Xây Dựng Và Triển Khai Thành Công Văn Hóa Học Hỏi, Sáng Tạo Tại Bidv:


- Trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại cho cán bộ làm việc để đáp ứng được các yêu cầu của công việc.

- Đưa ra các chế tài nghiêm khác để tất cả các cán bộ BIDV đều tuân thủ nội quy lao động.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bình đẳng, thân thiện, giúp đỡ nhau hướng tới tiêu chí: tất cả vì hiệu quả chung của công việc, đồng nghiệp hòa đồng, chia sẻ khó khăn trong công việc.

- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động công đoàn, đoàn thể: tạo ra môi trường (nhà tập thể dục đa năng, sân đá bóng, bể bơi…) để cán bộ tham gia rèn luyện nâng cao sức khỏe. Tăng cường ngân sách cho hoạt động tương thân, tương ái, giúp đỡ các gia đình cán bộ nhân viên khó khăn. Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí để cán bộ được tham quan nghỉ dưỡng ít nhất 05 ngày/năm.

3.2.5.2.Xây dựng và triển khai thành công văn hóa học hỏi, sáng tạo tại BIDV:

Đưa văn hóa học hỏi, sáng tạo trở thành một trong những cấu phần trong tầm nhìn, chiến lược, giá trị cốt lõi của BIDV. Cụ thể xác định rõ một trong các mục tiêu chiến lược của BIDV là: Đến năm 2025, BIDV sẽ trở thành tổ chức học tập và coi đây là một trong những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh bền vững của ngân hàng. Đây chính là thông điệp truyền thông thể hiện mong muốn, quyết tâm và cũng chính là cam kết của lãnh đạo BIDV đối với toàn thể CBNV, từ đó tạo dựng niềm tin cho hệ thống, đó cũng là một trong những cách để đưa hoạt động Ngân hàng bán lẻ - một lĩnh vực năng động sáng tạo lên một tầm cao mới. Để thực hiện điều này cần triển khai một số các giải pháp cụ thể sau:

Tăng cường vai trò xây dựng và thực hành VHHHST của lãnh đạo các cấp thông qua việc: thể hiện tinh thần cầu thị, lắng nghe, khích lệ, động viên, làm gương, trực tiếp tham gia đào tạo và sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động học hỏi, sáng tạo của cán bộ nhân viên.

Tích cực truyền thông và đào tạo để nâng cao nhận thức và kêu gọi hành động của lãnh đạo các cấp nhằm quyết tâm phát triển VHHHST.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Đưa việc xây dựng và thực hành VHHHST là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động của từng đơn vị Ban/Trung tâm/Chi nhánh.

Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các cơ chế, chính sách, quy định liên quan nhằm tạo môi trường khuyến khích VHHHST.

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 19

Cải thiện các thiết chế, quy trình hỗ trợ VHHHST thông qua việc: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo phù hợp xu hướng CMCN 4.0, Kết hợp các phương thức đào tạo truyền thống với hiện đại, Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, Tiếp tục khai thác hệ thống E-learning của BIDV, khai thác các hệ thống đào tạo trực tuyến hiện đại, sẵn có của thế giới, Xây dựng Thư viện điện tử, Xây dựng Diễn đàn trao đổi tri thức, Xây dựng công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả việc xây dựng và thực hành VHHHST.


Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thương mại trước làn sóng số hóa các hoạt động ngân hàng ở chương 1, thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV ở chương 2, căn cứ căn cứ định hướng và mục tiêu thúc đẩy dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV đến 2025, tác giả đề xuất hệ thống gồm 05 nhóm giải pháp cho BIDV nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV trước làn sóng số hóa các hoạt động ngân hàng.


KẾT LUẬN:


Đứng trước sức ép cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong các lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng, đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam trong đó có các NHTM phải luôn nỗ lực đổi mới, phát triển về mọi mặt, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển.

Cùng với hệ thống ngân hàng trong nước, trong suốt thời gian qua BIDV cũng đã tích cực chủ động đánh giá thực trạng nội tại của mình đồng thời sáng tạo tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế trong nước và quốc tế; Mà một trong những trọng tâm ưu tiên phát triển của BIDV đến 2025 và tầm nhìn đến 2030 đó chính là đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV, luận án “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã được hoàn thành và những kết quả đóng góp của luận án được thể hiện trên ba góc độ như sau:

Thứ nhất: làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM lẻ trước làn sóng số hóa hoạt động ngân hàng, bao gồm: phân tích, luận giải các vấn đề về dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách đa chiều và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại; Bổ sung và hoàn thiện tiêu chí đánh giá, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM. Đưa ra khái niệm, nội dung và xu hướng số hóa dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Thứ 2: sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2015 – 2019 nhằm làm sáng tỏ được thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2015 – 2019, trong đó đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra xã


hội học và mô hình kinh tế lượng để đo lường sự hài lòng và trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Thứ 3: đề xuất năm nhóm giải pháp mới cho ngân hàng nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV trên cơ sở đánh thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV. Trong đó nhóm giải pháp về sản phẩm, nền khách hàng và kênh phân phối có nhiều điểm mới so với các công trình đã công bố trước đây, đặc biệt là giải pháp về xây dựng hệ sinh thái số về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Với các giải pháp nêu ra trong luận án có thể chưa đầy đủ và cụ thể, điều này có thể do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như sự hiểu biết của bản thân tôi, song hy vọng các giải pháp trong luận án sẽ đóng góp một phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại BIDV.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH


1. Hướng phát triển dịch vụ “Mobile banking” cho các ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 11(06/2016), tr 36.


2. Ngân hàng số - Hướng phát triển mới cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 21(11/2016), tr 32.


3. Xu hướng nào cho hoạt động ngân hàng bán lẻ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, số 22(11/2018), tr 32.


4. Xây dựng hệ sinh thái số dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Hướng đi mới cho các ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 17(09/2019), tr 15.


5. Số hóa hoạt động ngân hàng – Cần một tư duy phát triển mới, Tạp chí Ngân hàng, số 13(07/2020), tr 28.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu bằng tiếng Việt

1. Chu Văn Cấp; Trần Bình Trọng (2005), Giáo trình kinh tế chính trị Mac- Lênin, Nhà xuất bản Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Lê Công (2013), Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính

3. Vũ Thị Ngọc Dung (năm 2009), Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng

4. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Thu Giang (2017), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính

6. Phan Thị Thu Hà, (2006), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê

7. Đinh Xuân Hạng, Nghiêm Văn Bảy (2014) , Quản trị ngân hàng thương mại 1, NXB Tài chính

8. GS.,TS.Vũ Văn Hóa & TS.Vũ Quốc Dũng (2012), “Thị trường Tài chính”, NXB Tài chính, Hà Nội

9. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015– 2019), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

10. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2015 – 2019), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

11. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014 – 2019), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

12. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Nghị quyết số 08/NQ – BIDV ngày 08/01/2018 về việc Phê duyệt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 của BIDV, Hà Nội.


13. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016), Nghị quyết số 2312/NQ-HĐQT ngày 02/08/2016 v/v định hướng chuyển đổi mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

14. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014- 2019), Báo cáo hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, Hà Nội.

15. Lê Cẩm Ninh (2014), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Mùi, (2006) Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

17. Đào Lê Kiều Oanh (2012) “ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh,

18. Philip Kotler (2016) “Thấu hiểu tiếp thị từ A-Z”, Nhà xuất bản Trẻ

19. Đỗ Thanh Sơn (2016) “Phát triển ngân hàng bán lẻ ở ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ, Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh,

20. Vũ Hồng Thanh (2020). Số hóa hoạt động ngân hàng – Cần một tư duy phát triển mới. Tạp chí Ngân hàng, số 13 tháng 07/2020,

21. Trần Thị Thanh Thủy (2018) “Chất lượng dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” luận án tiến sĩ, Học viện ngân hàng,

22. Phạm Thu Thủy (2017) “Xây dựng lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ” luận án tiến sĩ, Học viện ngân hàng,

23. Tô Khánh Toàn (2014) “ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

24. Quốc hội, (2010) Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16/6/2010.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 25/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí