Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 - 20


- Đối với Ban quản lý các khu du lịch biển, các bộ phận khai thác du lịch ở các VQG, KBTTN cần tăng cường thêm nhân lực, tạo nguồn thu, có cơ chế phân công và phân cấp quản lý địa bàn cụ thể tránh sự hoạt động chồng chéo kém hiệu quả.

+ Hiện đại hóa hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản lý về du lịch:

- Khuyến khích đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch nhanh chóng qua mạng, trao đổi thư từ, xử lý thông tin và tăng cường nguồn tri thức. Chấn chỉnh và tổ chức áp dụng mô hình chính phủ điện tử trong quản lý du lịch. Hoàn thiện và xây dựng nhiều Website, các thư viện điện tử, sớm thành lập các trung tâm thông tin du lịch-DLST ở hai Tỉnh để cung cấp những thông tin cần thiết và kịp thời về du lịch-DLST thuộc vùng DHCNTB cho du khách và cho ngay cả người dân tại các địa phương.

- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại và các phương pháp quản lý tiên tiến trong việc bảo quản các di tích và quản lý hệ thống thông tin - dữ liệu.

+ Hoàn thiện môi trường pháp lý trong quản lý du lịch:

- Rà soát bổ sung lại hệ thống văn bản hướng dẫn quản lý, đầu tư trong lĩnh vực DLST, tiến hành phân loại và cấp chứng chỉ DLST, chứng nhận đạt tiêu chuẩn xanh sạch, chất lượng phục vụ,… cho các đơn vị kinh doanh DLST trong và ngoài tỉnh. Bổ sung các quy định còn thiếu, nhất là các quy chế về khuyến khích hỗ trợ phát triển DLST phù hợp với đặc điểm tình hình của hai tỉnh.

- Tổ chức phổ biến, giáo dục, đồng thời cung cấp thông tin pháp luật cần thiết liên quan đến các hoạt động kinh doanh du lịch-DLST. Đặc biệt là các quy định về quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, thủ tục pháp lý khi có tranh chấp xãy ra.

* Điều kiện thực hiện:

Cần hòan thiện và củng cố tổ chức để tạo ra một bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả từ đơn vị cấp tỉnh đến các ban quản lý du lịch cơ sở. Gắn với việc kiện toàn bộ máy nhân sự, các công nghệ, thiết bị tiên tiến cũng được khuyến khích trang bị áp dụng, góp phần làm cho các nguồn thông tin đến kịp thời mọi người mà không bị giới hạn về không gian và thời gian.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


Tóm lại, việc phân chia theo nhóm giải pháp mô trường sinh thái, kinh tế và xã hội như trên chỉ mang tính tương đối. Để đạt được mục tiêu toàn diện và xuyên suốt về phát triển DLST, ba nhóm giải pháp trên cần phải được tiến hành đồng bộ, vì giữa chúng có mối quan hệ hỗ tương do đó không thể coi nhẹ bất kỳ một nhóm giải pháp nào. Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, mỗi đơn vị doanh nghiệp để vận dụng và đề ra các giải pháp tương ứng thích hợp. Một số giải pháp thực hiện trong giai đọan này có thể làm cơ sở cho sự phát triển của các giai đọan kế tiếp, và chung quy đều hướng đến việc phát huy tối ưu tiềm năng và thế mạnh về DLST của hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, biến vùng DHCNTB trở thành một điểm đến về DLST có thương hiệu và thật sự hấp dẫn du khách bốn phương.

Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 - 20

Để các nguồn lực nêu trên thật sự trở thành một kết quả vật chất hiện thực như mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi phải có một kế hoạch quản lý khai thác một cách đồng bộ và hiệu quả. Thông qua các giải pháp thực hiện sát đúng, khoa học và hợp lý cho từng địa phương và theo từng giai đoạn. Tác giả đã đề xuất kế hoạch hành động chia theo hai giai đoạn cụ thể về nhiệm vụ phát triển góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển DLST trên địa bàn vùng DHCNTB đến năm 2020 như sau:

3.4 Kế hoạch hành động về nhiệm vụ phát triển DLST từ 2012-2020

3.4.1 Khung kế hoạch phát triển ngắn hạn giai đoạn 2012-2015:

Đây là giai đoạn bản lề cho quá trình phát triển, tạo nên sự khởi động mạnh mẽ để thực hiện chương trình phát triển DLST vùng DHCNTB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Giai đoạn này với yêu cầu quan trọng là phải thiết lập những nền tảng căn bản, củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, các cơ sở vật chất cần thiết khác để làm khung cho giai đoạn sau. Mặc dù cở sở vật chất và các hoạt động về DLST chỉ mới bước đầu nhưng dựa trên các điều kiện vật chất của du lịch chung hiện có, các địa phương với sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức liên quan để tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển DLST của vùng.

3.4.1.1 Hoàn thiện các cơ chế chính sách và nâng cao năng lực quản lý:


Mục tiêu: Tạo khung về pháp lý và những chính sách khuyến khích đầu tư và mở rộng hoạt động phát triển DLST nhằm huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho sự phát triển DLST vừa theo chiều rộng lẫn chiều sâu cho các giai đoạn kế tiếp.

Những nội dung kế hoạch chủ yếu gồm:

- Các tỉnh cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định theo các văn bản của chính phủ, của Bộ VHTT-DL, Bộ NNPTNT, Bộ Tài nguyên và MT để ban hành các văn bản thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển DLST.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách nhất là các chính sách về khuyến khích đầu tư, chính sách kiểm tra bảo vệ môi trường DL-DLST, để tạo nền tảng bền vững cho phát triển DLST.

- Phối hợp với các ngành Trung ương hoàn thiện và ban hành các quy chuẩn, các hệ thống phân loại tiêu chuẩn về DLST.

- Hai tỉnh cần nghiên cứu thành lập Liên hiệp Hội Du lịch của vùng DHCNTB, trong đó có Ban DLST, mỗi tỉnh có tiểu ban chuyên trách để chỉ đạo điều hành hoạt động DLST trên góc độ quản lý và phối hợp hành động một cách có hiệu quả.

- Hình thành tổ chức liên kết hoạt động phát triển DLST với các tỉnh lân cận, các vùng DL-DLST trong điểm của quốc gia.

- Tăng cường sắp xếp lại các bộ phận Xúc tiến du lịch ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, tổ chức liên kết chương trình, nội dung quảng bá giới thiệu DLST chung của vùng DHCNTB.

- Khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp du lịch lữ hành và dịch vụ đẩy mạnh nghiên cứu các hình thức như thương mại điện tử, công nghệ trong quản lý DL-DLST.

- Từng bước hình thành và áp dụng các tiêu chuẩn, nhãn du lịch sinh thái xanh nội địa (VN Eco Green), nhãn hiệu sinh thái toàn cầu (Global 21),…

3.4.1.2 Xây dựng và thực hiện quy hoạch-kế hoạch phát triển toàn diện về DLST của Tỉnh và vùng:


Mục tiêu: Thiết lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể của vùng, của từng tỉnh và cho từng trung tâm DLST lớn có khả năng giữ vai trò động lực phát triển của vùng.

Những nội dung kế hoạch chủ yếu gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển về DLST của toàn vùng trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển DLST của từng tỉnh, từng trung tâm DLST đến năm 2020, trong đó cần chú trọng đến kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao chất lượng cho cán bộ nhân viên làm công tác DL, DLST.

- Quy hoạch các khu du lịch là VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó ưu tiên hàng đầu là quy hoạch các trung tâm động lực là VQG Núi Chúa, KBT biển Cù Lao Câu, KBTTN Núi Ông, KBTTN Núi Tà Kou và KBT biển đảo Phú Quý.

- Quy hoạch phát triển và lập kế hoạch khai thác các điểm DLST Champa xuyên suốt từ Ninh Thuận đến Bình Thuận để phát triển thành một thương hiệu và sản phẩm DLST văn hóa đặc thù.

- Rà soát, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo về du lịch hiện có ở hai tỉnh như: trường Cao đẳng Cộng đồng Ninh Thuận và Bình Thuận, các trường cao đẳng và trung cấp nghề công lập và tư thục, kết hợp với Đại Học Phan Thiết trong việc chuẩn hóa chương trình đào tạo về du lịch, tăng cường nội dung DLST trong giáo trình đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và có trọng điểm về xúc tiến quảng bá DLST cho giai đoạn 2015 theo từng thị trường riêng biệt.

3.4.1.3 Triển khai các chương trình ưu tiên trước mắt cho phát triển DLST:

Mục tiêu: Để chuẩn bị cơ sở vật chất, các hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho việc đầu tư phát triển DLST cho các giai đoạn kế tiếp.

Những nội dung kế hoạch chương trình chủ yếu gồm:

- Chương trinh đầu tư đầu tư nâng cấp 3 trục giao thông chính đến các vùng DLST trọng điểm như: trục đường QL 27B nối Tân Sơn với VQG Phước Bình;


đường TL 702 nối Ninh Chữ-Vĩnh Hy-VQG Núi Chúa-Cam Ranh, QL 55 nối Hàm Tân-Sông Phan – KBTTN Núi Ông- Đami- Lâm Đồng.

- Chương trình đầu tư xây dựng sân bay, cảng biển du lịch để đón khách du lịch: sân bay Thiện Nghiệp, cảng du lịch Cà-Ná, cảng du lịch Hòn Rơm, cảng du lịch đảo Phú Quý.

- Các chương trình đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như điện, nước sinh hoạt, hệ thống mạng lưới xe bus, đặc biệt đối với các đảo xa như Phú Quý cần đầu tư các phương tiện tàu thuyền như tàu cao tốc, trung tốc để đưa du khách đến các vùng DLST.

3.4.2 Khung kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020:

Mục tiêu: Giai đoạn này tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các nội dung kế hoạch cốt lõi về phát triển DLST của vùng đã vạch ra, thông qua các chương trình mục tiêu cho từng lĩnh vực được tổ chức theo không gian DLST đã quy hoạch. Từ đó tạo điều kiện choDLST của vùng DHCNTB phát triển một cách bài bản, đồng bộ, đảm bảo có chất lượng và bền vững.

Những nội dung kế hoạch chủ yếu : Tổ chức tổng kết đánh giá kế hoạch hành động phát triển DLST giai đoạn 2012-2015, trên cơ sở đó điều chỉnh bổ sung và tiếp tục triển khai kê hoạch hành động cho giai đoạn kế tiếp 2016-2020 bao gồm các nội dung:

- Tiếp tục hoàn thiện các chương trình đầu tư hạ tầng giao thông để bảo đảm đến 2020 các trục đường vào các khu, điểm DLST lớn được hoàn chỉnh, các cảng biển du lịch và sân bay du lịch được định hình.

- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hậu cần dịch vụ tại chỗ cho các điểm, trung tâm DLST lớn như nhà nghỉ sinh thái ECOLODGE, khu vườn thú Safari, nhà hàng, nơi mua sắm-giải trí tại các địa điểm như Cù lao Câu, Đảo Phú Quý, VQG Núi Chúa, VQG Phước Bình, KBTTN Núi Ông, KBTTN Takou.

- Hình thành được hệ thống tuyến, điểm DLST đặc trưng của vùng làm nên thương hiệu DLST nổi bật, trong đó chú trọng đến DLST biển đảo gắn liền với các điểm: Núi Chúa-Vĩnh Hy; Cà Nà-Cù Lao Câu-Vĩnh Hảo, Phú Quý, Thác Bà- Núi Ông,…


- Lập thêm Nhà Bảo tàng theo chủ đề “ Môi trường sinh thái tự nhiên-những cơ hội và thách thức” tại Ninh Chữ nhằm giới thiệu cho du khách về mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, các mỏ dầu đang khai thác ngoài khơi Bình Thuận (những đe dọa) và mô hình các nhà máy phong điện ở Tuy Phong, Phú Quý, Núi Chúa (cơ hội) gắn với các mô hình triển lãm là nhưng nội dung giáo dục về môi trường và DLST.

- Thiết lập mở rộng kế hoạch xúc tiến quảng bá DLST, gắn với kế hoạch marketing chi tiết cho từng phân khúc thị trường cụ thể đến năm 2020.

- Tạo sự kết nối, liên kết hình thành các sản phẩm DLST đặc trưng đối với các tỉnh lân cận như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa…

- Tiếp tục triển khai chương trình thực hiện các quy chuẩn quốc gia và quốc tế về DLST như: nhãn Xanh sinh thái, Global 21, Tiêu chuẩn lá Xanh,…

- Triển khai thực hiện đồng bộ các quy hoạch phát triển các trung tâm DLST lớn mang tính động lực, các tuyến điểm của tỉnh, của vùng. Trong đó có sự kết hợp giữa 2 nội dung chính là DLST biển đảo – VQG và DLST văn hóa Chăm pa.

- Lập kế hoạch mạng lưới tham gia của các cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển DLST trong mỗi tỉnh, mỗi vùng theo các điều kiện hiện có, mở rộng các hoạt động về ca múa nhạc kịch của người dân theo chuyên đề văn hóa Chăm pa và các văn hóa dân gian khác nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm DLST kết hợp độc đáo.

3.5 Một số kiến nghị:

3.5.1 Đối với chính phủ: cần sớm ban hành các chính sách, cơ chế quản lý, các hệ thống tiêu chuẩn riêng cho hoạt động DLST, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ công tác đào tạo và quảng bá DLST, khuyến khích các thành phần tham gia phát triển DLST. Ngoài ra trước mắt cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển DLST cho cả nước cho từng vùng, miền với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh làm căn cứ cho các địa phương tổ chức khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên DLST hiện có.


3.5.2 Đối với các tỉnh: căn cứ và các chính sách chung của nhà nước, ban hành các quy định trong việc khai thác DLST gắn liền với việc bảo vệ môi trường-cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các di sản văn hóa. Đối với những vùng ven biển nơi có nhiều dự án về khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đang triển khai cần quản lý giám sát nghiêm ngặt việc xả thải, chiều cao xây dựng công trình, thay đổi cảnh quan, san lấp đồi cát,…

3.5.3 Đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch cần phối hợp với cộng đồng địa phương, với chính quyền, với Ban quản lý các khu du lịch ven biển, các khu BTTN, VQG, tổ chức khai thác hợp lý hiệu quả các nguồn tài nguyên DLST thiên nhiên và nhân văn. Để tạo ra nhiều sản phẩm DLST có chất lượng phục vụ nhu cầu của du khách, gắn với việc khai thác cần có sự phối hợp đào tạo huấn luyện các nghiệp vụ du lịch cho người lao động theo mục tiêu phát triển bền vững.

3.4.4 Đối với người dân và cộng đồng sở tại: mạnh dạn tham gia vào các hoạt động DLST để chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp. Khi tham gia vào hoạt động chung ngoài việc giúp cải thiện cuộc sống, tạo công ăn việc làm, còn thúc đẩy cộng đồng phát triển góp phần bảo vệ và khôi phục các nguồn tài nguyên DLST tại nơi cư trú của mình.

PHẦN KẾT LUẬN

DLST hiện là xu hướng phát triển tích cực của nhiều quốc gia có ngành du lịch đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trong đó có VIệt Nam. Mặc dù chỉ mới thực sự tham gia trong 1-2 thập kỷ gần đây, nhưng DLST Việt Nam đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho hoạt động DLST khu vực Đông Nam Á và thế giới. Trong xu thế hội nhập và phát triển, vùng DHCNTB vốn là một vùng duyên hải giàu tài nguyên về DLST, gồm cả tự nhiên và nhân văn đã kịp thời vận động tham gia theo sự phân công chung về hoạt động của cả nước, nhờ vậy hoạt động DLST của vùng DHCNTB đã có một số nét khởi sắc và đang dần trở thành một điểm DLST được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến và chọn lựa, hoạt động DLST đang đóng góp vào nguồn thu cho các địa phương.

Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận lại thì hoạt động của DLST của vùng với quy mô còn quá nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng DLST và thương hiệu du lịch hiện có


của mình. Bên cạnh đó việc tổ chức quản lý, khai thác hoạt động DLST hướng đến phát triển đang còn nhiều bất cập. Tồn tại trước hết phải kể đến việc thiếu một hệ thống lý luận về DLST, thiếu về những kinh nghiệm, những mô hình thực tiễn trong việc triển khai thực hiện, thiếu những chiến lược phát triển trung hạn, dài hạn cùng với việc tạo lập những sản phẩm DLST đặc thù gắn với những giải pháp xuyên suốt và đồng bộ để thực hiện những mục tiêu phát triển đã đề ra. Đối với các cơ quan quản lý du lịch địa phương, các Hiệp hội du lịch các tỉnh, các doanh nghiệp DLST lữ hành, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch rất cần một định hướng chiến lược phát triển gắn với những mục tiêu cụ thể cho một vùng lãnh thổ nhất định nào đó. Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc nêu trên việc nghiên cứu để định ra những nội dung phát triển về DLST ở vùng DHCNTB là việc hết sức cần thiết, nếu đề tài: “Phát triển DLST ở các tỉnh vùng DHCNTB đến năm 2020” được nghiên cứu thực hiện sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho các cơ quan quản lý du lịch, các công ty DLST lữ hành tham khảo và vận dụng. Trên cơ sở các nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập và xử lý, theo các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp mô hình hồi quy dự báo định lượng được xác lập và sử dụng giúp cho việc phân tích đánh giá thực trạng, lượng hóa các mục tiêu được khách quan và sâu sát hơn.

Ngoài ra, để tham khảo và học tập những bài học kinh nghiệm thực tiễn có giá trị của các nước Asean đã và đang áp dụng thành công những chính sách quản lý về DLST ở các vùng miền cụ thể, đề tài đã nghiên cứu những nội dung cụ thể như về phát triển DLST văn hóa-làng nghề, DLST văn hóa cộng đồng-homestay, bài học về khai thác biển đảo gắn với việc bảo tồn tại các khu BTTN biển,…Kết quả được đúc rút qua những kinh nghiệm cốt lõi về điều kiện môi trường KT-XH tương đồng với vùng DHCNTB.

Trong phần phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động DLST của vùng DHCNTB đã được vẽ lại toàn cảnh theo 2 mảng không gian chính: DLST Ninh Thuận và Bình Thuận, trong đó nêu bật các đặc trưng về tài nguyên DLST, quy mô hoạt động của các loại hình DLST đang được khai thác để đáp ứng nhu cầu của du khách, những thành công và hạn chế trong hoạt động,…Đúc kết từ các phân tích tổng hợp nêu trên, phân

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí