Sự Ra Đời Và Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Trên Thế Giới

hương tế lễ cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng nhưng thần không hẳn là người của làng. Vì người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thuỷ, nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần nước (thần Tản Viên)…, ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng thờ thần cá, thần rắn… Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối tạo thành một nền văn hoá hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam. Có lẽ những đình cổ nhất nước ta vẫn là những ngôi đình mang kiến trúc theo hình chữ Nhất như: đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh. Riêng đình Lỗ Hạnh, nguyên xưa là chữ Nhất nhưng qua các đời sau tu bổ đã thêm hậu cung nên đình thành chữ Đinh. Theo quan niệm kiến trúc, đình là một công trình kiến trúc công cộng, rộng mở chào đón bất kỳ người con nào của đất Việt. Với ý nghĩa như thế, đình làng Việt Nam chính là nơi không phân biệt giàu sang nghèo hèn, là nơi thể hiện rõ nhất văn hoá hiện thực của đời sống nhân dân. Mái cong của đình không giống bất cứ mái cong nào của vùng Đông Nam Á, kể cả Nhật, Trung Hoa và Thái Lan, vì góc đao của đình uốn cong và vút cao do một hệ thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng là tâu đao lá mái, không do vôi vữa đắp thành. Nhìn lại các đình Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Cao Thương (Hà Bắc), Phù Lão, Chu Nguyên, đình Hương Lộc, Phùng Thượng, đình Thổ Tang, Ngọc Canh để thấy rằng, đình là một khối điêu khắc trong không gian, đầy chi tiết tinh tế, nhưng cũng đầy tính khoa học kiến trúc. Nói về đường nét, đình là nơi hội tụ những mô típ trang trí tuyệt hảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu, cách điệu và đồ hoạ. Sân đình là nơi tổ chức hội làng, trong hội làng dân làng thường diễn Hèm. Theo từ điển Tiếng Việt, Hèm có nghĩa là trò diễn lại sinh hoạt sự tích của vị thần thờ trong làng, những điều kiêng kỵ của thần… Việc Việt hoá, dân dã hoá vị “Thành Hoàng” bằng cách triều đình “tấn phong” cho các thần linh của thôn xã chức Thành Hoàng làng đã góp phần thúc đẩy ngôi đình dần chiếm địa vị trung tâm sinh hoạt trong xã hội nông thôn Việt Nam để tới nay đình được coi là biểu tượng quê hương. Nhìn chung

văn hoá đình Việt Nam có tính hoàn toàn độc lập của một cộng đồng xã hội biết tổng hợp dung hoà mọi nền văn hoá khác thành một nét văn hoá riêng nhằm phục vụ an ninh cho dân tộc mình, trong đó yếu tố chủ yếu vẫn là thờ cúng những người có công với xã, người anh hùng dựng lập nước và bảo vệ đất nước. [23]

Từ bao đời nay, người Việt cũng coi cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.

Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người.

Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái trong làng. Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu:

"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"

Hay:

"Cây thị có ma, cây đa có thần"

Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở

các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.[24]

Ở những làng quê Việt Nam, đặc trưng với những cây đa, bến nước, con đò, hay với những cánh cổng làng đơn sơ cổ kính. Mỗi cái cổng làng đều có một nét văn hoá riêng, tùy theo đặc điểm làng đó. Có làng giàu, có làng khoa bảng, có làng nghề... tất cả những cái hay cái đẹp đều được các vị túc nho viết thành câu đối khắc trước cổng. Những cánh cổng ấy thường được gọi với cái tên làng, và tên làng được lấy theo đặc trưng của làng đó, hay một sự kiện, một di tích lịch sử …. Ví dụ: làng lụa Vạn Phúc ( Quận Hà Đông – Hà Nội ). Ở mỗi làng thường chỉ để một hoặc hai lối ra vào và cổng làng thường được dựng ở đây để làm ranh giới giữa các làng. Đối với những người xa quê đã lâu, khi về quê hương, còn cách khoảng 2, 3km là đã có thể nhìn thấy vòm cây đa và biết rằng mình đã sắp sửa về đến làng. Nhưng về tới gần hơn, qua cổng làng mới chính thức bước vào mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình, và coi như đã về tới nhà mình vì người trong làng thường đối xử với nhau như trong một gia đình. Cổng làng thường thấy nhiều ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình…, chủ yếu là những vùng trồng lúa và có văn hoá làng xã. Đối với mỗi người dân Việt Nam, cổng làng đã trở nên rất thân thuộc. Cổng làng thường là nơi hẹn hò của các đôi trai gái. Và với mỗi người con gái khi về làm dâu, bước qua cổng làng về nhà chồng, trở thành một thành viên trong cộng đồng dân cư của làng.Với niềm tin, suy nghĩ giữ làng tức là giữ nước, cổng làng là nơi đã chứng kiến biết bao thế hệ thanh niên đã không tiếc hi sinh than mình để gìn giữ cánh cổng làng. Cánh cổng làng là bộ mặt những làng quê Bắc bộ ngày nay đã biến đổi nhiều trước làn sóng đô thị hóa ồ ạt. Những cánh cổng làng có vẻ như không còn phù hợp với những con đường bê tông mở rộng. Nhưng trong một góc

Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì – Hà Nội - 4

tâm thức nào đó của mỗi người dân, cổng làng vẫn tồn tại như một biểu tượng thân thuộc và là đặc trưng của mỗi làng quê, làng nghề của miền đồng bằng bắc bộ. Hơn nữa, cổng làng là một trong những biểu tượng văn hoá, bản sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc bộ Việt Nam. [25]

Các làng xã ở vùng đồng bằng Nam Bộ khác hẳn so với các làng xã ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự khác biệt cơ bản nhất đó là tính mở ở các làng Nam Bộ cao hơn rất nhiều. Tính mở được thể hiện ở những điều sau đây:[26]

Làng không có lũy tre như là sự phân cách giữa làng này và làng khác nữa.

Làng không nhất thiết phải tồn tại mãi mãi, có làng được lập một cách nhanh chóng, nhưng cũng có làng tan rã nhanh chóng.

Giao thương buôn bán phát triển không còn bị gò bó ở tình trạng tự cung tự cấp.

Tính tình người dân Nam bộ cũng phóng khoáng hơn, dễ chấp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài.

Chính vì những đặc điểm đó mà trong thời kỳ kinh tế thị trường, người dân ở các tỉnh miền Nam nhanh chóng thích nghi và phát triển kinh tế nhanh hơn các tỉnh miền Bắc.

1.3. Sự ra đời và phát triển Du lịch nông thôn

1.3.1. Sự ra đời và phát triển Du lịch nông thôn trên thế giới

Ở Pháp, Bộ Du lịch đã phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch (như du lịch bãi biển và du lịch nông thôn) để thu hút du khách nước ngoài. Trong thời gian tới, tại Pháp có khoảng 300 điểm ở các vùng nông thôn sẽ được lựa chọn để thực hiện các dự án lắp đặt các thiết bị, phát triển các phương tiện giao thông công cộng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.[22]

Ở Trung Quốc, từ năm 1990, chính phủ đã tuyên bố một chương trình du lịch nông thôn nhằm mục đích chống đói nghèo tại một số tỉnh như Vân Nam, Quảng Đông... Các điểm du lịch tại những khu vực nông thôn rộng lớn của Trung Quốc hằng năm tiếp đón 300 triệu khách du lịch, đạt doanh thu 40 tỉ NDT (5,13 tỉ USD). Theo các số liệu chính thức của Tổng cục Du lịch Trung Quốc, 30 điểm du lịch nông thôn quanh Thượng Hải đã đón 3,91 triệu khách du lịch trong năm 2006, tăng 86% so với năm 2005; hằng năm có khoảng 60 triệu du khách từ khu vực thành thị

chọn đến các vùng nông thôn trong "3 tuần nghỉ vàng" vào tháng 5, tháng 10 và thời gian diễn ra Lễ hội Mùa xuân.[22]

Ở Nhật Bản, từ năm 1995, Bộ Nông Lâm Thủy sản đã thiết lập chương trình nhà nghỉ nông thôn khắp trên đất nước. Các nhà nghỉ nông thôn này chủ yếu do các nông hộ cá thể hay dựa vào trang trại. Du khách được phục vụ các dịch vụ ăn nghỉ tại các nhà nghỉ nông thôn hoặc tham gia các hoạt động hằng ngày ở đây như trồng trọt, gặt hái, câu cá.[22]

Ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn bắt đầu vào năm 1984 từ một dự án của chính phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Nhiều làng quê Hàn Quốc trước đây vốn nghèo nàn, nhờ chương trình này mà bộ mặt đã thay đổi hẳn, thu nhập của nông dân tăng lên đáng kể. Có đất đai màu mỡ và khí hậu phù hợp cho canh tác, dân làng đồng lòng chung sức với ý tưởng xây dựng một vùng nông thôn theo đúng nghĩa của nó. "Chương trình trải nghiệm thực tế ở nông thôn" cứ thế được truyền miệng từ người này sang người khác và bắt đầu cuốn hút du khách thành thị. Trưởng ban tài vụ làng Lee Sang-taek cho biết: “Khách tới thăm làng năm ngoái là khoảng 28 nghìn người. Nhiều người đã trở thành khách quen. Có người một năm tới đây những mấy lần. Gần như 30-40% là khách thăm lại nhiều lần. Chương trình trải nghiệm canh tác nông nghiệp được nhiều người biết đến, đặc biệt là thu hoạch nông sản.” (Trích bài “Đi thực tế nông thôn tại Làng Buraemi ở Icheon” trên http://world.kbs.co.kr/vietnamese/archive/program/program_touringkorea.htm).

Buraemi luôn được xếp vào Top 5 trong các làng trải nghiệm trên toàn quốc. Canh tác thân thiện với môi trường cũng như các chương trình trải nghiệm theo mùa đã trở thành nguồn thu nhập ổn định cho dân làng ở đây. Người phụ trách các chương trình này không ai khác chính là những bậc cao niên trong làng. Ông Lee Gi-yeol giải thích tiếp: Chúng tôi lên kế hoạch làm nông nghiệp, người trồng dâu, người trồng cà chua, rồi ngô, khoai tây, khoai lang... để tránh bị trùng nhau. Người không theo được các việc này thì nuôi con chạch, hay mùa đông thì làm ở bãi trượt tuyết ván... Các bà già sống một mình thì chúng tôi khuyên trồng khoai lang. Chúng tôi phân bổ công việc có thu nhập đều cho tất cả mọi người.” [28]

Thái Lan, từ lâu chính phủ đã có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch nông thôn theo mô hình các trang trại hoặc các khu làng khép kín, có đầy đủ các dịch vụ phục vụ du khách. Từ năm 1997, du lịch nông thôn đã phát triển khá nhanh, thu hút nhiều du khách nội địa và quốc tế.

Ngoài ra, du lịch nông thôn còn có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Lat-vi-a, Tây Ban Nha, In-đô-nê-xi-a, Nê-pan, Ấn Độ... Đáng chú ý là Anh, Pháp, Đức và Áo là những quốc gia thống trị thị trường du lịch nông thôn toàn cầu với hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch này ở mỗi nước.[22]

Do những điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên khác nhau, nên hình thức du lịch nông thôn cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ. Chẳng hạn, ở Ô- xtrây-li-a, du lịch nông thôn chủ yếu dựa vào các trang trại lớn; ở Nhật Bản, hình thức du lịch chủ yếu là các nhà nghỉ thân thiện ở nông thôn; ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn được tổ chức theo các trang trại nhỏ; ở Đài Loan, du lịch nông thôn được tổ chức theo nhóm sở thích của cộng đồng; Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia có nhiều làng nên du lịch nông thôn được tổ chức theo quy mô làng. Phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường; giảm nghèo thông qua phát triển kinh kế nông thôn, phát triển ngành, nghề; giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác; giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việc làm cho phụ nữ và sử dụng sản phẩm địa phương, giúp phát triển nông nghiệp sinh thái.[22]

1.3.2 Bài học từ mô hình Du lịch nông thôn thành công ở một số nước

Mô hình DLNT trên thế giới hiện nay phát triển khá mạnh mẽ, song để thực sự thành công và mang lại lợi ích cho cộng đồng thì không phải là nhiều.

Người Pháp làm giàu từ nông thôn, nông nghiệp tìm được chỗ đứng trong văn hóa - du lịch, khiến nông thôn thực sự trở nên sống động... Nông dân Pháp đang tham gia mạnh mẽ vào việc đa dạng hóa du lịch. Họ quan tâm tới môi trường, xã hội, văn hóa tín ngưỡng thuộc đời sống tinh thần cộng đồng… Các nông trại đón khách dưới mọi hình thức, thể hiện một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác, thường khao khát không gian và phát minh, đồng thời góp phần

bảo tồn di sản và tham gia vào sinh hoạt kinh tế, văn hóa – xã hội của nông thôn. Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau. Họ xây dựng các làng – nghỉ ngơi, các nhà ở mang tính truyền thống lưu truyền nhiều thế hệ ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại -quán ăn, các khách sạn, các nơi cắm trại… Khung cảnh khác nhau của các địa phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn.[27]

Ở Pháp có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như Mạng lưới Nhà ở nước Pháp (Gites de France), Mạng lưới Đón tiếp nông dân (Acceuil paysan), Chào đón ở nông trại (Bienvenue à la ferme)... Mạng lưới này ở khắp nước Pháp. Ngoài ra phải kể đến sự kết nối của các Hội nghề nghiệp, Hội Ái hữu giữa Pháp và một quốc gia khác, Tổ chức quan hệ quốc tế của các chủ trang trại... cũng tham gia vào việc quảng bá du lịch- văn hóa Pháp, văn hóa địa phương .[27]

Việc gắn bó mật thiết với văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trường, du lịch nông thôn Pháp có nhiều tác dụng (kể cả việc nâng cao đời sống tinh thần nông thôn) mà Việt Nam có thể tham chiếu trong việc tổ chức du lịch văn hóa bài bản ở nước mình. Tại Việt Nam, quy trình du lịch – văn hóa – con người địa phương - thiên nhiên, nếu phát triển đúng hướng sẽ làm giàu cả đời sống vật chất lẫn văn hóa tinh thần ngay chính đa số vùng nông thôn. [27]

Hàn Quốc phát triển nông thôn qua phong trào Saemaul Undong. Khi cư dân nông thôn giảm đi, lao động nông thôn già đi cộng với chi phí sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng và khoảng cách thu nhập nông thôn - thành thị ngày càng nới rộng, nhu cầu phát triển nông thôn đứng trước thách thức vô cùng lớn. Hàn Quốc giải bài toán này bằng giải pháp phát triển du lịch làng - du lịch nông thôn, kéo gần thành thị với cuộc sống nông thôn. Dareng-I và Buraemi là 2 trong tổng số 141 làng mà Cơ quan Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA) thực hiện thí điểm thông qua dự án Khám phá làng nông thôn truyền thống. Mục đích của dự án là lôi kéo người dân thành phố về khám phá cuộc sống nông thôn. Dù đơn vị nào tổ chức thì các chương trình khám phá cuộc sống làng, trải nghiệm đời sống nông thôn đều có nội dung giống nhau. Khách du lịch cùng ăn cùng ở với nông dân, cùng tay cày tay cuốc ra đồng, cùng trồng cây ươm giống... Đến các làng nghề, họ cùng tay kim tay chỉ may

quần áo truyền thống, cùng nhào đất nặn bình nặn tượng với nghệ nhân làng nghề...

[28] Việt Nam có nhiều làng nông nghiệp, nhiều nghề truyền thống ở nông thôn, việc tạo ra trải nghiệm cho du khách là một nét cần khai thác để phát triển du lịch nông thôn ở đây.

Tờ "Nông dân Nhật báo" của Trung Quốc cho biết, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Cao Hồng Tân vừa qua đã có chuyến khảo sát tình hình phát triển du lịch nông thôn kết hợp nghỉ dưỡng tại tỉnh Hà Bắc và thành phố Bắc Kinh. Ông Cao nói rằng, phát triển du lịch nông thôn kết hợp nghỉ dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với mở rộng chức năng nông nghiệp, thúc đẩy tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.[29]

Loại hình du lịch nông thôn kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn ở Trung Quốc xuất hiện tại tỉnh Hà Bắc và ngoại ô Thủ đô Bắc Kinh từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện loại hình du lịch này đã trải qua 4 giai đoạn, như tự phát, phát triển bước đầu, phát triển khá nhanh và đi vào nền nếp. Đến nay, du lịch nông thôn kết hợp nghỉ dưỡng đang trong xu thế phát triển nhanh chóng.[29]

Nhìn ra thế giới, mô hình DLNT ở các nước đều thành công và mang lại lợi ích kinh tế cao cho cộng đồng, Việt Nam cần học hỏi và tiếp thu đồng thời cũng kết hợp những biện pháp sao cho phù hợp với tiềm năng của đất nước mình: như khuyến khích sự đa dạng hóa môi trường – không gian ở mỗi vùng nông thôn; kết hợp du lịch nông thôn với nghỉ dưỡng hay gia tăng trải nghiệm thực tế cho du khách…

1.3.3. Sự xuất hiện của DLNT tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong gần 30 năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện để đất nước vươn lên.

Những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023