Vấn Đề Bảo Tồn Các Di Sản Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch


1.340.000 lượt (chiếm 61,6% tổng lượng khách). Khách du lịch đến các khu du lịch sinh thái, biển đạt 575.000 (chiếm 26,4% tổng lượng khách). Khách công vụ, thăm thân kết hợp du lịch đạt 260.000 lượt người (chiếm 12% tổng lượng khách).

- Thu nhập du lịch ước đạt 520 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 2014. Trong đó, doanh thu ăn uống và lưu trú đạt 385 tỷ đồng (chiếm 74% tổng doanh thu), doanh thu từ khách lễ hội và mua sắm đạt 85 tỷ đồng, doanh thu lữ hành, vận chuyển đạt 50 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh du lịch Nam Định cũng còn nhiều bất cập:

- Đa số các doanh nghiệp còn yếu kém trong khâu nắm bắt thị trường, trong kinh doanh chưa xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài.

- Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú còn thụ động về nguồn khách, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng. Doanh nghiệp lữ hành chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng các dịch vụ du lịch vì thế sản phẩm du lịch giữa các doanh nghiệp có sự trùng lặp, nghèo nàn.

- Khả năng liên kết hỗ trợ nhau trong kinh doanh du lịch chưa tốt. Ý thức chấp hành chính sách của Nhà nước, pháp luật của một số doanh nghiệp chưa cao.

- Các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải chịu sự quản lý của quá nhiều ngành nên dẫn đến thiếu đồng bộ. Vì vậy ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp nếu một khâu nào đó bị ách tắc. Việc thanh tra, kiểm tra theo chức năng riêng của từng ngành cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, có những khách sạn trong cùng một ngày phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra của các cấp, ngành khác nhau.

- Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có một số được chuyển từ ngành khác sang, chưa có kiến thức về lĩnh vực này, số còn lại là cán bộ của các doanh nghiệp đơn vị tư nhân lại chưa qua trường lớp đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là một trong những vấn đề cấp bách cần ngành du lịch Nam Định phải giải quyết gấp để có thể phát triển du lịch Nam Định một cách bền vững.

2.7.5. Vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa trong phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

2.7.5.1. Kết quả đạt được


Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 12

Trong những năm qua công tác bảo tồn các di sản văn hóa ở Nam Định đã đạt được một số kết quả sau:

- Trong lĩnh vực tu bổ di tích lịch sử, văn hóa: Thực hiện phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm", Nam Định đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc bảo tồn di sản. Ví dụ như huyện Xuân Trường đã tiến hành trùng tu, tôn tạo hàng chục di tích (chùa Keo Hành Thiện, chùa Ngọc Tỉnh, đền Xuân Hy, chùa Lạc Quần...) với kinh phí hàng chục tỷ đồng, trong đó 70% kinh phí là do người dân địa phương đóng góp. Hay huyện Trực Ninh cũng đã nhận được sự ủng hộ của du khách và nhân dân địa phương nên đã có nguồn kinh phí 700 triệu đồng để tiến hành nâng cấp, tu bổ toàn diện các di tích (chùa Cổ Lễ, chùa Cự Trữ, đền Cổ Chất, nhà thờ họ Bùi, nhà thờ Dương Tam Kha). Các huyện thị khác như thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, Vụ Bản... cũng đang thực hiện tốt chủ trương này.

- Trong lĩnh vực sưu tầm: Bảo tàng tỉnh Nam Định đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai có hiệu quả công tác sưu tầm, bổ sung tài liệu, đổi mới nội dung và hình thức trưng bày. Hiện nay, Bảo tàng có gần 20.000 hiện vật, tài liệu trong đó có nhiều bộ sưu tầm cổ vật có giá trị, vừa phong phú ở loại hình, vừa đa dạng ở chất liệu như: rìu, bôn, bàn mài bằng đá của người Việt cổ có niên đại 4.000-5.000 năm; điêu khắc đá thời Lý, đất nung thời Trần, chạm khắc gỗ thời Hậu Lê... Ngoài ra, những năm qua, Bảo tàng Nam Định đã tổ chức tiếp nhận 4 đợt hiến tặng, với 496 hiện vật của các tổ chức và cá nhân, trong đó, có nhiều bộ sưu tầm đồ đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn.

- Trong lĩnh vực thăm dò, khai quật khảo cổ: Ở lĩnh vực này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành giám sát và khai quật một loạt vị trí thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần như: Vạn Khoảnh, Lựu Phố, Đệ Tam Tây, Hậu Bồi, cánh đồng giữa đền Trần - chùa Tháp. Kết quả đã tìm thấy hàng ngàn di vật gạch ngói, vật liệu, trang trí kiến trúc, gốm men ngọc, đồ kim loại ... từ đó làm rõ một phần dấu tích của cung Trùng Hoa và là cơ sở khoa học để khẳng định Hành cung Thiên Trường là kinh đô thứ hai của nhà Trần sau Thăng Long.

- Trong lĩnh vực phục hồi các giá trị văn hóa:


Được sự quan tâm của các cấp ban ngành, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian trong tỉnh được khôi phục trở lại. Toàn tỉnh hiện có trên 400 đội văn nghệ quần chúng,

1.568 câu lạc bộ sở thích với nhiều loại hình nghệ thuật dân gian phục vụ nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Nhiều đội chèo hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tự đóng góp kinh phí, mua sắm thiết bị âm thanh, trang phục biểu diễn. Trong việc tổ chức và quản lý lễ hội ngoài phần "lễ", trong phần hội, các trò chơi dân gian như: đấu vật, chọi gà, tổ tôm điếm, đánh cờ người... đã từng bước được các địa phương đầu tư khôi phục.

Ngày 25 tháng 12 năm 2015 vừa qua Bảo tàng Nam Định đã kết hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức thành công trưng bày triển lãm "Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt bản sắc và giá trị". Qua triển lãm du khách hiểu rõ hơn về nguồn gốc tín ngưỡng dân gian này. Bên cạnh đó triển lãm còn tổ chức cho khách tham quan có thể trải nghiệm học vấn khăn, tìm hiểu trang phục của các ông đồng, bà đồng trong các giá hầu đồng - nét đặc trưng của loại hình tín ngưỡng này...

- Trên lĩnh vực bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: Với sự tham gia tích cực Hội cổ vật Thiên Trường; hoạt động sưu tầm, giao lưu cổ vật ở Nam Định đã theo đúng quy định của pháp luật. Hưởng ứng phong trào tự nguyện hiến tặng cổ vật cho Nhà nước do Hội phát động, đến nay 48/50 hội viên của Hội hiến tặng 433 cổ vật cho Bảo tàng tỉnh. Bên cạnh đó, vào ngày mùng 7 tết hàng năm, Hội đều tổ chức mời các giáo sư, các nhà khoa học chuyên về lĩnh vực khảo cổ tới dự qua bồi dưỡng cho hội viên những kiến thức về nguồn gốc, xuất xứ, niên đại sản xuất và kinh nghiệm nhận biết chất lượng cổ vật. Đây cũng là dịp hội tụ cổ vật tiêu biểu để mọi người mua, bán, trao đổi thông tin trong việc sưu tầm và bảo tồn cổ vật. Thông qua đó, hiện tượng trà trộn đồ giả cổ, đồ sửa chữa để chào bán là đồ cổ đã cơ bản chấm dứt. Hội cũng đã tổ chức nhiều đợt trưng bày với quy mô lớn và tổ chức nhiều đợt giao lưu với các tỉnh bạn để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm đồng thời nâng cao vị thế của Hội và quảng bá văn hóa, du lịch tỉnh Nam Định với họ.

- Sự tham gia của các nghệ nhân dân gian - "báu vật nhân văn sống" (theo cách gọi của UNESCO) trong việc bảo tồn các di sản văn hóa địa phương. Các nghệ nhân dân gian xuất sắc về một hoặc nhiều lĩnh vực của văn hóa truyền thống có mặt ở nhiều làng quê Nam Định, trong đó có nhiều nghệ nhân dân gian được tôn vinh ở cấp quốc


gia, tiêu biểu là hai nghệ nhân: Đào Thị Sại và Hà Thị Cầu. Hai cụ là những nghệ nhân bậc thầy về chầu văn và hát xẩm. Năm 2016, tỉnh Nam Định vinh dự có thêm nhiều nghệ sĩ nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước vinh danh. Tiêu biểu có Bà Nguyễn Thị Kim Liên - Nghệ sĩ nhân dân - nguyên phó trưởng đoàn chèo Hà Nam Ninh. Ông Trần Quang Lộc - Nghệ nhân ưu tú có công trong việc lưu giữ loại hình văn hóa phi vật thể như: hát chèo, hát văn, ca trù. Ông Đỗ Đình Thọ - Nghệ nhân ưu tú nắm giữ loại hình văn hóa phi vật thể đó là kỹ thuật chế biến kẹo Sìu Châu. Tuy nhiên, ngoài các nghệ nhân được tôn vinh hoặc có may mắn được đứng trên sân khấu lớn, đi biểu diễn nước ngoài, còn lại phần lớn các nghệ nhân dù chưa được biết đến song vẫn âm thầm công việc truyền dạy, chuyển tải vốn di sản của mình cho thế hệ trẻ. Hiện nay, phần lớn các nghệ nhân dân gian đều tuổi đã cao, kho tàng văn hóa phi vật thể mà họ nắm giữ lại chủ yếu được lưu trong trí nhớ theo phương pháp truyền miệng, truyền nghề; nguy cơ nhiều di sản văn hóa quý giá sẽ bị mai một nếu không có kế hoạch, biện pháp gìn giữ. Trong thời gian qua, nhận thức được điều đó, các hội viên bộ môn nghiên cứu sưu tầm (hội văn hóa nghệ thuật Nam Định) đã tổ chức các chuyến điền dã nhằm khảo sát thực trạng của di sản văn hóa, văn nghệ dân gian; tìm hiểu và lên danh sách các vị nghệ nhân về các loại hình nghệ thuật; tập trung sưu tầm khai thác các giá trị văn hóa đã được sáng tạo, hun đúc từ các thế hệ nghệ nhân. Qua đó góp phần bảo tồn những di sản văn hóa quý giá của dân tộc cho hôm nay và thế hệ mai sau.

2.7.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được. công tác bảo tồn di sản ở Nam Định vẫn còn những hạn chế sau:

- Nhiều địa phương trong tỉnh tự ý sửa chữa, tu bổ di tích. Điều này khiến cho nhiều di tích dù đã được xếp hạng nhưng bị biến dạng và mất đi các yếu tố gốc. Các chi tiết nề, mộc, tạc, tô tượng, các họa tiết chạm khắc hoa văn thiếu sự chau chuốt, đôi chỗ còn cẩu thả. Các bức tượng được đắp lại bằng xi măng và được tô màu hiện đại. Nhiều nơi còn dùng cả gạch men kính để lát ban thờ, lát nền di tích bằng gạch đá hoa, dùng xi măng trám vào các cột kèo bị mối mọt hoặc tự ý xây thêm các công trình mới...

- Với các di tích chưa được xếp hạng (gần 1.800 di tích) cũng ở trong tình trạng trên. Địa phương tự ý sửa chữa mà không xin ý kiến của chuyên gia và các cơ quan quản lý.


- Ở một số nơi vẫn còn diễn ra tình trạng mất cắp cổ vật, di vật, cổ thư.

- Các lễ hội truyền thống của tỉnh đang dần bị thương mại hóa, thần thánh hóa, hiện đại hóa. Nó đang ngày càng bị biến dạng, mất đi nét đặc thù riêng, giống như bất kỳ lễ nào mà chúng ta đi các địa phương khác cũng bắt gặp.

- Các trò chơi dân gian truyền thống, các làn điệu dân ca cũng đang dần bị mai một, có nguy cơ thất truyền. Các loại hình nghệ thuật độc đáo như hát xẩm, múa bài bông, ca trù... đang ngày một "vắng bóng" trong đời sống xã hội thay vào đó là các trò chơi không những không có tính nghệ thuật mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ, giá trị văn hóa của lễ hội như các trò chơi phi tiêu trúng thưởng, xóc đĩa, đánh bạc.... Du khách đi lễ hội bị móc túi lúc nào không biết khiến cho nhiều người không khỏi khó chịu.

2.7.5.3. Nguyên nhân

Công tác bảo tồn, trung tu di tích gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

- Đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong quản lý và thực thi công tác bảo tồn di tích còn thiếu. Người làm công tác bảo tồn đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu và tâm huyết với nghề nhưng trên thực tế nhiều người phải làm công việc này một cách không tự nguyện hoặc tự giành lấy công việc này vì vụ lợi cá nhân. Chính vì vậy việc trung tu di tích được thực hiện với sự chắp vá bởi một kiến thức nông cạn, chắp vá, bàn tay không có tâm, không có nghề nên di tích đã bị xâm hại đến các giá trị vốn có của nó. Để đảm bảo chất lượng của việc bảo tồn di tích, thì công việc này phải được giao phó cho những lực lượng chuyên nghiệp, có đủ kiến thức, năng lực và kinh nghiệm về lĩnh vực này, đồng thời có chính sách đãi ngộ phù hợp và xứng đáng với công việc của họ đang đảm nhận.

- Ngân sách chi cho công việc trùng tu, bảo tồn di tích còn hạn chế, thiếu sự quan tâm đồng bộ của các cấp có thẩm quyền. Việc trùng tu di tích khác hẳn với việc sửa chữa nhà cửa thông thường. Nó không chỉ đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao, theo quy định của nhà nước mà còn cần một lượng chi phí lớn cho việc lập dự án trùng tu. Do thiếu kinh phí nên việc khảo sát, nghiên cứu về di tích thường được thực hiện sơ sài. Giai đoạn thiết kế bị tách rời, sau khi thiết kế xong giao cho đơn vị khác thi công. Người thiết kế không hiểu biết cặn kẽ về di tích, người thi công không hiểu rõ ý đồ dẫn


tới việc trùng tu không đảm bảo kỹ thuật, thẩm mỹ, gìn giữ giá trị nguyên bản của nó. Ngoài ra, việc điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong suốt quá trình thi công trùng tu di tích rất quan trọng nhưng luôn gặp khó khăn về thủ tục nên thường bị bỏ qua. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư vấn hay thi công vẫn phải đảm bảo duy trì hoạt động và có lợi nhuận. Kết quả là di tích phải gánh chịu tất cả những bất cập đó.

Một nguyên nhân nữa do địa phương quá chú trọng thu lợi kinh tế mà bỏ quên nội hàm văn hóa của nó nên dẫn tới việc "thất lạc", "biến dạng" các di sản văn hóa phi vật thể.

Nhìn chung, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vẫn tồn tại những hạn chế lớn trong việc trùng tu, tôn tạo di tích. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá cần được bảo tồn một cách khoa học, có nguyên tắc, theo quy định của pháp luật và với một tấm lòng thành kính. Các tài nguyên này không thể trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch nếu nó mất đi các giá trị gốc của nó. Vì vậy, để phát triển du lịch bền vững, Nam Định cần chú trọng hơn nữa việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị nguyên bản, những nét đẹp của các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.



Tiểu kết chương 2

Nam Định là một tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch đa dạng về số lượng và thể loại bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc, tín ngưỡng, tôn giáo ... Có thể nói đây là nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào để phục vụ khai thác các hoạt động du lịch. Tiêu biểu như nhà thờ Phú Nhai, quần thể di tích văn hóa lịch sử triều Trần, quần thể di tích Phủ Dầy, nghi lễ chầu văn hầu đồng, lễ hội chùa Keo - Hành Thiện, lễ hội chùa Cổ Lễ, lễ hội đền Trần, lễ hội Phủ Dầy, hội chợ Viềng, văn hóa ẩm thực Nam Định. Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch và sự phối hợp đồng thuận của các cấp ban ngành trên địa bàn cũng như của cộng đồng nên có điều kiện cơ bản để phát triển du lịch. Tuy nhiên du lịch Nam Định vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng. Công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác di sản văn hóa còn thiếu tính bền vững, nhiều bất cập, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đáp ứng nhu cầu du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu tập trung, thiếu vốn; các chính sách về đầu tư chưa kịp thời nên ảnh hưởng nhiều tới việc huy động vốn và khai thác mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển du lịch; công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và khai thác giá trị của di sản văn hóa còn thiếu định hướng; Hoạt động khai thác tại di tích còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thác giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể; Việc tạo ra sản phẩm đặc thù để thu hút khách du lịch chưa được chú trọng.

Du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình "tiếp thị di sản", giúp di sản văn hóa Nam Định được nhiều người biết đến. Do đó việc bảo tồn di sản nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch tỉnh nhà là một điều cấp thiết, cần được quan tâm, đầu tư một cách khoa học, nghiêm túc.



Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Ở NAM ĐỊNH


3.1. Giải pháp phát triển thị trường du lịch gắn với bảo tồn các di sản văn hóa Nam Định

Định hướng thị trường là việc xác định các thị trường mục tiêu trong tương lai để từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm phù hợp, cũng như các chính sách tiếp thị phù hợp nhằm thu hút các thị trường khách du lịch tiềm năng một cách hiệu quả nhất. Thị trường khách du lịch Nam Định có hai dòng khách chủ yếu quốc tế và trong nước.

3.1.1. Thị trường quốc tế

Nam Định là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với Trung tâm của vùng là Hà Nội - là trung tâm thu hút và phân phối khách cho toàn vùng. Do vậy, thị trường khách quốc tế của Nam Định bị chi phối bởi các thị trường khách quốc tế đến Hà Nội. Thị trường tiềm năng của tỉnh bao gồm: Đông Á - Thái Bình Dương (cả các nước ASEAN), Tây Âu, Bắc Mỹ...

* Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương: Hiện nay, nhóm thị trường này chiếm trên 45% thị phần khách quốc tế đến vùng đồng bằng sông Hồng và đang có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới, trong đó quan trọng hơn cả là thị trường Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông), Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, các nước ASEAN.... Khách Trung Quốc có xu hướng tăng nhanh trong vài năm gần đây, họ thường đến với mục đích buôn bán, tham quan thắng cảnh, thăm thân... Là thị trường tiềm năng lớn có thể khai thác loại hình du lịch tắm biển, mua bán đồ lưu niệm, city tour... Tuy nhiên khả năng chi tiêu của họ thấp hơn so với các thị trường khác.

Là một bộ phận của thị trường Trung Quốc nhưng nhóm khách Đài Loan đến nước ta nói chung và Nam Định nói riêng chủ yếu với mục đích thương mại, hội nghị hội thảo, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan du lịch. Bên cạnh đó họ còn thích vui chơi giải trí, thể thao (casino...). Khả năng chi tiêu của họ tương đối cao và thường sử dụng các dịch vụ lưu trú có chất lượng cao, sử dụng nhiều các dịch vụ bổ sung khác. Vì vậy đối với khách du lịch Đài Loan, cần tổ chức nhiều dịch vụ bổ sung, đặc biệt các dịch vụ bổ sung này phải gắn liền với các cơ sở lưu trú để thuận lợi cho việc sử dụng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023