Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch Đông Hòa Hiệp Khuôn Khổ Dự Án “Phát Triển Bền Vững Địa Phương Thông Qua Du Lịch Di Sản”

giới thiệu phương pháp phát triển du lịch nâng cao giá trị di sản văn hóa và môi trường tự nhiên của xã Đông Hòa Hiệp.

Du lịch xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè phát triển từ sau nãm 1990, đến nay đã gần 20 năm. Quá trình phát triển được phân thành 3 thời kỳ sau:

Thời kì 1: Xuất hiện hoạt động tham quan du lịch tại huyện Cái Bè từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000

Tour Mekong Cruise tham quan Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được bán ra bắt đầu từ những nãm 1990 và đa số khách du lịch tham quan Tp Chí Minh đã tham gia tour Mekong Cruise này.

Đến đầu những nãm 2000, chợ nổi Cái Bè và tour tham quan các biệt thự phong cách Tây Âu đã được dựa vào một phần của chương trình du lịch Mekong Cruise tham quan Mỹ Tho, làm tiền đề cho hoạt động du lịch tham quan môi trường thiên nhiên và di sản văn hóa các kiến trúc cổ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thời kỳ này, các công ty du lịch chủ động trong việc hình thành và phát triển các tour du lịch.

Thời kì 2: Bắt đầu tổ chức hoạt động du lịch dựa vào nhà cổ làng Đông Hòa Hiệp nửa sau những nãm 2000

Vào năm 2000, Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã thực hiện khảo sát các hộ gia đình trên toàn tỉnh Tiền Giang. Dựa vào kết quả khảo sát, một ngôi nhà cổ (nhà ông Kiệt) thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè đã được chọn để trùng tu từ năm 2003-2004 như là một phần dự án “Chuyển giao kỹ thuật bảo tồn, trùng tu kiến trúc gỗ di sản văn hóa”, chương trình đối tác phát triển của JICA và Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa. Sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa nhà ông Kiệt đã được UNESCO đánh giá cao, nhận được giải thưởng Bảo tồn Di sản Văn hóa của UNESCO - Châu Á Thái Bình Dương năm 2004.

Năm 2006, gia đình ông Kiệt đã sử dụng căn nhà cổ của mình để bắt đầu kinh doanh dịch vụ ăn uống cho khách du lịch. Từ 2008 trở đi, các công ty dịch vụ xúc tiến bán tour du lịch nên tour du lịch bao gồm dịch vụ ăn trưa, nghỉ đêm tại nhà ông Kiệt tăng vọt. Việc thưởng thức đặc sản của khu vực sông Cửu Long như cá tai tượng, các món đặc sản sông nước, cây nhà lá vườn trong không gian nhà cổ truyền thống rất được ưa chuộng, đặc biệt là đối với du khách quốc tế.

Cũng trong thời gian này, gia đình ông Ba Đức cũng bắt đầu mở dịch vụ homestay tại nhà cổ phong cách Tây Âu. Nhà cổ được đưa vào du lịch, người dân địa phương tham gia ngày càng nhiều vào du lịch mang cơ hội cho khách du lịch tiếp xúc với đời sống và văn hóa ẩm thực của địa phương.

Thời kì 3: Mở rộng hoạt động du lịch từ hình thức đơn lẻ sang toàn diện tại địa phương từ năm 2010

Nhờ các dịch vụ tham quan, du lịch chợ nổi, vườn cây ăn quả, sau đó là tham quan nhà cổ ông Kiệt, nhà cổ ông Ba Đức mà khách du lịch đến thăm làng Đông Hòa Hiệp dần dần tăng lên, số lượt khách cả năm 2012 đạt đến 60.000 lượt. Tuy nhiên, các điểm tham quan còn rất ít và chỉ có một số bộ phận người dân được hưởng lợi ích từ du lịch. Chính vì vậy, cùng với việc gia tăng thêm lượng khách du lịch đến Đông Hòa Hiệp, cần tăng thêm số hộ dân tham gia làm du lịch trong làng, sao cho cơ hội hưởng lợi từ du lịch đến với nhiều người dân trong làng hơn.

2.1.2. Kế hoạch phát triển du lịch Đông Hòa Hiệp khuôn khổ dự án “Phát triển bền vững địa phương thông qua du lịch di sản”

Bảo tồn, tái sinh các vườn cây ăn quả truyền thống, hoạch định và thực thi các chương trình du lịch đường thủy tại xã Đông Hòa Hiệp. Bao gồm các hoạt động:

- Hình thành Ban quản lý Dự án và các nhóm đại diện người dân tham gia du lịch (dưới đây gọi là cộng đồng dân cư địa phương) để phát triển xã Đông Hòa Hiệp.

- Cộng đồng cư dân địa phương là chủ thể tiến hành tính toán, xây dựng bản đồ, lập kế hoạch đánh giá lại các tài nguyên du lịch địa phương (thiên nhiên, văn hóa, lịch sử), bảo tồn và vận dụng các tài nguyên đó vào hoạt động khai thác du lịch.

- Cộng đồng cư dân địa phương là chủ thể xây dựng các chương trình, dịch vụ du lịch bao gồm nhà hàng nông gia, homestay, gia công trái cây...

- Cộng đồng cư dân địa phương và dự án (phía Nhật Bản) tiến hành trang bị cơ sở hạ tầng du lịch (bến thuyền...)

- Dự án (phía Nhật Bản) tư vấn để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch (nhà hàng nông gia, homestay, bán sản vật địa phương…)

- Cộng đồng cư dân địa phương và dự án (phía Nhật Bản) phối hợp phát triển công cụ du lịch (tờ rơi, bản đồ du lịch).

- Toàn thể những người liên quan sẽ quảng bá cho các chương trình du lịch xã Đông Hòa Hiệp tại các lễ hội địa phương.

- Cộng đồng cư dân địa phương làm trung tâm xúc tiến tiếp thị, quảng bá du lịch với các đơn vị tư nhân.

Dự án nêu trên chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật (hỗ trợ phần mềm) và trang bị cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ. Vì thế, JICA và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã xây dựng thêm kế hoạch thí điểm để đánh giá hiệu quả của việc trang bị cơ sở hạ tầng du lịch, cụ thể là trang bị để cải thiện môi trường đón tiếp khách du lịch và nâng cao tính tiện lợi trong việc đi lại ở vùng nông thôn

Mở rộng đường đi bộ dành cho khách du lịch, mở rộng đường đi bộ dọc 2 bờ kênh Bà Hợp chảy qua giữa xã Đông Hòa Hiệp (từ 1,5m mở rộng thành 3,0m).

Trang bị cầu đi bộ phục vụ hoạt động du lịch, xây dựng một cây cầu cho khách du lịch đi qua kênh Bà Hợp.

Trang bị bến thuyền, xây dựng một bến thuyền cho xã Đông Hòa Hiệp để nâng cao tính tiện lợi trong đi lại bằng thuyền du lịch.

Trang bị chòi nghỉ trên bến thuyền nhằm tạo không gian nghỉ ngơi để đón du khách.

2.1.3. Bộ máy tổ chức phát triển du lịch Đông Hòa Hiệp

Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cái Bè là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch xã Đông Hòa Hiệp, cơ quan phối hợp là Ủy ban Nhân dân xã Đông Hòa Hiệp. Ngoài ra, Ban Quản lý Dự án (ProJect Managemt Unit - PMU) của dự án “Phát triển bền vững địa phương thông qua du lịch di sản” gồm các thành viên là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cái Bè, Ủy ban nhân dân xã Đông Hòa Hiệp cùng nhau phụ trách các hoạt động.

Đối với các hộ gia đình, dự án hỗ trợ từng hộ dân tham gia phát triển du lịch. Đó là do tình hình của xã Đông Hòa Hiệp: mỗi hộ dân đều có khuôn viên rộng lớn nên ở giai đoạn ban đầu, người dân sẽ dễ dàng tham gia du lịch hơn nếu bắt đầu dịch vụ du lịch theo từng hộ thay vì phân thành nhóm.

Hơn nữa, trong năm 2013, xã Đông Hòa Hiệp đang xem xét việc đăng ký thành Di sản Văn hóa Quốc gia. Nếu được công nhận Di sản Văn hóa Quốc gia thì tại xã Đông Hòa Hiệp cũng sẽ thành lập Ban Quản lý Di tích như làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.4. Sản phẩm du lịch

Tháng 4/2012, để chính thức phát triển du lịch tại Đông Hòa Hiệp, các nhân viên dự án đã tiến hành khảo sát tài nguyên du lịch nơi đây. Ngoài các ngôi nhà cổ nằm rải rác dọc theo kênh Bà Hợp còn có nhiều xưởng sản xuất các sản phẩm truyền thống địa phương nhý bánh tráng sữa, bánh tráng chuối, bánh tét, trái cây.

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp

2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các ngôi nhà cổ của nhà dân hoạt động du lịch homestay tại Đông Hòa Hiệp

2.2.1.1. Nhà cổ Ông Kiệt

Được xây dựng năm 1838 với diện tích gần 1.000m². Nhà có kiến trúc và kết cấu theo kiến trúc truyền thống đã tồn tại trên 100 năm và nằm ở vị trí trung tâm của rạch Bà Hợp, thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè. Vào năm 1923 ngôi nhà đã được tu sửa nhiều phần, trong đó phần mặt tiền đã chuyển sang kiểu kiến trúc phương Tây, bên trong nhà trên các bộ kèo, xiên, trính và trên các vách cửa, bao lam được chạm khắc, trang trí các hoa văn rất tinh xảo. Trải qua thời gian và chiến tranh nhưng hầu hết các vật dụng trang trí trong nhà như các bộ lam, hoành phi, liển đối đến nay vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn. Độc đáo nhất là bộ bao lam được chạm lọng các loài cây tùng, cúc, trúc, mai được cách điệu hoài hòa, các họa tiết mềm mại, uyển chuyển đã thể hiện trình độ mỹ thuật rất cao của người xưa. Đặc biệt, trong nhà còn có 108 cây cột bằng gỗ căm xe núi, được các nhà khảo cổ Nhật Bản đánh giá cao và xếp vào nhóm "cửu đại mỹ gia" ở Việt Nam. Năm 2003, tổ chức của chính phủ Nhật Bản đã tài trợ để trùng tu, bảo tồn ngôi nhà này. Hiện nay, ngôi nhà cổ Ông Kiệt vẫn là nơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch tham quan và lưu trú lại nơi này. Trung bình mỗi ngày, ở đây đón 100 khách du lịch.

2.2.1.2. Nhà cổ Ông Ba Đức

Nhà cổ ông Ba Đức theo kiến trúc Đông Tây kết hợp. Nhà được xây dựng năm 1850 giữa khu vườn rộng hơn 2ha với nhãn, vú sữa, bưởi, cam quýt… Nhà cổ Ông Ba Đức nằm ở phía Bắc rạch Bà Hợp khoảng 500m, nằm dọc theo dòng sông Cái Bè. Nhà được xây dựng vào năm 1850, mặt tiền nhà hướng về phía sông và theo kiến trúc truyền thống nhưng sau đợt tu sửa năm 1938, phần cột bên trong nhà được

nâng lên và phần mặt tiền nhà đã được sửa thành kiểu kiến trúc Pháp. Bên trong nhà cũng có nhiều bộ bao lam, hoành phi, liển đối được chạm trổ, khảm xà cừ rất công phu, ngoài ra còn có các vật dụng bằng gỗ, gốm sứ, đồng như: tủ thờ, bàn ghế, bình, đĩa, tách, lư hương, tượng rất thẩm mỹ và có giá trị quý hiếm được bảo tồn. Hiện nay, nhà cổ ông Ba Đức là nơi có nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng. Trung bình mỗi ngày nơi đây đón gần 100 lượt khách, ngày cao điểm có khi lên tới 500 lượt, là điểm du lịch homestay thu hút đông du khách quốc tế.

2.2.1.3. Nhà cổ Ông Xoát

Nhà cổ Ông Xoát nằm gần sông Cái Bè. Theo gia phả của gia đình, nhà chính được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ 19, vào năm 1936 nhờ kinh doanh lúa gạo mà trở nên giàu có, người chủ lúc đó cho xây dựng mặt tiền rất đẹp có kiến trúc theo kiểu phương Tây. Không chỉ mặt tiền kiểu phương Tây của ngôi nhà rất bề thế mà trong nhà chính cũng còn lưu giữ các bức vách, hoành phi, liển đối, các bộ bàn ghế, tủ thờ, đặc biệt là bộ ván ngựa hai tấm bằng đá cẩm thạch... đây là những vật dụng kiến trúc rất đặc sắc, tinh sảo và có sức thu hút du khách.

2.2.1.4. Nhà cổ Ông Võ

Nhà cổ Ông Võ hình dáng của ngôi nhà cổ truyền thống. Nhà truyền thống về cơ bản xây bằng gỗ, gian nhà chính có quy mô lớn, rộng 5 gian, sâu khoảng 6 gian, mái nhà dốc 4 phía, lợp ngói, phần mặt tiền được xây mở phóng khoáng. Những nhà mặt tiền kiểu thượng song hạ bản thường không có cửa, khi ra vào phải bằng cách gỡ từng thanh song ra. Bên cạnh nhà kiểu truyền thống này, còn có những nhà xây theo phong cách phương Tây với đầu cột được trang trí hoa văn, tuy nhiên phong hướng này chỉ được khơi dậy lại vào những năm đầu của thế kỉ 20.

2.2.1.5. Nhà cổ Ông Liêm

Nhà cổ Ông Liêm ở xã Đông Hòa Hiệp cũng nằm trên rạch Bà Hợp, mặt tiền nhà theo kiến trúc phương Tây, không gian bên trong cũng theo kiến trúc phương Tây nên rất đơn giản, không có nhiều họa tiết trang trí như các ngôi nhà cổ Nam Bộ. Trong nhà chính có không gian rộng để thờ tổ tiên và dùng tiếp khách. Hiện nay, ngôi nhà được tận dụng không gian rộng để làm nơi tổ chức các hoạt động như hội họp, trưng bày các sản phẩm lưu niệm, đón khách du lịch tham quan, nghiên cứu.

2.2.1.6. Nhà cổ Ông Cai Huy

Nhà cổ Ông Cai Huy được xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20, là công trình kiến trúc kiểu phương Tây ở xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè với phần mặt tiền có dán gạch men vân hoa. Trước khi nhà cổ Ông Kiệt trở thành điểm tham quan du lịch thành công, đây cũng là ngôi nhà cổ được khách du lịch quốc tế rất thích đến tham quan du lịch trải nghiệm. Bên trong nhà chính có nhiều bộ cột và xà nhà sử dụng vật liệu bằng gỗ quý rất tốt và bền chắc, giống như những ngôi nhà cổ ở Nam Bộ, nhà cổ Ông Cai Huy vẫn còn lưu giữ nhiều bộ lam, hoành phi, liển đối được trạm trổ rất công phi và tinh xảo.

2.2.2. Hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè Bảng 2.1: Khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2013

CHỈ TIÊU

ĐVT

THỰC HIỆN

Tăng

bq

2009

2010

2011

2012

2013

I. Tổng lượng khách DL

Lượt

866.401

960.991

1.058.650

1.169.285

1.307.635

10,84%

- Khách quốc tế

"

410.756

472.839

525.000

542.692

567.686

8,43%

- Khách nội địa

"

455.645

488.152

533.650

626.593

739.949

12,89%

1. Lượng khách tham quan

"

537.740

640.699

692.325

757.664

873.029

12,88%

- Khách quốc tế

"

374.866

443.894

495.215

516.721

539.584

9,53%

- Khách nội địa

"

162.874

196.805

197.110

240.943

333.445

19,62%

2. Số khách lưu trú

"

308.077

299.698

343.918

392.772

416.161

7,81%

- Khách quốc tế

"

13.735

16.785

17.898

13.171

14.701

1,71%

- Khách nội địa

"

294.342

282.913

326.020

379.601

401.460

8,07%

3. Số khách vận chuyển

"

20.584

20.594

22.407

18.849

18.445

-2,71%

- Khách quốc tế

"

12.155

12.160

11.887

12.800

13.401

2,47%

- Khách nội địa

"

8.429

8.434

10.520

6.049

5.044

-12,05%

II. Doanh thu

Triệu

184.965

211.092

237.164

278.601

327.130

15,32%

- Lữ hành

"

32.806

35.215

40.854

105.626

125.506

39,85%

- Khách sạn

"

24.065

32.101

36.524

40.543

46.215

17,72%

- Ăn uống

"

85.692

97.902

110.508

85.213

106.369

5,55%

- Vận chuyển

"

998

1.131

3.257

1.450

2.145

21,08%

- Doanh thu khác

"

41.404

44.743

46.021

45.769

46.895

3,16%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - 6

Nguồn: Sở VHTDTT tỉnh Tiền Giang

Qua bảng số liệu khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang từ năm 2009 - 2013, chúng ta thấy: lượng khách du lịch đến Tiền Giang tăng đều hàng năm, trung bình tăng khoảng 10.84%. Doanh thu hàng năm tăng khoảng 15.32%.

Bảng 2.2: Khách du lịch đến khu du lịch Cái Bè giai đoạn 2009-2013



CHỈ TIÊU


ĐVT Lượt

THỰC HIỆN

Tăng bq

2009

2010

2011

2012

2013

I Tổng lượt khách


89.500

107.545

76.230

94.122

122.500

8,16%

- Quốc tế

"

71.600

93.734

64.980

64.058

86.875

4,95%

- Nội địa

"

17.900

13.811

11.250

30.064

35.625

18,78%

II. Doanh thu

Triệu

184.965

211.092

237.164

278.601

327.130

15,32%

Nguồn: Sở VHTDTT tỉnh Tiền Giang

Bảng 2.3: Khách du lịch đến xã Đông Hòa Hiệp giai đoạn 2009-2013



CHỈ TIÊU


ĐVT

THỰC HIỆN

2009

2010

2011

2012

2013


I Tổng lượt khách


lượt

40.27

5

48.39

4

34.303

42.354

55.124


- Quốc tế


"

32.22

0

42.18

0

29.241

28.826

39.093

+ Khách tham quan

"

20.94

3

27.41

7

19.007

18.737

25.410

+ Khách ở lại qua đêm tại nhà

dân

"

11.27

7

14.76

3

10.234

10.089

13.683

- Nội địa

"

8.055

6.214

5.062

13.528

16.031

+ Khách tham quan

"

5.236

4.039

3.290

8.793

10.420

+ Khách ở lại qua đêm tại nhà

dân

"

2.819

2.175

1.772

4.735

5.611

II. Doanh thu

Triệ

u

83.23

4

94.99

1

106.72

4

125.37

0

147.20

9

Nguồn: Tác giả tổng hợp Qua kết bảng số liệu trên chúng ta thấy, mặc dù loại hình du lịch homestay đang được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư phát triển nhưng lượng khách đến xã Đông Hòa Hiệp từ năm 2009 đến năm 2013 tăng không đều giữa các năm. Thành

phần khách du lịch đến với làng cổ chủ yếu là khách quốc tế, chiếm khoảng 65% lượng khách đến du lịch Cái Bè. Do xã Đông Hòa Hiệp nằm gần Tp Hồ Chí Minh nên phần lớn khách du lịch đến tham quan đến đây để tham quan thắng cảnh kết hợp với du lịch Chợ nổi Cái Bè và các nơi khác và lưu trú tại Tp HCM. Lượng khách lưu trú, trải nghiệm cuộc sống tại xã chưa nhiều, vì vậy doanh thu từ du lịch chưa cao chủ yếu hoạt động tham quan. Thu nhập của người dân tham gia hoạt động du lịch chưa nhiều do sản phẩm du lịch chưa đa dạng và chưa thu hút được lượng khách lưu trú.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Để khảo sát, đánh giá khách du lịch các yếu tố tác động đến sự lựa chọn của họ khi lựa chọn homestay như đã trình bày ở chương 1. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: định tính (sơ bộ) và định lượng (chính thức).

2.3.1 Nghiên cứu định tính

Mục đích nhằm khẳng định và bổ sung chỉ tiêu đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi. Nghiên cứu định tính dựa trên kỹ thuật phỏng vấn sâu, phỏng vấn trực tiếp 20 chuyên gia về lĩnh vực du lịch, gồm: 4 công chức ngành du lịch, 6 nhà quản lý các công ty du lịch lữ hành, 5 chủ homestay và 5 khách du lịch. Nghiên cứu này được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo.

Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật trao đổi, thảo luận trực tiếp với chuyên gia như đã nêu ở mục 3.5.2.1, mô hình được rút gọn lại gồm 6 biến quan sát, với 28 mục hỏi (Bảng 1.1) của Mô hình du lịch homestay và 3 mục hỏi của thang đo Đánh giá sự lựa chọn của khách du lịch về homestay. Tiếp theo, bảng câu hỏi sẽ được hiệu chỉnh, phát phiếu điều tra thử nghiệm, ghi nhận các phản hồi, hoàn chỉnh bảng câu hỏi lần cuối để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu chính thức.

2.3.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chính thức để kết luận về các khía cạnh được khách du lịch hài lòng khi lựa chọn du lịch homestay, với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi (Bảng 2b – Phụ lục 2) có được từ kết quả nghiên cứu định tính ở trên

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí