thương mại, đóng góp trên 1/2 GDP của cả nước. Điều gì đã làm nên thành công của các DNVVN Trung Quốc. Sau đây là một số bài học được đúc rút từ chính sách phát triển CNPT cho các DNVVNcủa Trung Quốc.
1. Thống nhất nhận thức, quan điểm về phát triển CNPT cho các DNVVN.
Trước khi thực hiện cải cách kinh tế, CNPT cũng như các DNVVN là những khái niệm dường như không được biết đến ở Trung Quốc. Thực tế, trước thời kỳ mở cửa, ở Trung Quốc chỉ cho phép tồn tại một loại hình sở hữu duy nhất là sở hữu công cộng dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất trước cách mạng đều bị quốc hữu hoá và việc quốc hữu hoá có thể diễn ra bất cứ lúc nào bởi mệnh lệnh hành chính. Doanh nghiệp tư nhân từng bị coi là “cái đuôi của chủ nghĩa tư bản”, từng bị cấm thành lập.Trải qua các quá trình phát triển, DNVVN được coi như thành phần “bổ sung” cho các doanh nghiệp nhà nước rồi được coi trọng và “cùng phát triển” với các thành phần kinh tế khác.
CNPT cũng có chỉ mới được hình thành và phát triển ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Có thời kỳ, CNPT chỉ được coi như một ngành sản xuất ăn theo, sản xuất những mặt hàng còn thiếu cho ngành gia công, lắp ráp đơn thuần còn con đường để thực hiện công nghiệp hoá đất nước là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Thế nhưng hiện nay, phát triển CNPT được coi là mũi đột phá chiến lược trong chính sách phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư của Trung Quốc.
Vậy điều gì đã làm nên những thay đổi đó. Đó chính là vấn đề nhận thức. Chúng ta đều biết đến mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa nhận thức và thực tiễn. Nhận thức đóng vai trò soi đường cho thực tiễn và thực tiễn kiểm chứng tính đúng đắn của lý luận nhận thức. Nhận thức đúng sẽ chỉ ra con đường đi đến thành công. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc ra chính sách, hoạch
định chiến lược hay ban hành luật. Bởi chính sách không phải chỉ đi truớc thực tiễn (thậm chí có khi thực tiễn rất lâu sau mới xảy ra) mà còn phải dẫn đường và kiểm soát thực tiễn. Điều này rất dễ nhận thấy ở những nước đang phát triển, đang trong quá trình đổi mới. Ví dụ như với chính sách về CNPT có từ những năm thập niên 90 nhưng đến gần đây CNPT Trung Quốc mới thực sự lớn mạnh. Nếu không có chính sách chung soi đường chẳng phải CNPT Trung Quốc đến giờ sẽ vẫn phát triển một cách tự phát và manh mún hay sao?
Ngay sau khi nhận thức được vai trò của CNPT và DNVVN đối với phát triển kinh tế, Trung Quốc thực hiện sự nhất quán trong toàn Đảng, toàn dân và thông qua các kỳ Đại hội Đảng để thường xuyên thống nhất lại quan điểm phát triển. Tất cả các cấp chính quyền từ địa phương đến Trung Ương, tất cả các thành phần kinh tế đều thống nhất chung một quan điểm. Đây là điểm mà Việt Nam chưa làm được khi mà bước đầu phát triển CNPT khái niệm CNPT được hiểu theo nhiều cách khác nhau, rất mơ hồ thậm chí cho đến nay một số cơ quan nhà nước hữu quan cũng chưa thật sự hiểu rõ về bản chất của ngành CNPT. Thống nhất quan điểm, quán triệt tư tưởng phát triển chính là tạo nên sức mạnh tập thể đoàn kết thống nhất để hoàn thành tốt mục tiêu.
Trung Quốc cho đến nay đang kiên trì thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và đổi mới nền kinh tế dựa trên cơ sở lý luận Đặng Tiểu Bình. Riêng về phát triển CNPT cho các DNVVN theo lý luận đó, Trung Quốc tập trung thực hiện công nghiệp hoá mới bằng cách đi tắt đón đầu công nghệ hiện đại, lấy tin học hoá để thúc đẩy công nghiệp hoá, phát triển một nền CNPT vững mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thế giới; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các thành phần kinh tế, hỗ trợ phát triển các DNVVN, tiến tới hình thành các tập đoàn doanh nghiệp lớn… Có thể nói hầu như tất cả người dân Trung Quốc đều nắm được quan điểm phát triển này của đất nước
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Cnpt Cho Các Dnvvn Ở Một Số Ngành
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Cnpt Cho Các Dnvvn Trung Quốc
- Chính Sách Về Thuế Nhập Khẩu Nguyên Phụ Liệu, Linh Kiện, Phụ Tùng
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Cnpt Cho Các Dnvvn Ở Việt Nam
- Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 13
- Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
nên họ ra sức đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước. Đối với những người muốn kinh doanh, đầu tư, đi đến đâu họ cũng nhận được một quan điểm hướng dẫn chung, bên cạnh đó, các doanh nghiệp luôn được chỉ đạo bởi một hệ thống luật chung, thống nhất, ổn định như Luật công ty, luật đầu tư, luật phát triển các DNVVN,… nên có thể yên tâm đầu tư mà không lo ngại gì. Hiện nay các chính sách không còn là vấn đề mới đối với bất cứ nền kinh tế nào. Nhưng nếu xét ở giai đoạn những năm 1980 thì có thể nói chính cái nhìn chung, thống nhất về phát triển CNPT của các nhà lãnh đạo đã làm nên bộ mặt mới cho ngành công nghiệp này ở Trung Quốc.
2. Triển khai đồng bộ và nhanh chóng đồng thời các biện pháp hỗ trợ cho các DNVVN tham gia CNPT.
Chúng ta đã biết CNPT là ngành đòi hỏi nhiều vốn và trình độ công nghệ cao. Đây lại là những điểm hạn chế nhất của DNVVN. Vì thế để phát triển CNPT cho các DNVVN không thể chỉ giúp vốn hay công nghệ mà phải đồng thời thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau. Điều này chính phủ Trung Quốc đã làm rất tốt từ trung ương đến địa phương. Trung Quốc đã đưa ra cùng lúc và triển khai kịp thời các chính sách như hỗ trợ vốn, công nghệ, thông tin,mặt bằng sản xuất, môi trường kinh doanh, thị trường đầu ra … Để thực hiện đồng thời cùng lúc nhiều chính sách như vậy, đòi hỏi Chính phủ phải có tiềm lực lớn và khả năng kiểm soát tốt. Về điều này, nước ta còn nhiều thua kém và hạn chế so với nước bạn.
2.1. Hỗ trợ về vốn
Theo kết quả điều tra của Lin Hanchuan thuộc Học viện kinh tế xã hội Trung Quốc, 53,8% doanh nghiệp được hỏi chọn “khan hiếm vốn” là khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển của các DNVVN. Các DNVVN khó có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn trên thị trường tài chính và lượng vốn huy động được không cao. Chính Phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ. Cụ thể, các DN được hỗ trợ về nguồn
vốn, lượng vốn vay, các thủ tục để tiếp cận vốn và các biện pháp bảo đảm tín dụng.
Về nguồn vốn, Trung Quốc khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng, vốn cổ phần tư nhân, vốn trên thị trường chứng khoán. Nhà nước dành 20% tổng số vốn vay của 4 ngân hàng nhà nước lớn trong nguồn tín dụng chính thức cho các DNVVN. Các doanh nghiệp này còn có thể vay vốn từ các tổ chức hợp tác tín dụng nông thôn (RCCs). Kể từ tháng 3/2000, “ Uỷ ban quản lý chứng khoán Trung Quốc” công bố xoá bỏ hạn ngạch về niêm yết. Cho đến nay, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển thị trường chứng khoán, đưa thị trường này trở thành thị trường hấp dẫn đầu tư nhất ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong nhiều năm, góp phần thu hút một lượng vốn khổng lồ về Trung Quốc. Những hỗ trợ đó đã mở rộng các kênh huy động vốn cho các DNVVN, giải quyết những khó khăn ban đầu cho doanh nghiệp.
Chính phủ còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay với lượng vốn lớn thông qua việc thành lập các tổ chức bảo lãnh tín dụng và các tổ chức đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo đảm bảo khả năng thanh toán của các DNVVN này với ngân hàng tạo điều kiện để vay được lượng vốn lớn. Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để các ngân hàng tin tưởng vào doanh nghiệp mà cho vay thay vì ra quyết định buộc các ngân hàng tạo ưu đãi cho các DNVVN vay vốn lớn như cũ. Đây thực sự là một biện pháp quản lý mang lại hiệu quả cao. Nó thể hiện sự chuyển đổi từ cách quản lý bằng mệnh lệnh hành chính sang cách quản lý dựa trên sự vận động của thị trường. Trung Quốc cũng dành cho các doanh nghiệp này nhiều ưu đãi về lãi suất vốn vay, giá trị tài sản thế chấp, thủ tục đăng ký vay vốn, các tiêu chuẩn đánh giá để được vay.
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng nỗ lực thu hút các ngân hàng nước ngoài vào Trung Quốc đầu tư và hỗ trợ các DNVVN nước mình. Các DNVVN Trung Quốc hiện bắt đầu được các ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ với nhiều ưu đãi. Tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới Citigroup đang mong muốn thu hút thêm DNVVN trở thành khách hàng tiềm năng nhân dịp Hội trợ DNVVN. Ngoài Citigroup, các ngân hàng nước ngoài khác như Standard Chartered Bank và HSBC cũng đã bắt đầu cung cấp những dịch vụ với nhiều ưu đãi cho các DNVVN. Trong đó Standard Chartered Bank là ngân hàng nước ngoài đầu tiên ở Thượng Hải cấp những khoản vay không cần thế chấp cho các doanh nghiệp này.
Về điểm này Việt Nam chúng ta đã cũng đã có nhiều cố gắng. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện cơ chế cho vay thương mại đã được chỉnh sửa nhiều, nhất là việc tháo gỡ sự can thiệp hành chính của Nhà nước đối với việc cho vay của các tổ chức tín dụng. Nhằm đẩy mạnh việc đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng tăng cường huy động vốn trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức. Trong một văn bản gửi Bộ kế hoạch và Đầu tư về tình thình thực hiện Nghị định 90 của Chính phủ( trợ giúp phát triển các DNVVN), Ngân hàng Nhà nước cho biết tới đây sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành những văn bản mới về cơ chế cho vay, cơ chế bảo đảm tiển vay thanh toán quản lý ngoại hối… để tạo điều kịên cho các DNVVN tiếp cận vốn vay và sử dụng các dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn.
Các ngân hàng thương mại cũng đang phối hợp với các quỹ bảo lãnh để mở rộng cho vay với các DNVVN, tiếp tục rà soát các cơ chế chính sách để đơn giản thủ tục cho vay. Hiện nay có nhiều DNVVN hoạt động hiệu quả nhờ phương pháp quản lý- kinh doanh hiện đại, có chiến lược phát triển lâu dài nên thu hút không ít nhà đầu tư nước ngoài đến liên kết, liên doanh, hợp tác
đầu tư. Đó là đối tượng mà các ngân hàng nhắm đến. Năm 2004, số lượng các DNVVN vay vốn ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Trong cơ cấu tín dụng, nhiều ngân hàng đã đầu tư cho khách hàng là cac DNVVN với tỷ lệ ngang bằng các doanh nghiệp quốc doanh. Điển hình như các ngân hàng Incombank, Á Châu, Đông Á, Sacombank,… Để đưa nguồn vốn lớn hơn cho các DNVVN, nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lược cho vay vốn riêng dành cho các đối tượng này như xây dựng cơ chế ưu đãi hơn so với bình thường, thủ tục đảm bảo tiền vay linh hoạt, cho phép doanh nghiệp được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Ngoài ra, niều ngân hàng còn cho doanh nghiệp tự chủ về mức độ thế chấp tài sản, nghĩa là doanh nghiệp không bị động trong việc đánh giá tài sản thế chấp như lâu nay. Những ưu đãi trên cho thấy cái nhìn thoáng hơn của các ngân hàng đối với các DNVVN.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguồn vốn của Ngân hàng “bơm” cho các DNVVN vẫn còn rất ít so với nhu cầu, còn khá nhiều doanh nghiệp chưa được vay vốn do lãi suất còn khá cao ở mức 18% đến 20%, thực sự là một gánh nặng đối với các doanh nghiệp này. ở một số địa phương, quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập, nhưng đến nay chưa có quỹ nào đi vào hoạt động do một số quy định còn vướng mắc, như yêu cầu về vốn lên đến 30 tỷ đồng, trong đó bắt buộc ngân sách địa phương phải chiếm đến 30%, điều kiện bảo lãnh vay vốn khó khăn( được bảo lãnh 80% tổng số vốn vay, nhưng 70% trong đó phải có tài sản thế chấp). Trong khi còn nhiều gian nan trong việc vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các DNVVN hi vọng tìm kiếm được nguồn vốn từ thị trường chứng khoán( TTCK) . Theo kết quả thăm dò về “ khả năng tham gia TTCK của DNVVN” của UBCKNN mới đây cho thấy, hầu hết các DNVVN đều muốn huy động vốn qua TTCK. Nhưng dường như thị trường này luôn từ chối họ. Theo TS. Vũ Bằng- Phó chủ tịch UBCKNN, hiện nay tổng số các DNVVN cả nước chiếm khoẳng 75% tổng số
doanh nghiệp và tạo ra 25% GDP hàng năm, do vậy rất cần xây dựng một thị trường chứng khoán cho các DNVVN bởi phần lớn các doanh nghiệp cổ phần, đặc biệt là DNVVN có nhu cầu huy động vốn qua thị trường chứng khoán nhưng vì họ không đủ điều kiện để được niêm yết trên thị trường tập trung nên họ không có khả năng tiếp cận thị trường này. Bên cạnh đó, sau vài năm hoạt động TTCK Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy được vai trò tích cực của mình trong việc huy động vốn cho các doanh nghiệp. Do đó, chúng ta cần học hỏi từ Trung Quốc trong việc xây dựng TTCK và hỗ trợ các DNVVN thông qua thị trường này.
2.2. Hỗ trợ về công nghệ
Muốn thành công trong CNPT nhất thiết phải ứng dụng công nghệ hiện đại. Nhưng do thiếu vốn nên sở hữu công nghệ tiên tiến là điều rất khó khăn với các DNVVN. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc đã tìm mọi cách để có thể giúp đỡ các DNVVN của mình trong ngành CNPT về mặt công nghệ, kỹ năng quản lý- kinh doanh thông qua các quy định trong “ Luật thúc đẩy phát triển DNVVN” và “ Chính sách công nghệ công nghiệp quốc gia”, Trung Quốc tập trung phát huy cả công nghệ nhập và phát triển công nghệ trong nước.
2.2.1. Đối với công nghệ nhập
Trung Quốc thực hiện hỗ trợ các DNVVN thông qua một số biện pháp như:
-Thu hút đầu tư nước ngoài để thông qua đó giúp các DNVVN chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý- kinh doanh hiện đại của các công ty nước ngoài.
- Hỗ trợ vốn bằng cách cho vay ưu đãi khi nhập công nghệ, máy móc hiện đại cho ngành sản xuất phụ trợ.
- Không đánh thuế nhập khẩu đối với trường hợp các doanh nghiệp phụ trợ nhập khẩu máy móc, dây chuyền công nghệ làm tài sản cố định.
-Hỗ trợ các DNVVN tìm hiểu và mua công nghệ phù hợp và cải tiến kỹ thuật sau khi du nhập công nghệ về thông qua các Viện nghiên cứu, các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, các trung tâm tư vấn công nghệ và các trường Đại học.
2.2.2. Đối với công nghệ trong nước.
Không chỉ tập trung sử dụng công nghệ nước ngoài mà Trung Quốc còn rất khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong nước. Bên cạnh các chính sách phát triển khoa học công nghệ cả nước trên tất cả các lĩnh vực nói chung, các cấp chính quyền từ địa phương đến Trung ương đều tạo điều kiện phát triển công nghệ trong nước. Cụ thể:
- Chính phủ Trung Quốc rất khuyến khích các DNVVN đầu tư phát triển khoa học công nghệ, tạo ra công nghệ của riêng mình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của doanh nghiệp.
- Thành lập các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, các trung tâm tư vấn công nghệ cho các DN phụ trợ vừa và nhỏ.
- Khuyến khích hình thành mối liên kết giữa các tổ chức như các Viện nghiên cứu, các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, các trung tâm tư vấn công nghệ và các trường Đại học với doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trên cơ sở học hỏi từ trường hợp của các doanh nghiệp hương trấn với các trường đại học địa phương.
- Thu hút và điều động lực lượng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào những lĩnh vực phát triển công nghệ CNPT.
- Đào tạo nhân lực theo hướng cung cấp nguồn lao động trình độ cao cho các ngành công nghiệp nói chung, CNPT nói riêng.