Tiêu Chí Đánh Giá Tính Bền Vững Của Hoạt Động Du Lịch

1.1.6. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch

Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch bộ chỉ thị đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch

Hoạt động du lịch dễ bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực từ môi trường, kinh tế và xã hội. Chỉ một sự cố môi trường xảy ra, du khách lập tức sẽ chọn địa điểm du lịch khác. Vì vậy cần phải có những phương pháp thích hợp đánh giá sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch. Những phương pháp này một mặt là thước đo sự thành công của công tác quản lí điều hành, mặt khác là hệ thống cảnh báo sớm giúp nhà quản lí phát hiện sớm phát hiện tình trạng nguy hiểm của khu du lịch. Phương pháp đánh giá dựa vào bộ chỉ thị môi trường là một cách giải quyết tối ưu cho vấn đề này. Nội của nó như sau:

Thứ nhất, Bộ chỉ thị về đáp ứng nhu cầu của du khách:

Tỷ lệ % số khách quay trở lại/tổng số khách

Số ngày lưu chú bình quân/đầu du khách

Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tai nạn) do du lịch/số lượng du khách.

Thứ hai, Bộ chỉ thị để đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên:

% chất thải chưa được thu gom và xử lý

Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)

% diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh - 4

% số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình.

Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến, hiếm hoi, không có).

% khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới (tính theo trọng tải)

Thứ ba, Bộ chỉ thị đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế:

% vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác.

% số việc làm trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương.

% GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi cho du lịch mang lại.

% chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chi phí vật liệu xây dựng.

% giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch. Thứ tư,Bộ chỉ thị đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội – nhân văn:

Chỉ số Doxey

Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan với du lịch

Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch

Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương (so với dạng nguyên thủy)

Số người ăn xin/tổng số dân địa phương

Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch

Độ thương mại hóa của cá sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia.[10]

Đánh giá sự bền vững của hoạt động du lịch dựa vào bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững của IUCN

Tháng 10/2008, Hội nghị Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới của IUCN lần đầu tiên công bố bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu. Bộ tiêu chí này được xây dựng dựa trên cơ sở hàng nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp thế giới. Nội dung của Bộ tiêu chuẩn này bao gồm:

Thứ nhất,quản lý hiệu quả và bền vững

Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn.

Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế. Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn.

Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh.

Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: (i) Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương; (ii) Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được; (iii) Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; (iv) Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt.

Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.

Thứ hai, gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương.

Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước. Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý. Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể.

Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù

về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản).

Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục.

Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em. Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lương đầy đủ. Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận.

Thứ ba, gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực

Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.

Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép. Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương.

Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.

Thứ tư, gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: (i) Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; (ii) Cân nhắc khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này; (iii) Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như

khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh; (iv) Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng.

Giảm ô nhiễm: (i) Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; (ii) Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng; (iii) Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế; (iv) Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng; (v) Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất.

Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: (i) Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; (ii) Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng; (iii) Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn; (iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao; (v) Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn. bảo tồn ven biển, biển, đảo.tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương ven biển, tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch biển bền vững hoặc phát triển du lịch cộng đồng, nhằm chuyển đổi nghề nghiệp, cải thiện sinh kế và góp phần xoá đói giảm nghèo.

1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển du lịch bền vững.

1.2.1. Phát triển du lịch không bền vững

Trước khi được phát triển như là các khu nghỉ mát cho du khách vào những năm 1970, chỉ có 12 gia đình sống trên hòn đảo Cancun (Mexico). Toàn vùng này bấy giờ bao gồm Bang Quintana Roo - được hình thành gồm những rừng nhiệt đới khá nguyên vẹn và những bãi biển hoang sơ và được định cư bởi 45.000 cư dân địa phương của cộng đồng Maya. Ngày nay, Cancun có hơn 2.6 triệu du khách hàng năm và có hơn 20.000 phòng khách sạn và cộng đồng định cư lâu dài ở đây là hơn 300.000. Những tác động môi trường và xã hội được xem là tầm quan trọng thứ cấp trong kế hoạch phát triển của Cancun. Ví dụ: không cung cấp những ngôi nhà cho người thu nhập thấp, người di cư làm việc ở trong vùng và kết quả là khu nhà ổ chuột được phát triển và khoảng 75% rác thải sinh hoạt từ những khu cộng đồng này không được xử lý. Các vùng rừng ngập mặn và rừng trong đất liền đã bị chặt phá, các đầm phá đã bị san bằng và những đồi đất cũng biến mất. Nhiều loài chim, sinh vật biển và những động vật khác cũng không còn nữa. (Jame E. N. Sweeting. 1999). [25]

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Paytaya (Thái Lan). Vào nhưng năm 50 của thế kỷ trước, Pataya còn là một làng chài, đến đầu thập niên 80, nơi đây đã xuất hiện một trung tâm du lịch ven biển lớn nhất Đông Nam Á. Do sự tăng trưởng quá nhanh quá trình quy hoạch không theo kịp, tình hình trở nên lộn xộn. Các hoạt động du lịch bị lèn chặt vào một không gian chật hẹp. Các quán Bar, Hộp đêm, Massage chen chúc trong một đoạn phố dài 300m. Các khác sạn xả rác và nước thải trực tiếp ra biển, bãi biển bị ô nhiễm bởi rác có nguồn gốc từ khách du lịch, xen lẫn với du khách, tàu thuyền và những người bán dạo. cho đến giữa thập kỷ 80, ô nhiễm môi trường đã ở mức không thể chịu đựng nổi. thiếu cơ sở hạ tầng, nước, điện, hệ thống thông tin lẫn hệ thống thoát nước. An ninh cho du khách ở mức độ tồi tệ. (Wong, P,P., 1991) [26]

Tuy nhiên sự phản ứng nhanh chóng của chính quyền có thể giúp khắc phục được một phần những biến cố về môi trường do hoạt động du lịch tạo nên, có thể lấy trường hợp của tỉnh An Huy với những nỗ lực bảo vệ đối với khu du lịch Hoành Sơn làm minh chứng. Hoành Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc, đó là một khu danh thắng có cảnh quan thiên nhiên đẹp và là khu di tích lịch sử văn hóa. Bao phủ một diện tích 154 km2 , khu vực này có 72 ngọn núi nhỏ khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 suối nước khoáng, 24 dòng suối tự nhiên, 20 đầm lầy to nhỏ

khác nhau, tài nguyên thiên nhiên nơi đây là những rừng lá rụng, vùng đầm lầy phẳng lặng, rừng thông, các loài động thực vật quý hiếm đang được bảo vệ. Hoành Sơn còn có nhiều đền, những nhà tu kín, lầu, và những dòng chữ khắc họa trên đá. Sự tăng trưởng nhanh của du lịch Hoành Sơn đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như:

- Số lượng loài động thực vật giảm xuống.Sự xây dựng các công trình đường xá và đường cáp treo qua núi cùng các dự án thủy lợi đã làm mất đi hoặc tổn hại đến thảm thực vật rừng, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm. Thảm thực vật này một thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loài động vật mà ngày nay hiếm khi người ta nhìn thấy chúng.

- Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên, xây dựng tràn lan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó.

- Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch đi các hệ thống thủy văn. Các hồ chứa nước và công trình chứa nước khác được xây dựng để đảm bảo để cung cấp cho khách du lịch. Vì vậy cần phải xây dựng đập chắn nước ngang qua suối do đó gây ra sự thay đổi lớn đối với lưu vực sông.

- Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách. Du lịch ở vùng núi Hoành Sơn đã phát triển từ số khách 282.000 trong năm 1979 lên

đến 1.300.000 trong năm 1990. Ở vào thời kì cao điểm hàng ngày có khoảng 1 vạn lượt khách đến tham quan.

- Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rất nhiều rác đang thải ra khu thắng cảnh Hoành Sơn. Một số rác thải sinh hoạt được chôn nhưng nước thải sinh hoạt hàng ngày lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dòng suối, dòng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước.

Những vấn đề nêu trên chính là biểu hiện của phát triển du lịch không bền vững, để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực bởi phát triển du lịch không bền vững gây ra tại Hoành Sơn, chính quuyền tỉnh An Huy đã xây dựng một chiến lược để bảo vệ khu du lịch bao gồm 10 điểm:

1. Tán thành nguyên tắc chỉ đạo phòng ngừa

2. củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động hành chính và kế hoạch cần thiết

3. Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước.

4. Phân tán du lịch ra một khu rộng hơn

5. Sự dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đến thăm quan một khu du lịch cụ thể nào đó.

6. Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh thái này tự phục hồi thông qua quá trình phát triển tự nhiên.

7. Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong khu du lịch. Như vậy cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa. Các công trình xây dựng phải được thiết kế hài hòa với cảnh quan và các đặc tính của địa phương. Không cấp phép xây dựng cho các công trình không đạt các tiêu chí trên.

8. Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi trường và làm giảm áp lực đối với hệ sinh thái.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí