Về Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện luận văn “Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” tác giả đã rút ra được những kết luận như sau:

1. Tiềm năng phát triển

Tài nguyên du lịch xã Hồng Vân khá phong phú và đa dạng, hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. Đó chính là tài nguyên nhân văn, các điểm tâm linh, khu sinh thái, nhà vườn, làng nghề... rất phù hợp để hình thành và phát triển du lịch làng nghề, tham quan, nghỉ dưỡng,..

Với vị trí địa lý thuận lợi cách thủ đô Hà Nội 20km về phía Nam, nằm dọc theo đê sông Hồng, tuyến đường quốc lộ cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình giao thông mới giúp cho xã Hồng Vân có một điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc tiếp đón khách du lịch trong và ngoài nước.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh đang được tập trung đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên nếu muốn phát triển du lịch thì cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa.

Chương trình phát triển du lịch địa phương “Nhà nước và dân cùng làm” đã mang lại hiểu quả trong việc khai thác du lịch xã Hồng Vân, việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ một vùng thuần nông thành một nơi có hoạt động dịch vụ du lịch. Kết hợp vừa sản xuất vừa hoạt động du lịch, làng nghề, nhà vườn, mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào du lịch. Tuy nhiên cần đẩy mạnh hơn nữa và có sự quản lý chặc chẽ của nhà nước, tránh trường hợp dân làm tự phát phá vỡ đi quy hoạch chung của vùng.

Các cơ quan ban ngành trong huyện Thường Tín đã, đang có sự quan tâm đặc biệt tới công tác xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, góp phần bổ trợ cho sự phát triển du lịch xã Hồng Vân.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện hồ sơ công nhận điểm “Du lịch làng nghề xã Hồng Vân” (tháng 10 năm 2018). Ngày 20 tháng 01 năm 2019, xã chính thức đón nhận quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân.

Sở đã chủ động tích cực tổ chức các khoá tập huấn về nghiệp vụ cơ bản nhằm nâng cao nhận thức và khả năng sẵn sàng tham gia hoạt đông du lịch của người dân. Việc phát triển du lịch tại xã Hồng Vân phần nào đã giải quyết được việc làm cho người dân địa phương, nâng cao trình độ dân trí, ý thức cộng đồng.

2. Về hiện trạng khai thác

Khai thác du lịch xã Hồng Vân vẫn còn mang tính tự phát rất nhiều, sản phẩm bị trùng lập, thiếu sáng tạo và thương mại hoá các giá trị văn hoá bản địa. Thiếu sự giám sát, quản lý chặt chẽ từ cơ quan ban ngành.

Vấn đề gìn giữ vệ sinh môi trường cũng là một vấn nạn nhức nhói. Từ việc vệ sinh môi trường của người dân địa phương cho đến các thiết bị vệ sinh công cộng đều không đảm bảo yêu cầu phục vụ du lịch.

3. Về định hướng và giải pháp phát triển.

Du lịch làng nghề kết hợp sinh thái là loại hình vừa khai thác phục vụ du lịch vừa góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương. Đó còn là mối giao hoà về mặt văn hoá nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương.

Du lịch làng nghề xã Hồng Vân là có mối liên quan trực tiếp với môi trường thiên nhiên, chính vì thế cần phải có giải pháp phát triển du lịch bền vững. Tài nguyên du lịch tại xã Hồng Vân đang được khai thác tuy nhiên nếu chỉ phát triển du lịch thì trong tương lai tài nguyên sẽ cạn kiệt và ô nhiễm, chính nó sẽ giết chết môi trường du lịch. Chính vì thế việc phát triển du lịch bền vững cần phải đẩy mạnh ngay từ trong suy nghĩ của những người làm du lịch qua đinh phướng phát triển bền vững. Phát triển du lịch bền vững nó không phải là một hướng đi mà nó là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu không muốn du lịch xã Hồng Vân đi vào ngõ cụt. Tác giả đã


đưa các biện pháp và định hướng cụ thể cho phát triển du lịch bền vững tại xã Hồng Vân.

Qua đề tài nghiên cứu, tác giả chú trọng làm rõ những ưu thế về nguồn tài nguyên, về vị trí nhằm tạo ra nền tảng cơ sở trong phát triển du lịch xã Hồng Vân. Tạo ra sự khác biệt, sáng tạo và tạo ra nhiều cơ hội để đa dang hoá chương trình du lịch, đối tượng khách du lịch, và kéo dài thời gian lưu trú. Tác giả đã đưa ra định hướng về đối tượng khách, sản phẩm, quản lý, liên kết vùng, và đưa ra các giải pháp cụ thể. Giúp du lịch xã Hồng Vân không chỉ phát triển mà còn phải phát triển bền vững.

Mặc dù tác giả đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thành luận văn cũng như thực hiện các đợt khảo sát, nhưng với sự hiểu biết còn hạn chế nên nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý từ quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá (2006, tái bản), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và kỹ thuật.

2. Đặng Kim Chi chủ biên (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

3. Trịnh Hoài Đức (2004), Gia Định thành thông chí – Lý Việt Dũng dịch, NXB Tổng hợp Đồng Nai.

4. Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), Địa danh du lịch Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa.

5. Trần Trọng Kim (2008), Việt Nam sử học, NXB Văn hoá thông tin Hà Nội.

6. Tổng cục du lịch Việt Nam (09/07/2007, tái bản), Non nước Việt Nam (sách hướng dẫn du lịch), NXB Hà Nội.

7. Tổng cục du lịch Việt Nam (2013), Tài liệu hướng dẫn vận hành lưu trú tại nhà dân, đăng trên vietnamtourism.gov.vn.

8. Tổng cục du lịch Việt Nam (2013), Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam, đăng trên vietnamtourism.gov.vn.

9. Bửu Ngôn (2012), Du lịch 3 miền- tập 1 Nam, NXB Thanh Niên

10. Lê Hồng Thái (2017), bài viết: “Đạo mẫu Việt Nam” đăng trên tuphuthanhmau.blogspot.com.

11. Nguyễn Nga (2016), bài viết “Sức sống làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân” đăng trên baomoi.com.

12. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, NXB Đại học Văn Lang (lưu hành nội bộ).

13. Phạm Chí Thành – Tổng biên tập (2017), Luật Du lịch,Nxb Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.

14. Ngô Đức Thịnh ( 2003), Văn hoá làng và phân vùng văn hoá Việt Nam _ Hà Nội, Nxb Trẻ.

15. Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh


PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI PHIẾU KHẢO SÁT

MỤC ĐÍCH: Phục vụ đề tài “Phát triển du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”

Người thực hiện: Đỗ Thị Hồng Hải

Địa điểm: xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội

Đối tượng: các nhà vườn, mô hình kinh doanh du lịch trên địa bàn xã.

Ông (bà) vui lòng đánh dấu “√” vào ô trống lựa chọn phù hợp của mình hoặc ghi ý kiến vào những chỗ trống (…..). Ý kiến của quý ông (bà) rất có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu này. Những thông tin tôi thu được chỉ phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!

Phần I: Thông tin các nhân:

1. Họ và tên: ............................................................................................................

2. Địa chỉ: ................................................................................................................

3. Điện thoại: ...........................................................................................................

4. Tên mô hình/ nhà vườn: ......................................................................................

5. Trình độ học vấn: .................................................................................................

6. Nghề nghiệp hiện tại: ...........................................................................................

Phần II: Thông tin về hoạt động du lịch

Câu 1: Ông (bà) đã chuyển đổi sang kinh doanh phục vụ du lịch được bao nhiêu lâu?

01 năm 02 năm 03 năm > 3 năm

Câu 2: Ông (bà) có được tập huấn, đào tạo phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch của mình không?

Không

Câu 3: Hình thức tập huấn, đào tạo mà ông (bà) đã tham gia? Cụ thể như thế nào? (mở hội nghị, lớp đào tạo…)

Trực tiếp Gián tiếp


.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Câu 4: Trước khi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh du lịch, thu nhập hàng tháng của ông (bà) là bao nhiêu?

Dưới 1.500.000

Từ 1.500.000 đến dưới 3.500.000

Từ 3.500.000 đến dưới 5.000.000

Từ 5.000.000 trở lên

Câu 5: Sau khi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh du lịch thu nhập hàng tháng của ông bà có tăng lên không?

Không

Câu 6: Ông (bà) hãy nêu những khó khăn khi chuyển đổi mô hình hoạt động của mình?

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Câu 7: Theo ông (bà) việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sang kinh doanh hoạt động du lịch có là hướng đi đúng trong giai đoạn hiện nay? Tại sao?

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Câu 8: Ông (bà) hãy nêu những kiến nghị của bản thân để cải thiện hoạt động du lịch tại địa phương.


.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)!


PHỤ LỤC HÌNH


Ảnh 1 Sơ đồ du lịch xã Hồng Vân Ảnh 2 Biển chỉ dẫn vào điểm DL Ảnh 3 1Ảnh 1 Sơ đồ du lịch xã Hồng Vân Ảnh 2 Biển chỉ dẫn vào điểm DL Ảnh 3 2

Ảnh 1: Sơ đồ du lịch xã Hồng Vân Ảnh 2: Biển chỉ dẫn vào điểm DL



Ảnh 3 Nhà điều hành Du lịch xã Ảnh 4 Lễ đón nhận QĐ điểm du lịch Ảnh 3Ảnh 3 Nhà điều hành Du lịch xã Ảnh 4 Lễ đón nhận QĐ điểm du lịch Ảnh 4

Ảnh 3: Nhà điều hành Du lịch xã Ảnh 4: Lễ đón nhận QĐ điểm du lịch


Ảnh 5 Nhà bia Tiến sĩ Nguyễn Ý Ảnh 6 Lăng đá Quận Vân 5Ảnh 5 Nhà bia Tiến sĩ Nguyễn Ý Ảnh 6 Lăng đá Quận Vân 6

Ảnh 5: Nhà bia Tiến sĩ Nguyễn Ý Ảnh 6: Lăng đá Quận Vân

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí