Một Số Giải Pháp Phát Triển Cnpt Cho Các Dnvvn Ở Việt Nam


- Hỗ trợ các DNVVN trong việc đào tạo kỹ năng quản lý- kinh doanh cho đội ngũ quản lý, công nhân viên.

Với những hỗ trợ như vậy các DNVVN trong ngành CNPT Trung Quốc như được tiếp thêm sức mạnh để tăng tốc, đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế. Việt Nam chúng ta thì sao? Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, phần lớn công nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam đều lạc hậu nhiều so với các nước tiên tiến trên thế giới, do đó hạn chế khả năng sản xuất những sản phẩm có tính cạnh tranh.Việc đổi mới công nghệ trong các DNVVN của ngành CNPT Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn cần được tháo gỡ. Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về thị trường nhưng hành trình tìm mua công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam gần như chưa có sự hỗ trợ nào từ phía Nhà nước. Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về công nghệ thích hợp do không tiến hành các nghiên cứu hệ thống về công nghệ, công tác nghiên cứu thị trường còn yếu kém. Trong khi thị trường vốn trung và dài hạn trong nước gần như chưa phát triển lại không được hỗ trợ từ phía chính phủ nên doanh nghiệp gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn ngân hàng với lãi suất cao nên khó lòng mua được những công nghệ hiện đại. Mức trang bị, công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá thấp. Bình quân một cơ sở sản xuất công nghiệp đầu năm 2005 chỉ có 6,4 lao động; 0,99 tỷ đồng vốn; 0,54 tỷ đồng tài sản cố định; mức trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động chỉ đạt 84,4 triệu đồng. Bên cạnh đó, thủ tục đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian vì cần quá nhiều cấp xét duyệt gây lãng phí tiền bạc, đôi khi mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, trình độ công nghệ của độ ngũ quản lý và người lao động còn yếu kém song chưa nhận được sự giúp đỡ tích cực từ phía các tổ chức đào tạo để nâng cao trình độ. Chính những yếu kém về công nghệ đã làm giảm tính cạnh tranh của các DNVVN ngành CNPT. Xem ra, với trình độ công nghệ như hiện nay thì đây quả là con đường gập ghềnh nhiều gian


nan cho các DNVVN nội địa làm phụ trợ để có thể bứt phá giữa yêu cầu cao của các hãng chính và thực trạng thấp kém của các DNVVN sản xuất các linh kiện. Chúng ta cần học hỏi nhiều từ Trung Quốc để nâng cao tính cạnh tranh của các DNVVN nước nhà trong ngành CNPT, góp phần thúc đẩy CNPT và các DNVVN cùng phát triển.

2.3. Hỗ trợ về thông tin và thị trường

Từ năm 2001 Trung Quốc đã thành lập quỹ phát triển thị trường quốc tế cho các DN phụ trợ vừa và nhỏ. Đồng thời Chính phủ cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm công nghệ ở trong và ngoài nước để họ có điều kiện tìm hiểu thị trường và tạo các cơ hộ kinh doanh, ký kết hợp đồng( Cho đến năm 2004, đã có hơn 2000 cuộc triển lãm được tổ chức hàng năm ở Trung Quốc). Đặc biệt, Nhà nước Trung Quốc luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mối liên kết giữa các DNVVN làm CNPT trong nước với các công ty đa quốc gia, các tập đoàn nước ngoài đang đầu tư tại Trung Quốc để tận dụng những lợi thế về công nghệ, kỹ năng kinh doanh của các đối tượng này đồng thời đây cũng là những khách hàng chính của các doanh nghiệp phụ trợ. Các trung tâm thông tin tư vấn và cung cấp thông tin về bên mua, bên bán cũng như cơ sở dữ liệu về các DNVVN trong ngành CNPT được chính quyền các cấp thành lập đã giúp các doanh nghiệp phụ trợ rút ngắn con đường đến với người mua, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Thông qua Cục xúc tiến thương mại, các trung tâm tư vấn ở trong và ngoài nước, các DN phụ trợ Trung Quốc cũng nhận được nhiều ưu đãi trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Có thể nói, trong thời đại thông tin này thời đại mà chậm một giây là có thể mất đi cơ hội kinh doanh thì chính những thông tin quý báu đó đã góp phần đáng kể giúp các DNVVN ngành CNPT Trung Quốc thành công.

Ngược lại, thông tin lại là thứ mà các DNVVN Việt Nam đang rất thiếu. Khoảng 20% DNVVN tiếp cận được thông tin từ các thương vụ; thông tin mà


các DNVVN có được chủ yếu khai thác từ Internet, do đó chất lượng thông tin chưa cao. Việc triển khai thương mại điện tử còn rất hạn chế. DNVVN cũng gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và khai thác thị trường nước ngoài do khả năng tiếp thị kém, trình độ của đội ngũ nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp này còn thấp. Những doanh nghiệp này, dường như lại không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía Chính phủ. Thực tế là chúng ta đã có tổ chức một số cuộc triển lãm công nghệ nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả của chúng. Cách đây 2 năm tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức “ hội chợ ngược” lần thứ nhất về CNPT mà ở đó các hãng chính đến và đưa các linh kiện đặt hàng để tìm các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam có đủ khả năng sản xuất được thì ký hợp đồng nhưng cho đến nay chưa hợp đồng nào được ký. Cả nhà cung cấp nội địa và lắp ráp, sản xuất nước ngoài đều thừa nhận tình trạng thiếu thông tin và sự hiểu biết lẫn nhau: thiếu kênh thông tin giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/ nhà lắp ráp và các doanh nghiệp có năng lực trong nước, và các quan hệ hợp tác nước ngoài; thiếu các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về các nhà sản xuất trong nước để cung cấp cho các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài; cuối cùng và không kém phần quan trọng là thiếu các mối liên kết đa dạng giữa các doanh nghiệp lắp ráp và nhà sản xuất trong nước cung cấp linh kiện, phụ kiện. Trên thực tế là ở Việt Nam, đến các cơ quan hiện hành, hỏi ai phụ trách việc hỗ trợ các DNVVN đều không ai trả lời. Các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ Việt Nam cực kỳ thiếu thông tin nên con đường để các DNVVN làm phụ trợ có thể “ chen chân” vào chuỗi giá trị toàn cầu của các hãng lớn cón rất gập ghềnh. Để hỗ trợ các DNVVN này, theo GS, TS. Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Bộ Công thương thì Chính phủ cần nhận diện lại vấn đề, vào cuộc một cách đồng bộ và mạnh mẽ, tham gia tích cực vào cuộc chơi này bằng cách lập ra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


một cơ quan đầu mối để mối lái cho các doanh nghiệp cung cấp chi tiết, linh kiện; chấm dứt tình trạng tổ chức các hội chợ ngược.

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 12

2.4. Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất.

Về điểm này, có thể nói không ở đâu tạo điều kiện thuận lợi như ở Trung Quốc, đặc biệt là trong các đặc khu kinh tế. Các DNVVN luôn khan hiếm vốn nên để thuê hoặc mua được mặt bằng thuận lợi là hết sức khó khăn. Hiểu được điều này Chính phủ Trung Quốc đã tạo rất nhiều ưu đãi cho các DNVVN như đơn giản hoá các thủ tục xin cấp hoặc cho thuê mặt bằng. Chính phủ Trung Quốc trao quyền cho các cấp chính quyền địa phươngđược thẩm tra, xét duyệt các dự án đầu tư nên các thủ tục hành chính được cắt giảm nhiều, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong các đặc khu kinh tế hoặc các khu trung tâm tập trung DNVVN, các doanh nghiệp được thuê đất với giá rẻ, thời gian lâu dài vì thế tạo tâm lý yên tâm cho doanh nghiệp. Thông qua chính sách “ tam thông nhất bằng” Trung Quốc đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cũng thúc đẩy các DNVVN trong nước mạnh dạn mở xưởng sản xuất kinh doanh cung ưúng cho các doanh nghiệp lắp ráp vì đã được đảm bảo cả về mặt bằng sản xuất lẫn đầu ra cho sản phẩm.

Ở Việt Nam chúng ta thì ngược lại, đa số các DNVVN hoạt động có hiệu quả mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng đều nằm trong tình trạng thiếu đất để làm mặt bằng. Theo khảo sát của công ty Tài chính quốc tế (IFC) về kinh nghiệm tiếp cận đất đai của các DNVVN cho thấy cứ 4 doanh nghiệp thì chỉ có 1 doanh nghiệp được giao đất hay thuê đất trực tiếp từ Nhà nước. Đứng trước khó khăn của các DNVVN như vậy nhưng thực sự Nhà nước ta chưa có biện pháp và chính sách hiệu quả để hỗ trợ họ. Quỹ đất, thủ tục cấp đất và quy hoạch sử dụng đất cảu Nhà nước cho các DNVVN đều còn nhiều bất cập.


Về quỹ đất: Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn được giao đất từ Nhà nước để yên tâm đầu tư sản xuất nhưng quỹ đất công hạn chế và kênh giao đất hay thuê đất trực tiếp từ chính quyền tỉnh hầu như chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn( đa phần là các dự án đầu tư nước ngoài có nhu cầu lớn về diện tích). Không nhiều các DNVVN có đủ năng lực và chiến lược phát triển dài hạn để có thể sử dụng các diện tích đất lớn trong các khu công nghiệp vì vậy họ chủ yếu sử dụng đất sở hữu gia đình hoặc thuê lại của tư nhân hay các doanh nghiệp nhà nước không sử dụng đến với giá cao, thời hạn không đảm bảo và rất dễ bị thu lại.

Về thủ tục cấp đất: Quá trình tìm mặt bằng sản xuất là phức tạp nhất, kéo dài nhất và cũng tốn kém không ít trong các thủ tục hành chính để thành lập doanh nghiệp. Việc xin cấp đất, hoặc thuê đất của DNVVN bị cản trở bởi hồ sơ, thủ tục khá phức tạp. Theo một khảo sát của GTZ, thông thường, để được Nhà nước giao đất, doanh nghiệp phải trải qua 7 thủ tục với thời gian trung bình mất khoảng 230 ngày và qua rất nhiều cơ quan liên quan. Bên cạnh đó là quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá rườm rà, phức tạp và mất thời gian.

Về quy hoạch sử dụng đất: đây cũng là mối lo ngại lớn của các DNVVN Việt Nam. Theo ông Trương Thái Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Quân, hiện nay công tác quy hoạch chưa tốt vì hệ thống đăng ký và thông tin cơ sở( thông tin kinh tế xã hội, tài nguyên, dự báo phát triển) cho việc ra quyết định quy hoạch là không đầy đủ. việc đưa ra quy hoạch nhiều khi chỉ dựa trên các định hướng từ bên trên và dựa vào báo cáo không chính xác từ bên dưới, không có sự tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân, do đó dẫn đến tình trạng quy hoạch phải thay đổi liên tục, không sát thực tiễn, chạy theo sau nhu cầu của doanh nghiệp.


Chúng ta muốn thúc đẩy phát triển CNPT cho các DNVVN, chúng ta cố gắng mở ra một con đường cho họ nhưng lại xây quá nhiều rào cản trong vấn đề mặt bằng thì làm sao doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ Việt Nam có thể đi lên được.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CNPT CHO CÁC DNVVN Ở VIỆT NAM

Các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ nước ta đang còn quá yếu kém về nhiều mặt, không đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài hay những doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, hàng rào thuế quan giảm xuống và các chi tiết cùng linh kiện theo đó cũng được giảm thuế. Chi phí trở nên rẻ hơn, do đó các nhà đầu tư lắp ráp thường đi mua các chi tiết linh kiện từ bên ngoài, cơ hội kinh doanh của các DNVVN ngành CNPT sẽ mất dần. Vậy chúng ta phải làm gì để thúc đẩy sự phát triển của CNPT cho các DNVVN nước nhà? Điều đó đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của cả 4 chủ thể: Chính phủ, các doanh nghiệp lắp ráp, các DNVVN và các tổ chức hỗ trợ. Căn cứ bài học từ nước bạn Trung Quốc, dưới đây là một số giải pháp đối với 2 chủ thể chính là Chính phủ và các DNVVN nhằm phát triển CNPT cho các DNVVN nước ta.

1. Về phía Chính phủ.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền CNPT hiện đại và thúc đẩy sự phát triển của CNPT cho các DNVVN, Chính phủ cần phải thống nhất nhận thức từ trung ương đến địa phương cũng như trong tất cả các thành phần kinh tế về CNPT và các DNVVN. Chính phủ có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực nhất bằng cách: hoàn thiện hệ thống chính sách và thống nhất nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tinh thần kinh doanh

1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách và thống nhất nhận thức


1.1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý


Về nguyên tắc, một môi trường kinh doanh ổn định có nghĩa là ít có sự thay đổi về chính sách. Tuy nhiên, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền nên các chính sách đều chưa hoàn thiện, thêm vào đó làviệc tham gia các cam kết đa phương và song phương nên việc sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với các cam kết đã ký là đòi hỏi mang tính khách quan. Nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp, hiện nay các chính sách thay đổi quá nhanh đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp nhất là những DN phụ trợ vừa và nhỏ vì đây là ngành đòi hỏi đầu tư lớn, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các chính sách. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được những ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách đối với hoạt động của doanh nghiệp?

Lập kế hoạch xây dựng mới và/ hoặc sửa đổi, bổ sung các luật, các văn bản pháp quy,trong đó chi tiết về dự kiến loại văn bản ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung; thời gian ban hành; thời gian văn bản có hiệu lực; hướng sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới; đối tượng điều chỉnh. Kế hoạch này được phổ biến công khai để các đối tượng chịu ảnh hưởng có thể tiên liệu được để họ có thời gian lập kế hoạch điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp cho phù hợp.

Trong quá trình xây dựng pháp luật cần có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các nhà khoa học các nhà nghiên cứu và đặc biệt là sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, doanh nhân. Công khai các chính sách, quy định mới và tiến hành đánh giá tác động của các chính sách đó tới các DNVVN

1.1.2. Ban hành chính sách phát triển CNPT một cách đồng bộ và chi tiết

Việt Nam phải có quy hoạch tổng thể phát triển ngành CNPT cho từng ngành hàng, trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên. Nếu không có sự quy hoạch rõ ràng, sẽ dễ dẫn đến tình trạng sản xuất không cân đối theo kiểu có


những sản phẩm doanh nghiệp nào cũng sản xuất trong khi có sản phẩm lại không có doanh nghiệp nào làm cả, từ đó dễ dẫn đến tình trạng làm ăn “ chộp giật” của các DNVVN.

Hiện nay, Việt Nam đã có chiến lược phát triển CNPT cho ngành công nghiệp ô tô đến 2020 khá chi tiết và cụ thể song quy hoạch này vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Để các chính sách phát triển CNPT thực sự đi vào hoạt động của các DNVVN thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành cũng như có sự tham vấn của chính các DNVVN.

Biện pháp đưa ra là Chính phủ cần tổ chức thăm dò ý kiến của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước, hiệp hội các DNVVN cũng như có sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi ban hành chính sách, quy hoạch phát triển.

1.1.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu bước đầu trong việc cải cách hành chính nhưng nhìn chung công tác hành chính ở nước ta vẫn tồn tại nhiều bất cập, năng lực của bộ máy quản lý nhà nước vẫn là khâu yếu, chậm thay đổi nhất. Có những công chức, kể cả thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp chưa nắm được những thay đổi cơ bản trong nội dung Luật doanh nghiệp, có những cán bộ đầu ngành ở tỉnh cũng không nắm được tác động của việc phát triển CNPT đối với các DNVVN; trong một số cơ quan chức năng, vẫn còn không ít những công chức vừa kém năng lực vừa kém đạo đức đã gây nhiều cản trở đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Những tồn tại trên đã và đang gây khó khăn và tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi phải được nhìn nhận khách quan để khắc phục nhằm đẩy nhanh hơn, mạnh hơn công tác cải cách hành chính trong thời gian tới theo hướng thân thiện hơn với doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022