Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Của Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn


những khu DLST điển hình của Ninh Bình cùng với các loại hình dịch vụ và hàng hoá tương ứng với loại hình du lịch này;

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch sinh thái của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Nghiên cứu về sự phát triển DLST của một số địa phương trong nước chúng ta nhận thấy để phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững cần bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, phải nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng khi phát triển loại hình DLST từ đó dành sự ưu tiên đầu tư cả về cơ chế, chính sách và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất cho phát triển DLST.

Hai là, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với các bộ ngành hữu quan và ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch.

Ba là, có chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động và phát triển DLST: quốc doanh, tư nhân, liên doanh trong nước, liên doanh với nước ngoài… đặc biệt chú trọng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động loại hình du lịch này.

Bốn là, chú trọng khai thác nét độc đáo, hấp dẫn của tài nguyên, nhất là những tài nguyên sinh thái hấp dẫn lại "độc nhất vô nhị" là tiền đề vô cùng quan trọng cho phát triển DLST. Nếu biết khai thác tốt điểm hấp dẫn, độc đáo này để tạo ra sản phẩm DLST mang tính độc quyền thì đây là điểm đến lý thú cho nhiều du khách, là cơ hội kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

- Coi trọng công tác quy hoạch cho phát triển DLST để có kế hoạch đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch dựa các nghiên cứu cơ bản và có hệ thống, từ đó đề ra các chương trình phù hợp.

- Có những cơ chế chính sách phù hợp, phát triển đồng bộ, đồng thời có các định hướng ưu tiên, đặc biệt chú ý đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng, gắn quyền lợi với nghĩa vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


- Đề cao sự hợp tác liên ngành, liên vùng để có những biện pháp phối hợp quản lý cùng giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 6

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng và cho khách du lịch bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các phương pháp tiếp thị có trách nhiệm.

- Đa dạng hóa các sản phẩm DLST.


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của huyện Bắc Sơn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Bắc Sơn là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, có tọa độ từ 21º40’ đến 21º15’độ vĩ bắc và 106º 06’ đến 106º 55 độ kinh đông, cách thành phố Lạng Sơn 85km, cách thành phố Thái Nguyên 75 km theo quốc lộ 1B. Phía Bắc giáp huyện Bình Gia, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng, phía Đông giáp huyện Văn Quan của tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 69.941,4 ha.

Địa hình:

Bắc Sơn có địa hình khá phức tạp, có nhiều núi đá thuộc khối núi Bắc Sơn, có vòng cung núi đá vôi thuộc cánh cung Ngân Sơn - Bắc Sơn. Với địa hình karst, núi đá vôi là chủ yếu và bị chia cắt mạnh, Bắc Sơn có nhiều vách núi dựng đứng, xếp lớp và nhiều hang động với những nhũ đá, măng đá, cột đá, nấm đá, chuông đá có hình thù rất đẹp, đa dạng và cuốn hút. Độ cao trung bình của Bắc Sơn so với mặt nước biển là 400 m. Bắc Sơn có nhiều đỉnh núi cao trên 400-500m, trong đó đỉnh núi cao nhất là đỉnh Khau Kiêng cao 1.107m, với nhiều loại gỗ quý tạo nên vẻ đẹp tự nhiên kỳ vĩ cho Bắc Sơn. Nằm giữa hệ thống núi đá vôi là hệ thống núi đất và xen kẽ các thung lũng đất đai khá bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp như cánh đồng Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Hưng Vũ, Trấn Yên,... tạo nên cảnh quan thung lũng tuyệt đẹp và riêng có cho Bắc Sơn. Đất đai huyện Bắc Sơn có 8 loại xen kẽ lẫn nhau, phần lớn là đất feralit phong hóa từ đá vôi. Phần lớn đất Bắc Sơn có địa tầng dày trên 50cm (chiếm 72,6%), nhưng do địa hình chia cắt, độ dốc lớn nên chỉ thích hợp cho trồng rừng, các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.

Khí hậu, thời tiết:

Bắc Sơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,3 ºC, mùa đông đến sớm hơn các nơi khác ở


miền Bắc từ nửa tháng đến 1 tháng và kéo dài 5-6 tháng. Mùa đông ở Bắc Sơn là một trong những nơi lạnh nhất cả nước do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ mùa đông thấp hơn nơi khác từ 1 - 3ºC, có lúc nhiệt độ xuống dưới 5º C và có nhiều sương muối. Độ ẩm trung bình trong năm là 84%, cao nhất là 95% và thấp nhất là khoảng từ 18 - 60%. Lượng mưa trung bình hàng năm là

1.380 mm, chủ yếu vào mùa hè (chiếm 80 - 85%). Tổng giờ nắng trong năm 1.400 -

1.450 giờ. Nhìn chung, do địa hình phức tạp, khí hậu Bắc Sơn phân hóa theo tiểu vùng lãnh thổ. Ở vùng núi cao khí hậu mát mẻ gần như quanh năm, thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi. Tuy nhiên, về mùa đông thường có sương muối, gió lạnh, không có mưa, mùa hè thường có đợt mưa lũ kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân.

Sông ngòi, thủy văn:

Mật độ thủy văn của huyện Bắc Sơn thuộc loại trung bình, trên địa bàn huyện không có sông lớn, hệ thống thủy văn chủ yếu là các con suối lớn và khe lạch tự nhiên.

Tài nguyên đất:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bắc Sơn thời kỳ 2011- 2020, tổng diện tích đất tự nhiên toàn hiện là 69.941,4 ha, được chia làm ba nhóm đất chính:

Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó: Đất nông nghiệp có 39.968 ha, chiếm 57,1% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất lâm nghiệp, có diện tích 27.609,3 ha, chiếm 39,5% tổng diện tích đất tự nhiên; đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 12.192,8 ha, chiếm 17,4% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó phần lớn là đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm. Diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ nhỏ với 4.543,1 ha, chỉ chiếm 6,5% tổng diện tích tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp, có diện tích 3.108,5 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, một số cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, các công trình công cộng, công trình quốc phòng, an ninh, xây dựng trụ sở cơ quan và các công trình sự nghiệp phục vụ lợi ích chung của nhân dân. Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp, đất quốc phòng, an ninh


29,6 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa là 66 ha, đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp là 61,3 ha, đất tôn giáo, tín ngưỡng là 1,9 ha và đất có mục đích công cộng là 1.308,3ha.

- Đất chưa sử dụng chiếm diện tích khá lớn với 26.864,9 ha, chiếm 38,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 336,7 ha, chiếm 0,5% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất bãi bồi ven suối và chân núi đá cần được quy hoạch, cải tạo, sử dụng có hiệu quả vào mục đích khác. Diện tích núi đá không có rừng cây còn chiếm diện tích khá lớn với 25.887,7 ha, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên do việc khai thác chặt phá của người dân trước đây làm mất diện tích rừng tự nhiên lớn. Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng chiếm diện tích 640,5 ha, chiếm 0,9% tổng diện tích tự nhiên.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Dân số và lao động:

- Dân số: Bắc Sơn là một huyện miền núi với dân số năm 2016 là 67.451 người, trong đó dân số sống ở nông thôn chiếm 93,7%; dân số trọng độ tuổi lao động chiếm 65,82%. Trên địa bàn huyện có 05 dân tộc chính sinh sống bao gồm: Tày, Kinh, Dao, Nùng, Mông và một số dân tộc khác sinh sống. Trong đó, dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 68,11% dân số, dân tộc Nùng chiếm 8,38%, dân tộc Dao chiếm 11,89%, dân tộc Kinh chiếm 11,05%, dân tộc Mông chiếm tỷ lệ 0,49% dân số. Huyện có 219 thôn, khối phố thuộc 19 xã và 01 thị trấn, trong đó có 09 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã ATK. Hiện nay, các nhóm dân tộc này vẫn còn lưu giữ được nhiều phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa có giá trị, đặc biệt nổi bật nhất được thể hiện trong kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày với mái ngói âm dương rất đặc trưng của vùng Cao Bằng, Lạng Sơn.

- Lao động: Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân có chuyển biến nhưng ở mức độ chậm. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn thấp, số lao động qua đào tạo còn thấp, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động. Đây là thách thức lớn trong quá trình tiếp thu những thành tựu về khoa học - kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.


* Thành quả kinh tế - xã hội: Bắc Sơn là huyện miền núi có xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong những năm qua, Bắc Sơn đã khắc phục khó khăn để khơi dậy những tiềm năng thế mạnh thông qua việc đẩy mạnh triển khai những chính sách nhằm tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của huyện Bắc Sơn.

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Sơn lần thứ XXI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020: Năm 2016, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến xã đã tập trung thực hiện Nghị quyết, các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể:

+ Trong lĩnh vực kinh tế: Tăng trưởng GRDP đạt 8,2% (mục tiêu là 8%); về cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp chiếm 46%, công nghiệp, xây dựng 12% và dịch vụ 42%; thu ngân sách vượt chỉ tiêu của tỉnh giao, công nhận 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

+ Kết cấu hạ tầng được tăng cường, bộ mặt đô thị, nông thôn có bước thay đổi tích cực, từng bước hình thành các mô hình phát triển sản xuất, thu hút được một số doanh nghiệp quan tâm và đầu tư cho nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch từng bước phát triển ổn định.

- Nâng cao đời sống vật chất của nhân dân: Trong những năm qua, các chỉ tiêu về tỷ lệ người dân sử dụng điện, nước sạch, nghe nhìn các phương tiện thông tin đại chúng đều đạt 99%. Đường giao thông đi lại bố mùa đến trung tâm các xã, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế và văn hoá trên địa bàn huyện.

- Thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo: trong 3 năm (từ 2015-2017) tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2-3%, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo 19,36%, đến năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo còn 16,42%. Thu nhập bình quân đầu người, năm 2016 đạt 28 triệu đồng/người/năm, năm 2017 đạt 32 triệu đồng/người/năm.

2.1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.3.1. Thung lũng

Thung lung Bắc Sơn: Thung lũng Bắc Sơn trù phú nằm lọt giữa bốn bề núi đá vôi trùng điệp, được điểm tô bởi những dòng suối uốn lượn qua các cánh


đồng lúa, rau màu... tạo nên khung cảnh hữu tình, quyến rũ. Đỉnh núi Nà Lay là vị trí tuyệt vời để du khách phóng tầm mắt thưởng ngoạn toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn tuyệt đẹp và vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ được tạo nên bởi các dãy núi trùng trùng điệp điệp bao quanh thung lũng Bắc Sơn. Có thể nói, hình ảnh cánh đồng lúa chín vàng nằm xen lẫn với các bản làng và được bao quanh bởi những dãy núi kỳ vĩ, nên thơ tại thung lũng Bắc Sơn đã thu hút nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng cả trong và ngoài nước tới chụp ảnh, sáng tác. Nhiều bức ảnh đẹp về thung lũng Bắc Sơn đã trở nên nổi tiếng cả trong nước và quốc tế, được nhiều giải thưởng lớn về nhiếp ảnh, thực sự cuốn hút sự quan tâm và lay động con tim của nhiều du khách tiềm năng. Ngoài thung lũng Bắc Sơn lớn nhất với đặc điểm chính là trồng lúa, Bắc Sơn còn có rất nhiều thung lũng nhỏ khác mà người dân địa phương thường gọi là Lân với quan niệm đây là vùng sâu vùng xa, vùng đất cao, chủ yếu là trồng lúa nương, cây ăn quả. Cùng với hệ thống núi đá bao quanh và các sản phẩm nông nghiệp trồng trong các Lân này đã tạo nên cảnh quan hấp dẫn, yên bình và có sức hút đối với khách du lịch.

Thung lũng hoa Trấn Yên: cách làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn khoảng 20km, cách nơi diễn ra lễ hội Ná Nhèm 6 km. Thung lũng có điểm đặc biệt là nằm gọn trong lòng núi, tạo nên cảnh thơ mộng và bình yên. Tại thung lũng hoa Trấn Yên, được một doanh nghiệp đầu tư trồng các loại hoa như hoa Tam giác mạch, hoa Cải, hoa Bách Nhật Thảo, hoa Bướm… đồng thời đầu tư mở đường, để thuận tiện cho du khách tiếp cận tham quan thung lũng hoa, nên đã có nhiều khách du lịch đến ngắm hoa. Điều này tạo cơ hội việc làm mới và thu nhập cho người dân địa phương. Đây sẽ trở thành một điểm du lịch khá hấp dẫn và thu hút giới trẻ đến tham quan, chụp ảnh.

2.1.3.2. Hang động

Với đặc điểm của vùng núi đá vôi, Bắc Sơn sở hữu nhiều hang động tự nhiên rất đẹp và nguyên sơ. Các hang động nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau với khung cảnh thiên nhiên đa dạng. Đây là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch mạo hiểm, khám phá hang động tại Bắc Sơn.

* Hang Nàng Tiên: Đây là hang động còn khá nguyên sơ. Hang sâu, rộng, có nhiều thạch nhũ đẹp. Tuy nhiên, đường vào hang hiện nay chưa được đầu tư nên


tiếp cận rất khó khăn. Trong hang chưa được lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Đường đi trong lòng hang cũng chưa được đầu tư nên đi lại rất nguy hiểm. Hang Nàng Tiên có tiềm năng để khai thác cho hoạt động tham quan nếu đầu tư khắc phục các hạn chế nêu trên.

*Hang Thẳm Hoài: nằm gần trung tâm thị trấn, dễ tiếp cận. Tuy nhiên, thạch nhũ trong hang đã bị phá hủy nhiều, hệ thống chiếu sáng không có. Nếu đầu tư làm cầu thang để khách có thể leo lên tầng 2, lắp thêm hệ thống chiếu sáng, thì hang này có thể trở thành điểm tham quan cho khách du lịch.

* Hồ, suối, thác nước: Đất trong các thung lũng Bắc Sơn có độ phì cao nhưng chỉ trồng được các cây chịu hạn do mạng lưới sông suối ở đây thưa thớt, không có sông lớn. Bắc Sơn có 5 con suối chính là suối Tân Tri - Vạn Thủy, suối Chiến Thắng, Vũ Lễ, Tân Thành, suối Vũ Lăng, Nhất Hòa - Nhất Tiến, suối Trấn Yên - Nhất Tiến, suối Hưng Vũ - Bắc Sơn - Quỳnh Sơn, Long Đống - Đồng Ý - Vạn Thủy - thị trấn Bắc Sơn. Để khắc phục hạn chế thiếu nước, Bắc Sơn đã đào đắp, hình thành nhiều hồ chứa nước như: hồ Vũ Lăng thuộc xã Vũ Lăng (diện tích mặt nước 40 ha), hồ Tam Hoa thuộc xã Hưng Vũ, hồ Pác Mỏ thuộc xã Hữu Vĩnh,… trong đó một số hồ có khung cảnh thiên nhiên đẹp có thể khai thác thu hút khách du lịch như hồ Vũ Lăng, hồ Tam Hoa,… Xung quanh một số hồ này có thể xây dựng các Bungalow và tổ chức cung cấp các dịch vụ giải trí và thưởng ngoạn cảnh quan trên mặt hồ.

*Suối Mỏ Mắm, hang Keng Tao xã Chiến Thắng: Cách thị trấn Bắc Sơn khoảng 19km, suối Mỏ Mắm là một điểm du lịch mới được đưa vào khai thác, có vị trí thuận lợi, tiếp cận dễ dàng. Mỏ Mắm vào ngày cao điểm của dịp nghỉ lễ đã phục vụ khoảng hơn 1.000 lượt khách/ngày.

Hang Keng Tao: hang rộng khoảng 500 m2, có nguồn nước chảy ra suối. Dọc bờ suối đến hang Keng Tao được đầu tư hình thành con đường rải đá, trồng hoa hai bên tạo cảnh quan rất đẹp cho dòng suối và khích lệ nhu cầu dạo bộ, ngắm cảnh quan suối, hang Keng Tao và không gian thung lũng bao quanh của khách du lịch. Dọc bờ suối có thể quy hoạch hình thành các bungalow, nhà sàn để thu hút khách du lịch lưu trú qua đêm.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí