Hạn Chế Của Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 86547

3.1.2.3 Giải pháp về nhân lực

Con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch (du lịch homstay), các hoạt động của du lịch homestay liên quan trực tiếp đến con người. Để “ Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” phải có chính sách đào tạo, thu hút phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ nhân viên, hướng dẫn viên tại địa phương. Tổ chức các chuyến tham quan học tập, giao lưu. Mở các lớp bồi dưỡng, giáo dục về du lịch homestay cho: cho cộng đồng địa phương (phương thức làm du lịch, thái độ với khách du lịch, nghiệp vụ tiếp đón khách du lịch,…), khách du lịch (về môi trường, tôn trọng văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương…) và cho tất cả những cá nhân, tập thể làm du lịch. Đặc biệt chú trọng ngoại ngữ, vì các chủ nhà vườn, chủ nhà hoạt động homestay có khả năng là hướng dẫn giao tiếp phục vụ khách nước ngoài vì vậy gặp nhiều khó khăn. Để phát triển du lịch homestay các chủ nhà vườn phải được đào tạo, ít nhất phải đạt trình độ giao tiếp cơ bản để có thể phục vụ và giúp đỡ du khách khi có yêu cầu.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những hoạt động trọng tâm trong việc phát triển du lịch ở địa phương. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài là nhiệm vụ có tính chiến lược, tập trung đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao cho đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tiền Giang cần liên kết với các trường đại học, cao đẳng... trong tỉnh có đào tạo chuyên ngành du lịch thường xuyên mở các lớp đào tạo hướng dẫn viên, hướng dẫn cộng đồng địa phương nâng cao nghiệp vụ đón và phục vụ khách. Đối với lực lượng hướng dẫn viên chuyên nghiệp khuyến khích nhân viên trong ngành tham gia học tập tại các trường, các cơ sở đào tạo chính quy đảm bảo chất lượng.

3.2 Kiến nghị

UBND tỉnh cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và CSVC kỹ thuật du lịch cho nhân dân địa phương (ví dụ: cho các chủ homestay vay vốn với lãi suất ưu đãi), tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia phát triển mô hình du lịch homestay có điều kiện xây dựng và chỉnh sửa nhà nghỉ homestay của mình đạt yêu cầu. Đồng

thời, chính quyền địa phương nên cho xây dựng các công trình vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các điểm đến du lịch.

Phát triển du lịch homestay, việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường luôn là một trong những các tiêu chí hàng đầu. UBND tỉnh cần đưa ra những biện pháp cụ thể về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường homestay: Ban hành những quy định về nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về tài nguyên du lịch và môi trường thông qua chương trình giáo dục; Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân điểm đến du lịch, đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các buổi họp cộng đồng.

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Tiền Giang cần tiến hành liên kết các điểm homestay với nhau để tạo một chất lượng dịch vụ đồng bộ cho các hộ kinh doanh du lịch homestay nhằm tránh hiện tượng sao chép, trùng lắp loại hình homestay với các địa phương khác.

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Tiền Giang nên đóng vai trò là cầu nối để kết nối các điểm homestay cùng nhau phát triển và cạnh tranh lành mạnh không những cho bản thân điểm du lịch homestay mà còn cho cả ngành du lịch tỉnh Tiền Giang. Hơn nữa, đó là sự đóng góp cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà.

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Tiền Giang cũng cần thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị bàn về loại hình du lịch homestay của các địa phương, nhằm giúp cho các nhà quản lý homestay hiểu biết nhau hơn, để từ đó họ cùng nhau hoạch định và tổ chức cho hoạt động của mô hình homestay tại tỉnh nhà được đồng bộ và đảm bảo chất lượng.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tiền Giang cũng thường xuyên lập những đoàn kiểm tra, thẩm định chất lượng dịch vụ du lịch homestay, cũng như tiêu chuẩn các điểm du lịch homestay trong hệ thống.

3.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này chỉ thực hiện với những khách du lịch sử dụng dịch vụ homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và thời gian khảo sát chỉ trong khoảng thời gian ngắn nên mẫu mang tính đại diện cho tổng thể không cao.

Kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đo lường, khám phá những thành phần của mô hình homestay ảnh hưởng đến sự lựa chọn homestay của khách du lịch và mối quan hệ của chúng. Trong khi đó, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đến phát triển du lịch homestay như giá cả, sự thu hút du lịch, các trang thiết bị giải trí… của đề tài này mà trong đề tài này chưa nghiên cứu tới. Đây cũng là hướng gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.


Tiểu kết

Chương 3 là chương đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Các giải pháp về CSVC, giải pháp về quản lý homestay, giải pháp về tiếp cận homestay, giải pháp về môi trường của homestay, giải pháp về an ninh trật tự.

Một số giải pháp phụ trợ cũng được đề xuất như giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, giải pháp về quảng bá/ xúc tiến, giải pháp về nguồn nhân lực... Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với UBND tỉnh, Sở VHTT&DL Tiền Giang nhằm thúc đẩy, phát triển du lịch homestay cho ngành du lịch Tiền Giang trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Du lịch homestay là hình thức du lịch đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tại tỉnh Tiền Giang nói riêng. Những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác loại hình du lịch homestay và đã đạt được những kết quả rất quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế địa phương, có thể kể đến những địa điểm điển hình như: cù lao Thới Sơn, xã Đông Hòa Hiệp… Tuy nhiên, loại hình du lịch này vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trong tương lai như: sản phẩm thiếu tính đa dạng, năng lực của hộ gia đình cung ứng dịch vụ còn nhiều hạn chế, sự liên kết giữa hộ dân với công ty du lịch còn rời rạc... Nguyên nhân chính là do ngành du lịch Tiền Giang chưa xây dựng được một mô hình hoàn chỉnh nhằm đánh giá các yếu tố tác động mạnh đến sự lựa chọn homestay của khách du lịch.

Trên cơ sở thu thập ý kiến của 144 khách du lịch qua bảng câu hỏi khảo sát về du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Đề tài nghiên cứu đã nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn homestay của khách du lịch và phát hiện được sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với từng nhóm khách du lịch trong việc đánh giá sự lựa chọn của họ về homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Qua đó, các chủ homestay, các nhà quản lý homestay… cần tập trung cải tiến các nội dung theo thứ tự ưu tiên (mức độ ảnh hưởng quan trọng) của từng nhân tố đến sự lựa chọn homestay của khách du lịch để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình phục vụ du khách như đã nêu ở phần giải pháp. Các yếu tố tác động tích cực đến du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp gồm: Cơ sở vật chất (0.442), Quản lý homestay (0.311), Dễ tiếp cận homestay (0.268), Môi trường của homestay (0.215), và An ninh trật tự (0.190).

Du lịch homestay đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Với những khó khăn, thách thức trước mắt, loại hình du lịch homestay cần có sự phối hợp giải quyết của chính quyền địa phương, công ty du lịch và cộng đồng tổ chức du lịch. Thông qua những giải pháp được đề xuất, hy vọng các nhà quản lý du lịch homestay cần nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm phát triển mạnh hơn loại hình du lịch homestay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Ninh Thị Kim Anh, Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh Trân (2013), Chủ đề nghiên cứu “Du lịch homestay”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ môn, Trường Đại học Nha Trang.

2. Phùng Thanh Bình, Dự báo bằng phân tích hồi quy. Trường Đại học Kinh tế, Tp.HCM

3. Hà Nam Khánh Giao và Lê Duyên Hằng (2011), Các yếu tố tác động đến độ thỏa mãn về chất lượng dịch vụ khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM. Tạp chí Phát triển kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, số 252, tháng 10/2011: Tr. 44-53.

4. Trần Tiến Khai (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế kiến thức cơ bản, Nxb Lao Động Xã hội.

5. Luật du lịch, số 44/2005/QH11, Khóa IX, Kỳ họp thứ 7, ngày 05/05- 14/06/2005.

6. Nguyễn Văn Mỹ, Homestay Trông người lại ngẫm đến ta, Tạp chí du lịch Việt Nam số 6/2015, Tr. 34.

7. Nguyễn Quốc Nghi (2013), “Giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.

8. Nguyễn Văn Phố & Nguyễn Xuân An, Phương pháp phân tích mờ kết cấu.

9. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Tiền Giang (2010), Đề án Phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2020.

10. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nxb Lao Động Xã hội.

11. “Tài liệu hướng dẫn vận hành du lịch lưu trú tại nhà dân” do dự án Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) ban hành năm 2015.

12. Tiêu chuẩn quốc gia (2009), Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, TCVN 7800:2009, Phụ lục II-8.

13. Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch (2013), Cẩm nang thực tiển Phát triển du lịch nông thôn Việt Nam.

14. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nxb Thống kê.

II. TIẾNG ANH

15. Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P., (2010), The Developmental Model of Cultural Tourism-Homestay of the Lao Vieng and Lao Song Ethnic Groups in the Central Region of Thailand, Journal of Social Sciences 6 (1): 130-132, 2010 ISSN 1549-3652.

16. Huan H. C., Ho C. C., (2013), Applying the Fuzzy Analytic Hierarchy Process to Consumer Decision-Making Regarding Home Stays, International Journal of Advancements in Computing Technology (IJACT) Volume5, Number4: 981- 990

17. Hu.Y.A., WangJ.H., & WangR.Y., (2012), Evaluting the Performance of Taiwan Homestay Using Analytic Network Process, Mathematical Problems in Engineering, Volume 2012, Article ID 827193, 24 pages.

18. Juladalai W., Yongpithayapong P., & Ratanakosum J., A Tourism Model on Thai-Saek Cultural Home stays for Sustainable Economic Development: a Case Study at Ban Art-Samart, Art-Samart Sub-district, Muang District, Nakhon Phanom Province, Faculty of Liberal Arts and Science, Nakhon Phanom University.

19. Pusiran A.K., & Xiao H.,(2013), Challenges and Community Development: A Case study of Homestay in Malaysia, Asian Social Science, Vol. 9, No. 5.

20. Richardson K., (2004), Homestay: Opening a World of Opportunity, 18th IDP

Australian International Education Conference 5-8 October 2004, Sydney Australia.

21. Seubsamarn K. (2009), Tourist motivation to use homestays in Thailand and their satisfaction based on the destination’s cultural and heritage-based attribute. A Thesic of Master of Science, Faculty of the Graduate School, University of Missouri.

III. TRANG WEB

22. http://en.wikipedia.org/wiki/Kampong (ngày 28/02/2014).

23. http://www.fiditour.com/ban-tin-fiditour/homestay-o-sa-pa-loai-hinh-du-lich- dang-thu-hut-khach-658.html.

24. http://www.vietnamdive.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&i d=147%3Ahomestay-tai-pho-co-hoi-an&catid=56%3Ahoi- an&Itemid=124&lang=vi.

25. http://www.vtvcantho.vn/CVTV/Detail/12721?id_menu=78&act=News_Detail&c ontr=Content.

26. http://vhttdlkv3.gov.vn/Tin-tuc/Du-lich-Homestay-va-tiem-nang-phat-trien-o- Ben-Tre.3417.detail.aspx (ngày 28/02/2014).

27. http://www.ipbc.vinhlong.gov.vn/tabid/69/cid/3/aid/963/language/vi- VN/Default.aspx (theo Khắc Khoan).

28. http://en.wikipedia.org/wiki/Homestay (28/02/2014).

29. http://khamphadalat.com/Tour-kham-pha/Du-lich-kham-pha-cung-Nha-nong-Da- lat/.

30. http://dulich.tuoitre.vn/tin/20150712/homestay-o-dat-mui-ca-mau/776241.html

PHỤ LỤC

I. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

Bảng 1: Mô hình nghiên cứu sơ bộ


STT

Biến quan sát

Tiêu chí đánh giá

Nguồn tài

liệu


1


Môi trường của homestay

1) Tận dụng gió thiên nhiên, ánh sáng tự nhiên 1 cách đầy đủ

2) Kết hợp các di sản địa phương và các yếu tố cảnh quan địa phương vào thiết kế homestay

3) Cảnh đẹp và tính độc đáo của nội thất thiết kế

4) (MOITRUONG3) Chủ homestay thiết kế vườn cây có tính độc đáo (Có những thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo trong cộng đồng)

5) (MOITRUONG3) Nhà nghỉ được xây dựng

vững chắc

[1; 15; 11; 10]


152]


[15]

[15]


[11]


2


Chất lượng phục vụ

1) Thái độ ân cần của người chủ/ nhân viên phục vụ

2) Dịch vụ đưa đón khách chu đáo

3) Cung cấp đầy đủ các món ăn địa phương

4) Dịch vụ ăn uống đảm bảo chất lượng, vệ sinh

5) Người chủ/ nhân viên phục vụ biết ngoại ngữ,

6) Người chủ/ nhân viên phục vụ phải qua lớp tập huấn nghiệp

[15; 14]

[15; 14]

[15]

[15; 11; 10]

[11; 10]

[11; 10]


3


An toàn

1) Có phương tiện thông tin để báo động các nguy hiểm (ví dụ, khách bị đau ốm, bị thương tích có thể tiếp cận nhanh và thuận tiện với nơi cấp cứu)

2) Có hộp thuốc y tế

3) Các ổ khóa trong nhà được đảm bảo chất lượng

4) Đảm bảo an toàn cho khách lưu trú (mua bảo hiểm cho khách lưu trú, phòng trọ an toàn…)

5) Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi

[1; 15; 11; 10]


[15; 14]

[1; 11; 10]

[15]


[11; 10; 14]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - 9

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí