Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 9


Tuy nhiên, ngoại trừ hai điểm du lịch chính là quần thể di tích lịch sử đền Trần và cụm di tích Phủ Dầy thì hầu hết các di tích còn lại ở Nam Định đều không được chú trọng về công tác bảo tồn, không có hướng dẫn viên tại điểm, cơ sở vật chất thiếu thốn và dịch vụ du lịch còn lạc hậu, đơn sơ. Điều này phần nào hạn chế lượng khách tham quan, đặc biệt là khách có lưu trú.

Để tạo được sản phẩm du lịch tốt, thu hút được khách thì các doanh nghiệp lữ hành có thể khai thác các giá trị văn hóa trong mỗi tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng chương trình du lịch văn hóa đặc sắc bán cho khách kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển. Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành ở Nam Định và các doanh nghiệp lữ hành ngoài tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc đưa khách đến tham quan các di tích mà chưa chú trọng đến việc xây dựng các chương trình quảng cáo hoặc các bài thuyết minh hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách về lịch sử các di tích cũng như giá trị kiến trúc và văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Từ đó hình thành ý thức, thái độ, hành vi ứng xử nghiêm túc trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa trong chuyến du lịch của họ.

Đến với các điểm tham quan này, du khách không chỉ tìm hiểu các giá trị về mặt kiến trúc mà họ còn có thêm nhiều kiến thức về các giá trị văn hóa nơi đó. Điển hình như khi tham quan khu di tích lịch sử đền Trần, khách du lịch có thêm những kiến thức sâu sắc về các giá trị văn hóa Trần.

Nam Định là nơi gia tộc nhà Trần chọn làm nơi cư trú, khởi nghiệp nên mọi nơi trên đất Nam Định đều mang bóng dáng văn hóa của triều đại này. Ngoài quần thể di tích văn hóa nhà Trần tập trung tại khu vực thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc, còn có hàng trăm di tích gồm đền, phủ, chùa, miếu, lăng với các kiểu dáng kiến trúc đa dạng thờ Đức Thánh Trần và các vua quan, hoàng thân quốc thích nhà Trần. Hệ thống các di tích này là những điểm du lịch hấp dẫn với du khách ưa thích tìm hiểu văn hóa địa phương, đặc biệt và văn hóa Trần triều.

Trong các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa Trần, nổi tiếng và có sức thu hút lớn là lễ khai ấn đền Trần vào đêm 14 tháng giêng âm lịch. Đây là một lễ hội lớn nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, tưởng nhớ công đức của các vị tiền bối đã làm rạng danh quê hương đất nước, động viên mọi người làm tốt công việc của


mình trong dịp năm mới. Ngày nay lễ khai ấn đền Trần đã trở thành một ngày lễ lớn của Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh lễ khai ấn đền Trần, còn một loại hình sản phẩm du lịch cũng gắn với đền Trần đó là tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một hiện tượng đặc biệt của đời sống văn hóa dân gian Việt Nam. Nó như một minh chứng tiêu biểu về mối liên hệ giữa các yếu tố lịch sử và dân gian trong các hiện tượng văn hóa cổ truyền. Bên cạnh khuynh hướng lịch sử hóa huyền thoại (như về Mẫu Liễu Hạnh), còn có một khuynh hướng khác là huyền thoại hóa cuộc đời và chiến công của các nhân vật lịch sử (như về Trần Hưng Đạo). Trong dòng tâm thức sùng kính đến mức thần thánh hóa những người có công với nước, với dân; người Việt đã tôn vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lên thành vị Thánh của dân gian: Đức Thánh Trần. Đức Thánh Trần được thờ tự ở khắp nơi trên cả nước, nhưng nổi tiếng nhất là ba di tích: đền Bảo Lộc ở Nam Định, đền Kiếp Bạc ở Hải Dương và đền Trần Thương ở Hà Nam - những vùng đất gắn bó chặt chẽ với cuộc đời và sự nghiệp của ông (sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê Bảo Lộc).

Với vị thế là quê hương của Hưng Đạo Vương, đền Bảo Lộc đã trở thành trọng điểm xây dựng sản phẩm du lịch gắn với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Đền được xây dựng trên phần đất vốn là ấp An Lạc - trang ấp của An Sinh vương Trần Liễu và hiện là nơi thờ tự Trần Hưng Đạo cùng gia tộc và các tướng lĩnh của ông. Theo truyền thuyết, Hưng Đạo Vương mất ngày 20/8 âm lịch và được dân gian gọi là ngày "giỗ Cha", nhưng từ đầu tháng 8 âm, người dân đã nô nức kéo về Bảo Lộc để dâng hương, cúng lễ vả cầu xin sức khỏe. Trong lễ hội giỗ Cha cũng có hình thức hầu đồng. Ở đây Đức Thánh Trần giáng thế chuyên chữa bệnh, giúp những người đau yếu, đàn bà hiếm muộn hoặc trừ tà. Những người chuyên thờ Đức Thánh Trần được gọi là thanh đồng. Thanh đồng là người được ăn lộc Thánh và được Thánh giáng nhập để giúp dân trong các buổi hầu đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Hiện nay bên cạnh hầu đồng còn nhiều hình thức xin lộc Thánh khác như bùa trấn trạch, bùa hộ mệnh... Sau khi lễ Thánh Trần, người ta đem về dán ở nhà hoặc đeo ở người để trừ tà ma. Ngoài ra tại đền Bảo Lộc còn phổ biến hình thức bán khoán cho trẻ em đến năm 13 tuổi. Đó là những đứa trẻ khó nuôi, người dân có lệ đem bán cho Đức Thánh Trần, mong dùng oai linh của ngài để trừ tà ma, giúp cho đứa trẻ ngoan


Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 9

ngoãn, khỏe mạnh. Thậm chí, có người còn đổi họ cho con thành họ Trần để mong ngài che chở. Cho đến ngày nay chưa có một công trình khoa học nào đưa ra kết luận rằng các hình thức tâm linh gắn với Đức Thánh Trần có mang lại kết quả thực sự hay không. Nhưng trong tâm thức dân gian, đó là một "biện pháp cứu cánh" trong quan niệm "có bệnh thì vái tứ phương". Và đó là nguyên nhân chính đưa du khách đến với đền Trần Nam Định.

Bên cạnh Đức Thánh Trần thì thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng là đối tượng được nhiều du khách quan tâm khi đến với Nam Định gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Đây là hình thức tín ngưỡng đặc biệt của người Việt Nam. Nó là một mảnh phân thân từ "nguyên lý Mẹ" đặc trưng của dân tộc Việt và là bộ phận góp phần quy định thiên tính nữ cho văn hóa Việt. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hệ quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, coi trọng người phụ nữ và trong tín ngưỡng là sự chiếm ưu thế của các nữ thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu là hình thức nâng cao từ tín ngưỡng thờ nữ thần từ xa xưa và nằm trong mối liên hệ mật thiết với các tôn giáo, tín ngưỡng khác của Việt Nam, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng Tứ bất tử. Đó là nguyên nhân đưa đẩy tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành tín ngưỡng dân gian điển hình của người Việt Nam. Ở đó, Mẫu Liễu Hạnh được tôn thờ ở ngôi chính vị và là biểu trưng cao nhất có tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Bởi vậy ngoài đền, phủ ra thì mọi ngôi chùa đều có ban thờ Mẫu (tiền Phật, hậu Mẫu). Ngôi chùa nào không có ban thờ Mẫu thì luôn vắng vẻ.

Ngoài ra, đạo Mẫu cũng sản sinh ra những sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc, trong đó, nét hấp dẫn nhất là nghi lễ lên đồng. Nhưng so với lên đồng trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần có sự khác biệt. Nếu như Đức Thánh Trần chuyên chữa bệnh, giúp người đau yếu thì Mẫu Liễu Hạnh giáng trần lại ban phát tài lộc hoặc trừng phạt những kẻ không tin vào oai linh của Mẫu. Những người chuyên thờ Mẫu Liễu được gọi là đồng cốt (ông đồng, bà cốt). Nghi lễ này có các điệu múa thiêng, và sân khấu thiêng với nhiều vai ông Hoàng, bà Chúa, cô, cậu... với nhiều trang phục độc đáo Kinh, Mường, Tày... làm say mê lòng người, giải tỏa ấm ức, tạo ảo tưởng giải thoát và ước vọng hạnh phúc cho mỗi người tham dự. Lễ tục thờ Mẫu cũng tạo ra các khúc nhạc Chầu văn rộn rã với cây đàn đáy độc đáo, với nhiều đảo phách, gây bứt rứt cử động chân tay múa nhảy, đi về miền ảo tưởng, phá đi cái đơn điệu tẻ nhạt thường ngày của


cuộc sống con người. Bởi thế hầu đồng có sức mê hoặc mạnh mẽ, có khả năng lôi kéo cực độ. Bên cạnh đó, hầu đồng còn gắn liền với chầu văn - di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Còn hầu đồng thì còn chầu văn. Tuy nhiên, với xu thế hiện nay, các giá hầu đã có sự biến đổi. Từ điệu múa, trang phục, cách hát, lời ca. Sự biến tấu này không phải hoàn toàn xấu, nhưng nếu không có biện pháp bảo tồn sẽ dần bị mai một, nhất là các làn điệu hát văn.

Vị trí đặc biệt quan trọng của Mẫu Liễu Hạnh cùng các giá trị văn hóa đặc sắc của Đạo Mẫu đã tạo nên sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch tín ngưỡng Nam Định. Ở đây, Mẫu Liễu Hạnh và các vị Thánh trong Đạo Mẫu không chỉ được thờ ở phủ mà còn được phối thờ ở khắp các đình, đền, chùa, miếu trong toàn tỉnh. Trong hệ thống đó Phủ Dầy là cụm di tích quan trọng nhất bởi đây là quê hương của Thánh Mẫu, bà sinh ở Vân Cát và hóa ở Tiên Hương.

Lễ hội Phủ Dầy hàng năm được tổ chức để kỷ niệm ngày mất của Mẫu Liễu Hạnh và đó cũng chính là ngày "Giỗ Mẹ" trong tâm thức dân gian. Vào dịp lễ hội này, du khách có tham gia vào một số hoạt động như tế, lễ rước, trò chơi kéo chữ... nhưng hầu như mối quan tâm lớn nhất của họ vẫn là cúng lễ cầu công danh, sức khỏe, tài lộc và tham dự các buổi hầu đồng. Đã có thời gian dài lễ hội Phủ Dầy bị cấm tổ chức do có nhiều yếu tố mê tín dị đoan. Mặc dù vậy nhưng trên thực tế người dân vẫn công khai đi lễ Mẫu và phần lễ được diễn ra suốt ngày đêm. Từ năm 1998 sau khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa ký quyết định cho phép mở cửa chính thức thì hội Phủ Dầy được tiến hành thường niên vào dịp giỗ Mẫu từ mùng 3 đến mùng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian đặc sắc. Đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành di sản văn hóa quốc gia và đang được hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận "tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại". Trong hai ngày 5 và 6 tháng 1 năm 2016 tại Nam Định đã diễn ra hội thảo khoa học do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam kết hợp với UBND tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Nam Định với nhiều tham luận có giá trị của các chuyên gia trong nước và quốc tế về lĩnh vực này. Hội thảo kết thúc thành công rực rỡ và trong một tương lai không xa chúng ta hy vọng sẽ có thêm một di sản văn hóa nữa của nhân loại.

2.4.2.2. Sản phẩm du lịch lễ hội


Cùng với các di tích lịch sử văn hóa thì các lễ hội ở Nam Định cũng mang những nét độc đáo và đặc trưng riêng so với các địa phương khác. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, tỉnh Nam Định hiện có gần 100 lễ hội tuyền thống trong đó có 56 lễ hội được tổ chức vào mùa xuân, 42 lễ hội được tổ chức vào mùa thu. Các lễ hội tiêu biểu như lễ hội khai ấn đền Trần, lễ hội Phủ Dầy, lễ hội chợ Viềng, lễ hội chùa Keo Hành Thiện.... diễn ra hàng năm thu hút ngày càng đông khách du lịch. Thông qua lễ hội du khách hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa tinh thần cũng như mong ước của người dân địa phương đối với các vị thần.

Cũng như nhiều địa phương khác, loại hình du lịch lễ hội ở Nam Định có không gian tổ chức rộng khắp các huyện, thị với nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc, hấp dẫn. Tuy nhiên nó mới chỉ thu hút được một phần khách du lịch nội địa ở Hà Nội và một số tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng, còn khách quốc tế có nhưng ít. Có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chính là do lễ hội ở đây quá đông người nên dẫn đến tình trạng quá tải, lộn xộn trong tổ chức, giao thông ùn tắc, ô nhiễm môi trường, chất lượng phục vụ kém... Một nguyên nhân khác nữa là do tính thương mại hóa, hiện đại hóa trong các lễ hội truyền thống ngày càng đậm nét đặc biệt là tại hội chợ Viềng, lễ khai ấn đền Trần và lễ hội Phủ Dầy.

Lễ khai ấn đền Trần là một nét đẹp văn hóa của người thành Nam. Người dân coi đó là lễ hội cầu danh, cầu chức quyền, cầu tước, cầu lộc, cầu sức khỏe. Hầu hết người đi lễ đều cho rằng ấn đền Trần có một sức mạnh siêu nhiên, giúp họ hiện thực hóa mong ước danh - tiền - bình an. Thế nên, họ sẵn sàng chen lấn, xô đẩy, cướp giật lẫn nhau miễn là lấy được ấn quý mang về. Tâm lý này là nguyên nhân chính biến lễ khai ấn đền Trần trở nên nhốn nháo, lộn xộn và mất đi nhiều vẻ trang nghiêm của nó trong những năm trước đây. Trong nhiều năm qua những lá ấn thiêng liêng đền Trần cũng đã bị thương mại hóa, thần linh hóa khiến cho nhiều người dân lầm tưởng về ý nghĩa của việc xin ấn. Với mong muốn được thăng quan tiến chức, tấn tài tấn lộc, người ta sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để có trong tay lá ấn mang về. Lễ khai ấn trở thành nơi vụ lợi, buôn thần bán thánh và nhiều chuyện khác.

Đứng trước thực trạng đó, UBND tỉnh Nam Định kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định đã có những biện pháp can thiệp cụ thể để giảm bớt tình trạng này. Những năm trước lễ khai ấn được tổ chức đúng đêm 14 tháng giêng và trao


ấn luôn cho du khách thì ba năm trở lại đây ban tổ chức chỉ phát lộc cho nhân dân và du khách thập phương bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày rằm và kéo dài đến hết tháng Giêng. Ấn được phát trong các ngày tiếp theo sau đêm 14 để giảm thiểu tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau để lấy được ấn. Ban tổ chức cũng không thu tiền phát ấn mà để người dân tùy tâm công đức. Để giãn lượng khách đến dự lễ hội, tránh xảy ra chen lấn, xô đẩy, trong 3 ngày lễ hội, ban tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian truyền thống như múa rồng, múa lân, hát chèo, hát văn , đấu cờ ... Bên cạnh đó tỉnh cũng mở thêm các điểm trông giữ xe với cam kết thực hiện 3 nội dung: thu đúng giá quy định của tỉnh; sử dụng vé do ngành Thuế phát hành và niêm yết công khai giá vé. Ngoài ra, công tác y tế, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy ở lễ hội cũng đã được đảm bảo. Việc tổ chức cắm biển báo, phân luồng giao thông nhằm tránh ùn tắc tại khu vực lễ hội khai ấn, bố trí lực lượng trông coi phương tiện giao thông tại các bãi xe khu vực đền Trần, chùa Tháp và 02 bãi xe mới do Ban quản lý các công trình trọng điểm tỉnh bàn giao tạm thời, bảo đảm an toàn. Nhờ những nỗ lực này, lễ khai ấn đền Trần năm 2014 đã diễn ra an toàn trật tự, và văn minh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, lễ khai ấn đền Trần vẫn còn một số tồn tại như: Tình trạng hành khất hoạt động phía ngoài đường vào đền vẫn diễn ra; tuyến đường dẫn vào đền Trần cấm các phương tiện giao thông vào khu vực đền làm lễ nhưng còn nhiều xe ôm vẫn hoạt động và chèo kéo khách tới đền Trần; trước và trong giờ khai ấn, an ninh được đảm bảo nhưng sau khi nghi lễ khai ấn kết thúc tình hình an ninh trật tự còn hạn chế. Mặc dù ban tổ chức đã tiến hành không tổ chức phát ấn ngay sau lễ hội khai ấn nhưng vẫn còn một số lượng lớn du khách đội mưa, ăn chực nằm chờ qua đêm tại khu vực di tích để sáng hôm sau nhận lộc ấn gây khó khăn cho việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, các hoạt động dịch vụ cũng như việc điều hành của ban tổ chức lễ hội và nhà đền trong đêm. Bên cạnh đó còn số ít người có suy nghĩ cho rằng việc không tổ chức phát ấn ngay sau lễ khai ấn là trái với truyền thống, tập tục từ xưa để lại, làm giảm mất đi tính linh thiêng của lễ hội. Tóm lại dù đã nhiều cố gắng trong đổi mới việc tổ chức phát ấn nhưng những tình trạng chen lấn, xô đẩy, giá vé gửi xe cao ... vẫn diễn ra trong lễ này khiến khách du lịch không hài lòng.


Bên cạnh lễ khai ấn đền Trần thì lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào tháng 8 âm lịch, nhân dịp kỷ niệm ngày mất của ông cũng là một lễ hội lớn, thu hút đông đảo du khách thập phương. Về dự lễ hội này, du khách không chỉ thỏa mãn ước nguyện cầu lộc, cầu phúc, cầu may mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, độc đáo của quần thể di tích lịch sử, văn hóa Trần. Tuy nhiên, công tác quản lý và tổ chức lễ hội Trần vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền để khắc phục. Hiện nay, việc phân cấp quản lý giữa ngành và cấp trong công tác tổ chức lễ hội vẫn còn sự chồng chéo, ảnh hưởng tới công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích và lễ hội. Lễ hội còn nặng về phần hành lễ, chưa khai thác và phát huy giá trị văn hóa của các trò chơi dân gian độc đáo của địa phương. Các hình thức kinh doanh dịch vụ như hàng quán bày bán trước khuôn viên di tích gây mất trật tự, mỹ quan lễ hội, thậm chí một số người kinh doanh dịch vụ vẫn cố tình vi phạm quy định, tìm mọi cách đối phó với các lực lượng chức năng, khiến cho việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy chế lễ hội chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các quán ăn trong khu vực di tích đền Trần - chùa Tháp còn nhếch nhác, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại đền Bảo Lộc, khuôn viên rộng rãi của đền được người dân tận dụng để kinh doanh buôn bán, bên ngoài cổng đền là các hàng hoa quả rong, hàng bán quần áo giảm giá.... qua cổng đền là các hàng đổi tiền lẻ, bán đồ lễ tràn lan, các hàng bán rong, hàng ăn uống... Lối lên đền thờ Mẫu bị chắn bởi hàng chục hàng ngồi viết sớ, lối ra phía sau đền Khải Thánh là các cửa hàng ăn uống phục vụ khác nhưng lại không mấy mỹ quan ở chốn cần sự trang nghiêm này. Hơn nữa, ý thức của người dân tham gia lễ hội còn chưa tốt, không ít người đi lễ hội mà không hiểu biết về nơi mình đến, về lễ hội mình đang tham gia, về danh nhân, về nhân vật lịch sử được thờ tại di tích. Việc thắp hương, đốt vàng mã còn gây nhiều lãng phí tiền bạc và ảnh hưởng tới môi trường. Người đi lễ chỉ chú trọng đến mâm lễ, thắp hương, khấn vái cầu lộc mang tư tưởng vị kỷ cá nhân, làm mất ý nghĩa tôn kính đối với các bậc tiền nhân có công trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ quê hương.

Hội chờ Viềng (còn gọi là chợ âm phủ) là lễ hội mang quan niệm độc đáo: mua may, bán rủi. Người đi chợ mua một vật dụng nào đó với quan niệm những đồ vật ấy sẽ mang lại may mắn cho mình suốt một năm. Theo truyền thống, chợ Viềng họp không phải để buôn lãi, kiếm lời mà cốt để "bán rủi, mua may" nên không có cảnh


người bán nói thách, người mua mặc cả. Nhưng trên thực tế lại khác. Du khách bị chặt chém từ tiền xe ôm, tiền gửi xe đến mua phải hàng hóa Trung Quốc, thịt bò chết, đồ mới giả đồ cổ... Bên trong chợ, lấn át hơn và đắt khách hơn cả lại là những sới bạc với đủ trò chiêu lừa khách. Các mặt hàng đồ cổ, mây tre đan, hoa, cây cảnh trước kia là mặt hàng chủ yếu của chợ Viềng thì nay chợ bày bán tràn lan các mặt hàng Trung Quốc từ đồ chơi bạo lực cho trẻ em, quần áo giảm giá, cầu thuê khấn mướn, coi bói.... Trong phiên chợ hiện tượng cò mồi, chèo kéo khách du lịch vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó là tình trạng ùn tắc giao thông, do nhiều tuyến đường nhánh cũng như đường chính dẫn tới xung quanh chợ Viềng không tổ chức cấm xe ô tô nên dẫn đến tình trạng này kéo dài. Nam Định vẫn nổi tiếng với hai chợ Viềng nhưng gần đây đã không còn thu hút khách nhiều như trước nữa bởi tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn tràn lan, gây ức chế cho người tới chợ. Uy tín của phiên chợ đã giảm sút nghiêm trọng.

Cũng tương tự với hai lễ hội trên, tính thương mại hóa đang là vấn đề gây nhức nhối ở Phủ Dầy. Điều này thấy rõ nhất ở thái độ của người dân địa phương với lễ hội này. Nếu như trước kia cư dân háo hức, chờ mong được tham gia lễ hội, thì giờ đây hầu như dân làng không còn ai tham gia đám rước và các trò chơi trong lễ hội bởi họ còn tranh thủ thời gian bán hàng kiếm tiền. Thủ nhang phải thuê người ngoài tham gia các nghi lễ. Hoạt động lễ hội không còn là hình thức sinh hoạt chung thiêng liêng của cộng đồng dân cư mà trở thành những màn biểu diễn quy mô, được dàn dựng kỹ lưỡng của cư dân nơi khác vì mục đích kiếm tiền. Bên cạnh đó hầu như các di tích ở Phủ Dầy đều tràn lan các ban thờ, hòm công đức, dẫn đến việc đặt tiền vung vãi, gây phản cảm. Các hoạt động tín ngưỡng theo đó cũng mang màu sắc thương mại hóa: viết sớ thuê, khấn thuê, bói quẻ và đặc biệt là hầu đồng. Các buổi hầu đồng cũng không còn tính nguyên vẹn của nó. Những buổi hầu này thường thu hút đông người với rất nhiều lễ vật, hoa quả, hình nhân, mũ, voi, ngựa... to nhỏ tùy theo điều kiện kinh tế của chủ lễ, nhưng một giá hầu thấp nhất cũng tốn khoảng vài chục đến vài trăm triệu đồng. Điều này vừa gây tốn kém tiền bạc cho chủ lễ lại làm mất tính nhân văn của buổi lễ. Mặc dù Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều chỉ thị nhắc nhở, nghiêm cấm và xử phạt đốt vàng mã tại các di tích đền chùa, nhưng tại hội Phủ Dầy tình trạng đốt quá nhiều vàng mã vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm qua. Tính thương mại hóa này đang dần hiện đại hóa lễ hội Phủ Dầy và một ngày nào đó nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023