hủy diệt các tinh hoa của Đạo Mẫu. Một điều nữa là tệ nạn ăn xin, sư giả diễn ra khá phổ biến ở lễ hội Phủ Dầy. Du khách đến đây mong cầu được sự bình an, may mắn cho năm mới thì lại phải chứng kiến những cảnh tượng không mấy đẹp mắt này. Thậm chí những người ăn xin này còn tập hợp nhau, lập thành một tổ, đội gần hai chục người xếp thành hàng dài trên đường vào đền chính để chèo kéo khách thập phương xin tiền. Để xin được tiền du khách, nhiều người ăn xin không chỉ kêu nghèo, kể khổ mà còn kéo áo, bám đuôi thậm chí văng tục, chửi bậy nếu như du khách nào có phản ứng lại. Thậm chí để tác động đến lòng thương của người đi lễ, họ còn mang cả con em mình, có những em còn rất bé, bế ẵm trên tay mà vẫn phải theo bố mẹ lê lết nơi cửa phủ để xin ăn. Chính những hình ảnh này cộng với tính thương mại hóa trong lễ hội đã làm giảm đi sức hấp dẫn của lễ hội Phủ Dầy.
Có thể thấy rằng, đây là nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng về số lượng nhưng sản phẩm du lịch lễ hội ở đây vẫn chưa có khả năng thu hút khách đến và lưu trú lại. Lý do bởi việc khai thác các giá trị của các lễ hội này vào hoạt động kinh doanh du lịch chưa được chú trọng nhiều, nhất là phần hội chưa được đầu tư mở rộng để đa dạng các hình thức vui chơi giải trí nhằm thu hút hơn nữa khách tham gia trực tiếp vào lễ hội. Lễ hội của Nam Định phong phú về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng. Cũng giống như lễ hội của nhiều địa phương khác, lễ hội ở Nam Định vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Sự thanh tịnh vốn có của những chốn linh thiêng đã phải nhường chỗ cho sự vội vàng, xô bồ của hàng vạn lượt người vào mỗi ngày lễ hội. Sự hỗn loạn, xô bồ, thương mại hóa, hiện đại hóa trong lễ hội đang là vấn đề nan giải. Khi đi lễ người ta tìm đủ mọi cách để đạt được mục đích của mình từ chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp, giành giật nhau để mong thánh thần nhìn thấy mặt, điểm được tên. Khi đi hội thì các trò chơi dân gian dần mất đi thay vào đó là các trò chơi cờ bạc, lừa bịp phổ biến, hiện tượng mua thần bán thánh công khai, rác thải tràn lan, khách bị móc từ giá vé gửi xe cho đến tiền xe ôm, ăn uống... Thực tế đó diễn ra ở hầu hết các lễ hội ở Việt Nam nói chung và lễ hội Nam Định nói riêng.
Như vậy, để lưu giữ được nét đẹp nguyên bản của lễ hội và tạo được sức hấp dẫn với du khách, điều bắt buộc là phải thay đổi, cải cách cách thức tổ chức để hạn chế tính thương mại hóa, thần linh hóa ngày càng gia tăng trong các lễ hội, và giải quyết vấn nạn quá tải người tham gia, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường...
2.4.2.3. Ẩm thực trong du lịch
Đến với Nam Định, ngoài việc tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa, tham dự các lễ hội truyền thống thì du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon, mang nét đặc thù riêng của địa phương. Khách du lịch nào tới Nam Định chắc hẳn không thể không thưởng thức những món ăn như: phở Nam Định, bánh gai Bà Thi, kẹo Sìu Châu, nem nắm Giao Thủy, chuối ngự.... Mỗi địa phương ở Nam Định đều có những món ăn riêng, độc đáo, đặc trưng riêng để hấp dẫn du khách. Tuy nhiên các nhà hàng Nam Định chưa khai thác được hết các giá trị văn hóa ẩm thực của tỉnh trong kinh doanh du lịch. Các nhà hàng, khách sạn mới chỉ dừng lại ở việc chế biến, phục vụ các món ăn đáp ứng nhu cầu hàng ngày của du khách, chưa có một nhà hàng, khách sạn nào đưa các món ăn đặc sản của Nam Định vào thực đơn của mình và cũng chưa có một nhà hàng mang phong cách truyền thống phục vụ các món ăn đặc sản của riêng Nam Định.
Có thể nói rằng việc khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực vào hoạt động kinh doanh du lịch của Nam Định còn mang tính tự phát, chưa có sự đầu tư nên chưa đáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng khách du lịch.
Ngoài các sản phẩm du lịch trên, Nam Định còn có các sản phẩm khác như du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. Hai loại hình này cũng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển du lịch tỉnh Nam Định.
2.4.2.4. Sản phẩm du lịch du khảo đồng quê
Hình thái loại hình tham quan cảnh quan làng quê tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ gắn với văn hóa mở đất của cộng đồng cư dân các huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng... Đây là nơi tiếp cận, giao thoa với văn hóa phương Tây cùng với sự xuất hiện sớm của đạo Thiên chúa và hệ thống các nhà thờ. Tham gia các tour du lịch nông thôn, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người nông thôn Nam Định khi ở homestay, làm bánh cuốn làng Kênh, nem nắm Giao Thủy... Những hoạt động đó sẽ khiến du khách vô cùng thích thú bởi họ vừa được trải nghiệm, vừa quên đi những ưu phiền của cuộc sống thường nhật, vừa thưởng thức không khí trong lành, yên bình của vùng quê. Đài truyền hình Việt Nam và đài truyền hình thông tấn xã Việt Nam đã thực hiện một chương trình giới thiệu về du lịch Nam Định qua hình ảnh các làng quê. Đây là cơ hội để du lịch nông thôn Nam Định đến gần hơn với du khách.
2.4.2.5. Du lịch làng nghề
Với sản phẩm truyền thống có sức hấp dẫn đối với du khách quốc tế như làng nghề đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng (huyện Ý Yên), các làng nghề cây cảnh của huyện Nam Trực, Hải Hậu. Du lịch làng nghề là loại hình du lịch có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và tăng chi tiêu mua sắm. Đặc điểm nổi bật của tỉnh Nam Định là ngành nghề truyền thống luôn gắn với nông nghiệp nông thôn. Sản phẩm du lịch làng nghề chủ yếu là tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu hình thức sản xuất và cuộc sống của người dân địa phương kết hợp với khám phá cảnh quan nông nghiệp, nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực tại đây. Nam Định có nhiều làng nghề thủ công truyền thống có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch song những sản phẩm du lịch làng nghề ở đây còn đơn điệu, chưa biết cách phát huy, khai thác nó để thu hút khách du lịch. Du khách đến đây ngoài việc mua hàng hóa về sử dụng và làm quà cho người thân thì họ còn có nhu cầu được tham quan, tìm hiểu về cơ sở sản xuất, về cách thức làm ra những sản phẩm đó, về lịch sử làng nghề, thậm chí còn có nhiều du khách muốn được trải nghiệm, muốn được tự tay mình làm một vài sản phẩm đơn giản nhưng đặc thù ở đây. Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh của làng nghề và các công ty lữ hành chưa biết cách khai thác các giá trị văn hóa của làng nghề và chưa xác định đây là tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng để xây dựng nên sản phẩm du lịch làng nghề đặc trưng riêng của Nam Định.
Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các ban ngành chưa có kế hoạch đầu tư, hướng dẫn các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp lữ hành khai thác yếu tố tài nguyên này. Vì thế các sản phẩm du lịch làng nghề của Nam Định còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn.
Nhìn chung, Nam Định là một tỉnh có nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, có khả năng hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, tỉnh Nam Định chưa biết khai thác đúng tiềm năng của nó để thúc đẩy du lịch phát triển. Hầu hết các điểm du lịch đã bị thương mại hóa, thần thánh hóa, mất dần đi nét đẹp nguyên bản, trong sáng của nó. Thêm vào đó là sự thiếu thốn nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm có trình độ nghiệp vụ ít. Hiện trạng này đã và đang hạn chế cản trở du khách đến với Nam Định, đặc biệt là khách quốc tế. Do đó để xây dựng được các sản phẩm đặc thù, thu hút được khách du lịch, Nam Định cần có những thay đổi cụ thể trong cách quản lý di tích,
tổ chức lễ hội, bảo tồn các di sản văn hóa, phát triển làng nghề và quảng bá hình ảnh làng quê.
2.5. Nhân lực du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định
Số lượng nguồn nhân lực và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch. Nguồn nhân lực trong du lịch bao gồm nguồn nhân lực trực tiếp và nguồn nhân lực gián tiếp. Nguồn nhân lực trực tiếp là những nhân lực làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Nguồn nhân lực gián tiếp tham gia vào các hoạt động liên quan đến du lịch.
Lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Nam Định trong những năm qua có sự gia tăng cả về mặt số lượng và chất lượng.
Bảng 2.9. Hiện trạng chất lượng lao động du lịch Nam Định
Đơn vị tính: Người
Tổng số lao động trực tiếp | Trình độ đào tạo | ||||||
Đại học - Cao đẳng | Tỷ lệ % | Trung và sơ cấp | Tỷ lệ % | Đào tạo khác | Tỷ lệ % | ||
2011 | 2.790 | 203 | 7,3 | 472 | 15,3 | 2.115 | 75,8 |
2012 | 2.987 | 255 | 8,5 | 572 | 19,1 | 2.160 | 72,3 |
2013 | 3012 | 407 | 13,5 | 425 | 14,1 | 2.180 | 72,4 |
2014 | 3200 | 435 | 13,6 | 450 | 14,1 | 2.315 | 72,3 |
2015 | 3250 | 440 | 13,5 | 460 | 14,2 | 2.350 | 72,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thị Trường - Khách Du Lịch Và Vấn Đề Bảo Tồn Các Di Sản Văn Hóa Nam Định
- Hiện Trạng Về Cơ Sở Lưu Trú Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 9
- Quản Lý Du Lịch Và Vấn Đề Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Nam Định
- Vấn Đề Bảo Tồn Các Di Sản Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch
- Giải Pháp Phát Triển Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch Gắn Với Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Nam Định
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
* Về số lượng:
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, năm 2011 lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh là 2.790 người, năm 2012 tăng lên 2.987 người, năm 2013 là 3.012 người, năm 2014 tăng 3.200 người và năm 2015 tăng lên 3250 người.( Bảng 2.9.) Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động giai đoạn 2011-2015 là 3,1%. So với các tỉnh phụ cận có du lịch phát triển thì số lượng lao động trong ngành du lịch của Nam Định còn khiêm tốn. Ngoài lực lượng lao động này ra còn có các lực lượng lao động mang tính thời vụ (vào mùa du lịch hè tại các điểm du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm). Các cơ sở kinh doanh sử dụng khoảng 1.000 lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động phổ thông tại địa phương.
Bên cạnh đó, ngành du lịch tỉnh còn thu hút hàng nghìn lao động gián tiếp, tham gia các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tại các điểm du lịch như chụp ảnh lưu niệm, trông giữ xe, cho thuê phao bơi, quần áo tắm, bán quà lưu niệm ...
* Về chất lượng:
Chất lượng lao động của ngành du lịch Nam Định còn thấp, thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo. Trong tổng số lao động trong ngành, số lao động có trình độ đại học
- cao đẳng tuy có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 7-8%, số lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp nghề là 15 -20%, còn lại lao động phổ thông chưa qua đào
tạo hoặc đào tạo tại chỗ (học nghề) chiếm trên 70% (Bảng 2.9.), lực lượng lao động này chủ yếu làm việc tại các cơ sở tư nhân tại các khu du lịch biển, mang tính mùa vụ, tuy góp phần giải quyết vấn đề thiếu nhân lực vào mùa du lịch cao điểm nhưng lại là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chung của lao động trong ngành. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ của các lao động trong ngành du lịch tỉnh còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng lao động mà các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch đặt ra.
Thực tế tại các cơ sở lưu trú du lịch đã và đang sử dụng phần lớn lao động chưa đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu mà khách mong đợi, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, kiến thức và kinh nghiệm nghiệp vụ du lịch quốc tế còn non kém. Công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên mới chỉ được các doanh nghiệp Nhà nước, các khách sạn đạt tiêu chuẩn của tỉnh quan tâm đến, còn các khách sạn tư nhân thì lao động tại đây thường là không qua đào tạo hoặc mới chỉ đào tạo ngắn hạn. Để khắc phục tình trạng này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định cũng đã kết hợp với đơn vị có liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về du lịch cho các đối tượng quản lý, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn. Mặc dù chất lượng có cải thiện nhưng chưa cao. Lý do là người làm du lịch tại đây còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của lớp học, với họ hoạt động du lịch chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh doanh làm sao cho có lãi; chính quyền địa phương cho rằng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của vùng chỉ chiếm một con số nhỏ, chưa được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng và việc tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch chỉ là theo hình thức, nghĩa vụ mà không nhận thấy được quyền lợi của mình, điều này đã gây lãng phí cho ngân sách của tỉnh.
Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, sự hiểu biết về lịch sử - xã hội, về tập quán địa phương và dân tộc còn hạn chế. Tại một số điểm, khu du lịch như: khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh ... đã có thuyết minh viên nhưng số này lại có trình độ đào tạo về văn hóa chứ không phải là đào tạo về du lịch và chưa được cấp thẻ thuyết minh viên. Lực lượng hướng dẫn viên trong tỉnh chỉ có một người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, chưa có hướng dẫn viên nào được cấp thẻ hướng dẫn viên nội
địa và thuyết minh viên trong khi thị trường khách du lịch nội địa lại là thị trường chính của du lịch Nam Định. Đây là một hạn chế lớn đối với sự phát triển du lịch và sản phẩm du lịch của tỉnh.
Tính đến nay Nam Định mới có 4 điểm du lịch văn hóa có ban quản lý di tích là: BQL khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp, BQL di tích chùa Cổ Lễ, BQL Khu di tích chùa Keo Hành Thiện, BQL khu di tích nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh. Đây đều là những điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh, có bề dày lịch sử văn hóa. Ngoài số nhân sự thuộc BQL khu di tích đền Trần - chùa Tháp khá đông đảo với khoảng trên 20 người, trong đó: có 5 cán bộ quản lý; 4 hướng dẫn viên; 1 nhân viên bảo tàng; 6 nhân viên vệ sinh môi trường; 13 cụ trông coi nhà đền. Còn lại các BQL khác số lượng bình quân là 8-10 người/BQL, với trình độ từ sơ cấp đến đại học, mỗi điểm chỉ có từ 1-2 hướng dẫn viên, nhiều người còn chưa qua đào tạo nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch. Hoạt động hướng dẫn lại diễn ra không thường xuyên, thiếu chuyên nghiệp. Điều này gây khó khăn cho hoạt động du lịch của khách. Ngoài ra, vào những dịp tổ chức lễ hội, thì đều huy động thêm một lực lượng lớn quần chúng địa phương như hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ... với số lượng rất đông khoảng vài trăm người tham gia vào các đoàn rước và thực hiện nghi lễ truyền thống. Đội ngũ cán bộ quản lý ít, trình độ chuyên môn thấp, điều này ảnh hưởng tới năng lực quản lý điểm du lịch. Do sự thiếu hiểu biết về du lịch của chính quyền địa phương, những người đứng đầu Ban quản lý du lịch chưa có các hành động, chính sách, biện pháp nào để hướng phát triển du lịch bền vững, hoạt động du lịch trở nên hết sức thụ động.
Nhìn chung, với đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên mỏng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao tại các điểm du lịch nên hoạt động du lịch tại các điểm này chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó, đồng nghĩa với việc hướng dẫn, tuyên truyền cho cộng đồng dân cư, khách du lịch, cũng như các công ty du lịch trong việc bảo tồn các di sản văn hóa trong khi tham gia du lịch cũng bị hạn chế nhiều.
2.6. Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định
Quảng bá, xúc tiến du lịch có thể được hiểu là những hoạt động giới thiệu, tiếp thị các điều kiện, tiềm năng đến nhà đầu tư; tiếp thị các sản phẩm du lịch đến với du khác nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như thu hút khách đến du lịch. Để biết đến một địa
danh, một vùng đất, một dân tộc ngoài những thông tin qua lịch sử văn hóa, địa lý, kinh tế... còn có một cách tiếp cận luôn tạo nên ấn tượng khó quên đó là qua du lịch. Thực tế cho thấy công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá điểm đến rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển du lịch. Nhận thức được tầm quan trọng của xúc tiến, quảng bá du lịch đối với sự phát triển du lịch cũng như sự tăng trưởng của khách du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định đã đề xuất với UBND tỉnh thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Nam Định làm nhiệm vụ chuyên trách về xúc tiến, quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Nam Định. Trung tâm được thành lập tháng 11 năm 2008 đến nay có 6 cán bộ làm việc tại trung tâm. Từ khi thành lập cho đến nay, trung tâm đã có nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá cho du lịch Nam Định, kêu gọi các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng và bước đầu phát huy hiệu quả.
* Tham gia các hội chợ du lịch
Ngành du lịch Nam Định đã tham dự liên hoan du lịch tại Hà Nội và một số trung tâm du lịch như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Huế và gần đây nhất là sự kiện năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng năm 2013 với chủ đề "Văn minh sông Hồng" được tổ chức tại các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng, mà thành phố Hải Phòng là địa phương đăng cai. Trong dịp này, tỉnh Nam Định cũng đăng cai tổ chức 4 sự kiện gồm:
- Trưng bày cổ vật, sinh vật cảnh và sản phẩm làng nghề truyền thống Nam Định và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (từ 17-19/2/2013 tức mùng 8-10/1 âm lịch)
- Lễ hội Phủ Dầy (từ 12-17/4/2013 tức mùng 3-8/3 âm lịch)
- Hội thi thả Diều sáo các tỉnh đồng bằng sông Hồng và khai trương mùa du lịch biển năm 2013 (từ 30/4-1/5/2013)
- Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo (từ 20-24/9/2013 tức 16-20/8 âm lịch).
Đây là cơ hội để tỉnh tuyên truyền, quảng bá những tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, nâng cấp sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút thêm nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Nam Định.
* Về công tác thông tin du lịch
Trong năm 2015, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch đã có những bước đi đúng hướng và đạt được những kết quả nhất định: