Phát triển du lịch đường bộ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Chương trình vận hành sản phẩm du lịch

27

2.1.

Đánh giá tiềm năng và lợi thế của tài nguyên du lịch

70

2.2.

Đánh giá của du khách về tài nguyên du lịch trên HLKTĐT

71

2.3.

Phương tiện mà du khách muốn sử dụng để đến HLKTĐT

74

2.4.

Cung độ giao thông đường bộ các nước trên tuyến HLKTĐT

74

2.5.

Đánh giá của khách du lịch và doanh nghiệp đối với cơ sở hạ

tầng trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây

75

2.6.

Đánh giá của khách du lịch và doanh nghiệp du lịch về dịch

vụ du lịch trên HLKTĐT

80

2.7.

Đánh giá của khách du lịch về giá cả các dịch vụ du lịch trên

HLKTĐT

81

2.8.

Thống kê lượng khách đến HLKTĐT theo phương tiện vận

chuyển

84

2.9.

Số lượng khách du lịch đến các địa phương trên tuyến

HLKTĐT

85

2.10.

Những thị trường khách lớn đến HLKTĐT những năm qua

87

3.1.

Ma trận SWOT cho phát triển du lịch đường bộ trên tuyến

HLKTĐT

114

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch đường bộ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


Số hiệu

hình

Tên hình

Trang

0.1.

Khung nghiên cứu

07

1.1.

Mô hình phát triển cụm du lịch cho cạnh tranh toàn cầu

34

1.2.

Mô hình mạng giá trị

36

1.3.

Các tuyến đường của Camino de Santiago

41

1.4.

Các con đường di sản ở bang Queensland

43

1.5.

Hệ thống biển báo trên tuyến đường chủ đề của Queensland

44

1.6.

Bản đồ các điểm du lịch văn hóa trên tường thành Hadrian

45

1.7.

Bản đồ các điểm đến trong Chiến lược phát triển sản phẩm

cho Tường thành Hadrian

46

1.8.

Phân đoạn thị trường du lịch đường bộ dựa vào chiều dài

chuyến đi

53

2.1.

Bản đồ tuyến đường bộ Hành lang Kinh tế Đông tây

57

2.2.

Hệ thống giao thông kết nối các địa phương trên HLKTĐT

61

2.3.

Hệ thống giao thông đường bộ trên HLKTĐT

73

2.4.

Thị phần khách du lịch Quốc tế theo châu lục

82

2.5.

Thống kê lượng khách đến các nước HLKTĐT 2010-2015

83

2.6.

Tỷ lệ tăng trưởng lượng khách các nước HLKTĐT 2010-

2015

84

2.7.

Thống kê mức độ mở cửa của chính sách thị thực

93

2.8.

Bản đồ các cặp cửa khẩu đường bộ trên HLKTĐT

95

3.1.

Dự báo kênh đặt phòng khách sạn năm 2020

104

3.2.

Dự báo tốc độ tăng trưởng của du lịch trong GDP

105

3.3.

Dự báo tăng trưởng thị trường khách du lịch Trung Quốc

107

3.4.

Dự báo mức chi tiêu của khách du lịch tại điểm đến

108



Số hiệu

hình

Tên hình

Trang

3.5.

Dự báo sự thay đổi trong cơ cấu nguồn khách du lịch

109

3.6.

Mô hình mối quan hệ giữa các chủ thể trong du lịch

121

3.7.

Mô hình phát triển du lịch đường bộ trên HLKTĐT

125


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Hành lang kinh tế Đông Tây là một sáng kiến được nêu ra và thông qua vào tháng 10/1998 tại Hội nghị bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 8 được tổ chức tại Manila (Philippines), chính thức thông tuyến vào ngày 20/12/2006 với sự kiện khánh thành cầu Hữu nghị 2 nối Savanakhet (Lào) với Mukdahan (Thái Lan), nhằm thúc đẩy sự phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn quốc gia gồm Miến Điện, Thái Lan Lào và Việt Nam. Trải dài từ Tây sang Đông nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bao gồm 2 tỉnh của Miến Điện, 7 tỉnh của Thái Lan, 1 tỉnh của Lào và 3 tỉnh/thành phố của Việt Nam, nằm gọn trên tuyến đường Xuyên Á nối thị trường Trung quốc rộng lớn với cả khu vực ASEAN, đây lại là một trong những khu vực chậm phát triển nằm trong các quốc gia đang phát triển (trừ Thái Lan). Vì vậy, Hành lang Kinh tế Đông Tây thu hút sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia đang muốn gây ảnh hưởng địa chính trị thông qua viện trợ, thông qua các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB, Ngân hàng Đầu tư cở sở hạ tầng Châu Á – AIIB) và các tổ chức phi chính phủ.

Hành lang Kinh tế Đông Tây (HLKTĐT) có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt : Kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển, xóa đói giảm nghèo… vì cho phép khai thác và bổ sung lợi thế, tiềm năng giữa bốn nước trên hành lang về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng du lịch biển, du lịch sinh thái, di sản văn hóa lịch sử... . HLKTĐT đã góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời giúp hỗ trợ sự phát triển về kinh tế công nông nghiệp, du lịch, giúp tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân tại các khu vực biên giới và nông thôn. Trong đó, du lịch có thể được coi là một trong những hướng đi quan trọng nhất, là phương thức giảm nghèo bền vững, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên tuyến cũng như nhu cầu ngày càng cao của du khách.


Cùng với sự bùng nổ của cách mạng 4.0 và công nghệ số, thị hiếu và thói quen đi du lịch cũng đã có những thay đổi căn bản. Nếu như trước đây, phần lớn du khách lựa chọn các chương trình du lịch một điểm, tức là chỉ đến tham quan, du lịch tại một điểm đến nhất định vì nhiều lí do chủ quan như hạn chế về điều kiện kinh tế, khả năng tiếp cận thông tin hay lí do khách quan như sự hạn chế các điểm đến du lịch hấp dẫn; thì hiện tại du khách có xu hướng chọn lựa các chương trình du lịch có nhiều điểm đến gần nhau trong một tỉnh, thành phố, một nước hay một khu vực bởi nhu cầu được khám phá và tìm hiểu sâu và rộng về con người, văn hóa và cảnh đẹp của địa phương. Xuất phát từ sự thay đổi này trong thị hiếu của du khách và năng lực tiếp cận thông tin điểm đến, du lịch đường bộ đang ngày càng thịnh hành bởi khả năng kết nối và di chuyển đến các địa điểm vùng sâu, vùng xa – nơi các phương tiện đường biển, đường sắt hay đường hàng không chưa có hoặc khó tiếp cận được. Với những đặc điểm như vậy thì du lịch đường bộ sẽ là phương thức du lịch thích hợp nhất trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây.

Hành lang kinh tế Đông Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đây là khu vực đa sắc tộc, có các nền văn hóa đa dạng, phong phú, có nhiều danh thắng, di tích lịch sử nổi tiếng đã được quốc tế công nhận, có các giá trị tài nguyên sinh thái biển, sinh thái rừng núi, sông hồ… đặc sắc. HLKTĐT hình thành đã tạo ra một trục giao thông thuận tiện về đường bộ, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại, du lịch, dịch vụ và đầu tư sản xuất hàng hoá; nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức cho các địa phương trên tuyến trong việc xây dựng đặc điểm nổi bật của từng quốc gia, từng địa phương đem lại bản sắc riêng biệt và đặc thù của từng điểm đến. Phát triển du lịch đang ngày được minh chứng là động lực phát triển của nền kinh tế, và theo đó phát triển du lịch đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do đó, làm thế nào để khai thác và xây dựng sản phẩm du lịch đường bộ phù hợp với đặc thù của HLKTĐT, tạo được tính riêng biệt, đặc trưng, hấp dẫn của từng vùng, khu vực và quốc gia trên tuyến sẽ tạo ra được hiệu ứng thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch của các nước thành viên.

Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch đường bộ xuyên quốc gia đòi hỏi phải có


sự đồng bộ về hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ phục vụ, cơ chế chính sách về nhập xuất cảnh cho người và phương tiện, hình thành các sản phẩm chung, các sản phẩm chuyên đề, xác định các thị trường mục tiêu, phối hợp nguồn lực trong công tác quảng bá, xúc tiến, ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch trực tuyến (e-tourism) vào giới thiệu và quảng bá sản phẩm; đồng bộ trong quản lý điểm đến, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng và bảo vệ môi trường, xây dựng hợp tác công tư trong phát triển du lịch điểm đến… là những vấn đề hết sức bức xúc được đặt ra cho việc nghiên cứu phát triển du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây.

Cuối cùng, mặc dù việc phát triển du lịch đường bộ trên HLKTĐT được đặt ra hết sức bức thiết, nhưng lại chưa có những nghiên cứu khoa học một cách qui mô, toàn diện và đầy đủ để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng, các bên liên quan, định hướng hợp tác cũng như cách thức phát triển du lịch đường bộ. Một số nghiên cứu cả trong và ngoài nước mới chỉ dừng lại ở việc phân tích hệ thống tài nguyên, đưa ra các giải pháp hình thành tuyến đường, tìm hiểu nhu cầu du khách trên tuyến hay đề cập đến hợp tác công tư hiệu quả trên khu vực rộng lớn hơn là Tiểu vùng sông Mê Kông… , đây chính là tính cấp thiết về mặt khoa học để tiến hành nghiên cứu đề tài.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1.Mục tiêu khái quát

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phát triển du lịch đường bộ trên Hành lang kinh tế Đông Tây, cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho các bên liên quan để hợp tác phát triển bền vững hình thức du lịch này.

2.1.2.Mục tiêu cụ thể

Một là, nghiên cứu lựa chọn hệ thống cơ sở lý thuyết phù hợp với phát triển du lịch đường bộ xuyên quốc gia, đưa ra được khái niệm về du lịch đường bộ, sản phẩm du lịch đường bộ xuyên quốc gia và đặc điểm của nó.

Hai là, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch đường bộ


xuyên quốc gia và mối quan hệ giữa các yếu tố này.

Ba là, nghiên cứu tiềm năng, đặc điểm tài nguyên, thực trạng khai thác phát triển du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây làm tiền đề cho việc thiết kế sản phẩm, định vị thị trường, triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến.

Bốn là, nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường khách du lịch, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa khi phát triển du lịch đường bộ trên tuyến, khung pháp lý và cơ chế hợp tác liên quốc gia, liên vùng.

Năm là, đưa ra các định hướng và giải pháp, bao gồm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, cùng với kiến nghị đối với Chính phủ, các cơ quan chức năng và các địa phương trên tuyến.

2.2. Các câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu như vậy thì các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

1. Khái niệm về du lịch đường bộ và sản phẩm du lịch đường bộ xuyên quốc gia, các đặc điểm của nó ? Các lý thuyết nào liên quan đến phát triển du lịch đường bộ xuyên quốc gia ? Các kinh nghiệm nào được rút ra từ thực tế phát triển một số tuyến du lịch đường bộ trên thế giới ?

2. Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển của du lịch đường bộ? Đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhân tố ? Vai trò và quan hệ của các nhân tố trong mô hình như thế nào ?

3. Đâu là những tiềm năng cơ bản để phát triển du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây và thực trạng của hệ thống hạ tầng, hệ thống dịch vụ, sản phẩm, công tác xúc tiến quảng bá, quản lý điểm đến… trong những năm vừa qua ?

4. Những cơ sở nào cho việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông tây ?

5. Những định hướng, giải pháp và kiến nghị nào đối với Chính phủ, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông tây ?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Phát triển du lịch trên tuyến đường bộ Hành lang Kinh tế Đông Tây.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi không gian: Nghiên cứu phát triển du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, bao gồm 2 tỉnh/thành phố ở Miến Điện (Mawlamyine, Myawaddy), 7 tỉnh của Thái lan (Tak, Sukhonthai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Khen, Yasothon, Mukdahan), 1 tỉnh ở Lào (Savanakhet) và 3 tỉnh/thành phố ở Việt Nam (Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng), đồng thời mở rộng ra cho các tỉnh có phối hợp tài nguyên như Răng Gun, Viên Chăn, Chiang Mai, Quảng Bình, Quảng Nam…

- Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng và các số liệu lịch sử trên tuyến sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 2006-2018. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

4. Cách tiếp cận, khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn để xác định nội hàm phát triển du lịch đường bộ để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch đường bộ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây. Cụ thể:

- Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý thuyết phù hợp với phát triển du lịch đường bộ xuyên quốc gia, đưa ra được khái niệm về du lịch đường bộ, sản phẩm du lịch đường bộ xuyên quốc gia và đặc điểm của nó.

- Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch đường bộ xuyên quốc gia và mối quan hệ giữa các yếu tố này.

- Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về phát triển du lịch đường bộ, đánh giá thực trạng phát triển du lịch đường bộ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây từ đó làm tiền đề cho việc thiết kế sản phẩm, định vị thị trường, triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến cũng như đề xuất các giải pháp phát triển du lịch đường bộ trên

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí