Cơ Sở Vật Chất Thông Tin Liên Lạc, Điện Nước, Xử Lý Rác Thải Tại Khu Du Lịch


nhiều thời gian và vất vả băng qua các bãi nước, đường nhỏ chật chội…thì hiện nay với các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng du lịch thông qua việc làm đường, mở rộng nâng cấp các bến bãi đỗ xe thì chỉ cần không quá 2 tiếng là tới nơi. Từ khi được công nhận là nơi lưu giữ các bảo vật Quốc gia thì các tuyến đường quốc lộ: 32, 21A, quốc lộ 6 được mở rộng trong đó tuyến quốc lộ 21A đến chùa Thầy, chùa Tây Phương được làm mới hoàn toàn và mở thành 2 làn đường giúp du khách di chuyển thuận lợi. Hàng ngày, còn có một số tuyến xe bus liên vùng và nội vùng chạy theo cả hai chiều tạo điều kiện đi lại cho du khách.Ở chùa Hương, cầu Yến Vĩ được xây mới với hai làn xe, quốc lộ 21B từ Ba La về chùa Hương được nâng cấp, hệ thống cáp treo được bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho du khách. Hệ thống giao thông đường thủy thông thoáng hơn, không còn hiện tượng bán hàng rong trên thuyền; các banner quảng cáo, biển chỉ dẫn được sắp xếp hợp lý không làm ảnh hưởng đến khung cảnh thiên nhiên.

Tuy vậy, hệ thống giao thông trong vùng vẫn còn gặp phải những hạn chế nhất định. Việc chất lượng không đồng đều của hệ thống giao thông nông thôn với những con đường liên xã, huyện…cắt ngang các tuyến quốc lộ cộng thêm các phương tiện vận tải hàng hóa, chất thải với trọng tải lớn đi lại rất nhiều dẫn đến chất lượng đường xá bị xuống cấp, bụi bẩn. Du khách chủ yếu là người nội tỉnh đi đến các di tích tâm linh bằng phương tiện xe máy dẫn đến sự nguy hiểm cho họ khi trên đường các xe tải di chuyển như “hung thần”. Ở chùa Hương và một số điểm di tích khác có hiện tượng cò mồi chèo kéo giành giật khách sử dụng các dịch vụ vận chuyển tạo ấn tượng xấu với du khách. Vào nhưng ngày cao điểm, các tuyến đường chính bị tê liệt nhốn nháo do sự tham gia giao thông mất trật tự, ùn tắc. Đây là việc có thể giải quyết và khi đã giải quyết được sẽ càng thu hút và hấp dẫn du khách bốn phương về với khu vực này.


Nhìn chung hệ thống hạ tầng giao thông dẫn vào các điểm du lịch tâm linh đều khá thuận tiện. Tuy nhiên đại đa số du khách khi được hỏi về mặt bằng cơ sở kỹ thuật phục vụ bãi đỗ, trông giữ và trả xe cho du khách thì đều đánh giá ở mức trung bình thậm chí là thấp. Theo khảo sát điều tra về hạ tầng cơ sở phục vụ việc trông giữ xe cho du khách tại một số điểm tâm linh tiêu biểu trong khu vực thì có đến trên 80% du khách thấy không hài lòng bởi các khu trông giữ xe mặc dù đã được mở rộng nhưng vẫn không đủ để đáp ứng đủ chỗ đỗ xe bởi số lượng người đua nhau đổ về những nơi được cho là rất linh thiêng này. Một số bãi đỗ tự tiện tăng giá vé trông xe, nhất là đối với xe máy và ô tô. Có nơi giá vé tăng gấp 5 đến 10 lần so với ngày thường. Ngoài việc giá cả trông giữ phương tiện tăng cao đột ngột không kéo theo dịch vụ lên mà nhiều nơi thái độ, tác phong phục vụ của đội ngũ trông giữ xe còn thiếu nhã nhặn, thiếu nhiệt tình trong việc chỉ dẫn sắp xếp phương tiện, lời lẽ ứng xử không tế nhị, cộc lốc không phù hợp với không gian văn hóa của điểm đến. Việc này cũng là một yếu tố không nhỏ gây cản trở tới sự phát triển hoạt động tham qan du lịch một cách bền vững.

2.4.3 Cơ sở vật chất của dịch vụ lưu trú

Nhìn chung, cơ sở vật chất dịch vụ lưu trí tại khu vực phía Tây Hà Nội có phát triển hơn so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại ở một số điểm di tích tâm linh lớn của vùng thì có một vài khách sạn, resort, đạt tiêu chuẩn để phục vụ du khách, còn lại phần lớn là các dịch vụ lưu trú nhà nghỉ, nhà trọ. Ở chùa Hương chỉ có nhà nghỉ Công Đoàn chùa Hương, khách sạn Thành Hải đạt tiêu chuẩn hay ở gần chùa Thầy – chùa Tây Phương có một số các resort có đủ tiêu chuẩn phục nhu cầu lưu trú trung bình khá của du khách như Asean resort, Tản Đà resort, Hoàng Long resort…Các nhà nghỉ, nhà trọ đều mang tính chất tự phát mang tính chất thời vụ, các trang thiết bị không đồng bộ thậm chí giản đơn không đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Mặt khác


giá cả phòng cũng không ổn định, tăng giảm bất thường theo lượng khách trong ngày gây tâm lý ức chế cho du khách sử dụng dịch vụ.

Sở dĩ các cơ sở vật chất của dịch vụ lưu trú ở khu vực này chưa phát triển như vậy cũng là một điều dễ hiểu do hầu hết các du khách đến các điểm du lịch tâm linh phần lớn là người trong vùng hoặc ở các vùng lân cận đều có thể đi về trong ngày. Nếu có du khách quốc tế hoặc các du khách từ các tỉnh xa xôi đến thì họ cũng không chọn ở lại đấy mà quay trở về trung tâm thành phố, nơi có những điều kiện đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe cho họ sau một ngày tham quan mệt mỏi. Rõ ràng để níu chân được du khách nước ngoài và các du khách các tỉnh xa xôi ở lại và sử dụng dịch vụ lưu trú tại chỗ thì chất lượng, cung cách phục vụ của dịch vụ lưu trú cần được đầu tư, cải thiện với quy hoạch thống nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

2.4.4 Cơ sở vật chất của dịch vụ ăn uống

Các nhà hàng tại khu vực hầu như gắn liền với các địa điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú như đã nêu ở trên và ngoài việc phục vụ du khách lưu trú hoặc đặt ăn uống theo đoàn, nhóm thì đối tượng chính của chúng là phục vụ nhu cầu tiệc tùng của địa phương. Những nhà hàng này phần nào có sự chuyên nghiệp, có tính quy mô và thực đơn khá phong phú. Số các nhà hàng, quán ăn còn lại thì đều mang tính tự phát và thời vụ, do tư nhân quản lý, các món ăn nghèo nàn không phong phú, chưa đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng với thái độ phục vụ có phần thiếu chuyên nghiệp. Những nhà hàng quán ăn bình dân này cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người chứ không đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế và các du khách từ nơi xa đến. Do mặt bằng hẹp nên những điểm ăn bình dân này thường thiếu cây xanh, chỗ để xe nên ít hoặc hầu như không có khách đi theo đoàn.

Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 11

Trong ngân sách chi tiêu của du khách hành hương thì chi phí dành cho việc ăn uống chiếm đến 40% nhưng do dịch vụ ăn uống tại các địa điểm này


chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên phần lớn du khách đều chuẩn bị đồ ăn từ nhà mang đi, ít nhiều làm giảm doanh thu của các nhà hàng, quán ăn.

Nếu được các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ăn uống trong vùng được tổ chức và quản lý tốt, nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng đồ ăn thì doanh thu của ngành du lịch trong vùng sẽ tăng cao mà không những thế sẽ giải quyết được những vấn đề liên quan đến môi trường do hậu quả từ việc du khách vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung gây ô nhiễm môi trường. Vậy nên những người làm quản lý các điểm du lịch, khu du lịch tâm linh cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình để kích thích khả năng chi tiêu của du khách tại các điểm đến tâm linh.

2.4.5 Cơ sở vật chất thông tin liên lạc, điện nước, xử lý rác thải tại khu du lịch

Dịch vụ thông tin liên lạc đã tương đối tốt để phục vụ khách hàng. Nếu trước đây khi đến một số địa điểm tín ngưỡng tâm linh như chùa Hương, chùa Thầy…thì các mạng di động đôi khi bị mất sóng thì nay người sử dụng có thể bắt sóng tại hầu như bất kì khu vực nào tại đó.

Hệ thống nước, hệ thống cung cấp nước tại các điểm này về cơ bản vẫn là từ các giếng khoan và các nguồn nước tự nhiên khác. Hệ thống nước sạch đạt tiêu chuẩn vẫn chưa được xây dựng hoặc một số nơi chưa hoàn thành. Điều này dẫn đến việc vào mùa lễ hội, khi du khách đến và đặc biệt vào tầm cao điểm thì hiện tượng thiếu nước sạch sử dụng thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của du khách.

Vấn đề xử lý rác thải là một vấn đề nhức nhối của các điểm du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch tâm linh bởi tính mùa vụ tập trung số lượng người quá lớn tại một điểm trong một khoảng thời gian ngắn dẫn tới nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn. Mặc dù hiện nay ý thức của du khách trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường và ban quản lý các điểm du lịch tâm linh cũng đã tiến hành lắp đặt khá nhiều các thùng đựng rác trong phạm vi khu vực các điểm


tham quan nhưng rác thải vẫn bị xả bừa bãi xung quanh đường đi và dẫu những người thu gom rác thải hoạt động hết công sức cũng không xử lý hết được. Hệ thống xử lý nước thải chưa có hoặc không xử lý triệt để gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững cho các điểm du lịch tâm linh này.

2.5 Thị trường khách du lịch tâm linh

2.5.1 Lượng khách

Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua ngành du lịch Hà Nội đã có những bước phát triển đáng kể. Lượng khách du lịch đến Hà Nội ngày một tăng lên và tăng khá đều với trung bình khoảng 600.000 người mỗi năm. Khách du lịch đến với Hà Nội thường có nhiều mục đích khác nhau như: du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa, mục đích thư giãn tinh thần với các địa điểm có thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo, hay đơn giản là lang thang trên những khu phố cổ của thành phố vì hòa bình, hội thảo hoặc thăm người thân…


Mục đích khác Chữa bệnh Khách công vụ Khách du lịch

Thăm thân


Biểu đồ 2.1: Mục đích của du khách quốc tế khi đến Hà Nội năm 2015 (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)


Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích, trong đó với mục đích du lịch chiếm khoảng 70%, khách công vụ, thương mại, hội nghị hội thảo chiếm 15,9 % ; chữa bệnh 2%; thăm thân 8,1% và mục đích khác là 4 %. Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu là do các giá trị văn hoá, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên. Lời khuyên của bạn bè, người thân trong việc lựa chọn Hà Nội là điểm đến cũng rất quan trọng, ngoài ra còn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của

người dân, giá cả hợp lý và cơ hội mua sắm.

Theo báo cáo của Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nôi, lượng du khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng:


Khách trong nước


Khách quốc tế

đơn vị: triệu lượt khách

12


10


8


6


4


2


0

2009 2010 2011 2012


Biểu đồ 2.2: Lượng du khách đến Hà Nội qua các năm (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách hàng năm tăng trung bình từ 18-20%. Năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các dịch bệnh lượng khách là 1,02 triệu lượt; năm 2010 với sự kiện Đại lễ kỷ niệm 1000 ngìn năm Thăng Long – Hà Nội và năm Du lịch Quốc gia, lượng khách


đên Hà Nội tăng mạnh, tổng số trên 1,7 triệu lượt; Năm 2011 đón 1,84 triệu lượt khách quốc tế. Ước tính năm 2012, Hà Nội đón trên 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Thị trường khách du lịch nội địa đến Hà Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu cả nước, với lượng khách trung bình hàng năm chiếm trên 20 % tổng lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam. Năm 2009 đã đón được 9,2 triệu lượt, năm 2010 đã đón được 10,6 triệu lượt, năm 2011 đạt 11,6 triệu lượt và 2012 ước đạt trên 12 triệu lượt khách.

Cũng theo nguồn báo cáo này, lượng khách du lịch tâm linh đến khu vực Hà Tây cũ qua các năm cũng tăng dần đều.


2.55

2.5

2.45

2.4

Đơn vị: triệu lượt khách

2.35

2.3

2.25

2.2

2.15

2.1

2009 2011 2013 2015


Biều đồ2.3: Lượng khách tâm linh đến khu vực Hà Tây cũ qua các năm (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Bảng thống kê cho thấy lượng khu khách đến với các điểm du lịch tâm linh ở khu vực phía Tây Hà Nội năm sau nhiều hơn năm trước với độ tăng trưởng rất đáng kể trong đó tập trung khách tới vào dịp đầu xuân và lễ hội vì theo tính mùa vụ du khách tập trung hành hương và chiêm bái, cầu cúng vào đầu xuân theo quan niệm đầu năm đi lễ cho cả năm may mắn tốt lành.


Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn khách du lịch tâm linh tăng trưởng nhanh nhất từ 2,47 triệu lượt khách năm 2013 lên 2,49 triệu lượt khách năm 2014 và trong năm 2015 là 2,53 triệu lượt. Có thể lý giải được điều này vì giai đoạn này chính quyền địa phương nói riêng và Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch Hà Nội đã có sự chú trọng vào đầu tư nâng cấp hệ thống đường xá giao thông giúp việc đi lại của du khách được thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian di chuyển hơn. Nhất là năm 2015 khu vực này có chùa Tây Phương và chùa Thầy được công nhận và 2 nơi có bảo vật Quốc gia. Điều này thu hút số lượng không nhỏ du khách trong và ngoài nước đên tham quan và tìm hiểu.

2.5.2 Cơ cấu khách

Dựa theo số liệu điều tra của tác giả, phỏng vấn nhanh du khách ở 03 điểm tâm linh lớn của khu vực Hà Tây cũ tại chùa Hương, chùa Thầy, Đền Và. Mỗi nơi tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho 100 khách ngẫu nghiên (không phải là người dân sở tại) thì du khách đến chủ yếu là du khách trong nước và đa phần là ở các tỉnh thành trong khu vực phía Bắc. Lượng khách từ Hà Nội là đông nhất với khoảng 48 % nguồn khách, Hà Nam – Nam Định 16%, Hòa Bình 12%, các tỉnh thành khác trong cả nước chiếm 23 % và 1% là du khách quốc tế.

Sự chênh lệch trong cơ cấu khách đến lễ hội thể hiện việc maketing, tuyên truyền quảng bá cho các điểm đến vẫn còn chưa tốt. Khách du lịch đến với các địa điểm tâm linh ở đây vẫn chủ yếu là người trong vùng và các địa phương lân cận do không tốn nhiều thời gian đi lại cũng như có điều kiện giao thông thuận tiện và đi về trong ngày dễ dàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024