Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài:

của nhiều quyển sách và bài báo mang tính quốc tế, chuyên nghiên cứu về “Phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ quốc gia của các chính phủ”.

Ở Trung Quốc đến nay cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ công chức trong ngành dự trữ nhà nước: Nguồn nhân lực trong ngành dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong quá trình phát triển, 2010, Lê Hồng Mao chủ biên; Đội ngũ công chức hoạt động trong ngành dự trữ nhà nước Trung Quốc, giáo trình trường Đại học Bắc Kinh, 1997; Đổi mới phương pháp quản lý hàng hóa, đảm bảo yếu tố khoa học kỹ thuật trong quá trình dự trữ nhà nước ở Trung Quốc, Bằng Kiếm Hoa, 1964; Sử dụng phương pháp bảo vệ hàng hóa có hiệu quả nhất trong dự trữ hàng hóa ở các kho tàng trên lãnh thổ Trung Quốc, 2007, Giáo sư Khê Hà ở Trung tâm nghiên cứu tài chính Trung Quốc…

Ở Lào có công trình nghiên cứu liên quan đến đội ngũ công chức Đổi mới và phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ quốc gia Lào của nghiên cứu sinh Pun Nây năm 2001 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiều cuộc hội thảo gần đây liên quan đến việc nghiên cứu đội ngũ công chức nói chung và công chức ngành dự trữ nhà nước nói riêng của Lào. Năm 2011 nước ta cũng đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức Lào “Nâng cao kỹ năng quản lý ngành dự trữ quốc gia”. Điều đó cho thấy các nhà nghiên cứu của Lào cũng đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ công chức trong ngành dự trữ đảm nhận công tác này.

Ở Ấn Độ có công trình Thách thức của ngành dự trữ quốc gia của Ấn Độ trong thời đại mới của nhà nghiên cứu Gang Phư năm 1987. Nhà nghiên cứu hóa học Shanti Swaroop Bhatnagar đã nghiên cứu các phương pháp bảo vệ hàng hóa trong quá trình dự trữ.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước:

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước được công bố liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức và phát triển đội ngũ công chức ở nước ta nói chung, tiêu biểu là các công trình sau:

- Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên), 2004, Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết, bài tham luận tại Hội thảo của Đề

tài KX.05.11 thuộc Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KX.05 (giai đoạn 2001 - 2005), với các vấn đề lý luận, kinh nghiệm và những khuyến nghị chính yếu trong quản lý nguồn nhân lực Việt Nam. Công trình có ý nghĩa quan trọng để Nhà nước ta quản lý hiệu quả nguồn nhân lực Việt Nam, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phạm Thành Nghị (chủ biên), 2006, Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. Các tác giả đã trình bày: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới và hiện đại về quản lý nguồn nhân lực như vấn đề vốn con người và phát triển vốn con người; các mô hình quản lý nguồn nhân lực; các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực và các chính sách vĩ mô tác động đến quản lý nguồn nhân lực. Các tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển, kinh nghiệm của các nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Những tư liệu thu thập được từ các cơ quan quản lý cũng như số liệu điều tra thực tiễn phong phú, có hệ thống và có độ tin cậy cao, có giá trị đánh giá hiện trạng và phát triển những vấn đề trong quản lý nguồn nhân lực ở nước ta. Đặc biệt, các tác giả đã phân tích những khác biệt trong quản lý nguồn nhân lực ở một số lĩnh vực hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh qua kết quả điều tra xã hội học. Đây là những số liệu khá lý thú, phản ánh những khác biệt về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và phát triển nguồn nhân lực trong các khu vực khác nhau của nền kinh tế. Các tác giả đã kiến nghị áp dụng những mô hình quản lý nguồn nhân lực phù hợp thay thế cho các mô hình đã lạc hậu. Đồng thời cuốn sách cũng đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

- Bộ Kế hoạch và đầu tư (tháng 7 năm 2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Báo cáo là một công trình khoa học quý báu, đã tập trung làm rõ các nội dung quan trọng như: Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với những thành tựu cơ bản, những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của nó; Phương hướng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

năm 2020 và những vấn đề đặt ra; Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

- Tác giả Lê Văn Phục, "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước trên thế giới"; Tạp chí Lý luận Chính trị, số 6/2010. Bài viết đã nêu lên kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các nước Tây Âu, Mỹ, các nước Đông Nam Á, Đông Á, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay

Phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam - 4

- Lê Thị Ái Lâm (Viện Kinh tế thế giới, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - Kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã giới thiệu việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở những nước Đông Á đạt được thành tựu cao trong quá trình công nghiệp hóa, trên cơ sở đó rút ra bài học cần thiết và đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh chất lượng nguồn nhân lực có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay.

- PTS. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện Kinh tế thế giới) (1996), Phát triên nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trên khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế giới. Vận dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

- Tác giả Đoàn Văn Khái (2005) công bố nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH, đưa ra những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp mang tính vĩ mô trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 1010.

- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2008) đã công bố bài viết “Phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực”, trong đó đi sâu phân tích về mối liên hệ và vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển con người trong phát triển kinh tế...

- Đề tài khoa học “Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triến xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới”, mã số KX.02.24/06-10 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú làm chủ nhiệm đã phân tích, nêu các quan điểm, chiến lược, cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay và đến năm 2020. Đề tài đã đề ra 4 chiến lược, gồm: Chiến lược “chiêu hiền đãi sĩ’ thời kỳ mới; Chiến lược xây dựng chuyên gia - nhân tài; Chiến lược đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài của đất nước đáp úng yêu câu CNH, HĐH và hội nhập; Chiến lược phát hiện thu hút chất xám, nhân tài người Việt Nam hiện ở nước ngoài về nước làm việc, về chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay và đến năm 2020. Đề tài đề xuất hệ thống các cơ chế, chính sách gồm phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, đánh giá, tôn vinh, quản lý, sử dụng, đãi ngộ, giữ và bảo vệ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài.

- Đề tài khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KHXH.05 “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” năm 2000 do GS.TS. Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm. Đề tài đã trình bày những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó đặt ra những yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Phần 2 của đề tài xem xét kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong lịch sử của Việt Nam và một số nước trên thế giới. Phần 3 của đề tài đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong đó đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân hạn chế của công tác cán bộ trên một số nội dung như đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, luân chuyển cán bộ; quản lý, giám sát và bảo vệ cán bộ; chế độ chính sách đối với cán bộ. Phần 4 của đề tài đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước .

- “Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức” - đề tài cấp Bộ do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ thực hiện năm 1998. Chủ nhiệm đề tài là TS. Lê Văn Tá.

- “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” - đề tài cấp Bộ do tác giả Nguyễn Bắc Son làm chủ nhiệm năm 2012 đã phân tích đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam, phân tích nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

- Bài báo “Phát triển đội ngũ công chức chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 8/2002, đã nêu lên khái niệm phát triển nguồn lực hành chính chất lượng cao, khái quát tình hình đào tạo nguồn nhân lực và các giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao ở nước ta.

- "Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" của TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương, 2004. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

- Đề tài "Năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” do PGS.TS. Bùi Thế Vĩnh làm chủ nhiệm. Đề tài này đã tập trung nghiên cứu về hiệu lực quản lý HCNN, trong đó đã đặt công chức HCNN trong mối quan hệ với việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý HCNN. . .

- Đề tài “Nghiên cứu các luận cứ khoa học và giải pháp thực hiện phân công,phân cấp đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ công chức nhà nước”, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Ngọc Vân, năm 2010.

Ngoài các công trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước thì có rất nhiều bài báo đăng trên tạp chí quốc gia liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ công chức nhà nước nói riêng, cụ thể như:

Ngoài ra, còn một số công trình, bài viết khác:

- “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Mai Quốc Chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

- “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và trách nhiệm của nhà nước trong lĩnh vực đào tạo” của Lưu Bình Nhưỡng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 121 (tháng 4/2008).

Ngoài các sách chuyên khảo, có rất nhiều các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ do các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, các chuyên gia của Bộ Nội vụ thực hiện. Cụ thể như: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (TS. Thang Văn Phúc, 2001); Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước mã số: ĐTĐL - 2004/25 “Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam” (PGS.TS. Nguyễn Trọng Điều làm chủ nhiệm); Tổ chức khoa học lao động quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước (TS. Văn Tất Thu, 1997); Cơ sở khoa học của công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước (Vũ Xuân Chính, 2001); Nghiên cứu việc thi tuyển một số chức danh lãnh đạo gắn với chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính nhà nước (TS. Vũ Đăng Minh, 2008); Nghiên cứu đổi mới phương pháp đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước (TS. Hà Quang Ngọc, 1997); Nghiên cứu các nguyên tắc lựa chọn phương thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay (TS. Nguyễn Ngọc Vân, 1999)...

Từ những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong đó có đội ngũ công chức nói riêng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong

những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nhiều công trình nghiên cứu về công chức và đã được sử dụng giảng dạy cho đội ngũ công chức. Các tác giả đã tập trung phân tích, lý giải và làm rõ khái niệm cán bộ, công chức; vai trò của cán bộ, công chức trong việc xây dựng nền hành chính quốc gia và định hướng trong xây dựng đội ngũ công chức .

Từ khi thành lập từ ngày đầu chống Pháp cho đến nay là 72 năm, ngành dự trữ nhà nước đã liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng công chức. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đội ngũ công chức trong ngành dự trữ nhà nước, cụ thể như: Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Kiều Phương trong thời kỳ chống Pháp 1948 đã nghiên cứu xây dựng các kho tàng vừa đảm bảo kỹ thuật vừa đảm bảo tính bí mật. Đồng thời ông cũng là tác giả của quyển sách “Quá trình phát triển của đội ngũ công chức trong thời kỳ chống Pháp”, năm 1954. Ngoài ra có một số nhà nghiên cứu đã xuất bản một số sách như “Dự trữ nhà nước - niềm tin và sự thắng lợi” của tác giả Phùng Khí Nguyên, năm 1947. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, việc đảm bảo hàng hóa phục vụ cho đánh Mỹ thắng lợi đã có nhiều nhà nghiên cứu xuất bản sách cũng như đăng các bài báo trên các báo ở trong nước. Tiêu biểu như quyển sách “Nguồn dự trữ nhà nước Việt Nam luôn gắn liền với sự chiến thắng của chúng ta” của tác giả Lê Hữu Ý năm 1984. Các công trình nghiên cứu của các lãnh đạo, công chức trong ngành dự trữ nhà nước trong những năm gần đây cũng được xuất hiện trên báo và tạp chí. Tính từ năm 2004 đến nay đã có hơn 14 công trình nghiên cứu đăng trên các báo có 6 cuộc hội thảo khoa học về lĩnh vực dự trữ nhà nước được tổ chức ở Hà Nội và các khu vực Bắc-Trung-Nam.

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu luận giải:

Các công trình nghiên cứu nổi bật trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển đội ngũ công chức trong ngành dự trữ nhà nước nhìn chung đã đáp ứng một số yêu cầu của quá trình xây dựng đội ngũ công chức trong ngành dự trữ nhà nước. Điều đó thể hiện như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề phát triển đội ngũ công chức nhà nước trong ngành dự trữ nhà nước.

Các công trình đã đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý dự trữ nhà nước. Các công trình đã có sự đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước nói riêng.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu đều có sự thống nhất, thực trạng phát triển đội ngũ công chức nhà nước trong ngành dự trữ nhà nước còn nhiều bất cập, hạn chế về tổ chức quản lý và cả về mặt thể chế chính sách cũng như tổ chức thực hiện.

Một số nhận định, đánh giá tương đối có sự thống nhất như: quan niệm về phát triển đội ngũ công chức còn có nhiều cách hiểu khác nhau; chưa có tiêu chí cụ thể để nhận biết và đánh giá về phát triển đội ngũ công chức; việc thực hiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung còn chưa có sự đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các địa phương; chính sách trọng dụng người tài trong các cơ quan hành chính chủ yếu tập trung theo hướng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hiện có. Rất nhiều nội dung của chính sách đãi ngộ như: môi trường làm việc, chính sách tiền lương, cơ hội thăng tiến... còn thực hiện chưa tốt nên thực tế chưa thu hút được những người có tài năng vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước.

Thứ ba, trên cơ sở thống nhất về vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ công chức nhà nước trong ngành dự trữ nhà nước đặc biệt là khi đất nước ta đang trong thời kỳ chiến tranh, cũng như thời kỳ hòa bình trong xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, một số công trình đã phân tích bối cảnh, tình hình thực tế để kiến nghị các giải pháp cụ thể đối với việc phát triển đội ngũ công chức nhà nước trong ngành dự trữ nhà nước. Một số vấn đề được nhiều tác giả đề cập về quan niệm, các tiêu chí đánh giá phát triển đội ngũ công chức nhà nước trong ngành dự trữ nhà nước đã phản ánh khá cụ thể về trình độ năng lực phẩm chất của đội ngũ này trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Đồng thời các tác giả cũng đã nghiên cứu xây dựng đội ngũ công chức phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành dự trữ nhà nước trong tình hình mới. Mặt khác các tác giả đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ công chức cũng như nghiên cứu xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước phục vụ cho việc xây dựng và thực thi

Xem tất cả 243 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí