nên các DNVVN nước ta chưa đẩy mạnh chuyên môn hoá. Để thay đổi tình trạng này các doanh nghiệp cần:
- Tăng cường nghiên cứu thị trường, đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất sản phẩm có được từ kết quả nghiên cứu đó để đáp ứng đúng cái mà thị trường cần.
- Liên kết với các doanh nghiệp trong cùng ngành để hợp tác trong việc phân công, chuyên môn hoá hợp lý.
- Tham gia tích cực vào các hiệp hội ngành nghề, các câu lạc bộ doanh nghiệp để nắm bắt được thông tin về tình hình các doanh nghiẹp phụ trợ khác từ đó điều chỉnh hướng đi của doanh nghiệp mình cho phù hợp.
2.2. Nỗ lực đầu tư, chuyển giao công nghệ
Hiện nay đa số công nghệ sử dụng tại các DNVVN là công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Để có thể đứng vững trên thị trường nhất là trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam cần phải đổi mới công nghệ thông qua các con đường như:
-Tận dụng nguồn công nghệ tiên tiến thông qua liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài đặc biệt là các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn có tiềm lực mạnh về công nghệ và nghiên cứu &triển khai.
- Chủ động tìm kiếm và lựa chọn đối tác chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh. Không thể bị động trông chờ các đối tác tìm đến với mình mà phải chủ động tìm kiếm đối tác thông qua các kênh thông tin khác nhau từ Internet, Phòng thương mại và công nghiệp,…
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Nhất Nhận Thức, Quan Điểm Về Phát Triển Cnpt Cho Các Dnvvn.
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Cnpt Cho Các Dnvvn Ở Việt Nam
- Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
- Tuỳ thuộc vào yêu cầu và hoàn cảnh của doanh nghiệp mà tìm nguồn công nghệ phù hợp chứ không nhất thiết phải là công nghệ hiện đại nhất, đầu tư cao mà không tính đến hiệu quả.
- Thường xuyên duy tu bảo trì máy móc, công nghệ đồng thời luôn tìm kiếm, nghiên cứu, sáng tạo những cải tiến kỹ thuật phù hợp với thực tế sản xuất của doanh nghiệp mình.
2.3. Tăng cường xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp lắp ráp.
Các nhà lắp ráp là những người đặt ra hợp đồng, đặt ra bài toán và họ là những người có năng lực hỗ trợ các DNVVN nội địa trong việc cung cấp linh kiện. Do vậy, để tận dụng được sự hỗ trợ của bộ phạn này các doanh nghiệp phải xây dựng các chương trình xúc tiến liên kết với các hãng lớn( đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia) thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp, chuyến thăm cơ sở, hội chợ, triển lãm… nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ với các nhà lắp ráp đồng thời tạo niềm tin nơi họ.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là các DNVVN trong ngành CNPT Việt Nam rất thụ động trong việc này. Họ thường chờ đợi các nhà lắp ráp đến hỏi hàng, đặt hàng rồi mới sản xuất, rất hiếm khi thấy các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam đi mời chào sản phẩm của mình. Nguyên nhân là do các DNVVN nước ta còn yếu về khả năng tiếp thị và tiếp cận thông tin. Để thay đổi tình trạng này, các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ nước ta cần:
- Chủ động, nhiệt tình thiết lập các mối quan hệ, mối liên kết với các doanh nghiệp lắp ráp. Như ông Tổng Giám đốc công ty Canon đã nhấn mạnh: “ Hiếm khi thấy các công ty Việt Nam đến mời chào sản phẩm của mình. Có thể do yêu cầu của chúng tôi quá chênh lệch với khả năng đáp ứng của doanh
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tôi hi vọng các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn và tích cực hơn”
- Tích cực tham gia hội chợ, triển lãm, các chương trình liên kết đào tạo ví dụ như chương trình liên kết đào tạo giữa Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh nhất là đội ngũ marketing, nghiên cứu thị trường.
2.4. Nâng cao ý thức kinh doanh của các doanh nghiệp
Tinh thần và ý chí kinh doanh là một yếu tố rất qua trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Minh chứng là cách đây 40 năm Sony và Toyota cũngchỉ là những doanh nghiệp nhỏ. Nhưng với sự nỗ lực của bản thân hiện nayhọ đã trở thành những công ty đứng trong hàng ngũ hàng đầu thế giới. Theo ông Kenichi Kohata, chuyên gia của JICA tại cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: “ ở Nhật bản chúng tôi sự liên kết giữa các DNVVN với các công ty xuyên quốc gia rất chặt chẽ. Để có được điều này thách thức lớn nhất là các doanh nghiệp phải có ý chí kinh doanh và nỗ lực của bản thân”. Do đó muốn phát triển CNPT cho các DNVVN thì chính các doanh nghiệp phải nỗ lực thay đổi chính mình bằng cách chấm dứt kiểu làm ăn chộp giật như hiện nay, tập trung sống chết với sản phẩm của mình, xây dựng niềm tin nơi khách hàng, tạo chữ tín trong kinh doanh và luôn lấy chữ tín làm đầu. Bên cạnh đó, không ngừng trau dồi kiến thức về công nghệ, quản lý, hợp tác và hội nhập, chuyên môn hoá,… để không bị lạc hậu về công nghệ và thông tin.
Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ và sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lắp ráp và các tổ chức hỗ trợ cũng không kém phần quan trọng.
- Về phía các doanh nghiệp lớn:
Các doanh nghiệp lắp ráp cần hết sức kiên nhẫn và tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ Việt Nam vì để có được một nhà cung cấp chuyên nghiệp cần ít nhất 2 năm cho việc chuẩn bị như lên kế hoạch bố trí sản xuất, mua sắm công nghệ trang thiết bị, đào tạo nhân lực,…
Các công ty lắp ráp đóng vai trò là người ra đề cho các DNVVN nên trong bối cảnh mà các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém như hiện nay, thiết nghĩ các doanh nghiệp lắp ráp nên đặc biệt quan tâm hỗ trợ về mặt công nghệ và cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp để tăng cường mối liên kết 2 chiều giữa các công ty lắp ráp và các DNVVN ngày càng chặt chẽ hơn.
- Về phía các tổ chức hỗ trợ:
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của chính phủ, doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó phải kể đến các cơ quan công quyền địa phương nơi doanh nghiệp phụ trợ đang hoạt động, các hiệp hội ngành nghề, các câu lạc bộ doanh nghiệp, các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, các tổ chức hợp tác nước ngoài và các trung tâm tư vấn,…
Chính quyền địa phương các cấp nơi trực tiếp quản lý các DNVVN cần phải có chính sách khuyến công chi tiết cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ nhỏ như bài học thành công của chính quyền các đặc khu kinh tế hay khu tập trung DNVVN ở Trung Quốc đã thực hiện; thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp nhất là thông qua mạng trực tuyến để giúp cung cấp thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp; học tập phương châm “ dịch vụ một cửa” của Trung Quốc để đơn giản hoá các thủ tục hành chính; đồng thời cần xây dựng hệ thống đánh giá DNVVN ở mỗi quận, huyện và chính quyền của các tỉnh thành trên cả nước.
Các tổ chức khác cũng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, đặc biệt là các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, trung tâm tư vấn và các hiệp hội nơi mà các doanh nghiệp chia sẻ với nhau những kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh. Lấy mô hình như hiệp hội các DNVVN Hà nội làm mô hình thí điểm để xây dựng nhiều hơn các hiệp hội và câu lạc bộ dạng này.
KẾT LUẬN
Như đã phân tích ở trên, CNPT và DNVVN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. CNPT phát triển thúc đẩy các ngành công nghiệp chính phát triển, nhu cầu về các nhà cung cấp gia tăng do đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội phát triển, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khẳng định vị trí của mình. Ngược lại, khi bộ phận DNVVN tham gia tích cực vào các ngành CNPT thì với lợi thế của mình chúng thúc đẩy sự chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc trong các ngành CNPT từ đó đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ.
Từ việc nghiên cứu các chính sách phát triển CNPT cho các DNVVN Trung Quốc trên đây, em hi vọng có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về CNPT, DNVVN cũng như mối liên kết giữa chúng, đồng thời kiến nghị một số giải pháp phát triển CNPT cho các DNVVN Việt Nam bởi lẽ phát triển CNPT cho các DNVVN là mũi đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta trong thời gian tới. Phát triển CNPT cho các DNVVN là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Hiện tại, tất cả các loịa hình đầu tư và hợp tác sản xuất trong lĩnh vực này được nhà nước khuyến khích. Tuy cho đến nay vẫn chưa có một chính sách lâu dài và ổn định để phát triển ngành CNPTcho các DNVVN nhưng trong thời gian tới chính phủ sẽ tìm được giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ trong nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
[1]Bộ Công nghiệp, Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 tầm nhìn 2020
[2]Bộ Công nghiệp, Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xe máy giai đoạn 2006-2015 có tính đến 2020
[3]Bộ Công nghiệp, Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành da- giày đến 2010
[4]Bộ Tài chính, Quyết định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc
[5]Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Chính sách phát triển kinh tế kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc
[6]Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc
[7]Nhà xuất bản thống kê, Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc
[8]Viện nghiên cứu Chiến lược và chính sách công nghiệp, Xây dựng chiến lược định hướng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 tầm nhìn đến 2020
Tài liệu Tiếng Anh
[1] Bộ Công thương Trung Quốc, “Auto Industry Development Policy”
[2]Bộ Công thương Trung Quốc, “Automotive Industry Plan for 2006- 2010”
[3]Bộ Công thương Trung Quốc, “ Industry Policy”
[4] Quốc vụ viện Trung Quốc“ SME Promotion Act”
Các trang web [1]www.pioneer [2]www.tchdkh.org.vn [3]www.va21.org [4]www.moi.gov.vn [5]www.mpi.gov.vn [6]www.ncseif.gov.vn [7]www.ciem.org.cn [8]www.china.org.cn
[9]www.peopledaily.com [10]www.apecsmesa.org
[11]www.nbs.gov.cn [12]www.chinabig.com [13]www.xinhua.net
[14]www.business.gov.vn