công tác quản lí nhà nước còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác quản lí đối với các phương tiện vận tải tham gia hoạt động du lịch. Đối với vấn đề quản lí giá cả vào mùa cao điểm, chưa phối hợp với quản lí thi trường trong việc yêu cầu niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh. Một số văn bản pháp luật chồng chéo, quy định không rõ ràng, không rõ trách nhiệm, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, việc quy định về hạn chế tốc độ xe trên các tuyến quốc lộ 18 kéo dài thời gian đi lại, gây ức chế cho du khách. Công tác hành chính tại cửa khẩu còn nhiều thủ tục rườm rà, làm mất nhiều thời gian của du khách. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách. Chưa xây dựng được những sản phẩm thực sự cao cấp. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng kinh doanh theo kiểu chộp giật, không chủ động phát triển các Tour du lịch mới. Trong thời gian tới cần có những giải pháp khác phục những tồn tại nêu trên, coi đó là một yếu tố đảm bảo cho du lịch Quảng Ninh phát triển bền vững.
2.3.2. Tác động của du lịch đối với hệ sinh thái tự nhiên
Tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Điều đó cũng có nghĩa là ngành du lịch có tác động đến vấn đề tài nguyên môi trường. Sự tác động này bao gồm cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực.
Sự tác động tích cực thể hiện ở chỗ, du lịch giúp đẩy mạnh công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nhờ có quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010 Tỉnh đã xác định được các khu vực quan trọng để đẩy mạnh công tác bảo tồn. Điển hình là khu du lịch Vân Đồn, các cấp chính quyền đã có sự nhận thức sâu sắc hơn trong công tác bảo vệ đối với những tài nguyên thiên nhiên có giá trị du lịch. Hàng loạt các hoạt động bảo tồn phục vụ phát triển du lịch đã được tiến hành. Tiêu biểu là việc thành lập Vườn Quốc Gia Bái Tử Long. Hoạt động du lịch sinh thái cũng bắt đầu được triển khai ở nơi này, đến với Vườn Quốc Gia Bái Tử Long du khách sẽ được chiêm ngưỡng giá trị đặc sắc về cảnh quan và đa dạng sinh học bao gồm: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, Rừng ngập mặn, Rạn san hô, Tùng áng, hồ nước mặn. Sự đa dạng, độc đáo của các hệ sinh thái rừng, biển ở Vườn Quốc Gia Bái Tử Long có thể xây dựng nhiều loại hình du lịch hấp dẫn từ nghỉ ngơi, thưởng ngoạn đến khám phá thiên nhiên và nghiên cứu khoa học.
Quảng Ninh còn có chủng loại cát trắng silic (nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh và pha lê), được phân bố dọc theo 200km bờ biển. Trước đây hoạt động khai thác cát phục vụ mục đích dân dụng và công nghiệp diễn ra nhộn nhịp. Tuy nhiên nhờ có sự thay đổi về quan điểm, chính quyền địa phương đã nhận thấy, so với phục vụ các mục đích khác, giá trị kinh tế do hoạt động du lịch mang lại lớn hơn gấp nhiều lần, hoạt động khai thác dần được hạn chế (đặc biệt ở các khu vực có cảnh quan đẹp). Mỏ cát Vân Hải (Vân Đồn) đã cơ bản ngừng khai thác và bản thân công ty quản lý mỏ cát cũng chuyển sang kinh doanh du lịch.
Hoạt động du lịch có những tác động tích cực đối với tài nguyên rừng trên địa bàn của Tỉnh( tỷ lệ che phủ của rừng đạt 43%). Tại các khu quy hoạch phát triển du lịch công tác bảo vệ và trồng phục hồi tài nguyên rừng được chú trọng. Hiện nay du khách thăm quan ở khu vực Bãi Dài (Vân Đồn) đã lại thấy màu xanh ngút ngàn của rừng tái sinh, xen kẽ với những mảng
Có thể bạn quan tâm!
- Ecomost: Mô Hình Du Lịch Bền Vững Của Cộng Đồng Châu Âu
- Chính Sách Phát Triển Du Lịch Quảng Ninh.
- Tình Hình Cơ Sở Vật Chất-Kỹ Thuật Của Du Lịch Quảng Ninh Giai Đoạn 2001- 2010
- Quan Điểm Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Quảng Ninh
- Mục Tiêu Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững
- Các Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Về Mặt Xã Hội.
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
rừng nguyên sinh còn sót lại. Ý thức của người dân địa phương về bảo vệ rừng cũng được nâng cao. Nhiều hộ gia đình triển khai mô hình trang trại kết hợp với rừng sang phục vụ du lịch, thu thút được sự chú ý của du khách. Để bảo vệ tài nguyên rừng trên núi đá vôi và giá trị cảnh quan, hoạt động khai thác đá vôi ở khu vực Bái Tử Long đã được hạn chế. Tại khu vực Bãi Cháy diện tích rừng thông trồng mới không ngừng tăng. Tại khu danh thắng Yên Tử, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương chuyển khu rừng đặc dụng thành rừng quốc gia Yên Tử. Nơi đây có hệ động vật đa dạng và phong phú, trong đó có 23 loài đặc hữu quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như voọc mũi hếch, sóc bay lớn, ếch gai, ếch ang... có giá trị cao trong việc bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch. Việc nâng cấp rừng đặc dụng Yên Tử thành rừng quốc gia Yên Tử sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường cũng như bảo tồn và phát triển các mẫu chuẩn hệ động, thực vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm.
Du lịch giúp cho chất lượng môi trường ở một số khu vực được cải thiện. Điển hình như Vịnh Hạ Long, một số dự án môi trường do ngành du lịch triển khai đã được nhân dân các Làng chài Vông Viên, Cửa Vạn hưởng ứng tham gia, nhiều dân khu vực này đã tiến hành vệ sinh môi trường trong khu vực, dọn rác thải trên mặt nước. Với sự tham gia của tỉnh đoàn Quảng Ninh phát động nhiều chiến dịch thu gom rác thải dọc bờ biển thu hút được sự tham gia của đông đảo học sinh sinh viên khu vực thành phố Hạ Long. Hiểu biết về môi trường của công đồng dân cư được tăng cường thông qua việc trao đổi học tập với khách du lịch. Cơ sở hạ tầng được cải thiện, hệ thống đường xá hệ thống cấp thoát nước ở các khu vực có hoạt động du lịch phát triển mạnh, được tăng cường đầu tư, một phần kinh phí được đầu tư chính nguồn lợi do du lịch mang lại.
Sự tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối vối môi trường tự nhiên. Điều này được thể hiện rõ nét nhất tại khu vực thành phố Hạ Long, nơi mà hoạt động du lịch diễn ra mạnh mẽ nhất. Do sự đầu tư một cách ồ ạt xây dựng cơ sở lưu trú trên bờ đã phá vỡ cảnh quan tự nhiên, bức tranh toàn cảnh của khu vực Bãi Cháy - Tuần Châu không còn hấp dẫn về mặt kiến trúc và thất bại về quy hoạch, việc phá núi lấy đất lấn biển tạo ra hình ảnh nham nhở, nhiều khách sạn, nhà nghỉ cao thấp đủ loại được xây dựng một cách lộn xộn, chen chúc. Thấp thoáng những khách sạn sang trọng là những nhà tạm mái tôn, lôm nhôm biển quảng cáo, vỉa hè xộc xệch. Biển chỉ nhìn thấy từ xa do một dải bờ biển bị rào bởi các công trình dự án. Trong tương lai khu vực Tuần Châu – Hùng Thắng sẽ trở thành một khu đô thị ven biển, khó có thể trở thành một thị trấn du lịch biển theo đúng nghĩa.
Khu vực Vân Đồn cũng đang đứng trước nguy cơ lặp lại sai lầm của Bãi Cháy - Tuần Châu về quy hoạch và kiến trúc, qúa trình đô thị hóa tại khu vực này diễn ra khá nhanh việc san núi lấy đất lần biển xây dựng, khu đô thị mới làm ảnh hưởng đến cảnh quan của vịnh Bái Tử Long. Vấn đề xây dựng dân dụng diễn ra không tuân thủ quy hoạch, vai trò của chính quyền chưa được thể hiện trong công tác quản lý xây dựng.
Hoạt động du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với việc gia tăng khối lượng chất thải, gây sức ép đến môi trường. Đối với tài nguyên nước, để đáp ứng cho 5,5 triệu du khách với thời gian lưu trú 1,5 ngày, với tiêu chuẩn sử dụng 0,5 m3/ngày thì sẽ phải mất 4 triệu m3 nước sạch. Nhu cầu về nước sạch hoạt động gây sức ép lớn lên hệ thống cấp thoát nước của Quảng Ninh, đặc biệt tại khu vực thành phố Hạ Long. Để phục vụ nhu cầu quá lớn của khách du lịch và nhân dân địa phương ba giếng khoan ngầm sâu của Hạ Long được bơm thẳng vào hệ thống mà không qua xử lý. Vì vậy, chất lượng nước chưa
cao, không thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Xử lý nước thải còn nhiều bất cập, hiện nay hai trạm xử lý nước thải của thành phố mới chỉ xử lý được 65%
lượng nước thải, phần còn lại xả trực tiếp qua Vịnh, khu vực Bãi Cháy nước biển ô nhiẽm do nước thải ra từ khu du lịch là nguyên nhân khiến nhiều du khách e ngại khi tắm biển ở khu vực này. Nhìn chung chất lượng môi trường ở khu vực thành phố Hạ Long đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, mà một trong những nguyên nhân là do hoạt động du lịch.
Rác thải từ hoạt động du lịch cũng là một yếu tố tác động lên chất lượng môi trường. Đối với các khu di tích lịch sử văn hóa lượng rác thải do du ịch tăng đột biến vào dịp đầu năm mới âm lịch, tại các khu du lịch Biển hiện tượng xả rác bừa bãi trên bãi biển là một vấn đề nhức nhối lâu nay của những người làm công tác du lịch, nguyên nhân do ý thức của khách du lịch còn thấp, đối tượng chủ yếu rơi vào khách nội địa, chính quyền thường xuyên phải phát dộng các chiến dịch thu gom rác trên bãi biển trọng điểm. Tại khu du lịch Vân Đồn đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu ô nhiễm do rác thải từ hoạt động du lịch không được thu gom, xử lý.
Điện sinh hoạt vào mùa cao điểm là vấn đề gây bức xúc hiện nay. Mùa du lịch Quảng Ninh hoạt động nhộn nhịp nhất lại rơi vào mùa thiếu điện trầm trọng của cả nước. Lượng du khách đến Quảng Ninh vào thời điểm này theo thống kê vào khoảng 2 triệu du khách, gây nên sự quá tải về nhu cầu sử dụng điện càng làm cho vấn đề thiếu điện trở nên trầm trọng. Điện lực Quảng Ninh buộc phải thực hiện biện pháp điều tiết bằng cách cắt điện luân phiên ở các địa phương khác trong Tỉnh, ưu tiên cho khu vực Bãi Cháy - Hạ Long. Hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn do sử dụng máy phát điện cá nhân cũng bắt đầu xuất hiện gây cảm giác khó chịu cho du khách.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên phần lớn là do công tác quy hoạch và dự án phát triển kinh tế xã hội còn có những bất cập, chồng chéo. Công tác quản lí xây dựng cơ bản bị buông lỏng. Tại Hạ long khi quy hoạch tổng thể phát triển du lịch còn chưa được phê duyệt và triển khai, thì các dự án chi tiết và các dự án đầu tư đã chiếm gần hết quỹ đất xây dựng. Sự chồng
chéo này suýt gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khu danh thắng Yên Tử, khi Quyết định số 2809/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên - Môi trường cho phép Tổng Công ty Đông Bắc khai thác than bằng phương pháp hầm lò tại xã Tràng Lương (huyện Đông Triều). Các chuyên gia nhận định, khi khai thác than đơn vị thi công sẽ đi sâu vào các vỉa 4, 5, 7 theo chiều ngang (xuyên vào trong lòng quả núi). Để tận thu than thì bắt buộc phải phá hỏa, như thế sẽ tạo ra các khoảng rỗng lớn bên trong làm biến dạng bề mặt bên trên gây rạn nứt mặt đất. Với hướng khai thác này sẽ đi thẳng vào khu vực di tích Yên Tử, trực tiếp ảnh hưởng đến chùa Hoa Yên. Nhiều khu vực thiếu một chiến lược phát triển hiệu quả, dẫn đến tình trạng đầu tư thừa, khai thác tài nguyên quá mức, quá tải đối với quỹ đất . Sự nhận thức chưa thực sự sâu sắc về phát triển du lịch bền vững, dẫn đến tư tưởng chạy theo giá trị kinh tế, xem nhẹ các giá trị môi trường. Xây dựng cảng Cái Lân đã làm dấy lên những lo ngại về hậu quả môi trường đối với Vịnh Hạ Long. Chính quyền Tỉnh chưa có biện pháp hiệu quả trong việc quản lí chất thải nhà máy, bệnh viện, khu du lịch, khu dân cư cũng như việc thải chất chứa dầu xuống biển. Ngoài ra những hạn chế nêu trên còn có nguyên nhân là sự thiếu ý thức trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động du lịch. Khách du lịch nội địa là đối tượng nguyên nhân chính của tình trạng xả rác bừa bãi. Nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường chưa cao. Nhìn chung tác động của du lịch đến hệ sinh thái tự nhiên còn trong giới hạn chấp nhận được. Nhưng những hạn chế nêu trên không được khắc phục và xử lý kịp thời sẽ gây nên những hậu quả khôn lường cho chất lượng môi trường tự nhiên và cả bản thân ngành du lịch.
2.3.3. Tác động của du lịch đối với kinh tế Quảng Ninh
Giai đoạn 2001- 2010, ngành du lịch Quảng Ninh đã có bước phát triển vượt bậc. Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Năm 2010 tổng doanh thu từ du lịch đạt 3.100 tỷ đồng, chiếm 19,5% giá trị GDP toàn tỉnh. Đây là ngành có đóng góp thứ hai chỉ sau ngành than (24,6%). Một phần kinh