Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh - 12

Đối với cộng đồng địa phương cần tích cực tham gia hoạt động du lịch tại địa phương, có thái độ giao tiếp phù hợp với du khách. Mỗi một người dân trong khu du lịch cần là một tấm gương về bảo vệ môi trường để khách du lịch noi theo. Đối với người dân sống gần khu bảo tồn thiên nhiên như Bái Tử Long, Ba Mùn, Hoành Bồ..v.v. không tham gia vào các hoạt động săn bắn, mua bán các loài động vật hoang dã trong danh mục bị cấm để chế biến món ăn hoặc nhồi bông làm hàng lưu niệm.

KẾT LUẬN


Phát triển du lịch bền vững là hướng đi tất yếu của ngành du lịch Quảng Ninh, bởi vì sau một thời gian dài có tốc độ tăng trưởng cao, ngành kinh tế này đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính bền vững, nổi bật là sự ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của tài nguyên du lịch, điều này đặc biệt nguy hiểm vì sản phẩm du lịch ở đây được xây dựng chủ yếu trên cơ sở nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có, đó là những tài nguyên có độ nhạy cảm cao, nếu bị hủy hoại sẽ khó có khả năng hồi phục. Xuất phát từ nguyên nhân này, luận văn” Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh” đã tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm của phát triển bền vững và đạt được một số kết quả như sau:

- Khái quát những lí luận cơ bản của phát triển du lịch bền vững, đưa ra một số tiêu chí và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Những vấn đề này có thể sử dụng tham khảo cho công tác hoạch định chiến lược phát triển du lịch của Quảng Ninh trong thời gian tới.

- Tìm hiểu quá trình phát triển du lịch tại một số quốc gia có điểm tương đồng với Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững và không bền vững. Đây cũng là sự tham khảo quý báu cho việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghiên cứu những tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Quảng Ninh. Trên cơ sỏ đó đề xuất những định hướng phát triển sản phẩm du lịch phù hợp, có tính bền vững và hấp dẫn cao với du khách trong và ngoài nước.

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua, làm rõ nguyên nhân của những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững như: Sự xuống cấp của tài nguyên du lịch, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các trung

tâm du lịch, số ngày lưu trú bình quân và hệ số chi tiêu thấp của khách du lịch.

- Luận văn đã nghiên cứu những tác động tích cực cũng như tiêu cực của hoạt động phát triển du lịch trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường trong phạm vi không gian của tỉnh Quảng Ninh. Phân tích những đóng góp tích cực của phát triển du lịch đối với việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó luận văn cũng phân tích những áp lực của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên, sự buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác quy hoạch, khiến cho hoạt động xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến cảnh quan của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận hai lần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Trên cơ sỏ đánh giá thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển có tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại và đưa ngành du lịch phát triển theo hướng bền vững.

- Tuy nhiên, đây là một đề tài còn mới mẻ, liên quan đến nhiều lĩnh vực phạm vi nghiên cứu đánh giá rộng, vì vậy luận văn không tránh được những thiếu sót, cần phải được tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh - 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN(1980), Chiến lược bảo tồn Thế giới, NewYork.

2. Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED(1987), Tương lai của chúng ta, NewYork.

3. Chính phủ nước CHXHCNVN (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

4. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ Tỉnh lần thứ 13, Quảng Ninh.

5. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh.

6. Sở Du Lịch Quảng Ninh (2006), Báo cáo tổng kết 5 năm của ngành Du lịch Quảng Ninh(2001- 2006), Quảng Ninh.

7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2011), Báo cáo kết quả công tác năm2010 và phương hướng nhiêm vụ năm 2011 của ngành Du Lịch Quảng Ninh, Quảng Ninh.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2011), Định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2016, Quảng Ninh.

9. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Lê Huy Bá (chủ biên), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, năm 2009.

12. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội.

13. Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường ĐHKTQD Hà Nội, Hà Nội.

14. Đoàn Thị Thanh Trà (2007), Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Luận văn thạc sĩ du lịch học, Trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội

15. Phạm Văn Thắng (2009), Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững khu vực Hoa Lư và phụ cận, Luận văn Thạc sĩ Khu vực học, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Hà Nội.

16. Đặng Huy Huỳnh(2005), Bảo vệ các cảnh quan và đa dạng sinh học để phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (4), trang 12.

17. Trịnh Lê Anh(2005), Môi trường xã hội nhân văn và vấn đề phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (4),trang 8.

18. Lê Hải(2006), Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững,

Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3), trang 15.

19. Nguyễn Thị Hải(2006), Quản lý tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Yên Tử, Tạp chí Quản lí nhà nước, (2), trang 17.

20. Phạm Lê Thảo (2005), Môi trường tự nhiên với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (8) trang 9.

21. Phạm Trung Lương (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam (12) trang 7.

22. Phạm Trung Lương (2004), Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (10) trang 11.

23. Nguyễn Trọng Hoàng(2004), Xây dựng môi trường phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12) trang 8.

24. Trần Trung Dũng(2005), Hải Phòng với những dự án đầu tư phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2) trang 3.

25. Sweeting, J. 1999. The green host effect: An Integrated Approach to Sustainable Tourism and Resort Development. Washington, DC: Conservation International.

26. Wong, P,P., 1991. Coastal Tuorsirm in South East Asia. ASEAN. Education Series 8.

27. IUCN, 1998. Tuyển tập báo cáo, Hội thảo kế hoạch du lịch cộng đồng Sapa. Hà Nội.

28. Nikolova, A. and L.Hens, 1998. Sustainable Tourism. Free University of Brussel, Belgium.

MỤC LUC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 5

1.1. Khái luận về phát triển du lịch bền vững 5

1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững và du lịch bền vững 5

1.1.2. Nội dung của phát triển du lịch bền vững 12

1.1.3. Vai trò của nhà nước trong phát triển du lịch bền vững 13

1.1.4. Chiến lược phát triển du lịch hướng đến sự bền vững 16

1.1.5. Những điều kiện cơ bản đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững 18

1.1.6. Tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch 24

1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển du lịch bền vững 28

1.2.1. Phát triển du lịch không bền vững 28

1.2.2. ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng châu âu 31

1.2.3. Bài học cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở QuảngNinh…..32

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG

BỀN VỮNG Ở QUẢNG NINH 36

2.1. Khái quát về du lịch Quảng Ninh 36

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 36

2.1.2.Tiềm năng phát triển du lịch 38

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 38

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 40

2.1.2.3. Chính sách phát triển du lịch ở Quảng Ninh 42

2.2. Tình hình phát triển du lịch ở Quảng Ninh 46

2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch 46

2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 47

2.2.3. Lực lượng lao động của ngành du lịch Quảng Ninh 49

2.2.4. Tình hình kinh doanh du lịch giai đoạn 2001 – 2010 50

2.3.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch Quảng Ninh 51

2.3.2.1. Vấn đề đáp ứng nhu cầu của khách du lịch 51

2.3.2.2. Tác động của du lịch đối với hệ sinh thái tự nhiên 57

2.3.2.3. Tác động của du lịch đối với kinh tế Quảng Ninh 62

2.3.2.4. Tác động của du lịch lên xã hội – nhân văn 65

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở QUẢNG NINH 68

3.1. Quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh 68

3.1.1. Bối cảnh mới về kinh tế - xã hội 68

3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch bền vững 70

3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch bền vững 71

3.2.1. Mục tiêu phát triển 71

3.2.2. Định hướng phát triển 73

3.3. Giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh theo hướng bền vững 74

3.3.1. Các giải pháp phát triển bền vững về kinh tế 74

3.3.1.1. Nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước đối với việc thực hiên các mục tiêu phát triển du lịch bền vững 74

3.3.1.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch 76

3.3.1.3. Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp 77

3.3.1.4. Đẩy mạnh quảng bá, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường khách

cao cấp 77

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022