Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 13


Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giảm chi phí khởi sự doanh nghiệp đến mức cạnh tranh nhất so với các nước trong khu vực như tổ chức và thường xuyên duy trì đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp, qua đó có thể nhận được những tham vấn về kinh doanh, nộp hồ sơ, thựuc hiện thủ tục hoàn thuế và khai thác thông tin sơ cấp một cách nhanh và rẻ nhất; giảm nhẹ thủ tục đăng ký kinh doanh thông qua việc thiết lập hệ thống nối mạng đăng ký kinh doanh toàn quốc.

1.1.4. Hoàn thiện chính sách tài chính

Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, khuyến khích phát triển kinh doanh nhỏ và tạo việc làm. Đồng thời, thực hiện đổi mới chế độ kế toán thống kê theo khuynh hướng đơn giản hoá, khuyến khích doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế.

Sửa đổi, bổ sung quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, đơn giản hoá phương pháp và căn cứ tính thuế; giảm các trường hợp ưu đãi thuế để đơn giản hoá chính sách ưu đãi, tạo cơ hội cho các DNVVN dễ tiếp cận và hưởng các ưu đãi, thu hẹp khoảng cách giữa đối tượng nộp thuế theo thu nhập, dần hạn chế áp dụng chế độ khoán thuế và tiến tới áp dụng chế độ thuế phù hợp hơn, khuyến khích các hộ kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp.

Sửa đổi quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu theo hướng xác định các tiêu chí minh bạch, rõ ràng, phù hợp với các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký. Đặc biệt đối với thuế nhập khẩu linh kiện, bộ phận, chúng ta nên cho nhập khẩu tự do để giảm giá thành sản phẩm, duy trì khả năng cạnh tranh với các nước ASEAN khác, chứ không nên dùng biện pháp hành chính hay thuế quan ép buộc các công ty đa quốc gia tăng tỷ lệ nội địa hoá như lâu nay vẫn làm. Bởi lẽ nếu các doanh nghiệp phụ


trợ trong nước có đủ khả năng cung cấp các sản phẩm phụ trợ một cách đầy đủ và kịp thời với giá rẻ và chất lượng cao thì tỷ lệ nội địa hoá của các doanh nghiệp lắp ráp tất yếu sẽ tăng.

1.1.5. Cải cách chương trình đào tạo

Nước ta cần có những chính sách và giải pháp đồng bộ trong phát triển giáo dục đào tạo nhằm hướng tới hình thành một nguồn nhân lực có tri thức và thể chất đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Để thúc đẩy phát triển CNPT cho các DNVVN, đặc biệt là nâng cao trình độ công nghệ cho nguồn nhân lực, chúng ta cần:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Nâng cao chất lượng toàn diện các cấp học. Cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả 2 hướng, phần cứng và phần mềm hướng đến có một khối lượng lớn kỹ sư có đủ năng lực làm việc trong các ngành CNPT.

- Hoàn thiện và nâng câo chất lượng các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề. Đào tạo nghề cần được coi là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương.

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 13

- Có chính sách huy động để khai thác khả năng đào tạo nghề của các trường địa học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo đặc biệt là trường dạy nghề và cơ sở đào tạo của doanh nghiệp trên địa bàn.

- Thành lập hệ thống các trung tâm đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật bậc cao, cho phép thành lập các hiệp hội ngành nghề.

- Thực hiện chính sách đào tạo hợp tác quốc tế để mở trường đào tạo kỹ sư và cán bộ quản lý, cán bộ công nghệ.


- Có chính sách đào tạo nghề và sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề. Dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm, đào tạo gắn với sử dụng, thu nhập phải tương đương với trình độ đào tạo.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực như đa dạng hoá hình thức tuyển dụng lao động, thưc hiện chính sách tiền lương gắn với thị trường…

- Có chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các DNVVN với các viện nghiên cứu, trường đại học trong việc nghiên cứu và triển khai công nghệ.

1.2. Đồng bộ hệ thống chính sách hỗ trợ doanh nghiệp


1.2.1. Thực hiện chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng thiếu mặt bằngsản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường.

Trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước được giao đất và sử dụng không có hiệu quả , đất đai bỏ hoang hoặc sử dụng không mục đích thì các DNVVN lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh với chi phí rất lớn. Ngay cả khi doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất thì việc lo đủ các thủ tục cần thiết để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể thế chấp cầm cố cũng đòi hỏi phải tốn nhiều tiền bạc và công sức. Điều này đã làm hạn chế nguồn vốn đầu tư vốn đã hạn hẹp của các DNVVN.

Để tạo điều kiện cho các DN phụ trợ vừa và nhỏ trong việc tiếp cận đất và có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn từ các tổ chức tín dụng, trong thời gian tới bên cạnh việc áp dụng Luật đất đai và Nghị định 180/2004/ NĐ- CP cần tập trung giải quyết một số vấn đề:

- Đổi mới các thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất theo hướng cải cách thủ tục hành chính; thiết lập một hệ thống cơ quan đăng ký đất đai thống nhất trên


toàn quốc với chức năng đăng ký và đăng ký lại các giao dịch về đất, hoặc khi có sự thay đổi trong hồ sơ địa chính do các quyết định hành chính gây ra.

- Hình thành một hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính ổn định, chắc chắn, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu của người sử dụng đất, đồng thời giúp nhà nước quản lý được đất đai thông qua việc xác định mục đích sử dụng đất; xây dựng được hệ thống tổ chức phát triển quỹ đất, giải quyết những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư và thu hồi đất đối với những khu vực sử dụng đất sai mục đích, không có hiệu quả, lãng phí tài nguyên đất.

1.2.2. Tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho DN phụ trợ vừa và nhỏ

Trong khi các ngân hàng thương mại đều cho rằng họ không thiếu vốn để cho vay nhưng có rất nhiều DNVVN không thể xây dựng kế hoạch khả thi thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn. Còn các doanh nghiệp thì lại cho rằng họ rất khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn tín dụng. Vấn đề ở đây là cung và cầu chưa gặp nhau và vai trò của nhà nước là hỗ trợ tạo điều kiện để cung và cầu về tiền cho sản xuất- kinh doanh gặp được nhau. Cụ thể là:

*Về phía Nhà nước:


- Xây dựng, phát triển hệ thống các quỹ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển DNVVN với những tiêu chí riêng đối với DNVVN

- Nới lỏng các điều kiện để DNVVN có thể tham gia thị trường chứng khoán nhằm đa dạng hoá hình thức huy động vốn trên thị trường tài chính

*Về phía DNVVN:


Nhà nước hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp có khả năng thành lập được những kế hoạch kinh doanh có tính khả thi để thuyết phục các ngân hàng cho


vay vốn; khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn hình thành các quỹ trợ giúp nhau…


*Về phía ngân hàng:


Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng chính sách ưu đãi, bảo đảm lợi nhuận mà các ngân hàng thương mại thu được từ khoản vay của các khách hàng là các DNVVN.

Bên cạnh đó, nhà nước có chính sách khuyến khích: thành lập những quỹ, công ty bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, các quỹ đầu tư mạo hiểm, phát triển lĩnh vực cho thuê và cho vay không cần thế chấp, phát triển các mô hình tài chính vi mô bền vững về mặt tài chính và được quản lý một cách chuyên nghiệp theo hướng thị trường…

1.2.3. Hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ và đổi mới

Công nghệ lạc hậu chính là thực trạng đáng buồn của hầu hết các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam. Vì vậy để hỗ trợ các DNVVN đổi mới công nghệ, chính phủ cần áp dụng một số biện pháp như:

- Tạo điều kiện cho các DNVVN vay vốn ưu đãi khi mua công nghệ mới, không đánh thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập làm tài sản cố định trong các xí nghiệp phụ trợ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các dự án chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các DNVVN phát triển CNPT.


- Khuyến khích các viện nghiên cứu chuyên ngành triển khai nghien cứu thực nghiệm các đề tài, dự án gắn với nhu cầu phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu, chi tiết, linh kiện, phụ tùng… phục vụ phát triển CNPT.

- Phát triển công nghiệp thượng nguồn để tạo nguồn cung cấp vật tư sản xuất linh kiện.

- Thành lập các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật để giúp các DNVVN trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ kỹ thuật( hiện nay nước ta mới chỉ có 3 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh)

- Xây dựng cơ chế quản lý chất lượng hàng hoá nhằm giúp các doanh nghiệp nhận tức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và rút ngắn tiến tới xoá bỏ khoảng cách chênh lệch về tiêu chuẩn chất lượng giữa doanh nghiệp trong nước và các nhà lắp ráp nước ngoài.

1.2.4. Hỗ trợ về thông tin

Các DNVVN rất yếu trong khâu tiếp thị, marketing, nhất là các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay rất thụ động trong kinh doanh. Đứng trước những thách thức trong hội nhập chính phủ cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin bằng cách:

-Thành lập một cơ quan đầu mối để mối lái cho các doanh nghiệp phụ trợ trong nước với các nhà lắp ráp.

- Tổ chức các triển lãm công nghiệp ở trong và ngoài nước để giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp phụ trợ trong nước , đặc biêt ưu tiên cho các DNVVN.

- Hoàn thiện hệ thống thông thông tin doanh nghiệp bằng cách tăng cường hoạt động của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(VCCI), Công


đoàn hiệp hội công nghiệp và thương mại(UAIC), trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư(ITPC).

- Trợ giúp các DNVVN tiếp cận thương mại điện tử nhằm giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thông tin để mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế

- Tăng cường công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết ngang.

- Xúc tiến liên kết giữa DNVVN trong nước với các doanh nghiệp FDI, các công ty đa quốc gia nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà lắp ráp.

1.3. Thúc đẩy tinh thần kinh doanh

Bất kỳ chính phủ nào muốn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ cũng cần thực thi những chính sách giúp doanh nhân ít phải mạo hiểm hơn nhưng lại thu được nhiều lợi hơn. Có như vậy sự thành công của doanh nghiệp nhỏ mới là sự thành công của chính mình, từ đó thúc đẩy mọi người thành lập doanh nghiệp và tích cực trong kinh doanh. Để làm được điều này Chính phủ cần dành nhiều ưu đãi cho DNVVN đồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến tinh thần doanh nghiệp, ý chí kinh doanh và làm giàu tới mọi đối tượng, đặc biệt là thí điểm thực hiện việc đưa các bài học kinh doanh voà chương trình học ở phổ thông, đại học, dạy nghề; đẩy mạnh triển khai trợ giúp đào tạo khởi sự doanh nghiệp; khen thưởng những doanh nghiệp nhỏ thành công trong ngành CNPT.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh một bộ phận doanh nghiệp tuy hiểu biết về pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm thì vẫn còn diễn ra tình trạng một số doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không có kiến thức về pháp luật


nên đã vô tình vi phạm pháp luật trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, cần phải phát triển văn hoá kinh doanh trong thời gian tới.

2. Về phía các DNVVN trong nước.

Với một thực trạng còn chưa sáng sủa của CNPT Việt Nam trong khi sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu và yêu cầu về CNPT chính là một nền tảng căn bản nhất cho một nền công nghiệp thực sự phát triển thì có được một quy hoạch tổng thể cho phát triển CNPT và sự hỗ trợ của Chính phủ không thôi chưa đủ mà còn cần sự tham gia tích cực của chính các doanh nghiệp phụ trợ.Thực tế cho thấy, nếu chỉ có quy hoạch tổng thể không thôi thì dù chi tiết đến đâu cũng khó lòng thực hiện khi bản thân doanh nghiệp chưa thực sự xắn tay vào công việc. Kinh nghiệm từ ngành công nghiệp ô tô cho thấy, đã có cả một chiến lược dài hơi đến 2020 và Bộ Công nghiệp cũng đã vạch ra quy hoạch khá chi tiết cho công nghiệp phụ trợ song hiện đa số các dự án được cấp phép hoặc đạng xin phép lại là lắp ráp, tức là bắt đầu đi ngược từ “ngọn”. Nguyên nhân là do quy mô và tiềm lực của đa số doanh nghiệp Việt Nam còn yếu nên dẫn đến một tâm lý chung là doanh nghiệp nào cũng “ ngại” nghĩ đến việc chuyên môn hoá khi phải bỏ vốn đầu tư lớn và rủi ro cao do tuổi đời sản phẩm ngắn. Vì vậy, để có thể phát triển CNPT cho các DNVVN thì chính các doanh nghiệp phải tự cải cách mình. Dưới đây là một số đề xuất đối với các DNVVN làm phụ trợ trong nước:

2.1. Tăng cường chuyên môn hoá

Một sản phẩm công nghiệp cần phải có hàng chục thậm chí hàng trăm nhà cung cấp. Ví dụ như chiếc máy tính IBM nhưng ổ cứng là Seagate, màn hình Samsung, main của Intel, chưa kể đến chiếc ốc vít cũng phải có một nhà cung cấp chuyên nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ làm chuyên một vài sản phẩm mới có thể cải tiến được với khoản đầu tư không quá sức. Tuy nhiên do thói quen sản xuất tích hợp theo chiều dọc và khả năng hạn chế về vốn và công nghệ

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí