Quản Lý Du Lịch Và Vấn Đề Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Nam Định


- Quản trị, duy trì, cập nhật thông tin và vận hành Trang thông tin điện tử dulichnamdinh.com.vn.

- Thực hiện cung cấp thông tin du lịch, tổ chức triển khai các hoạt động thu thập xử lý thông tin, viết tin bài phản ánh kịp thời các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình của tỉnh cũng như các sự kiện nổi bật của ngành trên website: www.dulichnamdinh.com.vn.

- Cung cấp các thông tin du lịch, cơ sở lưu trú, các tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, thông tin về các lễ hội cho các hãng báo chí, các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh.

*Về công tác xúc tiến du lịch

Tận dụng ưu thế về công nghệ thông tin, những năm qua các thông tin tuyên truyền, quảng bá về du lịch Nam Định còn được thường xuyên được đăng tải trên báo, đài trung ương và địa phương, trang thông tin điện tử của ngành làm các chương trình giới thiệu về du lịch Nam Định, tái bản sách Du lịch Nam Định phục vụ lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường Nam Định và năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng năm 2013; phối hợp với Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình "S- Việt Nam hương vị cuộc sống" giới thiệu một số nét đặc sắc văn hóa ẩm thực Nam Định như kẹo lạc Sìu Châu, bánh nhãn Hải Hậu, nem nắm Giao Thủy, bánh cuốn làng Kênh... qua đó đưa ẩm thực Nam Định đến gần hơn với khách du lịch.

Năm 2015, trung tâm cũng đã có nhiều hoạt động tốt và gặt hái được những kết quả nhất định như:

- Tổ chức thực hiện nội dung tuyên truyền quảng bá du lịch Nam Định thường xuyên trên website: www.dulichnamdinh.com.vn

- Phối hợp với Ban Truyền hình Đối ngoại- kênh VTV4- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình Fine Cuisine tại làng nghề làm đèn ông sao Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực và ghi hình phong tục đón Tết Trung Thu tại đền Xám, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực.

- Biên tập các ấn phẩm quảng bá du lịch Nam Định: tờ rơi, tập gấp về danh lam thắng cảnh và ẩm thực Nam Định, cẩm nang du lịch Nam Định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

- Cung cấp ấn phẩm quảng bá cho khách du lịch, cho các đơn vị, địa phương có nhu cầu.


Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 11

- Tham gia ký liên kết Hợp tác công tác xúc tiến du lịch vùng miền với các tỉnh Đông bắc bộ tại Lạng Sơn.

- Tham gia Triển lãm Du lịch - Lữ hành Hoa phượng đỏ tại TP Hải Phòng.

- Tham gia khảo sát và tọa đàm “Nâng cao hiệu quả liên kết xây dựng sản phẩm và xúc tiến, quảng bá giữa du lịch Hải Dương với các tỉnh thành phố đồng bằng sông Hồng và phụ cận”

` - Tổ chức khảo sát các điểm du lịch: Tổ chức cho các hãng lữ hành, các đoàn báo chí đi khảo sát các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Tham gia hội thảo phổ biến tập huấn chế độ báo cáo thống kê du lịch tại Ninh

Bình.


- Tham gia lớp tập huấn E-marketing tại Hà Nội.

- Tham gia Hội Chợ Thương Mại Quốc Tế Việt-Trung năm 2015 tại Lạng Sơn.

- Tham gia chương trình khảo sát điểm di tích tâm linh nổi bật và quan trọng

của tỉnh Nam Định: Chùa Keo Hành Thiện, Quần thể di tích Đền Trần-chùa Phổ Minh, vườn quốc gia Xuân Thủy, Quần thể di tích Phủ Dầy do Tổng Cục Du Lịch tổ chức.

Nhìn chung, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Nam Định thời gian qua đã được triển khai toàn diện hơn, giúp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch tại Nam Định; hoạt động xúc tiến quảng bá đã có tác dụng kích cầu, mở rộng thị trường khách đến với Nam Định đặc biệt là các thị trường trung tâm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xúc tiến quảng bá trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng gặp nhiều hạn chế do:

- Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn của Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch còn mỏng ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Kinh phí cho tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế; trang thiết bị văn phòng còn thiếu nên hiệu quả công việc chưa cao.

- Trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tới khách du lịch chưa chú trọng tới việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của du khách về các di sản văn hóa của tỉnh từ đó hình thành ý thức bảo tồn các di sản văn hóa - nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh.

- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của ngành du lịch Nam Định quy mô còn nhỏ hẹp, nội dung và hình thức chưa phù hợp với các thị trường khách khác nhau.


Tuy nhiên hoạt động xúc tiến quảng bá của các doanh nghiệp chưa tốt. Các doanh nghiệp chưa chủ động, chưa chú trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá, kinh phí dành cho hoạt động này cũng rất thấp. Vì vậy, hoạt động tuyên truyền, quảng bá chưa đủ sức vươn tới những thị trường nguồn, những thông tin cung cấp nhiều khi chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách, việc nghiên cứu thị trường còn mang tính tự phát từ các doanh nghiệp. Chưa có các trung tâm thông tin du lịch, văn phòng đại diện du lịch tại các tỉnh bạn. Bên cạnh đó việc quảng cáo của một số doanh nghiệp thiếu trách nhiệm dẫn tới có những tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh du lịch và phát triển du lịch bền vững. Chính những yếu tố trên đã khiến cho hình ảnh du lịch Nam Định còn mờ nhạt trên thị trường du lịch trong và ngoài nước, du lịch Nam Định chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Bên cạnh đó trong hoạt động xúc tiến du lịch, việc tuyên truyền, quảng bá cho các hoạt động bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn trong đó có các di sản văn hóa chưa được chú trọng. Vì vậy vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu ý thức trong việc bảo vệ các di sản của du khách, và cộng đồng dân cư khi tham gia vào các hoạt động du lịch

Tuy nhiên, với mục tiêu "đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh", hướng tới bảo tồn các di sản văn hóa nhằm phục vụ cho sự bền vững của du lịch tỉnh, Đảng bộ Nam Định đang có những biện pháp cải thiện thiết thực nhất, cụ thể nhất là việc phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển du lịch lập "quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" làm cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo của du lịch tỉnh.

2.7. Quản lý du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định

2.7.1 Bộ máy quản lý du lịch

* Ở cấp tỉnh

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: trực thuộc UBND tỉnh, có nhiệm vụ tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, thể dục - thể thao và du lịch của tỉnh. Về mảng văn hóa, Sở có nhiệm vụ sử dụng các nguồn lực để bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương.

- Phòng nghiệp vụ du lịch: là phòng chuyên môn trực thuộc Sở và là đơn vị trực tiếp tham mưu và thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh nhà.


Nhưng đội ngũ cán bộ công chức của phòng lại quá ít nên chưa thể phát huy hết vai trò của mình.

Năm 2015, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen của ngành du lịch Nam Định, điều kiện kinh phí hạn hẹp, phòng nghiệp vụ du lịch đã nỗ lực triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Sở triển khai công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh:

+ Kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Nam Định và xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển Du lịch trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Xây dựng, trình và được UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 92/NQ- CP ngày 08/12/2015 của Chính Phủ về một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới của tỉnh Nam Định (giai đoạn 2015- 2020).

+ Tham mưu UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh xây dựng báo cáo, đánh giá tổng kết tình hình 10 năm thi hành Luật Du lịch trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Tham gia thẩm định 2 dự án đầu tư hạ tầng du lịch tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy và Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên huyện Ý Yên.

+ Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong dịp Tết, các lễ hội, mùa du lịch biển và phục vụ các sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh Nam Định.

+ Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh du lịch đảm bảo tốt các điều kiện đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham gia phục vụ thành công Hội nghị ngành Công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ 2 và Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc năm 2015 tại Nam Định.

+ Phối hợp với UBND các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu chỉ đạo Ban Quản lý các khu du lịch biển tăng cường công tác quản lý, triển khai thực hiện nhiệm vụ, khai trương mùa du lịch biển năm 2015, chú trọng đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, đề cao công tác cứu nạn cứu hộ đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

- Thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ:


+ Phối hợp với Thanh tra Sở tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn các huyện Giao Thủy, Hải Hậu; tuyên truyền phổ biến pháp luật về du lịch nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ cơ sở kinh doanh du lịch đặc biệt tại 2 khu du lịch Quất Lâm và Thịnh Long.

+ Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch thiết lập hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch và rà soát, đánh giá chất lượng các cơ sở lưu trú đã được phân loại xếp hạng, đảm bảo chất lượng theo quy định, trong năm đã tiến hành thẩm định, tái thẩm định phân loại xếp hạng cho 4 cơ sở lưu trú du lịch theo đúng quy định.

+ Tham gia đóng góp ý kiến các văn bản của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch như: dự thảo sửa đổi, bổ sung Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4391: 2014 Khách sạn - Xếp hạng và Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh, quy trình cấp nhãn cho các cơ sở lưu trú du lịch.

+ Thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc Sở triển khai phối hợp với Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch) khảo sát đánh giá một số khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác xây dựng thương hiệu điểm đến của du lịch Nam Định.

+ Phối hợp với Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan thông tấn báo chí triển khai khảo sát các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trong Chương trình khảo sát tuyến, điểm du lịch tâm linh 6 tỉnh thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam trong tháng 10- 2015)

+ Tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề như: Tọa đàm phát triển sản phẩm du lịch đường sông (tuyến du lịch sông Hồng); Hội thảo phát triển tuyến du lịch tâm linh Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình – Hà Nam.

+ Tổ chức triển khai Chương trình khảo sát cho đoàn phóng viên các cơ quan báo chí và Đài Phát thanh - Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận các khu điểm du lịch, các di tích lịch sử có tiềm năng khai thác phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch: là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở địa phương. Những hoạt động này hiện đang diễn ra khá tích cực và có đóng góp cho


ngành du lịch Nam Định. Mặc dù vậy, kinh phí hạn hẹp, đội ngũ cán bộ mỏng lại non trẻ, thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Ban quản lý di tích và danh thắng: là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm kê, quản lý các di tích lịch sử văn hóa cách mạng, trên cơ sở đó lập quy hoạch tổng thể để bảo tồn và tôn tạo đối với từng di tích, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước và đóng góp của nhân dân để tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích. Tuy nhiên. ban quản lý này mới chỉ quan tâm đến vấn đề thống kê, công nhận, lập hồ sơ trình báo về di tích và chưa quan tâm đến việc bảo vệ các giá trị văn hóa nguyên bản, đặc sắc của di tích.

- Hiệp hội du lịch Nam Định: là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Nam Định hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch. Mặc dù không tham gia quản lý Nhà nước về du lịch, song hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc liên kết, hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của du lịch Nam Định.

* Ở cấp huyện:

- Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch ở địa bàn huyện được lồng ghép với phòng văn hóa - thông tin, song chưa quy định rõ ràng, cụ tể từng phần. Phòng văn hóa - thông tin các huyện, thành phố đã triển khai các nhiệm vụ như: tăng cường công tác quản lý đối với các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch trên địa bàn; phối hợp quảng bá lễ hội, danh thắng, di tích tới du khách; tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động du lịch, xây dựng triển khai kế hoạch phát triển du lịch của địa phương hàng quý, hàng năm.

- Đội ngũ ban quản lý khu du lịch, điểm du lịch của Nam Định hiện nay chưa nhiều. Ở các điểm du lịch lễ hội lớn, đã thành lập ban quản lý, ban tổ chức. Song lực lượng tham gia vẫn chủ yếu là bán chuyên trách, kiêm nhiệm, lực lượng mỏng, nhiều cán bộ chưa được đào tạo chuyên ngành du lịch, khối lượng công việc lại nhiều nên công tác quản lý tại điểm của các Ban quản lý vẫn còn một số tồn tại, chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, việc tổ chức các lễ hội hoặc các chương trình văn hóa, văn nghệ vẫn diễn ra tự phát, thiếu đồng bộ và chỉ chú trọng đến mục đích kinh tế. Song song với nó là do đội ngũ mỏng, trình độ còn non kém nên việc bảo quản, gìn giữ cũng như kịp thời sửa chữa những hư hại của các di tích - điểm du lịch còn chưa tốt.


Tóm lại, có thể thấy, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa được đặt ngang tầm nhiệm vụ chính trị, cả về quy mô, năng lực và quyền hạn. Phòng nghiệp vụ du lịch thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch do đội ngũ mỏng nên chưa phát huy hết vai trò của quản lý nhà nước đối với du lịch. Ở cấp huyện, đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý du lịch chủ yếu là kiêm nhiệm (trừ huyện Giao Thủy có cán bộ chuyên trách) nên công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở cấp huyện gần như bỏ ngỏ. Chính vì vậy, việc chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra các phòng nghiệp vụ chức năng cấp cơ sở trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa để phục vụ phát triển du lịch chưa được đúng mức, thường xuyên, liên tục dẫn tới nhiều hệ lụy như nhiều tài nguyên du lịch nhân văn đang dần mai một, nhiều di tích đang dần bị phá hủy hoặc có sự trùng tu nhưng không đúng quy chuẩn, không được các cấp có thẩm quyền chỉ đạo, giám sát....

2.7.2. Chính sách phát triển du lịch

Nam Định gần như chưa có các quy định riêng về du lịch. Các chính sách phát triển du lịch tỉnh được hệ thống hóa từ đường lối phát triển chung của đất nước, Luật du lịch, Thông tư liên tịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các văn bản khác có liên quan. Sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, các chủ trương được cụ thể hóa thành chương trình, đề án phát triển du lịch như: Chương trình phát triển du lịch tỉnh các thời kỳ, chương trình phát triển thương mại du lịch để hội nhập kinh tế quốc tế các giai đoạn, đầu tư tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử, bảo tồn các di sản văn hóa ....

2.7.3. Quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa

Với mục tiêu đưa du lịch Nam Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, Nam Định rất quan tâm tới công tác quy hoạch du lịch. Với dự án "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", quy hoạch đã đánh giá các yếu tố nguồn lực, hiện trạng, kết quả thực hiện phát triển du lịch tỉnh Nam Định giai đoạn 2000-2010, từ đó đưa ra những dự báo các yếu tố tác động và cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch Nam Định đến năm 2020. Dựa trên quy hoạch này, trong 5 năm trở lại đây, du lịch Nam Định đã có bước phát triển, phần nào đạt được những chỉ tiêu của dự án đề ra. Tuy nhiên đây là dự án lâu dài nên Nam Định vẫn đang trên con đường phấn đấu để đạt được đúng và vượt so với những chỉ tiêu, định mức đề ra trong quy hoạch.



2.7.4. Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch

Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh và công tác quản lý tại các doanh nghiệp du lịch có nhiều chuyển biến tích cực. Triển khai "chương trình hành động quốc gia về du lịch", tỉnh đã thực hiện các hội nghị phổ biến Luật du lịch, Luật di sản và Bộ tiêu chuẩn quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch tới các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Cùng đó tỉnh tổ chức các hội thảo tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức lễ hội lớn như: lễ khai ấn đền Trần, lễ hội chợ Viềng, lễ hội Phủ Dầy...

Công tác thẩm định, xếp hạng các cơ sở lưu trú, ăn uống và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được tiến hành thường xuyên. Trong 5 năm trở lại đây, toàn tỉnh có thêm nhiều cơ sở lưu trú. Tính đến năm 2015 có 319 cơ sở với 4.203 phòng (Bảng 2.6.). Tính đến tháng 12 năm 2015, tỉnh có 2 khách sạn 3 sao,18 khách sạn 2 sao và tương đương, 39 khách sạn 1 sao và tương đương và 75 cơ sở đạt tiêu chuẩn (Bảng 2.7.). Các cơ sở, đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch tại Nam Định có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật nhà nước đề ra như: tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh của đơn vị về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Hiện không có đơn vị kinh doanh nào trên địa bàn vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với thanh tra Bộ kiểm tra về chất lượng dịch vụ và vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 3 dự án đầu tư hạ tầng du lịch tiếp tục được triển khai thực hiện với tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ là 23 tỷ đồng. Cùng với đó, một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng mới và chỉnh trang nâng cấp các khách sạn, nhà nghỉ với mức vốn đầu tư trên 52 tỷ đồng, nâng tổng số cơ sở kinh doanh du lịch toàn tỉnh lên 555 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó có 319 cơ sở kinh doanh lưu trú với 4.203 buồng phòng; 18 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành (trong đó 17 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 1 doanh nghiệp lữ hành quốc tế).

- Ước cả năm 2015, tổng lượng khách tới các điểm tham quan du lịch của tỉnh ước đạt 2.175.000 lượt tăng 5,6 % so với năm 2014. Trong đó, khách do các cơ sở lưu trú và ăn uống phục vụ đạt 1.195.000 lượt người, chiếm 54,9% tổng lượng khách. Khách tham dự lễ hội và tham quan di tích chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu khách, đạt

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí