Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh - 2

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Chính phủ đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” trong đó đề ra các nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển bền vững:

Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong quá trình triển.

Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới. Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng cho phát triển bền vững. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý với phát triển xã hội. Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc “ Mọi mặt”: Kinh tế, xã hội và môi trường đều có lợi.

Thứ ba, bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của phát triển. Tích cực chủ động phòng ngừa những tác động xấu với môi trường do hoạt động của con người gây ra. Cần áp dụng nguyên tắc người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường phải bồi thường. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về bảo vệ môi trường; Chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc, lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội, coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong phát triển bền vững.

Thứ tư, quá trình phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng đối với thế hệ hiện tại mà không gây tổn hại đối vớ các thế hệ tương lai. Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận với nguồn lực chung và được phân phối một cách công bằng lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất , tri thức, văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ mai sau. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo

được, gìn giữ và bảo vệ môi trường sống. Phát triển hệ thống “sản xuất sạch” thân thiện với môi trường, xây dựng lối sống lành mạnh, hài hòa, gần gũi và yêu quí thiên nhiên.

Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước. Công nghiệp hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường được ưu tiên sử dụng trong các ngành sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh và có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.

Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền các bộ ngành, địa phương, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương và trên quy mô cả nước. Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên, đồng bào dân tộc thiểu số trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn vá lâu dài của đất nước.

Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước. Phát triển quan hệ song phương và đa phương thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực, tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học công nghệ , tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững. Chú trọng phát huy lợi thế , nâng cao chất lượng hiệu quả, năng lực cạnh tranh, chủ động phòng ngừa những tác động xấu với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gây nên.

Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.[3]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

*Khái niệm du lịch bền vững

Vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, trên thế giới xuất hiện những cảnh báo đầu tiên về sự suy thoái môi trường do hoạt động du lịch gây ra, các

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh - 2

nhà khoa học đã dùng khái niệm “ du lịch rắn”(Hard tourism) để chỉ các hoạt động du lịch ồ ạt, không được quy hoạch hợp lí. Khái niệm “du lịch mềm” (Soft tourism) chỉ một chiến lược du lịch mới tôn trọng tài nguyên môi trường. Năm 1996 xuất hiện khái niệm “ du lịch bền vững “ ( Sustainable) do Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế đưa ra trên cơ sở phát triển của khái niệm “du lịch mềm”, nhưng có nội dung rộng hơn không chỉ dừng lại bảo vệ môi trường mà còn phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Khái niệm du lịch bền vững do Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế đưa ra có nội dung: “Du lịch bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch cho thế hệ tương lai”. ( World Travel and Tourism Council, 1996).[25]

Bên cạnh khái niệm của Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cũng đưa ra khái niệm du lịch bền vững là “ Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường và đánh giá cao tự nhiên, theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương” (International Union for Conservervation of Nature, 1996). [25]

Du lịch bền vững “đòi hỏi quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi đó vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ thống đảm bảo sự sống”( Nikolova và Hens, 1998).[28]

Du lịch bền vững và du lịch đại chúng có sự khác biệt. Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch hợp lí cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc công tác giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Kết quả là

có thể phá hủy hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi tự nhiên và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên. Giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ.

Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ có thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn do việc thiếu các cơ chế quản lý và cơ chế lập kế hoạch có hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những kế hoạch hợp lí để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho các chương trình phúc lợi cho cộng đồng địa phương, hoặc các chương trình bảo tồn nhằm bảo vệ cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Nói cách khác du lịch đại chúng chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt, những lợi ích cá nhân của nhà kinh doanh. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến các khu vực có cảnh quan tự nhiên đẹp, đồng có những cơ chế quản lí lỏng lẻo về môi trường, xây dựng các khu du lịch có những đặc điểm điển hình của du lịch đại chúng. Đây là vấn đề mà Việt Nam cần lưu ý khi kêu gọi đầu tư nước ngoài. Những cơ hội và các đe dọa có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận. Thực tế phát triển cho thấy du lịch bền vững là mô hình mang lại nhiều lợi ích hơn so với du lịch đại chúng.

*Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Những nguyên tắc để đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững không tách rời khỏi những nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Trên cơ sở đó

kết hợp với những đặc điểm của ngành du lịch, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới đưa ra mười nguyên tắc cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

Thứ nhất, sử dụng tài nguyên một cách bền vững bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa.

Thứ hai, giảm tiêu thụ và xả thải quá mức, nhằm giảm các chi phí khắc phục các suy thoái môi trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng du lịch.

Thứ ba, duy trì tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên xã hội và văn hóa là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.

Thứ tư, lồng ghép phát triển du lịch bền vững vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.

Thứ năm, hỗ trợ nền kinh tế địa phương, du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.

Thứ sáu, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách.

Thứ bảy, sự tư vấn của nhóm quyền lợi và của công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng, các tổ chức và cơ quan đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

Thứ tám, đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp phát triển du lịch bền vững, nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch.

Thứ chín, Marketting du lịch một cách có trách nhiệm, phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên xã hội và văn hóa của khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu du khách.

Thứ mười, triển khai các nghiên cứu, nhằm hộ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.[10]

1.1.2. Nội dung của phát triển du lịch bền vững

Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường: Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, bởi vì tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Hoạt động du lịch đại chúng tác động tiêu cực đến nguồn lợi tự nhiên như ảnh hưởng đến nhu cầu và chất lượng nguồn nước, các chất thải, ô nhiễm không khí, tiếng ồn và phong cảnh, làm nhiễu loạn sinh thái tại khu du lịch,. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, việc khắc phục sẽ rất tốn kém hoặc không thể thực hiện. Phát triển du lịch bền vững coi phát triển bền vững tài nguyên môi trường là nội dung quan trọng hàng đầu, điều đó có nghĩa hoạt động khai khác sẽ đi đôi với hoạt động bảo tồn. Du lịch bền vững sẽ bảo vệ và quản lí các nguồn tài nguyên đặc biệt là nguồn tài nguyên không thể phục hồi. Giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm tài nguyên đất, nước, và không khí. Bảo vệ sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên khác.

Phát triển bền vững về xã hội: Du lịch bền vững không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan tham gia trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát và tăng cường nhận thức của các bên liên quan về vai trò của họ trong hoạt động du lịch. Du lịch bền vững chú trọng đến vấn đề phân phối lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo ra cơ hội cải thiện cuộc sống, nâng cao mức thu nhập và cung cấp dịch vụ cho người nghèo.

Phát triển bền vững về kinh tế: Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan. Bên cạnh đó sự phát

triển bền vững về kinh tế còn có nghĩa là sức sống của doanh nghiệp và hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch, sự tái đầu tư của ngành đối với công tác bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển du lịch bền vững

Nhìn từ phương diện phát triển kinh tế đơn thuần thì du lịch có thể được điều khiển một cách hiệu quả bởi khu vực tư nhân, tuy nhiên đối với sự phát triển của du lịch bền vững đòi nhất thiết phải có vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước thể hiện một cách cơ bản nhất là giám sát hoạt động du lịch có phù hợp với định hướng phát triển bền vững. Chính phủ có thể tác động đến phát triển du lịch bền vững bằng cách thông qua hệ thống bộ máy chính quyền, tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng về môi trường, văn hóa, kinh tế. Xây dựng các mô hình kinh tế nhằm giúp cho việc xác định các mức độ và hình thức phù hợp cho các hoạt động phát triển tại các khu vực thiên nhiên và đô thị. Xây dựng các tiêu chuẩn và quy tắc cho việc đánh giá tác động môi trường và văn hóa. Giám sát và kiểm toán các hoạt động phát triển du lịch thực hiện có theo kế hoạch dự kiến không. Thực hiện hệ thống kiểm toán môi trường khu vực cho ngành du lịch.

Chính phủ có thể xem xét đến du lịch trong khi lập quy hoạch sử dụng đất nhằm giảm thiểu những mâu thuẫn với cách thức sử dụng đất lâu đời và đảm bảo sức chứa của các điểm du lịch sẽ phản ánh mức độ bền vững của sự phát triển được giám sát điều chỉnh một cách phù hợp.

Chính phủ đưa ra các tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng mà những tiêu chuẩn này sẽ đảm bảo rằng các dự án phát triển du lịch sẽ phù hợp với văn hóa địa phương và môi trường tự nhiên

Chính phủ cũng có thể phát triển các kỹ thuật và công cụ thích hợp để phân tích tác động của dự án du lịch đến các điểm được công nhận là di sản văn hóa và các công trình cổ kính mà sự phân biệt này là một bộ phận không thể thiếu của đánh giá tác động môi trường và văn hóa

Chính phủ có thể thực thi các quy định để ngăn ngừa việc buôn bán bất hợp pháp các cổ vật, các sản phẩm thủ công dân gian các nghiên cứu khảo cổ tự phát sự mất mát các giá trị thẩm mỹ.

Chính phủ cũng có thể lập nên những ban tư vấn về du lịch trong đó có đại diện của: Dân bản địa, quảng đại quần chúng, ngành du lịch, các tổ chức phi chính phủ, và những người khác và quá trình ra quyết định cần phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan

Chính phủ có thể tăng cường và hỗ trợ du lịch bền vững bằng cách: Xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng.Chỉ đạo các cơ quan chức năng tham gia vào các hoạt động du lịch cùng với các bộ phận khác có liên quan. Đảm bảo ngành du lịch có đại diện trong các buổi họp quan trọng về quy hoạch kinh tế và môi trường. Đưa chính sách phát triển du lịch bền vững vào tất cả các thỏa thuận về phát triển du lịch địa phương cũng như quốc gia. Chính phủ xây dựng một sơ đồ cho việc phát triển du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các chính sách và luật. Ví dụ :

• Luật và quy chế xác định các tiêu chuẩn cho các phương tiện du lịch, tiếp cận với các nguồn lợi đa dạng sinh học và quy chế sử dụng đất, phân

vùng. Điều này có thể đòi hỏi những hiện trạng về tác động môi trường trước khi phát triển.

• Cơ sở hạ tầng: thiết kế, phát triển và quy chế (nước, năng lượng, đường, sân bay…)

• Công cụ kinh tế được xác định trong các chính sách, ví dụ như: những động cơ cho việc đầu tư du lịch bền vững và việc tạo ra các khu bảo vệ tư nhân.

• Tiêu chuẩn về sự lành mạnh và độ an toàn, bao gồm những quản lý chất lượng và quy chế các hoạt động kinh doanh; mục đích là bảo vệ người tiêu dùng và thoả mãn những nhu cầu của cư dân – bao gồm các cộng đồng truyền thống và người bản xứ - và bảo vệ cách sống của họ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022