Đảm Bảo An Ninh, Trật Tự Đối Với Hoạt Động Du Lịch


- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch. Hạn chế và khắc phục tình trạng chen lấn, xô đẩy, cướp giật, chặt chém… du khách, đặc biệt tại một số lễ hội như lễ khai ấn đền Trần, hội chợ Viềng …

3.6.6. Đảm bảo an ninh, trật tự đối với hoạt động du lịch

Du lịch được đầu tư phát triển sẽ thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đó cũng là điều kiện để các thế lực thù địch, tội phạm quốc tế, đối tượng hình sự và tệ nạn xã hội trà trộn, len lỏi theo đường du lịch để tiến hành các hoạt động gây rối an ninh, trật tự tại địa phương. Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các đơn vị, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự các hoạt động du lịch nhằm mục tiêu xây dựng hình ảnh Nam Định là điểm đến thân thiện và an toàn cho du khách.

3.6.7. Tăng cường vai trò của các bên tham gia hoạt động du lịch trong việc bảo tồn các di sản văn hóa tại các điểm du lịch ở Nam Định

* Đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền cần nắm rõ các văn bản pháp lý của quốc gia, quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa; các phương pháp bảo quản, tu sửa, tôn tạo di tích; cần có các chương trình thường kỳ, thường niên nhằm khích lệ nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với giá trị và bảo tồn các di sản văn hóa.

- Chính quyền và các đơn vị đang quản lý, khai thác di tích cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để cộng đồng cư dân tham gia vào quá trình quy hoạch, thực hiện quy hoạch du lịch, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ các giá trị tự nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển du lịch tại nơi mình sinh sống.

- Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch như dịch vụ bán hàng lưu niệm, bán vé tham quan, đồ uống, thuyết minh tại điểm, chụp ảnh, biểu diễn nghệ thuật... đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ không ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường xung quanh khu du lịch.

- Khi có đề án trùng tu, tôn tạo di tích, chính quyền phải coi đó là vấn đề cấp thiết, nhanh chóng cử cán bộ có chuyên môn xuống địa bàn khảo sát và xây dựng phương án thực hiện hợp lý, hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.


- Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành có liên quan như Giao thông vận tải, Tài nguyên và môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Thanh tra tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cư dân địa phương khai thác, sử dụng và tham gia bảo tồn di tích.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 15

- Cần có chính sách đãi ngộ, tôn vinh các nghệ nhân dân gian, tạo điều kiện phổ biến nghệ thuật truyền thống.

* Đối với cộng đồng cư dân địa phương

Vấn đề quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa có sự tham gia của cư dân địa phương đã và đang tạo được sự quan tâm của các cấp chính quyền và cư dân. Vì vậy:

- Cần xây dựng lòng tin của cộng đồng cư dân địa phương, hướng họ trở thành trung tâm, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn các di sản văn hóa là việc làm cần thiết trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

- Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của các di sản văn hóa mà họ đang sở hữu. Có thể thông qua tiếng nói của những người lớn tuổi, có tầm ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng dân cư như già làng, trưởng thôn, trưởng xóm để họ tuyên truyền, giáo dục con cháu, người dân về trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị do cha ông để lại, khơi dậy lòng tự hào đối với truyền thống quê hương, hướng họ vào hành động cụ thể trong việc bảo vệ cảnh đẹp tại các điểm du lịch của địa phương. Bên cạnh đó có thể giáo dục cư dân thông qua các hình thức như: tổ chức các buổi nói chuyện về truyền thống văn hóa địa phương, cuộc thi tìm hiểu giá trị của các di sản văn hóa, phát ấn phẩm về các di sản, thông tin về lợi ích cũng như bất lợi do du lịch mang lại đối với các di sản, thông qua các hoạt động văn nghệ tại các điểm để tuyên truyền …Mỗi người dân cần chung tay trong việc sử hữu, lưu truyền, sáng tạo các di sản văn hóa cho các thế hệ nhưng vẫn đảm bảo được sự nguyên vẹn, nguyên nghĩa, nguyên bản các di sản văn hóa đó.

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ di sản, các quy định hiện hành của Trung ương và địa phương về bảo vệ, bảo tồn tài nguyên du lịch đến cộng đồng để họ biết và thực hiện.


- Di sản văn hóa là tài sản chung của cộng đồng cư dân địa phương, do đó cần có cơ chế, chính sách phù hợp, đảm bảo một phần nguồn thu nhập từ du lịch được trích ra hỗ trợ cư dân địa phương trong công tác bảo tồn di sản.

- Khuyến khích cư dân địa phương đóng góp sức người, sức của trong việc bảo vệ di sản; hỗ trợ đào tạo kỹ năng phục vụ du lịch, cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động kinh doanh du lịch cho cư dân, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các hộ có sở hữu di tích và tham gia vào hoạt động du lịch.

- Thường xuyên tuyên truyền cho người dân về việc nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh khu du lịch.

- Giao quyền quản lý di tích nhiều hơn cho cộng đồng cư dân địa phương giúp công tác bảo tồn đạt hiệu quả cao nhất. Cộng đồng cư dân còn có vai trò tham mưu cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù của địa phương, phục vụ các đối tượng khách, nhằm khai thác hiệu quả giá trị của các di sản văn hóa.

* Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch

- Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh tại các điểm, khu du lịch khi đưa khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng, học tập nghiên cứu.

- Các doanh nghiệp du lịch cần tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho hướng dẫn viên, khách du lịch về giá trị của các di sản văn hóa và công lao của chính quyền, cư dân địa phương trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa đó để họ có ý thức trong việc bảo tồn di sản trong quá trình tham gia du lịch.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa nghệ thuật để thông qua đó giúp du khách thấy được vai trò của mình trong việc bảo vệ tài sản chung của nhân loại, khuyến khích, động viên họ tham gia vào hoạt động bảo tồn di sản khi họ tới các điểm du lịch.



Tiểu kết chương 3

Các di sản văn hóa như khu di tích lịch sử đền Trần - chùa Tháp, cụm di tích Phủ Dầy, hội chợ Viềng, nhà thờ Phú Nhai, nghi lễ chầu văn hầu đồng, lễ hội Phủ Dầy, đền Trần, lễ hội chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện … từ bao đời nay đã tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của mảnh đất Nam Định nói chung và người thành Nam nói riêng. Những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại đây từ trong lịch sử cho đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và địa phương. Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác giá trị của các di sản văn hóa luôn gắn với công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của nó với việc kinh doanh du lịch. Nói cách khác, đây là hình thức phát triển du lịch vì mục tiêu văn hóa và việc bảo tồn những di sản văn hóa phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn đối với các đối tượng đến tham quan, học tập, nghiên cứu.

Chính vì thế, việc đưa ra định hướng và các giải pháp góp phần phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản và phát huy giá trị của các di tích nhằm lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ này là một việc không hề đơn giản. Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản văn hóa ở Nam Định có hiệu quả cao thì cần phải có một hệ thống những giải pháp thiết thực, trong đó cần chú trọng vào giải pháp tăng cường sự quản lý của Nhà nước, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, hoạt động xúc tiến, quảng bá trên diện rộng, kết hợp với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, có kế hoạch trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa thường xuyên, gắn hoạt động bảo tồn vào từng chương trình du lịch, đến từng đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch, biến di sản thành tài sản không chỉ của riêng ai mà của chung toàn xã hội.


KẾT LUẬN


Nằm ở trung tâm của vùng nam đồng bằng sông Hồng, nằm trong tuyến du lịch xuyên vùng Hà Nội - Nam Định - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần thủ đô Hà Nội - trung tâm cấp khách của vùng, lại có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có thể nói Nam Định là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với đền Trần, phủ Dầy, chợ Viềng, với trên 2000 di tích lịch sử văn hóa, với 100 lễ hội gian, 89 làng nghề truyền thống và nhiều giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo khác là điểm đến du lịch hấp dẫn. Đây là địa danh có ý nghĩa đặc biệt trong tâm thức dân gian với "tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ" của người dân trong cả nước.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, giá trị của các di sản văn hóa, các cấp chính quyền, các sở ban ngành Nam Định đang từng bước cùng cư dân địa phương xây dựng các hoạt động nhằm hướng tới bảo tồn các di sản đó để phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, hiện trạng hoạt động du lịch Nam Định vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: kinh tế của tỉnh còn thấp dẫn đến khả năng cung cấp kinh phí cho hoạt động du lịch chưa cao; công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; thiếu sự đầu tư đồng bộ giữa các cấp, ban ngành, của các nhà kinh doanh trong và ngoài tỉnh; do thiếu kinh phí nên hoạt động xúc tiến du lịch chưa đủ sức vươn tới những thị trường tiềm năng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nghèo nàn; các dịch vụ du lịch như các cơ sở lưu trú, các khu vui chơi - giải trí - thể thao quy mô nhỏ; nguồn nhân lực thiếu về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó hầu hết các điểm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh ở Nam Định đang bị biến tướng, thương mại hóa, thần thánh hóa, mất dần nét đẹp nguyên bản của nó. Đồng thời việc trùng tu sai quy cách làm biến dạng di tích đang diễn ra phổ biến ở Nam Định. Việc tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, khách du lịch và các tổ chức kinh doanh du lịch về việc bảo tồn, gìn giữ các di sản văn hóa chưa được thường xuyên, liên tục, đồng bộ thông qua du lịch. Với những nguyên nhân tồn tại trên khiến cho lượng khách du lịch tới Nam Định luôn thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực, thời gian khách lưu trú ở lại ít. Điều này dẫn tới thu nhập du lịch của tỉnh so với các tỉnh khác trong vùng còn khiêm tốn, đời sống của cư dân địa phương chưa được cải thiện nhiều.


Dựa trên thực trạng đó, nhằm đưa du lịch Nam Định phát triển hơn nữa, xứng tầm tiềm năng, tác giả đề tài đã đưa ra một số giải pháp để việc bảo tồn các di sản văn hóa được chú trọng hơn nữa, hướng tới phục vụ du lịch bền vững. Qua đó giúp ngành du lịch Nam Định thấy được nhiệm vụ của mình trong chiến lược phát triển. Để du lịch Nam Định phát triển hơn trong tương lai, công tác bảo tồn di sản văn hóa cần phải được chú trọng, phải giữ gìn, bảo vệ để các giá trị nguyên gốc của di sản tồn tại lâu dài. Khai thác di sản đồng thời gắn với việc đảm bảo giữ nguyên vẹn, nguyên nghĩa giá trị của các di sản vật thể và phi vật thể trong quá trình khai thác. Có kế hoạch trùng tu, xử lý kịp thời với những di sản vật thể có nguy cơ bị xuống cấp trên cơ sở giữ lại yếu tố gốc, đúng Luật Di sản.

Phải xác định khả năng khai thác các di sản văn hóa tại Nam Định thành sản phẩm du lịch. Chính những giá trị của di sản văn hóa sẽ tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm du lịch Nam Định, tạo sức hút mạnh mẽ đối với du khách, với số lượng rất lớn di tích, di sản văn hóa phi vật thể chưa và đang được khai thác sẽ là nguồn vốn quan trọng đưa ngành du lịch Nam Định ngày càng phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Hơn nữa phải xác định vai trò của du lịch trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Nam Định. Từ thực trạng trên, cách bảo tồn tốt nhất là vừa khai thác, vừa bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị của di sản phục vụ cuộc sống hiện tại và tương lai. Trách nhiệm bảo tồn di sản được xác định theo mỗi nhóm chủ thể tham gia hoạt động du lịch bao gồm cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư địa phương và du khách. Giới thiệu, quảng bá về các di sản văn hóa địa phương tới các tỉnh trong khu vực, trong nước và quốc tế; tăng cường nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc gìn giữ các di sản văn hóa của tỉnh; thu hút họ tham gia vào các hoạt động bảo tồn cũng như phát huy giá trị của các di sản.

Nhận thức được tính cấp thiết của việc nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch Nam Định để việc bảo tồn không chỉ là trách nhiệm của toàn xã hội mà còn là trách nhiệm của riêng ngành du lịch. Thực hiện tốt công tác này sẽ duy trì được nguồn tài nguyên du lịch và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch tỉnh Nam Định.

Cần nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản văn hóa một cách nghiêm túc, đồng bộ giữa các bên liên quan, vì lợi ích chung của cộng đồng, của thế hệ hiện tại và mai sau, hết sức tôn trọng giá trị nguyên gốc của di


sản. Việc bảo tồn là việc làm cần thiết và mang tính lâu dài của các cấp liên quan nhằm lưu giữ bản sắc riêng của địa phương, trở thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách du lịch. Có thể nói văn hóa chính là điểm tựa cho mọi sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó việc bảo tồn di sản văn hóa để phục vụ du lịch được quan tâm sâu sắc thì chắc chắn du lịch Nam Định sẽ vươn xa hơn nữa trong tương lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO



tr 8.

1. Phó Đức An (2004), Để lễ hội luôn lành mạnh, in trong Báo văn hóa số 970,


2. Trần Thúy Anh (chủ biên, 2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb. Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

3. Trần Thúy Anh (chủ biên 2011), Du lịch văn hóa, Nxb. Giáo dục Việt Nam.

4. Đặng Văn Bài (2004), "Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích", Tạp chí Văn hóa thông tin (số 2).

5. Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Nam Định (2008), Di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nam Định, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

6. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

7. Chu Quang Chứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội.

8. Chu Quang Chứ (1999), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội.

9. Chùa Keo Hành Thiện, Bách khoa toàn thư.

10. Nguyễn Viết Chức (2003), Báo cáo kết quả khảo sát về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam, Kỷ yếu hoạt động của UBGDTNTN và NĐ của Quốc hội khóa XI (2002-2007).

11. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Tập 1, Hà Nội.

12. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2014), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

13. Đoàn Bá Cử (2003), " Hệ thống giá trị đặc trưng và nguyên tắc tu bổ di tích kiến trúc Việt Nam", Tạp chí Di sản Văn hóa (Số 3).

14. Danh nhân Việt Nam qua các đời (Thời Trần), Nxb. Hội nhà văn.

15. Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam (1991), Nxb. KHXH, Hà Nội.

16. Khoa Du lịch học (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học đào tạo du lịch trong trường đại học nghiên cứu, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023