Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì – Hà Nội - 2

KÝ HIỆU & VIẾT TẮT



DLBV

:

Du lịch bền vững.

DLNN

:

Du lịch nông nghiệp.

DLNT

:

Du lịch nông thôn.

DLST

:

Du lịch sinh thái.

PTBV

:

Phát triển bền vững

VQG

:

Vườn quốc gia

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì – Hà Nội - 2


.

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Du lịch Việt Nam được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” bởi nguồn lợi to lớn mà ngành mang lại cho đất nước. Đặc biệt, khi đời sống của con người ngày một nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ của họ ngày càng nhiều dẫn đến xu hướng đi du lịch phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, sự bùng nổ các khu đô thị, khu công nghiệp trong những thập niên gần đây đã làm cho con người ngày càng xa rời với thiên nhiên. Con người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường công nghiệp với cường độ áp lực cao. Điều này đã thôi thúc mọi người đua nhau tìm về với thiên nhiên, nhu cầu tìm về những nơi có không gian yên tĩnh, bầu không khí trong lành, mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, mộc mạc để nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức khỏe của con người ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội để Du lịch Nông thôn phát triển.

Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển kinh tế đất nước và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Có rất nhiều giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề này. Mô hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch sẽ góp phần phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn, nhất là khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá phù hợp phát triển du lịch. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.

Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với

hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Đó chính là Vườn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn – Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị...Đặc biệt nơi đây còn có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú.

Bước vào thời kì hội nhập, nông nghiệp và nông thôn ở Ba Vì có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội tại địa phương. Xuất phát từ việc khảo sát thực tế, tôi nhận thấy Ba Vì là một huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn nhưng du lịch nông thôn ở đây lại chưa phát huy được hết những tiềm năng đó nên tôi đã chọn “Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì – Hà Nội” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình, góp phần đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và có tính lý luận, thực tiễn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sự phát triển của du lịch nông nghiệp và nông thôn đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới.

Tác giả Curtis E. Beus (2006) trong cuốn ”Agritourism: Cultivating tourists on the farm – Small FarmsTeam, Washington State University, 2006” đã nghiên cứu khái quát về du lịch nông nghiệp, bài học kinh nghiệm tại Châu Âu, một số kết quả đạt được tại bang Vermont và Kentucky đề xuất mô hình phát triển các trang trại theo hướng du lịch nông nghiệp tại Mỹ.

Ngoài ra Duncan Hilchey (1993) trong cuốn ”Agritourism in New York State: Opportunities and challenges in farm-based recreation and hospitality – Farming Alternatives Program, Department of Rural Sociology, Cornell University, 1993” đã nghiên cứu về du lịch nông nghiệp và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định ở các bang New York, California của Mỹ.

Du lịch nông thôn (DLNT) bây giờ không còn xa lạ với chúng ta nữa bởi cụm từ này được xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện truyền thông: đài, báo,

website (vietnamtourism.gov.vn, kinhtenongthon.com.vn,...) nhằm quảng bá và nêu lên thực trạng về DLNT ở nước ta hiện nay. Đồng thời đây cũng là đề tài gây nhức nhối của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Tuy nhiên hướng khai thác chủ yếu là đặt DLNT trong sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa – công nghiệp hóa nông thôn ở vùng miền nhất định như đề tài: Phát triển DLNT để thúc đẩy hiện đại hóa nông thôn ở Hà Nội của nhóm tác giả: Nguyễn Văn Mạnh - Trần Huy Đức ở khoa Du lịch và khách sạn, Đại học kinh tế quốc dân. Nội dung bài nghiên cứu không chỉ nêu lên những nhận thức về DLNT, thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển DLNT mà còn đề xuất giải pháp và kiến nghị để phát triển loại hình du lịch này ở Hà Nội dưới góc độ kinh tế du lịch. [7]

Các bài viết của Bùi Thị Lan Hương: Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn, Một số nhận định ban đầu về khách du lịch nông thôn ( Nội san nghiên cứu khoa học, Trường cán bộ quản lí nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, thành phố Hồ Chí Minh, 1/2010 ) với mục đích là cung cấp đầy đủ và đúng đắn cơ sở lý thuyết về DLNT, tránh nhầm lẫn với loại hình DLNN, tác giả đã giúp người đọc hiểu đúng nghĩa thế nào là DLNT.

Với Bùi Xuân Nhàn, “Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay”, trên tạp chí Cộng Sản (số 16,17,18 năm 2009) đã đưa ra sự xuất hiện và phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài viết cũng phần nào đưa ra được các giải pháp để phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam.

Lê Anh Tuấn trong bài viết “Kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới” – Tạp chí Du lịch Việt Nam số 2/2010 đã nghiên cứu về sự phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia như Vương quốc Anh, Cộng hòa liên bang Đức, Pháp.

Ngô Kiều Oanh (Trang trại đồng quê Ba Vì) có bài viết: Mô hình du lịch nông nghiệp gắn với làng nghề trên trang web http://www.dcrd.gov.vn của Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn nhưng chỉ cung cấp nhưng thông tin chung chung về loại hình du lịch nông thôn đang được khai thác ở một số địa phương, cũng như đưa ra những tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì. Tuy nhiên,

bài viết mới chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ của du lịch nông thôn là du lịch nông nghiệp gắn với làng nghề.

Luận văn:” Phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì – Hà Nội” có đặc điểm riêng khác với các công trình nghiên cứu trước. Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về phương hướng và giải pháp góp phần phát triển bền vững DLNT tại huyện Ba Vì, trong đó bao gồm cả nghiên cứu, tìm hiểu về tiềm năng và tài nguyên của DLNT cũng như hiện trạng phát triển của loại hình ở đây. Luận văn đã cố gắng nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn nhằm cung cấp cái nhìn tổng hợp và đầy đủ hơn so với các công trình trước đây. Qua đó giúp thấy được tính cấp thiết, thực tiễn và nội dung mới của đề tài.

Đồng thời, đề tài luận văn còn muốn gợi mở cho việc áp dụng thực tiễn. Hy vọng những cơ sở lý luận của luận văn này sẽ góp phần là nền tảng bước đầu cho hướng khai thác loại hình du lịch còn khá mới mẻ này ở Việt Nam nói chung và huyện Ba Vì nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả tốt nhất và bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu các tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của huyện Ba Vì từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Ba Vì.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: từ năm 2010 đến năm 2014

- Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được hoàn thành dựa trên việc tiến hành những phương pháp cụ thể như:

4.1. Phương pháp thu thập, xử lý và kế thừa tài liệu

Để có được những cơ sở lý luận xác thực, người thực hiện phải tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài phát triển bền vững và Du lịch nông thôn. Trên cơ sở đó mới thấy được những mối liên hệ, những quy luật có liên quan, chi phối thực trạng của DLNT và đề ra các phương hướng, giải pháp để góp phần phát triển loại hình này.

4.2. Phương pháp so sánh

Người viết có sự so sánh tình hình phát triển DLNT trên thế giới và ở Việt Nam, so sánh sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam qua một số năm để thấy rõ những cơ hội, lợi thế mà DLNT sẽ có và đạt được.

4.3. Phương pháp phỏng vấn

Với đối tượng được phỏng vấn khá rộng là các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành, nhân dân địa phương, khách du lịch nội địa và quốc tế… nhằm phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng và sự phát triển của DLNT.

4.4. Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong thời gian tác giả thực hiện nghiên cứu tại địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội: Ba Vì, Quốc Oai… nhằm khảo sát thực tế hiện trạng tiềm năng du lịch nông thôn. Các điểm thực nghiệm cũng đều là những vùng nông thôn có tiềm năng cho du lịch, có vị trí tương đối gần nhau nên có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Tuy nhiên, mỗi vùng lại có sự phát triển về du lịch nông thôn khác nhau, thực trạng khai thác khác nhau, nên từ đó tác giả có thể nhận định, so sánh để khai thác các tiềm năng hiệu quả nhất cho địa phương mình nghiên cứu, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả sát thực hơn để phát triển loại hình du lịch này.

4.5. Phương pháp mô hình, mô phỏng

Tác giả cũng dựa trên những mô hình DLNN, DLNT đã thực hiện ở một số nước trên thế giới và một số vùng ở ba miền Bắc – Trung – Nam để rút ra những thành công cũng như hạn chế của những mô hình này.

4.6. Phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ

Tác giả cũng thông qua bản đồ du lịch để định vị các tài nguyên DLNT và xác định điểm du lịch phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Nhằm làm phong phú cho bài viết, khóa luận cũng sử dụng một số sơ đồ, biểu đồ để giúp người đọc có ấn tượng và hiểu được về sản phẩm du lịch này.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN


1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn

1.1.1.Khái niệm, sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn

* Khái niệm:

Theo từ điển du lịch Encyclopedia of tourism, 2000, Routledge, trang 514 – 515 thì khái niệm du lịch nông thôn được giải thích như sau:

“Du lịch nông thôn là loại hình khai thác các vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của dân đô thị trong việc tìm kiếm không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên. Du lịch nông thôn bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi thăm quan danh lam thắng cảnh và thưởng thức cảnh quan nông thôn, và du lịch nông nghiệp. Nói chung, khu vực nông thôn hấp dẫn nhất với khách du lịch là những vùng ven khu nông nghiệp, thường là vùng dân cư thưa thớt, vùng biệt lập hoặc những vùng cao, miền núi ít được biết đến. Du lịch nông thôn cung cấp một nguồn thu nhập thêm, đặc biệt là cho phụ nữ, và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông thôn. Đầu tư du lịch nông thôn có thể bảo tồn các công trình lịch sử, và các hoạt động truyền thống như lễ hội làng có thể được phục hồi thông qua sự quan tâm của khách du lịch.

Các công trình bỏ hoang trong các ngôi làng xuống cấp hoặc đang có dấu hiệu xuống cấp có thể được phục dựng để trở thành ngôi nhà thứ hai cho cư dân đô thị. Sự phát triển đó mang lại sự thịnh vượng mới cho các vùng nông thôn nghèo, nhưng cũng có thể phá hủy các đặc trưng cảnh quan mà ban đầu đã thu hút khách du lịch. Việc gia tăng sự hiện diện của người dân đô thị đã thay đổi tính chất xã hội của các làng, lưu lượng dày đặc của xe ô tô và các đoàn khách gây ra ùn tắc giao thông trên các tuyến đường làng chật hẹp và cản trở sự di chuyển của gia súc. Ô nhiễm giao thông, vật nuôi thả rông, sự thiếu kiểm soát du khách ra vào có thể gây tổn thương vật nuôi và cây trồng. Sự trùng hợp của mùa vụ nông nghiệp và du lịch cũng dễ dẫn đến xung đột về nguồn nhân lực. Vì vậy, cán cân giữa chi phí và lợi ích từ du lịch nông thôn không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tích cực, nhưng tại

một số vùng nông thôn, du lịch được xem là một hoạt động hiển nhiên”.

Một trong những định nghĩa phổ biến nhất về du lịch nông thôn được nhiều học giả trích dẫn là của tác giả Bernard Lane (1994) đúc kết trong bài viết “Du lịch nông thôn là gì?” đăng trên tạp chí Du lịch Bền vững, quyển 2, số 1-2, tại trang 14. Theo đó, du lịch nông thôn với hình thức thuần túy nhất là loại hình du lịch: (1)Được diễn ra ở những khu vực nông thôn;

(2)Thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã

(3)Có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây dựng cũng như quy mô khu định cư thường có quy mô nhỏ (thôn, bản)

(4)Dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lý chủ yếu bởi địa phương phục vụ lợi ích lâu dài của dân cư trong làng xã

(5)Với nhiều loại hình, thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi nông thôn.

Như vậy, có thể nói du lịch nông thôn là loại hình du lịch trong đó nông nghiệp, sinh hoạt, nghề truyền thống, cảnh quan, v.v vốn chưa được xem là tài nguyên du lịch, giờ được sử dụng như những tài nguyên du lịch dành cho du khách tiếp xúc, trải nghiệm với đời sống nông thôn. Việc này phụ thuộc vào phương pháp phát triển nhưng có nghĩa là tất cả mọi nông thôn đều có khả năng trở thành điểm đến du lịch. Trong tâm trí mỗi người ắt sẽ xuất hiện hình ảnh du lịch thực tế của những người thành thị chưa từng tiếp xúc với cuộc sống nông thôn bình thường đến trải nghiệm nông nghiệp, ăn những thức ăn tươi ngon từ các loại rau do mình hái, hoặc ngồi nghe người dân nói về đời sống nông thôn. Đối với người dân nông thôn thì đó chỉ là cuộc sống và sinh hoạt thường ngày, nhưng chỉ cần thêm vào một chút dịch vụ giá trị gia tăng nào đó cho phù hợp với du lịch thì có thể làm thành điều hấp dẫn thú vị cho du khách và cư dân thành phố. Thêm vào đó, nhờ có du lịch mà nhu cầu về nông nghiệp tăng lên, các giá trị văn hóa có hướng kế thừa, nên có thể nói du lịch nông thôn giúp cho việc gia tăng thu nhập (biểu đồ 1.1). Nói cách khác, du lịch

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí