Định Hướng Phát Triển Du Lịch Lâm Đồng Đến Năm 2020


- Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về du lịch chưa được xây dựng đồng bộ, thiếu thông thoáng nhạy bén, nhiều thủ tục rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp nên chưa tạo được môi trường thuận lợi để huy động mọi nguồn lực.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh thiếu tính ổn định, điển hình là việc thay đổi Sở Du lịch thành Sở Du lịch và Thương mại, hiệu lực và năng lực quản lý chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ quản lý phát triển du lịch trong tình hình mới nhất là đối với một tỉnh được đánh giá là trọng tâm phát triển du lịch.

Trình độ nghiệp vụ những người làm công tác du lịch chưa đáp ứng yêu cấu của ngành chưa nhận thức hết vai trò kinh tế động lực của du lịch trong giai đoạn hiện nay.

- Nhận thức việc bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường du lịch, quản lý phát triển du lịch bền vững của những người làm công tác du lịch cũng như cộng đồng dân cư chưa đầy đủ và đúng mức.

Du lịch Lâm Đồng hiện nay gặp phải nhiều thách thức trở ngại, đó là những thách thức về sản phẩm du lịch còn nghềo nàn, đơn điệu, đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng; quản lý nhà nước còn bất cập, nguy cơ yếu thế trong cạnh tranh… Với định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, du lịch Lâm Đồng sẽ khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế của tỉnh.

Tóm tắt chương 2:

Lâm Đồng là địa danh du lịch với những ưu thế đặc biệt về chế độ, khí hậu, địa hình, thảm thực vật và những tài nguyên thiên nhiên khác. Với độ cao 1.500m so với mặt biển, nơi đây hội tụ đầy đủ tiềm năng của một địa danh du lịch nổi tiếng đã, đang và sẽ là trung tâm du lịch quan trọng của Việt Nam và quốc tế. Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, vị trí của Lâm Đồng trong khu vực là những yếu tố cốt lõi để phát triển cho ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng với một thời gian dài , đã khẳng định vị thế của mình trong quá trình phát triển, tăng nhanh tích lũy, mở rộng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thị trường du lịch được mở rộng, dòng khách quốc tế và nội


địa tăng nhanh, doanh thu từ du lịch được khẳng định, đóng góp không nhỏ cho tổng sản phẩm quốc dân của địa phương. Môi trường đầu tư được thông thoáng, cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch tăng mạnh. Sản phẩm du lịch được nâng cấp, đầu tư, tôn tạo, bước đầu đã đa dạng hoá có hiệu quả trong cạnh tranh. Đội ngũ cán bộ làm du lịch đã ý thức được sự thách thức trong thời kỳ hội nhập, vươn lên sáng tạo.

Tuy nhiên du lịch Lâm Đồng, ngoài những cơ hội để phát triển vẫn còn những thách thức và nguy cơ. Đó là những thách thức về sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng; quản lý nhà nước còn bất cập, nguy cơ yếu thế trong cạnh tranh… Với định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, du lịch Lâm Đồng sẽ khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế phát triển của tỉnh.


Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020

3.1.1. Quan điểm phát triển

Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới, du lịch tỉnh Lâm Đồng chủ trưởng phát triển du lịch theo hướng sinh thái, văn hóa để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh.

Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra bước đột phá.

Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó chú trọng khai thác nguồn khách nộïi địa và lấy phát triển du lịch quốc tế làm hướng chiến lược lâu dài.

Phát triển du lịch phải đảm bảo tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác.

Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắùc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốùc phòng, trật tự xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo.

3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể

3.1.2.1. Lượng khách du lịch:

Tăng cường thu hút khách du lịch: năm 2010 phấn đấu đón khoảng 125 ngàn lựơt khách quốc tế (xấp xỉ 5% cả nước) và 2,1 triệu lượt khách nội địa ( xấp xỉ 10% cả nước); năm 2015 đón 175 ngàn lượt khách quốc tế và 3,0 triệu lượt khách nội địa năm 2020 đón


được 235 ngàn lượt khách nội địa; bảo đảm tăng trưởng bình quân 6 – 7%/ năm đối với khách du lịch quốc tế và 7 -9%/năm đối với khách du lịch nội địa

3.1.2.2. Thu nhập từ du lịch:

Nâng cao nguồn thu từ du lịch; năm 2010 phấn đấu thu nhập từ du lịch đạt khỏang 185,7 triệu USD (xấp xỉ 5% cả nước), năm 2015 gần 361,5 triệu USD năm 2020 đạt 657 triệu USD; đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt 126,3 triệu USD ; năm 2015 đạt 235 triệu USD và năm 2020 đạt 420,3 triệu USD; tốc độ tăng trưởng GDP du lịch bình quân giai đoạn 2007 – 2010 đạt 14,7%; giai đoạn 2011 – 2015 đạt 13,2% và giai đoạn

2016 – 2020 đạt 12,3%.

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Cần đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cở sở vật chất kỹ thuật du lịch; các khu du lịch; các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch ….Bảo đảm đến năm 2010 phát triển cơ sở lưu trú đạt khoảng 15.200 phòng khácg sạn, trong đó có 40% đạt tiêu chuẩn xếp hạng (với 5% đạt từ 3 – 5 sao); năm 2015 là 23.700 phòng, trong đó có 50% xếp hạng (với 10% đạt 3 – 5 sao ); năm 2020: 34.700 phòng, trong đó có 70% được xếp hạng (với 20% đạt 3 – 5 sao); phát triển 2 khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, trên 20 khu du lịch có ý nghiã vùng và địa phương và nhiều điểm tham quan du lịch khác.

3.1.2.4. Lao động và việc làm:

Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm 2010 toàn ngành du lịch Lâm Đồng sẽ có hơn 59 ngàn lao động (trong đó gần 20 ngàn lao động trực tiếp và hơn 39 ngàn lao động gián tiếp), năm 2015 đảm bảo gần 114 ngàn lao động (trong đó có 38 ngàn lao động trực tiếp, gần 76 ngàn lao động gián tiếp) và năm 2020 có hơn 187 ngàn lao động (trong đó có 62 ngàn lao động trực tiếp và 125 ngàn lao động gián tiếp).


3.1.3. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

Để phát triển du lịch Lâm Đồng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong tỉnh và sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương cũng như các địa phương trong và ngòai nước, du lịch của tỉnh Lâm Đồng cần có mục tiêu chiến lược phát triển là: đầu tư có trọng điểm vào các tuyến điểm du lịch, đặc biệt là huy động đầu tư của nhà nước vào việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch; huy động đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước vào lĩnh vực phát triển du lịch. Đầu tư phải đồng bộ để xây dựng các cụm, khu du lịch quốc gia, tạo thành hình ảnh đăïc trưng của du lịch Lâm Đồng, du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới. ( Xem phụ lục 9)

3.1.3.1. Khách du lịch

Để phù hợp với thực tế phát triển hiện nay và phù hợp với bối cảnh chung của cả nước, du lịch Lâm Đồng cần phải đạt được:

- Đối với chỉ tiêu khách du lịch quốc tế: Giai đoạn 2006 – 2010 phấn đấu tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6 – 7% /năm. Giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 7 -8%/năm; và giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 5,5 -7,0%/năm.

- Đối với chỉ tiêu về khách du lịch nội địa: Giai đoạn 2006 – 2010, trung bình mỗi năm tăng khoảng 8 -10%; giai đoạn 2011-2015 là 7-9%/năm; và giai đoạn 2016 -2020 là 6,5-7,5%/năm.

Theo tính toán của Viện NCPT Du Lịch, thời kỳ 2006 -2010 khu vực Đà Lạt và phụ cận vẫn chiếm khoảng 85-90% số khách của cả tỉnh, Bảo Lộc chiếm khoảng 8-10% và Cát Tiên chiếm khoảng 2-5%. Thời kỳ 2011-2020, Bảo Lộc chiếm khoảng 13-15%, Cát Tiên chiếm khoảng 10% số khách của toàn tỉnh ( Xem phụ lục 10 A; 10B)


3.1.3.2. Thu nhập từ du lịch

- Về ngày lưu trú trung bình: Để phù hợp với bối cảnh chung của cả nước, dự kiến trong năm 2010 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 3 ngày và khách nội địa là 2,8 ngày; năm 2015 là 3,5 ngày và 3,3 ngày; đến năm 2020 là 4,0 ngày và 3,7 ngày.

- Về mức chi tiêu trung bình của khách: Trong những năm tới với sự quan tâm đầu tư của tỉnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng…chắc chắn mức chi tiêu của khách sẽ tăng lên. Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch dự báo như sau:


Bảng dự báo mức chi tiêu của du khách


Giai đoạn

Khách quốc tế

Khách nội địa

2006 -2010

100USD

25.0 USD

2011-2015

110USD

30.0 USD

2016 -2020

120USD

35.0 USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 - 8


Tổng doanh thu trong từng thời kỳ được tính chi tiết ở bảng sau (Xem phụ lục 11)

3.1.3.3. Tổng sản phẩm GDP du lich và nhu cầu đầu tư


Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí trung gian trong các hoạt động du lịch chiếm trung bình khoảng 30-35% tổng doanh thu (trong đó lưu trú 10%; ăn uống 55-60%; vận chuyển du lịch 20%; bán hàng hóa lưu niệm 65-70%; dịch vụ khác 15%). Khả năng đóng góp của du lịch Lâm Đồng trong cơ cấu GDP của tỉnh như sau: ( Xem phụ lục 12)

Về nhu cầu vốn đầu tư: Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản của nghành du lịch Lâm Đồng theo dự báo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam thì nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến 2010 phải cần khoảng 190 triệu USD; giai đoạn 2011-2020 khoảng 770 triệuUSD. Nguồn vốn cần được huy động từ nhiều nguồn khác nhau.


3.1.3.4. Nhu cầu về khách sạn

Nhu nhu cầu về khách sạn được căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng trung bình, cũng như số người nghỉ trong 1 phòng; và được tính theo công thức sau:

(số lượt khách) x (số ngày lưu trú trung bình)

Nhu cầu số phòng = (365 ngày/năm)x(công suất sử dụng phòng/năm) x (số khách/phòng)

Trong đó, theo dự báo ở trên:

- Số ngày lưu trú trung bình từ 2,5- 4,0 ngày đối với khách quốc tế và từ 2,3 -3,7 ngày đối với khách nội địa.

- Dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình hàng năm sẽ đạt khoảng 60-65%.

- Theo xu hướng chung, các khách sạn thường được xây dựng và bố trí mỗi phòng 2 giường, tương ứng với 2 người.

Như vậy, nhu cầu về khách sạn của Lâm Đồng được tính toán và dự báo ở bảng sau: (Xem phụ lục 13)

3.1.3.5. Nhu cầu về lao động du lịch

Hiện nay, chỉ tiêu về số lao động bình quân1 phòng khách sạn trung bình 1,5-1,6 lao động trưc tiếp và 1 lao động trực tiếp tương ứng với 2,2 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Căn cứ vào dự báo về nhu cầu khách sạn, các chỉ tiêu trên, nhu cầu về lao động của du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 được tính toán và dự báo cụ thể ở bảng sau:(Xem phụ lục 14)

3.1.4. Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch

3.1.4.1. Vò trí du lòch

Nằm kề với địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam (TP. Hồ Chí Minh- Bình Dương-Đồng Nai-Bà Rịa Vũng Tàu-Long An) nơi có sân bay cửa khẩu quốc tế lơn


nhất cả nước, nơi có các cảng biển, cửa khẩu đường bộ quốc tế quan trọng, là một cực của trung tân du lịch Nha Trang-Ninh Chữ -Đà Lạt, Lâm Đồng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế và cơ hội tăng trưởng nguồn khách quốc tế đến từ các khu vực trên.

3.1.4.2. Khả năng cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng trên thị trường

Du lịch Lâm Đồng có nhiều lợi thế so sánh với nhiều tỉnh trong cả nước trong việc cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, trong đó phải kể đến vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi, hạ tầng phát triển và tài nguyên du lịch nổi bật và sản phẩm du lịch đặc sắc.

3.1.4.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Lâm Đồng là một trong số ít tỉnh có tất cả hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển tạo mối liên hệ thuận tiện phát triển kinh tế và du lịch với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (qua QL 20, 27), Đông Nam Bộ (qua QL 28, 55), các tỉnh Tây Nguyên (qua QL 27, 28), đặc biệt với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (qua QL 20 hoặc sau này là đường cao tốc Dầu Giây-Đa øLạt).

Sân bay Liên Khương đang được mở rộng và nâng cấp, đã có 7 chuyến bay/tuần trực tiếp với Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của khu vực phía Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác nguồn khách trực tiếp từ các tỉnh khu vực phía Bắc.

Trong tương lai gần, việc mở các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Lạt sẽ tạo cơ hôi thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế trực tiếp đến một điểm, đặc biệt là khách từ Singapore và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

3.1.4.4. Tài nguyên du lịch

Đà Lạt có thể coi là điểm du lịch tham quan nghỉ dưỡng sinh thái miền núi hấp dẫn vào bậc nhất nước ta hiện nay. Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore một thị trường khách quốc tế vào loại lớn nhất khu vực, cũng đánh giá Đà Lạt là điểm du lịch hấp dẫn có thể bổ sung cho Singapore để nối tour du lịch đến Việt Nam.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí