-Du lịch văn hóa lễ hội: tham quan di tích tháp, đến Chăm, khu bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, tham dự lễ hội: Katê, Nghinh Ông, Trung thu, lễ hội Cầu Ngư, tham khu rừng Nhu nơi đặt chỉ huy của chiến khu cách mạng Lê Hồng Phong,…
vi/ Vùng núi Hàm Thuận Bắc–Hàm Thuận Nam:
Không gian DLST gồm vành đai phía Tây của hai huyện, các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở đây gồm: HST kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới. Về cảnh quan thiên nhiên có các hồ thủy điện lớn như Đami Hàm Thuận, hồ Sông Quao, Ba Bàu,..Về di tích lịch sử văn hóa có cụm đền tháp Chăm mới phát hiện như tháp bà Châu Rế, tháp Ghọ ở Thuận Hòa, di tích Dinh Cậu (giáp với Núi Ông),…
Các loại hình DLST có thể khai thác bao gồm:
-Du lịch nghiên cứu các HST rừng đặc trưng giáp Núi Ông và giáp Lâm Đồng; du lịch đi tham qua các hồ thác, cảnh quan thiên nhiên hoang dã. Du lịch leo núi, đi bộ trong rừng, khám phá rừng nguyên sinh, đi xe đạp vượt đèo Gia Bát lên Lâm Đồng;
- Du lịch văn hóa, thăm các tháp Chăm mới được phát hiện, thăm Dinh Cậu, thăm các khu bản làng dân tộc Raglay kết hợp tham gia các lễ hội cúng thần và mừng trong sản xuất nông nghiệp dẫn thủy nhập điền.
vii/ Vùng ven biển Hàm Thuận Nam và Hàm Tân:
Vùng này đặc biệt có KBTTN Tà Kóu và núi Bể, là dãy núi lớn năm sát biển. HST rừng thường xanh và nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới. Về động vật rừng: có thành phần động thực vật rừng tương đối đa dạng và phong phú. Về tài nguyên cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa lịch sử, nổi tiếng phải kể đến danh thắng Chùa Núi, tháp hải đăng Kê Gà, khu bãi biển từ Kê Gà đến Hòn Lan, Đá Một với bờ biển sạch, cát mịn vàng là những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, khám phá, du ngoạn, thể thao biển,…
Các loại hình DLST có thể khai thác ở vùng này bao gồm:
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Ghi Nhận Đánh Giá Của Khách Dlst Nội Địa Về Mức Độ Và Xếp Loại Đối Với Các Điểm Dl-Dlstđang Khai Thác Trên Địa Bàn.
- Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 - 14
- Những Quan Điểm Và Mục Tiêu Chính Khi Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Dlst Vùng Dhcntb
- Cơ Sở Từ Dự Báo Lượng Khách Dlst Đến Vùng Dhcntb Vào Năm 2020.
- Nhóm Giải Pháp Về Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái Và Tài Nguyên Dlst Nhân Văn:
- Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 - 19
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
-Du lịch nghiên cứu các HST rừng đặc trưng giáp Núi Ông và giáp Lâm Đồng, HST rừng cây dầu ven biển, HST rừng sến trên đất cát và HST rừng ngập mặn Sú Vẹt ven biển. Du lịch đi tham quan các hồ đập, các đồi cát hoang sơ, tham quan cảnh quan
thiên nhiên hoang dã ven biển., tham quan cảnh quan núi và đồng bằng Hàm Thuận Nam bằng cáp treo Takou,…
-Du lịch nghỉ dưỡng biển, tắm biển, tắm bùn khoáng và suối nước nóng Bưng Thị, tham gia thể thao biển như lướt sóng, dù kéo buồm, chèo thuyền thúng, cưỡi ngựa thăm vùng thảo nguyên cát đỏ Quán Thùng nơi còn lưu dấu vết nhóm lưu dân đầu tiên khai phá đất Phan Thiết,…
- Du lịch: leo núi, đi bộ trong rừng, khám phá rừng nguyên sinh nhiệt đới trên núi đá thuộc KBTTN Tà Kóu, đi xe đạp dọc bờ biển khám phá khu vườn đá và các cây sến cổ thụ có tuổi trên 100 năm, chèo thuyền, lặn biển câu cá kết hợp khám phá ngọn hải đăng Kê Gà. Du lịch tham quan các HST đặc thù của vùng cát ven biển đặc trưng như các HST nông nghiệp với nguồn nước nhỉ từ động cát như ở Bưng Bà Tùng; Bàu ông Hít, làng Phú Sung (Hàm Mỹ), tham quan vườn cây trồng thanh long ở chân núi Takou, thăm làng trồng lúa nước dưới đồi cát ven biển Tân Thành.
- Du lịch văn hóa, tham quan Chùa Núi (Linh Sơn Trường Thọ), tượng phật nhập Niết Bàn trên núi, kết hợp hành hương lễ Phật. Tham quan đảo Hòn Bà nơi có đền thờ thánh mẫu Thiên Y ANA, kết hợp dự lễ Vía Bà, tham dự lễ cầu mưa và các nghi lễ khác cùng với cộng đồng người Chăm; tham quan dinh Thầy Thím,…
viii/ Vùng Đức Linh –Tánh Linh:
Đây là vùng có các HST đặc biệt, là vùng có ĐDSH cao, có KBTTN Núi Ông, các HST điển hình của vùng gồm: HST rừng kín thường xanh - á nhiệt đới, đây là kiểu rừng độc đáo nhất ở vùng DHCNTB mà không nơi nào có. Một HST đặc thù khác là hệ sinh thái các kiểu thực vật trên vùng trũng và đồng bằng ngập nước, kiểu này được tìm thấy ở vùng ngập nước lầy lội ở hạ lưu sông La Ngà. Về tài nguyên cảnh quan tự nhiên: có hồ Biển Lạc, thắng cảnh Thác Bà cảnh quan rất đẹp, về địa phận Đức Linh có thác Reo, thác Mưa Bay, thác Đầu Trâu, các ghềnh thác trên sông La Ngà. Về tài nguyên văn hóa – lịch sử: vùng cũng có nhiều địa danh đáng lưu ý như Dinh Cậu, khu đình thờ Điều hằng năm các tộc người thiểu số bản địa ở Lạc Tánh và vùng lân cận (người Chăm, Raglay) lên để tổ chức tế lễ cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Các loại hình DLST có thể khai thác bao gồm:
- Du lịch nghiên cứu các HST rừng đặc trưng của KBTTN Núi Ông và khu vực giáp Lâm Đồng, Các HST ngập nước ven sông La Ngà. Du lịch đi tham quan các hồ thác, cảnh quan thiên nhiên hoang dã, rừng nguyên sinh, hổ thủy điện Đa Mi –Hàm Thuận.
- Du lịch: leo núi, đi bộ trong rừng, khám phá rừng Bằng Lăng nguyên sinh, rừng cây lá Buông, đi xe đạp vượt đèo Hàm Thuận lên Bảo Lộc. Du lịch tham quan các hệ sinh thái nông nghiệp đặc trưng như: vườn cây ăn trái nhiệt đới Rơmô, vườn cây Chôm chôm, Sầu Riêng, Mít, Xoài,…các trang trại cà phê, tiêu, điều, cao su, …
- Du lịch văn hóa, tham quan Dinh Cậu, thăm các khu bản làng dân tộc Raglay, dân tộc Chăm ở Lạc Tánh, kết hợp tham gia các lễ hội cúng thần và mừng trong sản xuất nông nghiệp…
ix/ Vùng biển đảo Phú Quý:
HST biển đảo ở khu vực đảo Phú Quý rất đặc biệt, đa dạng HST cao. Về cảnh quan thiên nhiên: đảo Phú Quý có nhiều bãi tắm đẹp, đáng kể là bãi tắm vịnh Triều Dương; bãi tắm Hòn Tranh, ở đây có thể khai thác các loại hình du lịch lặn biển khám phá, câu cá và nghỉ dưỡng cao cấp. Một số cảnh quan đồi núi đẹp và hữu tình khác như mũi Cây Thẻ, mũi Gành Hang, bãi Láng hay bãi Trâu ở Long Hải. Ngòai ra về phía Đông, Đông Bắc có nhiều cảnh quan ngoạn mục như doi Thầy, doi Dừa. Về di tích lịch sử: đảo Phú Quý có nhiều danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng như chùa Linh Quang, Dinh Vạn An Thạnh, nhiều đền chùa miếu mạo khác như: dinh Thầy, miếu Bà thờ Công chúa Bàng Tranh, chùa Linh Quang. Do là nơi cư dân hội tụ của nhiều vùng miền, nhờ đó đã hình thành một dạng tài nguyên văn hóa phi vật thể rất đặc trưng khá đặc sắc rất được du khách và người dân bản xứ ưa thích.
Các loại hình DLST có thể khai thác:
- Du lịch nghiên cứu các HST biển- đảo, HST san hô, các HST cỏ biển, nghiên cứu các loài thú biển, chim biển và cá đại dương …Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch đi tham quan các ghềnh đá, cảnh quan thiên nhiên hoang dã trên đảo Hòn Tranh và đảo chính bằng thuyền. Du lịch: leo núi, đi bộ trong dọc biển, thể thao trên biển như lướt ván, dù kéo, trượt nước, khám phá vành đai đá đen bảo vệ đảo, lặn khám phá các bãi san hô hình nấm, đi xe đạp thăm các làng chài trên đảo.
- Du lịch văn hóa: tham quan Dinh Cậu, chùa Linh Quang trên núi Cao Cát, thăm đền thờ Công Chúa Bàng Tranh kết hợp tham dự lễ hội Cầu Ngư,các lễ hội của người Việt. b/ Định hướng về phát triển sản phẩm DLST và tổ chức các tuyến điểm DLST của vùng:
# Các tuyến điểm DLST dự kiến chủ yếu gồm:
i/ Các tuyến xuất phát từ trung tâm Bắc Thuận Hải (Phan Rang -Tháp Chàm):
Phan Rang – Bình Sơn – Ninh Chữ - Vĩnh Hy:
Xuất phát từ Phan Rang theo tuyến đường ven biển ĐT 702 kéo dài đến Vĩnh Hy,đây là tuyến ven biển phía bắc nối trung tâm thành phố Phan Rang với VQG Núi Chúa, tiếp giáp huyện Cam Ranh. Các điểm DLST trên tuyến này gồm: khu nghỉ dưỡng biển Ninh Chữ, khu Đầm Nại, đồng muối Phương Cựu, các làng dân tộc Chăm ở Phương Hải, Mũi Hòn Đỏ, khu Bảo tồn Rùa Vàng, khu bảo tồn san hô Mỹ Tường, các bãi biển Bà Điên, bãi Thùng, Bình Tiên, vịnh Vĩnh Hy và trọng điểm là VQG Núi Chúa.
Phan Rang – Cà Đú – Ninh Hải- Thuận Bắc:
Khai thác dọc theo tuyến quốc lộ 1A về phía Bắc, cuối cùng rẽ vào đường đi Phước Chiến-Phước Thành. Các điểm DLST gồm: vùng thâm canh lúa nước Thành Hải, Xuân Hải (với hệ thống thuỷ lợi Đa Nhim), vùng trồng nho Thành Hải, khu căn cứ cách mạng Cà Đú, cụm tháp Chăm Hoà Lai Ba Tháp, làng dân tộc Raglay Suối Giêng, khu bình nguyên Ba Tri –Ma Trai (Phước Chiến).
Phan Rang – Ninh Sơn –Bác Ái:
Khai thác dọc theo tuyến QL 27 từ Phan Rang đi Phước Binh. Các điểm DLST gồm
: chùa Thánh –Phan Rang, cụm tháp Chăm Poklông–Gia Rai, vườn nho Phước Mỹ, vưởn nho Nhơn Sơn, đập Nha Trinh, suối nước nóng Mỹ Á, thác Tiên. Các làng dân tộc Raglay Trà Co-Phước Đại, khu di tích bẫy đá Pinăng Tắc, hang 403, trọng điểm là VQG Phước Bình.
Phan Rang –Ninh Sơn –Đèo Ngoạn Mục:
Cũng khai thác trên tuyến QL27 nhưng đi thẳng từ Phan Rang lên Lâm Đồng. Các điểm DLST gồm: cụm tháp Chăm Poklông–Gia Rai, vườn nho Phước Mỹ, vườn nho
Nhơn Sơn, đập Nha Trinh, suối nước nóng Mỹ Á, thác Tiên, suối Thương, đập Tầm Ngân, vườn cây ăn trái Lâm Sơn, thuỷ điện Đa Nhim, thác SaKai, đèo Ngoạn Mục,…
Phan Rang – Ninh Phước – Cà Ná – Vĩnh Hảo:
Theo tuyến Quốc lộ 1A về phía Nam. Các điểm DLST gồm: cụm Tháp PoKlong Gia Rai, vườn nho Ba Mọi, làng gốm Bầu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng Chăm cổ Chung Mỹ, Văn Lâm, bãi biển Tuấn Tú,…
ii/ Xuất phát từ trung tâm Nam Thuận Hải (Phan Thiết):
Phan Thiết – Mũi Né – Hoà Thắng –Tuy Phong:
Có thể khai thác trên hai tuyến đường: tuyến quốc lộ 1A, và tuyến ĐT 716 nối Phan Thiết Hòn Rơm–Hòa Thắng và đi dọc ven biển ra Tuy Phong (qua đường Hòa Phú – Phan Rí Cửa ). Tương lai trục đường này sẽ là quốc lộ mới chạy dọc ven biển từ Vũng Tàu đến Nha Trang. Các điểm DLST gồm: bãi biển Đồi Dương, lầu ông Hòang- Tháp Poshanư, bãi biển Hàm Tiến, suối Tiên, đồi Hồng, bãi biển Hòa Thắng, bầu Trắng và vùng rừng Savan cây khô hạn, đồi cát bay Trinh Nữ, đền Thánh Mẫu Thiên Y ANA, các làng Chăm Phan Thanh, khu bảo tổn hiện vật Chăm tại Bắc Bình, làng gốm Ghọ Trì Đức, bãi biển Bình Thạnh –La Gàn, chùa Hang, Khu tắm bùn và suối khoáng Vĩnh Hảo, vườn nho Phong Phú, đền tháp Chăm Pô Tằm ở Phú Lạc, biển Cà Nà và KBTB cù lao Câu.
Phan Thiết – Hàm Thuận Bắc – Tánh Linh:
Khai thác DLST một phần dọc theo trục đường quốc lộ 28, đến Sông Quao rẽ theo trục đường đến Tánh Linh qua nhà máy thủy điện Đa Mi-Hàm Thuận. Các đểm DLST chính gồm: biển Đồi Dương, khu nghỉ dưỡng Hàm Tiên, đồi Hồng –Suối Tiên, tháp Chàm PôShanư, cụm tháp Chăm mới phát hiện ở Hàm Thắng, và Thuận Hòa, hồ Sông Quao, các trang trại trồng Thanh long, cây ăn trái ở Hàm Phú, nhà mày Thủy điện Hàm Thuận và hồ Đa Mi, thác Đa Mi,….
Phan Thiết – Tiến Thành – Hàm Thuận Nam –Hàm Tân:
Theo tuyến đường ven biển mới hình thành từ Phan Thiết đi Thuận Quý và kéo dài đến Hàm Tân. Các điểm DLST chủ yếu gồm: các điểm DLST ở Phan Thiết như trên, còn có khu nghỉ dưỡng và bãi tắm ở Tiến Thành, vùng thảo nguyên đất đỏ Quán
Thùng (rộng hàng ngàn ha), khu nghỉ dưỡng biển và bãi biển Thuận Quý, khu nước nóng Bưng Thị, nước nóng Phong Điền, đảo hải đăng Kê Gà, biển Hòn Lan, dinh Thầy Thím, khu bãi biển Đồi Dương, đảo Hòn Bà, đặc biệt là khu BTTN Ta Kou.
Phan Thiết – Hàm Thuận Nam- Hàm Tân- Tánh Linh – Đức Linh:
Khai thác theo tuyến quốc lộ 1A và tuyến ĐT 710 nối Hàm Tân với Tánh Linh và Đức Linh. Trong tương lai có thể khai thác thêm tuyến quốc lộ 55 mới nối Hàm Tân qua ga Sông Phan đi Tánh Linh- KBTTN Núi Ông. Các điểm DLST gồm: chùa Núi Takou và KBTTN TaKou, vườn và các trang trại thanh long Hàm Thuận Nam, dinh Thầy Thím, khu rừng lá Buông, làng Chăm Lạc Hà, thác Bà, thác Mưa Bay, KBTTN Núi Ông, khu hồ tự nhiên Biển Lạc, dinh Cậu, khu Đình, thác Reo, hồ Đa Mi và thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi, các trang trại điều, cà phê, cao su, vườn cây ăn quả RơMô,…
Phan Thiết – Đảo Phú Quý:
Chủ yếu khai thác bằng phương tiện giao thông thủy (cách đất liền 120km) trong tương lai có thể khai thác bằng hàng không. Các điểm DLST chính bao gồm: các điểm DLST ở Phan Thiết như trên, tại đảo Phú Quý có đảo Hòn Tranh và bãi tắm phía Tây, khu san hô tập trung ở Gành Hang, lạch Chùa, khu nuôi cá Mú tôm Hùm làng bè trên biển, dinh thờ cá Ông Vạn An Thạnh, chùa Linh Quang Tự ở Tam Thanh, đền thờ Công chúa Bàng Tranh ở Long Hải,…
iii/ Các tuyến liên vùng, liên tỉnh:
Để khai thác một cách liên hoàn, nối tuyến, nối vùng miền trong một hoạt động thông nhất về DLST, ngoài các điểm DLST trong vùng DHCNTB đã nêu trên sẽ kết hợp các điểm DLST của các tỉnh khác để phục vụ theo một chương trình đồng bộ và theo từng chuyên đề, các tuyến liên vùng bao gồm:
Phan Thiết - Phan Rang - Khánh Hoà-Phú Yên
Phan Thiết – Bắc Bình – Đại Ninh – Lâm Đồng
Phan Thiết – Phan Rang – Lâm Đồng- Đồng Nai
Phan Thiết – Tánh Linh –Đức Linh – Lâm Đồng (Bảo Lộc)
Phan Thiết – Hàm Thuận Nam – Hàm Tân – Bà Rịa Vũng Tàu
Phan Rang – Phan Thiết – Bà Rịa Vũng Tàu-TPHCM
Phan Rang – Phan Thiết – Thành phố HCM - Các tỉnh Nam Bộ
iv/ Các tuyến DLST theo chủ đề:
Để tạo thêm các nét chấm phá đồng thời tăng tính hấp dẫn cho du khách trong hoạt động DLST ở vùng DHCNTB, tác giả luận án đề xuất hình thành 3 tuyến DLST theo các chủ đề như sau:
Chủ đề du lịch văn hoá bản địa:“ Con đường di sản văn hoá Chăm miền Panduranga- 2 tỉnh một điểm đến”.
Panduranga là địa danh của người Chăm, gồm địa phận hai tỉnh Ninh Thuận và Bình thuận ngày nay. Ý tưởng hình thành tour là muốn kết nối khai thác một cách liên hoàn các di sản văn hóa Champa trên suốt chiều dài từ Bình Thuận đến Ninh Thuận. Tổ chức trên một không gian lãnh thổ thống nhất, xuyên suốt với việc khai thác các di sản đậm nét bản địa nhất để tạo ra chuỗi sản phẩm văn hóa Chăm pa đặc thù phục vụ cho du khách. Du khách được tiếp cận nhiều sản phẩm đặc trưng hơn và thời gian dài ngày hơn nhằm thực hiện phương châm khai thác: “2 tỉnh miền Panduranga 1 điểm đến”. Tour có thể xuất phát từ Phan Thiết (tháp Poshanu) hoặc tại Bắc Bình, Bình Thuận và kết thúc tại Ninh Hải, Ninh Thuận, thời điểm tổ chức thích hợp là vào dịp tết Kate của người Chăm.
Chủ đề thiên nhiên:“Du lịch về với thiên đường mây trắng-biển xanh-cát đỏ”
Đây là tour DLST hướng đến các loại hình du lịch DLST biển-đảo, có thể tổ chức diễn ra trên chiều dài gần 300km dọc bờ biển toàn vùng DHCNTB. Bắt đầu từ địa bàn Hàm Tân – Bình Thuận, từ Tân Thành, Thuận Quý kéo dài đến địa phận tỉnh Ninh Thuận, điểm cuối đến vịnh Vĩnh Hy thăm quan vịnh, đi thuyền đáy bằng kính để xem san hô, tiếp tục dùng thuyền khám phá các bãi biển đẹp, hoang sơ như bãi Bà Điên, bãi Hời, bãi Bình Tiên, bãi Đá Vách,…Thời điểm có thể tổ chức quanh năm.
Chủ đề thiên nhiên hoang dã: “Du lịch lên rừng xuống biển khám phá các VQG và KBTTN vùng DHCNTB”
Mục đích của tour du lịch này là đưa du khách về với thiên nhiên hoang dã của vùng DHCNTB thông qua các điểm DLST điển hình là các VQG, KBTTN, KBT biển, các
vùng rừng có các HST đặc trưng. Xuất phát từ khu vực Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, đến Tuy Phong, Cà Ná, đến Ninh Phước thăm hồ Tân Giang, khám phá HST rừng khô hạn trên núi cao ở Phước Hà giáp Lâm Đồng. Về Phan Rang đến VQG Núi Chúa, tham quan vịnh Vĩnh Hy, nghiên cứu HST rừng khô hạn núi Chúa. Về Phan Rang đi lên phía Tây Bắc, đến Ninh Sơn và Bác Ái đến VQG Phước Bình, tìm hiểu về HST rừng trên núi cao, ẩm giáp với cao nguyên Lang Biang. Ghé Lâm Sơn dưới chân đèo Ngoạn Mục tham quan thác Sakai, HST nông nghiệp vườn cây ăn trái nhiệt đới.Thời gian khai thác nên từ tháng 1 đến tháng 9 (tránh mùa lũ lụt).
c/ Định hướng về thị trường nguồn khách:
Đối với thị trường khách quốc tế: căn cứ vào hiện trạng của nguồn khách quốc tế đến theo dõi trong 5 năm qua, thì thị trường nguồn khách truyền thống của vùng DHCNTB được xác định đến thời điểm hiện nay là: Nga, Pháp, Đức, Mỹ. Ngoài ra lượng khách các nước khác cũng đang gia tăng nhanh gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Anh, Trung Quốc, Thụy Điển, một số nước Asean, các nước Đông Âu,... Lượng khách DLST quốc tế chiểm trung bình từ 17% - 21% trong tổng số (tỷ lệ hiện nay theo điều tra tại Bình Thuận từ 20-22% và Ninh Thuận từ 11-12,9%). Lượng khách DLST quốc tế nhiều nhất gồm các du khách đến từ Mỹ, Đức, Úc, Anh, Pháp và Thụy Điển.
Qua đó những thị trường nguồn khách DLST ưu tiên của vùng DHCNTB trong giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 sẽ bao gồm:
- Thị trường Châu Âu: Pháp, Đức, Nga, Thụy Điển, các nước Đông Âu.
- Thị trường Bắc Mỹ: Mỹ.
- Thị trường Đông Bắc Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản
Đối với thị trường khách nội địa: Khách du lịch nội địa nói chung đến vùng DHCNTB chủ yếu từ TPHCM, các tỉnh miền Đồng Nam bộ và Nam bộ. Các năm gần đây gia tăng lượng khách nghỉ dưỡng đến từ Hà Nội, một số tỉnh phía Bắc và miền Trung. Lượng khách DLST nội địa hoặc khách DL có hoạt động liên quan đến DLST chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số khách du lịch nội địa (chiếm khoảng 23-28%).