hội…khác nhau. Họ thường đi theo nhóm tự tổ chức hoặc theo các chương trình du lịch. Vì vậy nếu muốn xác định được tập khách mục tiêu tiềm năng để khai thác thì cần dựa vào đặc điểm tâm lý, nhu cầu, khả năng chi tiêu và hình thức tổ chức chuyến đi của du khách. Với khách quốc tế cần thực hiện bài bản việc tổ chức và quảng bá hình ảnh điểm đến cho du khách và chuẩn bị thông tin về văn hóa cho khách quốc tế là rất quan trọng do giữa ta và họ có sự khác biệt về văn hóa. Do đó cần thường xuyên tiến hành điều tra mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến làm căn cứ thống kê, phân tích đưa ra những biện pháp xử lý.
Phục dựng và bảo tồn các “hèm” liên quan đến tín ngưỡng cổ tại các lễ hội như: Hội làng Vân Sa (xã Tản Hồng, Ba Vì) có trò chiềng tứ dân lạc nghiệp tổ chức rước kén và cướp kén; hội làng Miêng Hạ (xã Hoa Sơn, Ứng Hòa) diễn trò ội ại tắt đèn giằng bông; hội làng Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, Hoài Đức) diễn trò cướp bông, thi bánh dày, bánh cuốn; hội Giã La làng La Cả (Dương Nội, Hà Đông) có tục tắt đèn giã đám…phản ánh tín ngưỡng tồn thực của người Việt cổ. Hát Dô ở hội Dô tại Liệp Tuyết, Quốc Oai; hát Chèo tầu ở hội Chèo tầu tại xã Tân Hội, Đan Phượng
Một điểm đáng lưu ý là hiện tại các công ty lữ hành khi đưa khách du lịch tới các khu –điểm du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội mới chỉ mới tập trung khai thác và phục vụ đối tượng khách có nhu cầu hành hương chiêm bái, vãn cảnh và đi trong thời gian trong một ngày chứ chưa tập trung xây dựng các chương trình du lịch nghiên cứu chuyên sâu dành cho đối tượng muốn nghiên cứu tìm hiểu về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng , giá trị điêu khắc mỹ thuật...trong đó điểm đến chính là Đình –Đền –Chùa. Liên kết để tạo bản sắc và phải lựa chọn được điểm nhấn ở các di tích, lễ hội văn hóa từng địa phương, tránh trùng lặp về hình thức, nội dung, tạo được sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng được coi là chìa khóa dẫn đến thành công. Trước mắt, các hãng lữ hành cần phối hợp các địa phương nghiên cứu khảo sát, xây
dựng cơ sở thông tin dữ liệu để hình thành một số tuyến văn hóa tâm linh tiêu biểu. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu xây dựng các chương trình du lịch chuyên đề và tổ chức vào mùa thấp điểm của lễ hội trong khu vực và liên kết với các vùng khác như sau:
- Chương trình du lịch nghiên cứu công trình kiến trúc cổ của Đình –Đền - Chùa ở khu vực xứ Đoài (Chùa Hương -Chùa Tây Phương - Chùa Thầy - Chùa Mía – Đền Và – Chùa Trăm Gian)….Chương trình này có thể kéo dài 2 ngày 1 đêm và thời gian tổ chức vào mùa thu để tránh sự ồn ào, đông đúc của các du khách khác.
- Chương trình du lịch nghiên cứu lịch sử kiến trúc Phật giáo thời Tây Sơn. Triều đại này tuy chỉ kéo dài trong thời gian 15 năm nhưng các kiến trúc Phật giáo thời này có xu hướng "Phật pháp bất ly thế gian pháp". Phật điện thời này mang yếu tố kết hợp với thế gian nên đã tạo ra những tác phẩm có giá trị độc đáo mà hiện nay những kiến trúc đó không còn lưu lại nhiều. ( Chùa Kim Liên - Chùa Tây Phương - Chùa Mía...)
- Tổ chức các khóa học thiền, tìm hiểu về Phật giáo tại các chùa lớn như chùa Hương, chùa Trăm Gian…để người tham gia sẽ có đủ thời gian và không gian để đắm mình trong thiên nhiên, trong thế giới tâm linh tĩnh lặng với những giây phút bình an của đất Phật.
- Liên kết tuyến du lịch chùa Hương – Đầm Đa (Hà Nội – Hòa Bình); chùa Hương – chùa Bái Đính (Hà Nội – Ninh Bình);
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất Thông Tin Liên Lạc, Điện Nước, Xử Lý Rác Thải Tại Khu Du Lịch
- Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Khu Vực Phía Tây Hà Nội
- Giải Pháp Về Đầu Tư, Phát Triển Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật
- Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
- Xây dựng 2 loại hình sản phẩm du lịch tâm linh, là du lịch tâm linh thuần túy và tâm linh chuyên đề. Du lịch tâm linh thuần túy là những tour đi tham quan chùa chiền các di tích để hành hương và nghỉ dưỡng. Còn du lịch tâm linh chuyên đề thì sẽ đi tham gia những khóa tu, cộng tu, niệm Phật.
- Đặc biệt trong vùng có hệ thống các quán đạo Lão phát triển theo triền sông Đáy. Là một trong ba “Tam giáo” du nhập vào Việt Nam nhưng những nghiên cứu về đạo Lão chưa phát triển nhiều. Tác giả đề xuất xây dựng
chương trình du lịch nghiên cứu đạo Lão dựa theo hệ thống các quán đạo Lão ở dọc triền sông Đáy: Lão Quân quán (Hoài Đức) – Viên Dương quán (Hoài Đức) – Hội Linh quán (Thanh Oai) – Lâm Dương quán (Hà Đông).
Việc áp dụng những chương trình du lịch chuyên đề vào thực tiễn có thể còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng tác giả tin rằng đó sẽ là một hướng đi đúng trong tương lai.
3.2.4 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch tâm linh
Để góp phần đẩy mạnh sự phát triển hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội cần mở rộng thêm thị trường để tăng thêm lượng khách và quan trọng không kém đó là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch tâm linh của khu vực bằng nhiều hình thức:
- Quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm du lịch tâm linh đặc thù và các tuyến du lịch tâm linh đặc thù.
- Tổ chức hoặc tham gia các buổi hội thảo, các sự kiện văn hóa, tuần lễ du lịch, các lễ hội mang tính quốc tế nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự.
- Sưu tập, biên soạn và in ấn các ấn phẩm, tài liệu, sổ tay du lịch, các đoạn phim tư liệu giới thiệu về các khu-điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng. Đưa các đoạn phim tư liệu đó lên các kênh truyền hình trong nước và Kiều bào ở nước ngoài…Viết các bài giới thiệu điểm đến du lịch tâm linh của khu vực trên các tờ báo có uy tín. Các ấn phẩm, tài liệu sổ tay du lịch nên để ở chế độ song ngữ để cung cấp thông tin cho cả du khách nước ngoài.
- Tại các khu-điểm du lịch tâm linh trọng điểm cần xây dựng các trung tâm, quầy thông tin về du lịch tâm linh để cung cấp thêm các dữ liệu cho du khách tham quan.
- Hợp tác, liên kết với các đại lý, công tu du lịch trong cả nước để thông qua đó giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh của khu vực.
- Tổng cục Du lịch và các địa phương cần phối hợp với các công ty lữ hành trang bị kiến thức cho các hướng dẫn viên về du lịch tâm linh, cần cung cấp, trang bị thông tin đa dạng về điểm du lịch, điểm đến hấp dẫn tại mỗi địa phương để hướng dẫn viên và du khách hiểu thêm về nét văn hóa đặc sắc của mỗi vùng miền. Tại mỗi khu du lịch, khu di tích cần có những biển chỉ dẫn, biển báo cụ thể bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh...
- Tận dụng tối đa việc quảng bá hình ảnh trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn mạng trong và ngoài nước… vì hiện tại đây là nơi hàng ngày có hàng triệu lượt truy cập của mọi đối tượng khách hàng đủ các lứa tuổi. Một hình thức quảng bá sản phẩm tốn it chi phí đầu tư nhưng mang lại hiệu quả cao.
Tiểu kết chương 3
Với những thành quả đã đạt được của hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội trong thời gian qua, cùng việc đẩy mạnh công tác đầu tư, khai thác thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch tâm linh này đã góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu của du lịch tâm linh khu vực này nói riêng và cả thành phố Hà Nội nói chung.
Tuy hoạt động du lịch tâm linh có những khởi sắc nhưng rõ ràng khu vực này vẫn chưa có thể tận dụng khai thác hết những tiềm năng của du lịch tâm linh sẵn có trong khu vực, thiếu sản phẩm đặc sắc. Đồng thời, ý thức của du khách và người dân địa phương vẫn còn chưa tốt đã ảnh hưởng đến hiện trạng của các di tích, kiến trúc điêu khắc, nghệ thuật tâm linh trong vùng. Thậm chí một số các công trình kiến trúc điêu khắc còn bị phá hủy để làm mới lại làm mất đi giá trị vốn có của nó.
Tác giả tin rằng, qua những giải pháp của mình nếu được áp dụng sẽ phần nàp giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về vai trò và tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng của loại hình du lịch này trong sự phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội nói chung và trước mắt là thay đổi đời sống của những người dân bản địa. Từ đó kêu gọi mọi người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch quý giá này và gìn giữ cho các thế hệ măng non của nước nhà.
KẾT LUẬN
Du lịch tâm linh là một trong những xu thế được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm và có xu hướng lựa chọn. Nhu cầu tâm linh và việc thỏa mãn nhu cầu này hiện nay về cơ bản là không thể thiếu được trong mỗi người Việt Nam nói chung và khách du lịch nói riêng.
Hà Tây cũ và nay là khu vực phía Tây Hà Nội là một vùng giàu tiềm năng du lịch tâm linh với số lượng, chất lượng nguồn tài nguyên rất cao. Với ưu thế như vậy, nơi đây xứng đáng trở thành một trung tâm du lịch tâm tinh lớn của nước nhà. Vấn đề đặt ra cho khu vực này là việc đưa hoạt động du lịch tâm linh phát triển phù hợp với giá trị và nguồn tài nguyên sẵn có.
Thực trạng của các tiềm năng du lịch tâm linh của khu vực đòi hỏi mỗi người trong chúng ta và bản thân tác giả là người sinh ra và lớn lên tại khu vực này phải đưa ra được những hướng đi, giải pháp cụ thể dựa trên những tri thức được học và tự nghiên cứu để phát triển hoạt động du lịch tâm linh theo hướng phát triển bền vững. Tuy vậy việc đưa ra các giải pháp phát triển một sản phâm du lịch đặc thù cho một khu vực địa lý thường gặp nhiều trở ngại trong đó trở ngại lớn nhất có thể kể tới là việc phân định những giải pháp cụ trước mắt và những biện pháp lâu dài.
Với những biện pháp cụ thể trước mắt sẽ giúp giải quyết trước mắt những mục tiêu, yêu cầu cơ bản của cả chính quyền, người dân và doanh nghiệp du lịch. Nhưng để có thể có sự phát triển theo hướng bền vững thì nhất thiết cần phải đến những biện pháp lâu dài giúp cho tiềm năng du lịch tâm linh được bảo tồn giá trị.
Để phát triển và phát huy được thế mạnh của các tiềm năng này đòi hỏi các ngành, các cấp, chính quyền địa phương có liên quan cũng như cá nhân mỗi người dân phải cùng chung tay góp sức nâng cao tinh thần, trách nhiệm. Mỗi một khu – điểm di tích tâm linh theo thời gian sẽ bị xuống cấp, hư hỏng…cần
đến sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương và sự đóng góp tu bổ của những người dân trong và ngoài nước.
Trong quá trình thực hiện luận văn với nhận thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn chưa thể đưa ra các hệ thống giải pháp đầy đủ và cụ thể nhưng tác giả hy vọng rằng nó sẽ đóng góp một phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận để hoạch định chiến lược phát triển du lịch của thành phố Hà Nội nói chung và của khu vực phía Tây Hà Nội nói riêng nhằm xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Tác giả cũng mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô và những người có kiến thức sự am hiểu về hoạt động du lịch tâm linh này để luận văn được hoàn thiện và có thể đưa những giải pháp này sớm trở thành hiện thực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
2. Trần Thúy Anh (chủ biên) (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà nội.
3. Trần Thúy Anh (chủ biên) (2011), Giáo trình Du lịch Văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nam.
4. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Quyển hạ, Nxb Trẻ.
5. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng.
7. L. Cadierre (1997), Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống của người Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
8. Lý Khắc Cung (2009), Hà Nội văn hóa và phong tục, Nxb Lao động, Hà Nội.
9. Lý Khắc Chung (2002), Chuyện tâm linh Việt Nam, NXB Văn học dân tộc, Hà Nôi.
10. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà nội.
11. Nguyễn Trọng Đàn (2003), Thăng Long Hà Nội, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin.
14. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
15. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.
17. Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.