CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA CAM RANH- KHÁNH HÒA
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp
3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch homestay của nước ta trong thời gian tới
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua và sau 10 năm thực hiện. Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Luật Du lịch năm 2005, khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý. Chiến lược quy hoạch phát triển du lịch, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương tới địa phương không ngừng đổi mới và hoàn thiện cùng với sự hình thành phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch. Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của hệ thống doanh nghiệp du lịch; cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu giải trí, các tuyến du lịch, loại hình du lịch đa dạng tạo diện mạo mới và tiền đề quan trọng tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển.
Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy ngành Du lịch còn nhiều hạn chế và bất cập, nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ và yếu tố thiếu bền vững.
Trước bối cảnh và xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Chính Quyền Địa Phương Về Sự Phát Triển Du Lịch Homestay Tại Đảo Bình Ba
- Kết Quả Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Chất Lượng Phục Vụ Của Người Dân Địa Phương Của Du Lịch Homestay Tại Đảo Bình Ba
- Hình Thức Xúc Tiến Quảng Bá Cho Du Lịch Tại Đảo Bình Ba
- Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Cư Dân Địa Phương
- Hợp Tác Và Liên Kết Gắn Bó Giữa Các Bộ Phận Quốc Phòng An Ninh, Chính Quyền Địa Phương, Các Công Ty Du Lịch Và Dân Cư Sinh Sống Tại Đảo
- Kiến Nghị Với Chính Quyền Xã Cam Bình, Thành Phố Cam Ranh
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo “Quyết định số 201/QĐ – TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là văn kiện hoạch định hướng đi căn bản của ngành Du lịch với tầm nhìn dài hạn theo quan điểm, mục tiêu và giải pháp. Quy hoạch này hứa hẹn sẽ đáp ứng yêu cầu bảo đảm mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa ngành Du lịch hướng tới phát triển theo chiến lược chiều sâu chất lượng, hiệu quả, bền vững và cạnh tranh.
Theo Tổng Cục Du lịch dự tính vào năm 2015, trong chiến lược này, Việt Nam đón 7 – 7.5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 – 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 -11 tỷ USD, đóng góp 5.5 – 6% vào GDP cả nước. Năm 2020, sẽ đón được 10 – 10.5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 – 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, đóng góp 6.5 – 7% GDP cả nước. Dự báo đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Và du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030. Trong đó, du lịch Homestay cũng trở thành một trong những hướng khai thác sản phẩm đặc trưng của du lịch nước ta trong thời gian tới.
Theo chiến lược này về nội dung “ Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã nêu rõ: Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; Bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước: đây là cơ hội và hướng phát triển du lịch có trách nhiệm với xã hội, ý thức về bảo tồn tài nguyên du lịch, tôn trọng văn hóa bản địa, tăng cường giao lưu và làm giàu văn hóa giữa các cộng đồng, vùng miền. Phát triển du lịch địa phương, vùng miền gắn liền xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng cường an sinh xã hội góp phần phát triển du lịch bền vững. Đặc
biệt, giúp cải thiện hạ tầng, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và làm tăng vẻ đẹp cho đất nước và là cầu nối hòa bình, hữu nghị với các quốc gia trên thế giới.
Với đặc điểm loại hình homestay là du lịch giúp bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch, phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền cũng như nâng cao kiến thức, hiểu biết và ý thức người dân địa phương, khách du lịch…và tạo ra nhiều công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cấp cơ sở hạ tầng – vật chất tại mỗi vùng, miền. Điều đó, không chỉ giúp phát triển du lịch mà còn giúp phát triển kinh tế đất nước. Và theo định hướng phát triển du lịch của Tổng Cục Du lịch đây là cơ hội để phát triển loại hình du lịch homestay.
Ngoài ra, nhu cầu du lịch hiện nay không chỉ là tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng mà còn là tìm kiếm đối tác phù hợp phát triển loại hình như du lịch MICE, đặc biệt là kết hợp nhu cầu vừa khám phá, nghỉ dưỡng và vừa học hỏi điều mới lạ tại mỗi vùng miền, mỗi điểm đến theo nhiều mục đích khác nhau đó là điều kiện để phát triển du lịch h.
Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến mới mẻ, an toàn và thân thiện, điểm đầu tư hấp dẫn, có thể cho thấy rằng, du lịch Homestay thật sự là một nguồn lợi vô giá và mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của ngành du lịch cũng như kinh tế của các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đó là lý do mà những năm gần đây, du lịch Homestay đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ và vượt bậc ở Việt Nam, cùng các loại hình du lịch khác đóng góp rất nhiều doanh thu vào nền kinh tế quốc gia.
3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch homestay tại thành phố Cam Ranh
Thời gian qua, tỉnh Khánh Hoà đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Theo Thư viện Tỉnh Khánh Hòa, đến nay, đã có 52 dự án đầu tư nước ngoài vào Khánh Hoà với tổng vốn đăng ký là 396,8 triệu USD. Riêng khu công nghiệp Suối Dầu, đã có 22 dự án đầu tư (13 dự án đầu tư nước ngoài và 09 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 55,477 triệu USD. Hiện nay Khánh Hoà, đang khẩn trương xây dựng các khu công nghiệp Ninh Thuỷ, Nam Cam Ranh, Bắc Cam Ranh, Vạn Ninh và các khu công nghiệp vừa và nhỏ Hòn Nghe, Đắc Lộc
thuộc thành phố Nha Trang, Diên Phú thuộc huyện Diên Khánh. Sau khi quy hoạch xong và xây dựng các cơ sở hạ tầng như điện, nước…sẽ xây dựng các dự án để kêu gọi đầu tư vào các khu vực này. Đồng thời tỉnh đã đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và có các chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực.
Khánh Hoà luôn mong muốn và mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước với các chính sách ưu đãi và các điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. UBND tỉnh Khánh Hoà sẽ đồng hành cùng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư thành công tại Khánh Hoà.
Nhận thức được những thế mạnh, tiềm năng của khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh, ngày 16-1-2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã ban hành Quyết định số 177/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch chung Khu du lịch Cam Ranh (Quy hoạch chung và mở rộng quy hoạch chung Khu du lịch Bãi Dài), thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Theo đó, Khu du lịch Cam Ranh sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, bao gồm: các khu du lịch sinh thái đa dạng, khu du lịch nghỉ mát chất lượng cao, trung tâm dịch vụ văn hoá, thương mại, hội thảo, du lịch vùng, quốc gia và quốc tế.
Trong khi chờ đợi Chính phủ phê duyệt các đề án và quy hoạch cụ thể, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã chủ động giao cho các ngành: giao thông - vận tải, kế hoạch
- đầu tư cùng các ngành chức năng của Trung ương triển khai các dự án ngay sau khi Chính phủ định hướng xây dựng khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh thành khu du lịch trọng điểm. Ngày 28-10-2002, dự án đầu tiên: "Đường Nam sông Lô - Cam Hải Đông" do Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải phía Nam (thuộc Bộ Giao thông - Vận tải) thực hiện, được Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua. Tuyến đường này được chia thành 3 đoạn:
1) Đoạn từ Nam Khu du lịch Sông Lô đến miếu Cậu dài 7km, nền đường rộng 40m, dải phân cách 4m, mặt đường 8mx2 bên, lề đường mỗi bên rộng 10m;
2) Đoạn cắt qua núi Yên Ngựa Cù Hin dài khoảng 1,5km, nền đường 17,5m, dải phân cách 0,5m, mặt đường mỗi bên rộng 7m, lề đường phía núi 1m, phía biển 2m;
3) Đoạn Bãi Dài từ km8+500 đến cổng sân bay km 21. Hướng tuyến phân chia Bãi Dài thành hai phần Đông - Tây tương đương. Đường rộng 60m, dải phân cách 31m, ở giữa có rãnh thoát nước 3m, hai bên trồng hoa và cây cảnh. Mặt đường mỗi bên rộng 8,5m.
Trên tuyến, tại km12+500 sẽ có một nhánh rẽ qua cầu Cam Hải ra quốc lộ 1A. Hệ thống chiếu sáng sẽ được lắp đặt hai bên đường, trừ đoạn qua Yên Ngựa Cù Hin được lắp về phía mép biển.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, vịnh Cam Ranh được xác định là một trong những vị trí trọng điểm. Quyết định số 201 ngày 22-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ đã công nhận khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là khu du lịch quốc gia. Phát triển du lịch tại khu vực vịnh Cam Ranh được lãnh đạo tỉnh xác định theo hướng: Khu du lịch sinh thái biển gồm các khu du lịch, nghỉ mát có quy mô và hình thức là những tổ hợp khách sạn cao tầng, nhà nghỉ biệt thự thấp tầng, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm dịch vụ với mật độ thấp tại khu vực bán đảo Cam Ranh; khu du lịch sinh thái đầm nhằm khai thác hệ thống đồi cát, mặt nước tự nhiên của đầm Thủy Triều, hình thành các tổ hợp nhà nghỉ biệt thự, khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí đặc trưng đầm, trên cát; khu du lịch sinh thái núi được bố trí tại khu vực núi Cù Hin (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm), mũi Hời (xã Cam Lập, TP. Cam Ranh), ở những khu vực này sẽ xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng, sân golf, các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp.
Ngoài ra, với việc nâng cấp lên thành sân bay quốc tế, Cam Ranh sẽ được khai thác cho các tuyến bay liên vùng tới các đô thị trung tâm trong nước, đồng thời tiến tới khai thác cho các tuyến bay tới khu vực ASEAN, Nga, Đông Bắc Á. Đến năm 2020, Cảng hàng không Cam Ranh sử dụng đường cất hạ cánh hiện có và xây thêm đường cất hạ cánh số 2 kích thước 3.048 m x 45 m có thể tiếp nhận 27 máy bay từ ATR 72 tới A320, Boeing 767.777.747F và tương đương trong giờ cao điểm.
Cảng có thể tiếp nhận lượng khách thông qua đạt 5,5 triệu khách/năm, lượng hàng hóa đạt 100.000 tấn/năm. Theo quy hoạch, đến năm 2030, các chỉ tiêu tương đương là 37 máy bay, 8 triệu khách/năm và 200.000 tấn hàng hóa/năm. Nhu cầu
vốn đầu tư cho Cảng hàng không này từ nay tới năm 2030 là 10.523 tỷ đồng.
Về phía tỉnh cũng rất quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Qua đó, đã góp phần thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thay đổi diện mạo đô thị, từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần ổn định trật tự xã hội.
Ngoài ra, tỉnh đang có chủ trương hỗ trợ các làng nghề, tổ chức sản xuất phát triển tiểu thủ công nghiệp như: sản xuất ốc mỹ nghệ, làm nón, đan chiếu... Với mục đích chính là đưa các làng nghề phát triển song hành với ngành Du lịch, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm cho ngành Du lịch.
3.2 Một số đề xuất
3.2.1 Cải cách các thủ tục hành chính, cơ chế và các chính sách
Cơ chế chính sách cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm chế sự phát triển của một điểm du lịch. Hiện nay, du lịch homestay tại đảo còn gặp khó khăn về vấn đề này. Vì vậy, cần có những chính sách và cơ chế rõ ràng, cụ thể như sau:
- Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền xã, các hộ dân làm du lịch homestay và các công ty du lịch. Đưa ra các chính sách về ưu tiên cho người dân tại đảo tự tổ chức và làm du lịch homestay, phục vụ mọi nhu cầu của khách như một công ty tour: hướng dẫn khách tham quan, giới thiệu điểm đến du lịch, các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh và tổ chức ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi cho khách…
- UBND thành phố Cam Ranh cũng như chính quyền xã Cam Bình cần có nhiều chính sách thông thoáng hơn nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch này tại các xã trong dự án. Cụ thể, xã cần có cơ chế thoáng về vấn đề vay vốn ưu đãi cho các hộ gia đình tại các xã có nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho mô hình du lịch homestay, nhằm tạo ra sự kích cầu cho nhân dân phấn khởi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
- Cần có các chính sách hỗ trợ người dân về cơ sở vật chất phục vụ và có chính sách phát triển đồng đều giữa các hộ gia đình trong xã để tất cả người dân đều có thể tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên cũng như vốn văn hóa truyền thống của nhân dân địa phương.
- Đưa ra các chính sách phù hợp về thu phí, kiểm soát số lượng khách du lịch qua đảo hằng ngày để góp vào ngân sách địa phương nhằm chỉ đạo công tác giữ gìn an ninh trật tự chính trị, an toàn xã hội và công tác giữ gìn cảnh quan môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên của địa phương, đồng thời giúp đầu tư vào các cơ sở vật chất, bảo tồn các tài nguyên du lịch tại đảo.
- Chính quyền xã cần có những phương án và tìm ra đâu là những giá trị nét riêng mà đảo cần giữ gìn và phát triển nét riêng đó để thu hút khách du lịch về homestay hơn nữa. Có thể khẳng định, du lịch homestay sẽ mang lại nguồn thu đáng kể, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và làm giàu. Nhưng nếu địa phương không vào cuộc, có định hướng sản phẩm rõ ràng, không quan tâm đầu tư nguồn vốn đúng mức thì hiệu quả sẽ không cao. Sản phẩm giống nhau dẫn đến tình trạng bản sắc văn hóa của địa phương bị lai tạp, những nét hay, nét riêng biệt đặc sắc của văn hóa, ẩm thực các địa phương bị mai một dần. Và quan trọng hơn là không có điểm nhấn để thu hút du khách.
- Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa của đảo Bình Ba và tăng cường phát triển các khu du lịch, các điểm đến du lịch điểm mạnh của đảo như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa…
- Chính quyền xã cần hợp tác với nhiều nhà đầu tư du lịch để khai thác những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba. Với chức năng là cơ quan tham mưu về lĩnh vực phát triển du lịch, cam kết sẽ tham mưu tỉnh tiếp tục ban hành những cơ chế, chính sách ưu đãi và luôn đồng hành cùng nhà đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn để mở rộng và phát triển du lịch tại đảo.
3.2.2 Nâng cao công tác về tổ chức, quản lý
Đối với bất cứ một hoạt động nào thì công tác tổ chức luôn đóng một vai trò quan trọng, bởi chỉ có sự quản lý khoa học, chặt chẽ mới đem lại một kết quả tốt, nhất là đối với hoạt động du lịch cộng đồng lại rất cần có một bộ máy tổ chức chặt chẽ, tập trung của chính quyền địa phương.
Thông qua khảo sát với chính quyền xã Cam Bình, cán bộ xã cho biết những phương hướng cần làm cho công tác quản lý, tổ chức đó là:
- Chính quyền tạo điều kiện cho bà con phát triển tất cả các loại hình dịch vụ để tăng thu nhập dưới sự quản lý chung và định hướng của xã
- Liên kết và có sự hợp tác với các công ty du lịch và cộng đồng địa phương theo những định hướng rõ ràng và tích cực
- Quan tâm đến công tác đào tạo để phát triển du lịch cho người dân tại đảo
- Tổ chức các hội thảo và cuộc họp ban ngành cùng chính quyền và các cấp để đưa ra những định hướng và quy hoạch du lịch tại đảo
Qua đó, để nâng cao công tác về tổ chức, quản lý thì cần:
- Cần phải kiện toàn và hoàn thiện Ban quản lý, đẩy mạnh hoạt động của Ban quản lý, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên. Để tạo nên sự vững mạnh về cấp ban quản lý, khi đó mới có thể dễ dàng quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch homestay với cộng đồng địa phương và các đối tượng khác.
- Cần có các công tác thẩm tra lại hiện trạng trang thiết bị và các điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh cảnh quan…của các hộ gia đình làm dịch vụ đón và phục vụ khách, tổ chức giúp đỡ các hộ thiếu trang thiết bị, hỗ trợ và dạy cho các hộ để họ có thể chuyển sang cung cấp các dịch vụ khác như: cung cấp các nguồn đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ từ các động, thực vật biển…
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch tham gia thực hiện ký cam kết giữ gìn an ninh trật tự và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa.
- Hàng tháng cần duy trì thường xuyên hội nghị ban giữa lực lượng an ninh trật tự quốc phòng với UBND xã, trạm kiểm soát và ban quản lý du lịch và các cuộc