Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 21


KẾT LUẬN

Từ các phần phân tích và đánh giá trên đây liên quan đến quan hệ giữa các yếu tố cho phát triển dịch vụ ngân hàng phục vụ các DNVVN, cùng với việc phân tích các giải pháp cụ thể chúng ta có thể kết luận như sau:

Giải pháp-kiến nghị tổng thể sẽ phải bao gồm tập hợp các giải pháp và kiến nghị riêng rẽ được tiến hành một cách có lôgíc và theo một lộ trình được vạch sẵn để có thể phát huy và đem lại kết quả mong muốn. Hiện nay, có nhiều ý kiến tranh luận về cách đặt vấn đề sao cho phù hợp với một nội dung rộng như chúng ta đang bàn, bên cạnh đó lại có được một lộ trình cụ thể cho các giải pháp để có thể triển khai trong thực tế.

Chương 3 đã nêu ra các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng cho DNVVN ở Việt nam, với việc chia các giải pháp thành 3 nhóm chính là giải pháp từ phía các NTHM, kiến nghị đối với các DNVVN và các kiến nghị chung. Có những gợi ý về các giải pháp khác đã được áp dụng thành công tại các nền kinh tế phát triển như áp dụng phương pháp định mức tín nhiệm, tuy nhiên nếu đặt vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt nam chúng ta có thể thấy là phương pháp trên khó phát huy hiệu quả. Lý do là phương pháp trên đòi hỏi nhiều thông số đầu vào và các thông số này phải được chuẩn hoá cùng với báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với đặc thù, mức độ phát triển hiện nay của các DNVVN Việt nam thì giải pháp này khó có thể áp dụng trong tương lai gần.

Theo quan điểm của tác giả, các giải pháp và kiến nghị cụ thể có thể được xem xét dưới góc độ về tầm quan trọng, tính cấp thiết cũng như khả năng tạo tiền đề để cho các giải pháp-kiến nghị khác có thể được triển khai. Cụ thể các giải pháp có thể chia vào các nhóm cấp độ như sau:

Nhóm 1 bao gồm các giải pháp-kiến nghị nền tảng và quan trọng nhất mà theo quan điểm của tác giả là cần phải được triển khai ngay, thậm chí trước khi đề cập đến các giải pháp khác. Trong nhóm này chúng ta phải kể đến i) các kiến nghị nâng cao năng lực của các DNVVN trong quản trị tài chính mà trong một số trường hợp chúng ta có thể cụ thể hoá là việc có một hệ thống kế toán và báo cáo tài chính


đạt tiêu chuẩn. Đây là một quan điểm chung được các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá là then chốt trong toàn bộ hệ thống các giải pháp-kiến nghị. Bản thân nâng cao năng lực quản trị tài chính giúp các DNVVN nâng cao năng lực cạnh tranh và quản lý dòng tiền tốt hơn. Chính quá trình cải tiến quản trị tài chính đã giúp chủ doanh nghiệp hiểu hơn về bản thân doanh nghiệp mình để trên cơ sở đó có thể đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp.

Các báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn cũng là nền tảng giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính của ngân hàng và huy động các nguồn vốn thông qua các hình thức khác (cổ phiếu, trái phiếu …). Tại nhiều quốc gia trên thế giới khi hệ thống quy định pháp lý đã đủ độ thông thoáng và ổn định thì các giải pháp chúng ta vừa nêu là cốt lõi cho một giải pháp tổng thể phát triển dịch vụ ngân hàng cho DNVVN. Ở đây chúng ta cũng cần nói thêm về chính bản thân các chuẩn mực kế toán đang được áp dụng hiện nay. Một trong những thách thức là tiến hành các điều chỉnh bổ sung sao cho hệ thống chuẩn mực kế toán này vừa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đồng thời phù hợp với đặc điểm hoạt động của DNVVN (bao gồm cả sự linh hoạt trong vận hành doanh nghiệp, năng lực quản lý, nguồn lực con người).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nhóm thứ hai là các giải pháp được dành cho các nhà cung cấp dịch vụ. Một điều hiển nhiên là trong mối quan hệ này thì chỉ nỗ lực của doanh nghiệp thôi là không đủ. Cùng với nỗ lực của các cơ quan quản lý và hệ thống quy định pháp lý thì bản thân việc Việt Nam gia nhập WTO đã đặt ra rất nhiều thách thức cho các tổ chức cung cấp dịch vụ trong việc đưa ra các giải pháp của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa các DNVVN.

Ở đây cần nói đến năng lực quản trị rủi ro và khả năng ứng dụng công nghệ để giảm bớt các chi phí giao dịch. Chúng ta có thể nhận thấy là kể cả trong trường hợp các giải pháp trong nhóm 1 được thực hiện thì với vị thế của một số ngân hàng lớn hiện nay cũng như năng lực quản trị rủi ro của các tổ chức này thì cũng không có gì đảm bảo rằng các DNVVN có thể tiếp cận được nguồn vốn và các dịch vụ.

Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 21


Điều đó nói lên sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhóm giải pháp-kiến nghị cũng như tính đồng bộ của các giải pháp-kiến nghị này.

Rủi ro trong quan hệ giữa DNVVN và ngân hàng phụ thuộc vào thông tin về doanh nghiệp cũng như bản thân khả năng quản trị rủi ro của các nhà cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ không có năng lực quản trị rủi ro tốt thì ngoài việc một số dự án của doanh nghiệp không được xem xét đến thì kể cả đối với các dự án ít rủi ro thì các ngân hàng cũng vẫn chuyển phần rủi ro của mình sang phía doanh nghiệp và điều này được thể hiện qua các điều kiện vay vốn khắt khe và mức lãi suất cao. Chúng ta có thể nhận thấy rằng việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra kết cục đôi bên cùng có lợi trong quan hệ tín dụng giữa các nhà cung cấp dịch vụ và DNVVN.

Nhóm thứ ba tập hợp các giải pháp mà theo đánh giá có thể được triển khai và áp dụng trong tương lai gần. Nhóm các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm từ các quốc gia khác và có tính đến đặc thù phát triển kinh tế của Việt Nam. Các giải pháp cụ thể trong nhóm này có thể nêu ra gồm i) ứng dụng phương pháp tính điểm tín dụng trong việc cho vay với các DNVVN, ii) Xây dựng các trung tẫm hỗ trợ thẩm định tín dụng, iii) Thiết lập các thể chế cung cấp chuyên cho các DNVVN với điểm nổi bật là thành lập ngân hàng chuyên cho các DNVVN.

Bên cạnh đó hàng loạt các giải pháp và kinh nghiệm như xử lý hồ sơ tín dụng của các DNVVN giống như đối với cho vay tiêu dùng cá nhân như đã áp dụng tại các nước phát triển và các nền kinh tế khác cũng là một nhân tố quan trọng để có thể xem xét và áp dụng tại Việt Nam.

Nhìn tổng thể, các giải pháp được đưa ra bao gồm nhóm giải pháp tài chính và nhóm các giải pháp phi tài chính và nhắm tới mục đích xoá bỏ các rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các DNVVN mà các rào cản này trên thực chất được tạo ra chủ yếu do chính các đặc thù của các DNVVN.

* * *


DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Nguyễn Minh Tuấn (2003), “Dịch vụ tín dụng với sự phát triển ngành nghề thủ công và làng nghề”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (10), tr. 20-21.

2. Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, (1), tr. 17-18.

3. Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Ứng dụng hệ thống tính điểm tín dụng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, (2), tr. 24-25.

4. Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Bàn về phát triển doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (4), tr. 22-24.



TIẾNG VIỆT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Báo cáo chung của các nhà tài trợ cho hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt nam, Báo cáo phát triển Việt nam 2006-Kinh doanh, Hà nội.

[2] Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại-quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.

[3] Phạm Xuân Hoè (2005), Môi trường hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam-thời cơ và thách thức, Tài liệu hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

[4] Lê Hùng-Nguyễn Đức Lệnh (2006), “Hoạt động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005 và một số định hướng cho giai đoạn 2006-2010”, Tạp chí Ngân hàng, (3), tr.31-34.

[5] Nguyễn Đắc Hưng (2007), “Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Tài chính, (508), tr. 38-41.

[6] Lưu Thị Hương (2003), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.

[7] Nguyễn Hồng Kỳ (2006), “Hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà nội năm 2005 tiếp tục tăng trưởng ổn định và toàn diện”, Tạp chí Ngân hàng, (1+2), tr. 60- 63.

[8] Kỷ yếu hội thảo (2006), Diễn đàn đầu tư và hỗ trợ DNVVN Châu Á-Thái Bình Dương, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh tháng 10/2006.

[9] Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề (2006), Lãnh đạo tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển mạnh DNVVN, do Đảng uỷ Khối cơ quan kinh tế TW tổ chức tháng 10/2006.

[10] Kỷ yếu Hội thảo (2006), Tăng cường hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC, Hà nội.

[11] Lê Hoàng Lan (2005), “Khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài khi Việt nam gia nhập WTO”, Tạp chí Ngân hàng, (9), tr. 44-46.

[12] Trịnh Ngọc Lan (2006), “Những khó khăn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà nội năm 2005 và một số kiến nghị, Tạp chí Ngân hàng, (3), tr. 35-37.

[13] Hà Linh (2006), “Cung cấp dịch vụ ngân hàng”, Thời báo Kinh tế Việt nam,

(202), tr. 6.

[14] Nguyễn Linh (2007), “Cho thuê tài chính-vướng ở đâu”, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, (04), tr. 12.


[15] Thuỷ Linh (2007), “Cho thuê tài chính-còn nhiều thách thức”, Thời báo Ngân hàng, (34), tr. 7

[16] Nguyễn Thị Mùi (2006), “Ngành Tài chính-Ngân hàng Việt nam với hội nhập WTO”, Tạp chí Tài chính, (11), tr.48-51.

[17] Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2006), Báo cáo thường niên 2005.

[18] Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2006), Báo cáo tại Hội thảo “Các thị trường tài chính và tài trợ DNVVN”, Hà nội tháng 11/2006.

[19] Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2007), Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

[20] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/201/NHNN ngày 31-12-2001 về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng

[21] Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2002), Quyết định số 286/202/QĐ-NHNN ngày 3-4-2002 về quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng.

[22] Minh Ngọc (2007), “Vốn cho DNVVN-ngân hàng không hạn chế”, Thời báo Ngân hàng, (34), tr. 6.

[23] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (2002), Doanh nghiệp Việt nam- tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, Tài liệu tham khảo.

[24] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (2007), Báo cáo doanh nghiệp 2006, Hà nội.

[25] Hoàng Xuân Quế (2007), “Giải pháp vốn tín dụng ngân hàng cho DNVVN”,

Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (346), tr .28-37.

[26] Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính-tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.

[27] Tạ Quang Tiến (2007), “Bàn về hệ thống thanh toán ngân hàng Việt nam”, Tạp chí Ngân hàng, (3+4), tr. 72-74.

[28] Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Bàn về phát triển doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (4), tr. 22-24.

[29] Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, (1), tr. 17-18.

[30] Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Ứng dụng hệ thống tính điểm tín dụng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, (2), tr. 24-25.

[31] Nguyễn Minh Tuấn (2003), “Dịch vụ tín dụng với sự phát triển ngành nghề thủ công và làng nghề”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (10), tr. 20-21.


[32] Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Các văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới-WTO của Việt nam, Hà nội.

[33] Viện Khoa học tài chính (2005), Đánh giá sự chuẩn bị của các tổ chức tín dụng trước khả năng Việt Nam gia nhập WTO, Báo cáo khảo sát.


TIẾNG ANH

[34] IMF (2004), Microfinance in Africa: experience and Lessons from Selected African Countries, IMF Working Papers.

[35] Hatice Jenkins (2000), Commercial Bank Behaviour in Micro and Small Enterprise Finance, Development Discussion Papers, Harvard Institute for International Developments, Harvard University.

[36] Oxford Policy Management (2002), Financing requirements of private enterprises in developing countries, Oxford.

[37] UJF Institute (2003), Supporting SMEs and Entrepreneurs through Institutional Network: Emerging Japanese Practices and Implications for South-East Asia.

[38] United Nation Conference on Trade and Development (2001), Improving the competitiveness of SMEs in developing countries-the role of finance to enhance enterprise development, New York and Geneva.

[39] World Bank (2005), Role of Factoring for Financing Small and Medium Enterprises, World Bank Policy Research Working Paper.


TRANG WEB

[40] http://www.business.gov.vn

[41] http://www.sbv.gov.vn


PHỤ LỤC 1


CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ TÍN DỤNG

ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2006), Báo cáo tại Hội thảo “Các thị trường tài chính và tài trợ DNVVN”, Hà nội tháng 11/2006.)


Chính sách, cơ chế tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN thực hiện theo các văn bản sau đây:

1. Cơ chế cho vay và lãi suất cho vay:

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Quyết định số 966/2003/QĐ-NHNN ngày 22/8/2003 về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú

Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 17/1/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng

Quyết định số 718/2001/QĐ-NHNN ngày 25/05/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng Đô la Mỹ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

2. Cho thuê tài chính:

Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí