Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 - 19


việc đề ra những giải pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên DLST, các giải pháp quy hoạch phát triển hoạt động DLST nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và các lợi ích của cộng đồng.

- Kết hợp các chương trình phát triển DLST cộng đồng với các chương trình xóa đói giảm nghèo ớ các vùng sâu vùng xa, để gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong phát triển DLST.

- Liên kết với các tổ chức quốc tế, các viện, các trường đại học, các công ty du lịch lữ hành tổ chức các khóa huấn luyện cho người dân địa phương về kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường, kiến thức DLST, về thực hành DLST, diển giải thuyết minh DLST. Đặc biệt chú trọng nội dung chuyển giao kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình đã áp dụng thành công ở trong và ngoài nước về du lịch sinh thái cộng đồng.

- Các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các hãng cung ứng dịch vụ cần nghiên cứu khảo sát những điều kiện và tiềm năng của địa phương để thảo luận và hỗ trợ xây dựng các làng nghề, các sản phẩm du lịch truyền thống đặc thù của mỗi địa phương nhằm làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch hiện có để đáp ứng yêu cầu của du khách.

- Nghiên cứu khả năng tham gia và những yêu cầu về đào tạo của người dân địa phương, thông qua các điều kiện hoạt động hiện có như: các nguồn tài nguyên DL, đặc điểm sản xuất nông nghiệp, các làng nghề truyền thống, các cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ tại chỗ có thể khai thác cho hoạt động DLST. Trên cơ sở phát huy các lợi thế về nguồn lực này cùng với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương để lập kế hoạch đào tạo kỹ năng tham gia khai thác dịch vụ phát triển DLST cộng đồng.

3.3.2.4 Giải pháp xúc tiến quảng bá hoạt động DLST:

* Mục tiêu: Giới thiệu và cung cấp thông tin cho các thị trường khách DLST trong và ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều khách DLST biết đến và tới vùng DHCNTB. Đồng thời đưa hoạt động DLST sớm hội nhập một cách thật sự, sâu rộng và hiệu quả, có tính cạnh tranh cao vào các thị trường DLST các nước trong khu vực và thế giới.

* Nội dung thực hiện:

- Nghiên cứu triển khai việc xúc tiến quảng bá DLST một cách bài bản, chuyên nghiệp, các kế hoạch và chiến dịch cụ thể cần được xác định thông qua các nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


thị trường. Nội dung xúc tiến quảng bá tập trung vào các điểm đến DLST, các tour DLST nổi tiếng, các sản phẩm và thương hiệu du lịch theo từng thị trường mục tiêu.

Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 - 19

- Chiến lược xúc tiến quảng bá phải được thực hiện một cách đồng bộ thông qua sự phối hợp giữa hai tỉnh trên quy mô lớn, liên tục đồng thời đặt trọng tâm vào việc củng cố xây dựng thương hiệu du lịch của vùng, cụ thể như Mũi Né-Phan Thiết, Ninh Chữ - Vĩnh Hy, Vĩnh Hảo-Cù lao Câu, đảo Phú Quý…lấy chiến lược phát triển sản phẩm làm nội dung xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá cho du lịch. Thông qua hoạt động xúc tiến quảng bá cần tạo dựng hình ảnh nổi bật những giá trị quan trọng nhất của tài nguyên và DLST vùng DHCNTB.

- Tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá cần huy động các nguồn lực xã hội, và tổ chức thực hiện theo cách liên kết, phát huy mối hợp tác và liên kết giữa các thành phần như nhà nước, tư nhân, từ các cấp quản lý cấp cao đến các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp, các cộng đồng cư dân sở tại…

- Dưới sự chủ trì của ngành VHTT-DL của hai tỉnh, kết hợp với các doanh nghiệp du lịch lữ hành, tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, tổ chức tuyên truyền quảng bá theo một kịch bản thống nhất, khoa học, thường xuyên và có sự bổ trợ lẫn nhau giữa các tỉnh để tạo nên thương hiệu về điểm đến mới DLST cuả vùng và tỉnh.

- Tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên đề về DLST của vùng DHCNTB hằng năm gắn với các dịp lễ hội tại 2 trung tâm Phan Rang, Phan Thiết và một số trung tâm du lịch khác như: TPHCM, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội,…để cung cấp thường xuyên và kịp thời đến du khách các thông tin về sản phẩm DLST mới và các chương trình liên kết du lịch mà du khách quan tâm. Đồng thời chuẩn bị các nội dung súc tích, đặc trưng để tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế.

- Định kỳ tổ chức các sự kiện du lịch vùng DHCNTB ở tại hai địa phương Ninh Thuận và Bình Thuận với quy mô lễ hội quốc gia, tạo thành các sản phẩm độc đáo cho DLST Bình Thuận và Ninh Thuận mà những nơi khác không có được, đáp ứng nhu cầu của du khách với nội dung chất lượng ngày càng cao..

- Tạo điều kiện để các đoàn FAMTRIP cho các nhà báo, các hãng du lịch lữ hành, các doanh nghiệp liên quan đến khảo sát, làm quen tiếp cận với các tuyến điểm du lịch và


DLST của Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là một hình thức quảng bá rất hiệu quả mà các nước thường áp dụng.

* Điều kiện để thực hiện:

Về mặt chính sách hổ trợ và các biện pháp khoa học kỹ thuật cần thực hiện các nội dung chính như sau:

- Nhanh chóng áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, phải xem đây là công cụ quảng bá, xúc tiến quảng cáo đến mọi khách hàng nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó phải thường xuyên theo dõi và cập nhật các diễn biến về tình hình biến động kinh tế và kinh tế du lịch của thế giới để kịp thời điều chỉnh và hoạch định kế hoạch xúc tiến quảng bá cho phù hợp để thu hút ngày càng nhiều du khách.

- Ngoài nguồn kinh phí của ngành dùng để chi cho hoạt động quảng bá chung. Ở mỗi Tỉnh cũng cần chủ động dành một phần kinh phí thích đáng đầu tư cho việc xúc tiến và quảng bá về du lịch của địa phương mình, trong đó cần lưu ý về việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin dưới dạng thương mại điện tử (E-Commerce) như là một nội dung quan trọng vào chưong trình hoạt động kinh doanh của các đơn vị trên địa bàn hai tỉnh

- Cần có chính sách ưu đãi thu hút, kêu gọi mọi thành phần trong và ngoài nước cùng tham gia vào hoạt động phát triển DLST, có chính sách khuyến khích các cá nhân đơn vị đóng góp để tạo ra những sản phẩm DLST độc đáo, mới lạ, đặc biệt là những sản phẩm thân thiện với môi trường, những sản phẩm DL sạch và xanh,…

- Kiến nghị với chính phủ về việc nới rộng thủ tục cấp visa du lịch cho các nước châu Âu, đặc biệt là các nước thuộc Đông Âu, SNG,… để mở rộng nguồn khách.

- Trên cơ sở củng cố mở rộng trang WEB du lịch hiện có của hai tỉnh theo hướng giới thiệu những chuyên đề đa dạng và chuyên sâu hơn về DLST, đặc biệt đầu tư mạnh để quảng bá nội dung di sản văn hóa Chăm Pa sâu rộng hơn, chi tiết hơn, kèm theo các chương trình, lịch trình tổ chức các sự kiện văn hóa này ở mỗi địa bàn cụ thể. Đồng thời trên trang WEB của mỗi điạ phương phải thiết kế phần diễn đàn thảo luận tham khảo ý kiến chia sẻ của khách hàng, đây là nguồn thông tin bổ ích giúp cho ngành du


lịch các tỉnh có điểu kiện bổ khuyết để hoàn thiện sản phẩm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch của các địa phương.

3.3.2.5 Giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu DLST:

* Mục tiêu: phối hợp với công tác quảng bá tiếp thị du lịch, đẩy mạnh phát triển thị trường. Nghiên cứu thị trường khách đến trong và ngoài nước, thu hút khách theo các phân khúc thị trường: mục đích đến, khả năng chi trả, ưu tiên nhắm đến phân khúc khách DLST có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày và mức chi trả cao, tiến tới xây dựng thương hiệu DLST của vùng DHCNTB thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

* Nội dung thực hiện:

Để đạt được mục tiêu cần triển khai theo các nội dung chính như sau:

- Đối với thị trường khách DLST quốc tế, chú trọng phát triển thị trường xa có khả năng chi trả cao như Nga, Ucraina, Úc, Nhật Bản, Đức, Mỹ,…và các thị trường gần như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia,.. cần xác định chiến lược cụ thể cho các loại khách DLST theo từng nhóm nước, trong đó chú trong đến đặc biệt tập trung vào khách nghỉ dưỡng giải trí kết hợp DLST biển - đảo, khám phá.

-Đối với thị trường khách DLST nội địa chú trọng đến phân khúc thị trường khách DL nội địa cao cấp đang hình thành khá rõ nét từ các địa bàn TPHCM, miền Đông Nam bộ, và Hà Nội. Ngoài ra để phát huy lợi thế về du lịch biển sẳn có, cần đẩy mạnh phát triển đối tượng khách DLST nội địa theo loại hình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần kết hợp với DLST khám phá thiên nhiên và thể thao biển.

- Mở rộng hợp tác với các nước Asean: thuận lợi lớn là đã ký kết với hầu hết các nước thuộc khối Asean về các hiệp định hợp tác trên lĩnh vực du lịch, do đó tạo điều kiện để xúc tiến các chương trình liên kết du lịch và DLST trong việc đưa đón khách thông qua việc nối tuyến, thiết kế tuyến mới về DLST giữa các nước Asean. Trong đó vùng DHCNTB với thế mạnh về du lịch biển - đảo, Đồi cát bán hoang mạc, du lịch tới các vùng thiên nhiên hoang dã, các VQG, KBTTN, sẽ góp phần làm nổi bật tính hấp dẫn của các tour DLST đến Việt nam nói chung và vùng DHCNTB nói riêng.


- Đối với thị trường nội địa: cần có chính sách khuyến khích tạo mọi thuận lợi để người dân tham gia vào hoạt động DLST như trợ giá cho các tuyến xe bus, các chuyến tàu thuyền đến các VQG, KBTTN, KBT biển, giảm các loại phí hoặc có những chính sách cho vay lãi suất thấp hoặc cho vay trả chậm nhưng không tính lãi trong một thời hạn nhất định để khuyến khích người dân tiêu dùng trong du lịch,…

3.3.2.6 Giải pháp về đầu tư và cơ chế chính sách phát triển DLST

* Mục tiêu: tạo một hành lang thông thoáng về chính sách để thu hút các nguồn vốn từ xã hội để thực hiện chương trình đầu tư cở sở hạ tầng dịch vụ để phát triển DLST

* Nội dung thực hiện:

+ Tạo môi trường thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư:

- Trước tiên cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản du lịch bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, ưu tiên tập trung hỗ trợ đầu tư tại các địa bàn có tiềm năng phát triển thành các khu DLST lớn, các VQG, KBTTN để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư tiếp tục vươn tới khai thác các vùng sâu, vùng xa giàu tiềm năng DLST như VQG Phước Bình, VQG Núi Chúa, KBTTN Núi Ông, KBT biển đảo Phú Quý.

- Ngoài các chính sách ưu đãi đầu tư được ghi theo luật định (Nghị định 108/2006/NĐ- CP). Các tỉnh cần có chính sách ưu đãi linh hoạt hơn như miễn tiền thuê đất, miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian ban đầu, giảm thuế đối với việc khai thác tài nguyên ở địa phương để phục vụ xây dựng khu du lịch như: khai thác vật liệu xây dựng, khai thác rừng, khai thác nước, mặt nước, kinh doanh khai thác các làng nghề, các sự kiện văn hóa thể thao,…

- Thực hiện chính sách khuyến khích miễn thuế nhập khẩu thiết bị, vật tư, phương tiện máy móc, xe dùng để đầu tư trang bị cho các khu DLST mới, đẩy mạnh chính sách ưu đãi xuất khẩu tại chỗ, tạo thuận lợi trong việc thanh toán, chuyển lợi nhuận bằng ngoại tệ trong hoạt động du lịch đối với các doanh nghiệp có vốn trong và ngoài nước.

+ Tập trung huy động các nguồn vốn xã hội vào đầu tư phát triển DLST:


- Khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế, mọi người dân tham gia đầu tư, đóng góp vào các chương trình, dự án DLST ở địa phương xem như là phần đóng góp trách nhiệm đối với cộng đồng.

- Tăng cường các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế khác vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên DLST cụ thể như: bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, không khí, và để duy trì và phát triển các dạng tài nguyên thiên nhiên quý hiếm hiện có (động và thực vật quý hiếm, HST đặc trưng, đa dạng sinh học,..)

- Cần có chính sách thích hợp để giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm và vai trò của người dân tại địa phương và khách du lịch trong việc bảo tồn và phát triển các tài ngưyên DLST cả về thiên nhiên lẫn nhân văn. Bên cạnh đó cần có biện pháp thu phí với mức hợp lý đối với các cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh lữ hành du lịch nhằm gây quỹ bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa trong vùng.

3.3.2.7 Giải pháp về mở rộng hội nhập quốc tế một cách toàn diện:

* Mục tiêu: hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng sẽ giúp khai thác các mối quan hệ kinh tế, giúp mang lại nhiều lợi ích như: tranh thủ được công nghệ tiên tiến về kỹ thuật và quản lý dịch vụ du lịch, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch từ đó tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước khác.

* Nội dung thực hiện:

- Củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế hiện có như tập đoàn du lịch Thái Lan, Kazakstan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Nga,…Liên kết hình thành các khu du lịch và DLST với các nước láng giềng trên trục hành lang Đông Tây, hoặc xuyên Á như: Thái Lan, Lào, Campuchia,..ký kết các hợp đồng đầu tư, hợp tác về chuyển giao công nghệ, đào tạo để thúc đẩy phát triển ngành DLST phát triển..

- Các hiệp hội du lịch, các đơn vị quản lý và cả các doanh nghiệp lữ hành lớn cần tăng cường gia nhập thành viên với các tổ chức DLST và thiên nhiên quốc tế và các nước như TIES, các tiểu ban của UNWTO, WWF, Ecotours Aus,… để có điều kiện tiếp cận học tập kinh nghiệm từ các mô hình quản lý và ứng dụng tiên tiến của các nước trên thế giới về DLST.


- Ký kết các hợp đồng liên kết hợp tác đưa đón khách giữa các công ty, tập đoàn du lịch của các nước, liên kết, hỗ trợ các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch với các công ty du lịch quốc tế.

- Thông qua các mối quan hệ hợp tác du lịch quốc tế trên tầm vĩ mô cũng như vi mô, cần tăng cường việc cập nhật thông tin, điều tra, xử lý những thông tin về tình hình du lịch, DLST trên thế giới cũng như cập nhật kịp thời đầy đủ từ các thị trường khách đến, các nhu cầu mở rộng hợp tác về DLST đối với các nước trên thế giới.

* Yêu cầu thực hiện:

- Việc hội nhập cần được tăng cường và chủ động thực hiện trong việc lựa chọn các đối tác, các tổ chức thích hợp và thời điểm ký kết.

- Lập kế hoạch đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ người làm quản lý và kinh doanh hiểu biết sâu về luật pháp quốc tế, ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên môn về du lịch, nắm bắt nhanh những chuyển biến trên thị trường quốc tế để có hành động ứng xử linh hoạt, kịp thời và đề ra các kế hoạch khai thác theo các hiệp định hợp tác đã ký với đối tác nước ngoài.

3.3.2.8 Giải pháp tăng cường tổ chức quản lý về các hoạt động DLST:

*Mục tiêu: giúp tăng cường năng lực quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp vùng về du lịch, tổ chức phát triển và quản lý các hoạt động về DLST một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao và theo định hướng quy hoạch chung của vùng và của cả nước.

*Nội dung thực hiện:

+ Quy hoạch phát triển DLST:

- Lập quy hoạch đầu tư phát triển DLST hướng đến mục tiêu hàng đầu nhằm khai thác tối ưu nguồn lực về tài nguyên DLST: các giá trị tài nguyên du lịch rừng-biển, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc biệt là văn hóa truyền thống cho phát triển DLST.

- Trên cơ sở các nội dung định hướng quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhì đến 2030 của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cần tiến hành lập kế hoạch thực hiện chi tiết về các khu vực DLST trọng điểm, đầu tư theo một phân kỳ hợp lý và cụ thể. Đối với nội dung mở rộng DLST văn hóa cần ưu tiên xét chọn các dự án đầu tư


cơ sở hạ tầng, nâng cấp phục hồi, trùng tu các di tích lịch sử, các di sản văn hóa cho các vùng văn hóa Chăm, các vùng dân tộc Ragley, K’Ho và các tài nguyên nhân văn có giá trị khác.

- Cần xét ưu tiên lựa chọn các dự án DLST đã được quy hoạch hoàn chỉnh hoặc cơ bản, ở Ninh Thuận: dự án phát triển DLST VQG Núi Chúa - Vĩnh Hy, ở Bình Thuận: dự án phát triển DLST KBTTN Núi Ông-Thác Bà; dự án phát triển DLST KBTTN Takou; dự án phát triển DLST khu bảo tồn biển cù lao Câu. Bốn dự án trên được xem là mấu chốt làm điểm nhấn cho phát triển DLST của vùng trong các năm sắp tới.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, cần phải tổ chức phân công, xác định trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định các dự án khả thi, trong đó cần nêu rõ tiến độ thực hiện, cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đầu tư. Sau khi thẩm định cần công bố rộng rãi các nội dung quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, tạo điều kiện xã hội hóa du lịch ngay từ giai đoạn quy hoạch.

- Trong quản lý xây dựng, để hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực cần xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn về mật độ, chiều cao xây dựng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường dành cho các dự án đầu tư trong quá trình cấp phép cũng như quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Đặc biệt chú trọng đến các dự án khu vực ven biển Ninh Chữ-Vĩnh Hy, khu vực Mũi Né- Hòa Thắng và ở các vùng sinh thái nhạy cảm khác.

+Tăng cường đổi mới để hoàn thiện bộ máy quản lý du lịch:

- Xây dựng và tăng năng lực hoạt động của các bộ phận quản lý du lịch thuộc sở VHTT và DL ở hai tỉnh cho ngang tầm với yêu cầu hoạt động (có thể hình thành bộ phận quản lý phát triển DLST). Riêng các Hiệp hội du lịch hai tỉnh cần nâng cao năng lực quản lý bao gồm tăng cường nhân sự, tổ chức bộ máy, tạo nguồn tài chính, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động thống nhất cụ thể và mang tính độc lập để cơ quan này thực sự là nơi tập hợp và đại diện lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở địa phương. Trong tương lai có thể thành lập Liên hiệp hội Du lịch chung cho hai tỉnh để tạo sự liên kết chặt chẽ hơn trong tổ chức quản lý điều hành về du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022