Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Homestay Một Số Quốc Gia Và Việt Nam‌


1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay một số quốc gia và Việt Nam‌

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia‌

* Du lịch homestay Thái Lan

Những năm đầu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch homestay ở Thái Lan ít nhận được sự quan tâm của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT - Tourism Authority of Thailan) và phải đối mặt với nhiều vấn đề như: Sự tiếp thị không tương xứng, phân chia lợi ích không công bằng giữa các bên tham gia, các tiêu chuẩn nghèo nàn và thiếu lòng mến khách, những bất cập giữa khách và chủ nhà, thiếu tiện nghi, thiếu những nguyên tắc quy định và các kế hoạch phát triển của nhà nước. Năm 2005, cùng với việc được thành lập, Phòng phát triển Du lịch (Bộ Thể thao và Du lịch) đã phát triển tiêu chuẩn cho các homestay và được điều chỉnh, phổ biến rộng rãi năm 2012. Các homestay phải đảm bảo khách du lịch phải cùng ở chung nhà với gia chủ, sức chứa tối đa là 4 phòng và 20 khách, đăng ký với Sở Du lịch, sử dụng homestay như nguồn thu nhập bổ sung. Biển công nhận sẽ được trao cho cộng đồng (ít nhất 4 gia đình) trong thời hạn 2 năm với dòng chữ chính thức Homestay Standard Thailand và phải đặt ở nơi dễ nhìn thấy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như sự tin tưởng đối với du khách. (Nick Kotogeorgopoulos, Anuwat Churyen, Varaphorn Duangseang, 2013)

Homestay Thái Lan cho phép khách du lịch được sống chung với gia đình người Thái, cảm nhận được sự đón tiếp nồng hậu và trải nghiệm văn hóa Thái, hiểu thế nào là cuộc sống gia đình bản địa. Khách du lịch có thể tham gia những hoạt động như dâng lễ vật vào buổi sáng cho thầy tu, học nấu món ăn Thái, học dệt vải hay quần áo, tham gia những hoạt động nông nghiệp, tham gia những nghề thủ công truyền thống tại địa phương, chương trình khám phá tự nhiên hay những hoạt động thư giản như đạp xe, chèo thuyền. Một số homestay tiêu biểu ở Thái Lan như: Lamai homestay, homestay ở đảo Koyao, Hilltribe homestay.

* Homestay Malaysia


Kinh nghiệm của Malaysia: phát triển loại hình DLST văn hóa gắn kết với du lịch cộng đồng - Homestay.

Malaysia là một quốc gia rất coi trọng đến phát triển du lịch, theo thống kê của UNWTO trong vùng Châu Á - Thái Bình dương, lượng khách quốc tế đến Malaysia chiếm hàng thứ hai chỉ sau cường quốc du lịch là Trung Quốc. Du khách khi đến Malaysia thường chọn các tour dạng DLST, và một trong các loại hình du lịch được ưa chuộng phải kể đến du lịch sinh thái văn hóa dựa vào cộng đồng - Homestay, đây là loại hình DLST văn hóa nông thôn dựa vào cộng đồng. Với loại hình này, du khách sẽ được sinh hoạt chung nhà với người dân bản địa như một thành viên trong gia đình và trải nghiệm cuộc sống hằng ngày để biết về văn hóa của người dân nơi đó. Bắt đầu được triển khai từ những năm 1980, đến nay loại hình du lịch homestay đã phát triển rộng rãi ở 13 bang trên toàn quốc với gần 3300 hộ dân từ 230 ngôi làng khắp cả nước. Hàng năm đón hơn 160.000 lượt du khách trong đó có 30.000 khách quốc tế đến chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc mang lại nguồn thu trên 16 triệu USD cho các hộ tham gia.

Kết quả thu được tại 5 bang có loại hình homestay phát triển nhất năm 2009:

Bảng 1.3: Tình hình hoạt động Homestay tại 5 Bang/ Tỉnh của Malaysia‌


Bang/Tỉnh Số làng Tổng lượng khách đến Khách quốc tế Khách nội địa Doanh thu


tham gia

(Lượt khách)

(RM)

Selangor

18

17.543

7.301

10.242

917.440

Jahore

18

22.342

4.635

17.707

1.054.805

N.Sembilan

26

13.043

2.939

10.104

1.068.592

Sabah

39

4.509

2.295

2.214

605.708

Sarawak

21

10.480

2.245

8.235

413.823

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 6

(Nguồn: MOTOUR, 2010)

Các bài học kinh nghiệm về triển khai homestay được nhìn nhận trên các góc độ gồm:

Kinh nghiệm ở tầm vĩ mô: Để thực hiện thành công các chương trình phát triển DLST Homestay, Bộ Du lịch Malaysia (MOTOUR-Ministry of tourism) đã chủ động yêu cầu có sự nỗ lực gắn kết chung giữa các cấp độ khác nhau của chính quyền các


cấp, của khu vực tư nhân, và các cộng đồng địa phương. Một hiệp hội Homestay Malaysia chuyên trách được thành lập, trong đó bao gồm đại diện thành viên Chính phủ liên bang, chính quyền địa phương, đại diện khu vực tư nhân và tổ chức phi Chính phủ, Ủy ban này được MOTOUR mời tham vấn chính về kế hoạch chương trình Homestay quốc gia. Hiệp hội Homestay đã đề xuất về phía chính quyền các cấp có trách nhiệm đóng góp để thực hiện chương trình với các nhiệm vụ cụ thể như:

Đề xuất hướng dẫn, chính sách phát triển chương trình homestay cụ thể cho các bang, tỉnh.

Cấp phép cho các làng và các hộ thành viên tham gia chương trình

Cung cấp ngân quỹ ban đầu cho đầu tư hạ tầng, hỗ trợ nâng cấp nhà cửa cho các hộ tham gia (ví dụ: hỗ trợ mỗi hộ 5.000 RM để sửa sang hệ thống toilet, bếp…)

Quảng bá chương trình homestay ở trong và ngoài nước. Liên hệ với các đơn vị chức trách có liên quan.

Kinh nghiệm ở tầm vi mô: Kinh nghiệm về chuẩn bị cho tổ chức Homestay: Địa phương cùng các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn, thành lập nhóm tư vấn trực thuộc Hiệp hội, tổ chức vận động, phát hiện giúp đỡ những hộ có điều kiện tham gia, lập thủ tục cấp phép,… Sự kết hợp này thật sự có kết quả đối với các vùng nông thôn nghèo ở Malaysia. Khi xét chọn, nhóm tư vấn địa phương dựa vào 5 điều kiện mà các hộ cần hội đủ như: đường sá vào nhà thuận tiện, đầy đủ tiện nghi cho du khách như phòng ngủ, toilet, gia đình không có tiền sử về tội phạm, không bị mắc các bệnh xã hội có thể lây lan cho cộng đồng, đạt tiêu chuẩn cao về vệ sinh môi trường.

Việc chuẩn bị cho triển khai Homestay bao gồm:

Về phía chính quyền các bang và vùng: tổ chức huấn luyện trong vòng 7 ngày cho các hộ được cấp phép, theo các nội dung như hướng dẫn cách làm vệ sinh ngôi nhà mình sạch sẽ, an ninh hơn, cách tiếp đón du khách, trang trí lại cho thẫm mỹ hơn.

Về phía các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, đại diện cộng đồng dân cư địa phương: huấn luyện kỹ năng về quản lý, phát triển về dịch vụ du lịch, tạo các sản phẩm du lịch đặc thù, hướng dẫn cách sử dụng các nguồn thu có hiệu quả…


Các tiêu chuẩn chính để phát triển loại hình du lịch homestay: có 3 tiêu chuẩn chính đó là: sản phẩm, thành phần tham gia và nguyên tắc tham gia.

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay tại Việt Nam‌

* Homestay ở Lào Cai

Hoạt động du lịch homestay ở Lào Cai chủ yếu phát triển ở Sa Pa với hình thức sơ khai được bắt đầu hình thành vào năm 1997 và hai bản đầu tiên áp dụng mô hình này là bản Tà Van Giáy xã Tà Van và bản Dền xã Bản Hồ.

Bản Dền và bản Tà Van Giáy là hai bản đầu tiên áp dụng mô hình này và hiện nay cũng là hai bản kinh doanh thành công nhất về số lượng cơ sở lưu trú và số lượng khách du lịch tham gia. Nguyên nhân là bản Tả Van Giáy và bản Dền đều nằm trên tuyến du lịch tham quan làng bản hấp dẫn và phổ biến, thu hút một lượng đông đảo khách du lịch nước ngoài. Hai bản lại nằm cách xa thị trấn Sa Pa, nơi tập trung hầu hết cơ sở lưu trú của vùng nên khách du lịch muốn kết nối tour thuận lợi thì phương án hiệu quả nhất là nghỉ qua đêm tại bản. Nguyên nhân thứ hai là do phong tục tập quán của người Giáy (bản Tả Van Giáy) và người Tày (bản Dền) có nhiều yếu tố cởi mở trong việc đón khách hơn người Mông và người Dao. Vì vậy, hai bản này ngày nay vẫn là những bản thành công nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch homestay.

Khu vực kinh doanh homestay tại các xã phát triển theo hình dạng cụm. Trên địa bàn toàn huyện Sa Pa đến nay chỉ có năm xã có hoạt động kinh doanh du lịch homestay. Trong mỗi xã thì các hộ dân đăng ký kinh doanh du lịch homestay lại tập trung chủ yếu ở một thôn nhất định. Đó chính là hiệu ứng lan tỏa từ trung tâm, từ một hộ dân kinh doanh du lịch homestay, khi lượng khách quá tải, hộ dân đi trước đã thuyết phục những hộ dân khác cùng kinh doanh để chia sẽ lượng khách nhằm đảm bảo những điều kiện tối ưu và tôn trọng sức chứa cho không gian nhà. Trong quản lý du lịch homestay, chính quyền địa phương quy định kinh doanh vùng hoạt động du lịch homestay tại một khu vực trong một xã. Chính quyền đã quy định những điểm khách du lịch được phép lưu trú trên tuyến hành trình tham quan làng bản.

Các thành viên trong gia đình ngoài việc đảm bảo và duy trì sản xuất truyền thống cũng tự đảm nhiệm việc kinh doanh và phục vụ khách. Gia đình phục vụ khách


chủ yếu là phục vụ ngủ nghỉ, bên cạnh đó, còn một số dịch vụ khác như ăn uống, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn tham quan làng bản, tắm thuốc,....

Chính quyền địa phương quản lý về mặt hành chính, tiếp nhận đơn đăng ký kinh doanh của các hộ, sau đó thẩm định, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ cấp phép kinh doanh cho chủ nhà. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tiến hành thu thuế các hộ kinh doanh bằng cách thu của chủ nhà 5.000 VNĐ một khách một đêm. Chính quyền địa phương cũng tiến hành kiểm tra và giám sát thường xuyên những điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm và tình hình hoạt động kinh doanh hợp pháp, lành mạnh. [tr 31-32]

* Homestay Quảng Nam

Xuất phát từ năm 2000, homestay nhà cổ được thử nghiệm với 3 nhà. Đến năm 2006 mô hình homestay tại Vườn Trầu được khởi nghiệm khá thành công và phát triển rộng ở phường Cẩm Châu, Cẩm Thanh. Ở cù lao Chàm, với hướng phát triển du lịch cộng đồng đã hình thành 40 homestay. Cuối năm 2012, Hội An có 61 homestay chiếm hơn 45,5% cơ sở lưu trú và 4,2% số phòng lưu trú của thành phố. Doanh thu năm 2011 hơn 1,9 tỷ đồng, bình quân ngày khách tăng từ 2,5 lên 3,5 ngày. Khách du lịch có thể lựa chọn homestay nhà cở, nhà vườn hay nhà dân, dù ở dạng nào du khách cũng có dịp tìm hiểu cuộc sống dân dã, nét văn hóa địa phương qua sinh hoạt thường ngày của gia chủ, kết nối với cộng đồng dân cư.

Ở làng rau Trà Quế, ngoài việc ăn ngủ và thưởng thức những giá trị văn hóa bản địa, khách du lịch còn có thể tham gia trồng rau, cuốc đất để hiểu thêm giá trị nông sản và giá trị cuộc sống. Ở Cẩm Thanh, du khách vừa được tham gia các hoạt động của làng nghề dừa nước, vừa khám phá rừng dừa nước, tham gia đánh bắt cá, đi chợ, nấu cơm,... sinh hoạt cùng chủ nhà, chủ nhà xem khách như một thành viên trong gia đình. Tại cù lao Chàm, khách du lịch được tham gia vào các hoạt động ngư nghiệp của người dân, tìm hiểu về sinh thái trên cù lao.

Đề án phát triển du lịch homestay trên địa bàn thành phố đến năm 2015 của thành phố Hội An xác định: “Ưu tiên phát triển mô hình lưu trú homestay ở các khu vực vùng ven đô thị, vùng nông thôn, kiệt, hẻm nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng, góp phần cải thiện sinh kế của người dân, tạo sự phát triển đồng đều giữa


các địa phương”. Ngoài ra, homestay Hội An ngoài chức năng lưu trú đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại TCVN 7800:2009, phải nâng tầm thành sản phẩm du lịch văn hóa.

Khách du lịch chọn loại hình homestay là bởi họ muốn được khám phá, trải nghiệm đời sống văn hóa truyền thống cũng như khác biệt với họ của cư dân bản địa qua hình thức cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt và làm việc... Thế nhưng, hiện nay mô hình homestay của người dân ở các địa phương khá đơn điệu, thiếu sinh động. Những mặt hạn chế của loại hình homestay hiện nay đó là một số trường hợp kinh doanh chưa đúng quy định, ví dụ là homestay nhưng thiếu các hoạt động trải nghiệm cho du khách và cạnh tranh về giá cả thiếu lành mạnh, điều chỉnh tăng diện tích đất tối thiểu để góp phần giữ gìn cảnh quan sinh thái, đồng thời cũng đã có chủ trương điều chỉnh định hướng phát triển mạng lưới cơ sở trên địa bàn. Cần quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát, liên kết, xúc tiến và quản lý giá cả. (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, 2016)

Tiểu kết chương 1

Chương 1 luận văn đã tập trung giải quyết được vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận chung cho du lịch homestay, kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia và một số địa phương của Việt Nam làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long.

Với những lý luận chung, tác giả đã nêu được các khái niệm, quan niệm chung về du lịch homestay, từ đó nêu lên được những đặc điểm, đối tượng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoat động của du lịch homestay, mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch.


Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH HOMESTAY TỈNH VĨNH LONG‌‌‌

2.1. Giới thiệu về homestay tỉnh Vĩnh Long‌

2.1.1. Tổng quan về du lịch tỉnh Vĩnh Long‌

2.1.1.1 Vị trí địa lý‌

Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.

Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Phía Bắc có cầu Mỹ Thuận nối liền với Tiền Giang và phía Nam có cầu Cần Thơ nối liền với thành phố Cần Thơ tạo cho việc định vị tỉnh Vĩnh Long rất dễ dàng.

Với vị trí địa lý như trên, Vĩnh Long rất thuận lợi trong việc liên kết với các tỉnh trong khu vực.

2.1.1.2 Tài nguyên tự nhiên‌

Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, hai nhánh sông lớn nhất của dòng sông Mekong, được xem là dòng sông lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 10 trên thế giới. Hai nhánh sông này bao bọc toàn bộ địa phận của tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có khí hậu mát mẻ, không ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, nước ngọt quanh năm, với nhiều vườn cây ăn trái xum xuê, cảnh quan còn hoang sơ đang thực sự hấp dẫn khách du lịch với các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch cuối tuần,...

2.1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn‌

Các công trình văn hóa: trên địa bàn tỉnh có 43 di tích cấp tỉnh và 11 di tích cấp quốc gia đã được công nhận. Trong đó có các di tích sẽ chọn làm điểm nhấn cho việc nối tuyến đó là Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Khu lưu niệm Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa, di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang, Lăng ông tiền quân Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn, Văn Thánh Miếu và chùa Tiên Châu.


Lễ hội: Lễ hội tại Vĩnh Long rất phong phú, diễn ra rải rác quanh năm tại các đình, chùa, miếu… Nhưng hầu hết chúng đều tập trung tại thành phố Vĩnh Long và các khu vực lân cận. Các lễ hội có thể gắn kết với hoạt động du lịch như Lễ Tế Xuân đinh và Thu đinh tại Văn Thánh Miếu (ngày đinh đầu tháng 2 và ngày đinh cuối tháng 8); Lễ hội Lăng ông tiền quân Thống chế Điều bát “Nguyễn Văn Tồn” là ngày giỗ Ông vào ngày Mùng 3 và Mùng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm, vía ông ở Thất Phủ miếu (13/5 âm lịch),…. Ở Vĩnh Long, người Khmer tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng nơi đây vẫn mang đậm truyền thống văn hóa, lễ hội người Khmer: lễ Cholchnamthmay (ngày 13/4 dương lịch), lễ Dolta (29/8 - 1/9 âm lịch), lễ Okombok (15/10 âm lịch),.….

Nghề và làng nghề truyền thống: trên địa bàn tỉnh có 25 làng nghề và nghề truyền thống đã được công nhận như: đan lõi lát, đan thảm lục bình, làng nghề làm bánh tráng giấy, làng nghề gốm, ... Các sản phẩm làng nghề chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp thủ công, rất phù hợp cho việc gắn kết với hoạt động du lịch. Ngoài ra, còn có các nghề thủ công đang được du khách quan tâm như chầm lá, lò rèn, đan đát bằng mây tre, ...

Văn học - nghệ thuật: Đờn ca tài tử là một trong những loại hình nghệ thuật đã tạo nên sản phẩm du lịch đã được nhiều du khách quan tâm. Ngoài ra, phong tục tập quán của người dân miệt vườn, sông nước như đám cưới trên sông, chợ trên sông, ngủ đêm ngắm trăng trên sông, các loại hình giải trí dân gian như diễn tuồng, thả diều, đi cầu thăng bằng, đạp nồi và nhiều trò chơi dân dã khác tại các điểm du lịch cũng là những yếu tố lôi cuốn, hấp dẫn khách du lịch. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa nghệ thuật Hát Bội vào phục vụ khách du lịch và nhận được nhiều ý kiến tích cực.

Ẩm thực và đặc sản địa phương: Về đặc sản trái cây hiện có như Cam sành Tam Bình; Bưởi 5 Roi Bình Minh; Măng Cụt, Bòn Bon Vũng Liêm; Chôm Chôm Trà Ôn; Nhãn, sầu riêng, chôm chôm,... Long Hồ;.... Về ẩm thực với các món ăn đồng quê như Cá Lóc nướng trui, Khoai Lang ăn với mắm sống, cá Chạch kho nghệ, cháo gà,

... Ngoài ra còn có rượu Hòa Hiệp Tam Bình, rượu Sơn Đông, Cái Sơn Long Hồ, ...

Ngày đăng: 20/08/2022