Chính Sách Về Thuế Nhập Khẩu Nguyên Phụ Liệu, Linh Kiện, Phụ Tùng


1.2. Chính sách phát triển CNPT Việt Nam


1.2.1. Chính sách nội địa hoá

Nội địa hoá được hiểu là quá trình sản xuất ra các sản phẩm để thay thế cho nhập khẩu. Xét về bản chất, nội địa hoá không thể tách rời với nâng cao năng lực công nghệ sản xuất và trình đội sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Đẩy mạnh nội địa hóa sản xuất cũng có nghĩa là đặt những bước đi đầu tiên, hướng các doanh nghiệp quan tâm cách tiếp cận mới, điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm và đầu tư cho phù hợp với trình độ công nghệ mới trên thế giới.


Mặt khác, chính sách nội địa hoá là một biện pháp giúp nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trước những doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài, đồng thời bảo hộ nền sản xuất còn non trẻ trong nước.

Nhà nước ta đã đưa ra những quy định về tỷ lệ nội địa hóa, phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa, mục tiêu về tỷ lệ nội địa hoá cho từng ngành cụ thể, trong đó được quan tâm nhiều nhất là ngành chế tạo và lắp ráp. Phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá: căn cứ theo Quyết định số 27/2004/QĐ - BKHCN ban hành ngày 01/10/2004. Theo đó, tỷ lệ nội địa hoá là số điểm của linh kiện sản xuất trong nước so với tổng số điểm của sản phẩm hoàn chỉnh.

Như vậy, chính sách nội địa hoá buộc các doanh nghiệp lắp ráp phải tìm nguồn linh kiện trong nước, thúc đẩy CNPT phát triển. Tuy nhiên, chính sách này hiện đang được thay dần bằng các quy định khác phù hợp hơn vì một số nguyên nhân:

- Chiến lược phát triển công nghiệp lấy phát triển CNPT làm trọng tâm thay vì chỉ lắp ráp như hiện nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


- Các quy định bắt buộc tỷ lệ nội địa hoá không phù hợp với các điều khoản tại Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại( TRIMS)

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 10

- Cách xác định số điểm cho linh kiện, phụ tùng là rất khó chính xác và phức tạp.

1.2.2. Chính sách về thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng

Thuế nhập khẩu ảnh hưởng đến giá nhập khẩu linh phụ kiện do đó ảnh hưởng trực tiếp đến ngành CNPT trong nước.

Việt Nam đánh thuế nhập khẩu đối với linh phụ kiện thấp hơn sản phẩm hoàn chỉnh và không khuyến khích việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng mà nước ta có thể sản xuất trong nước.

Trước đây, thuế nhập khẩu đối với linh phụ kiện được tính theo tỷ lệ nội địa hóa theo đó tỷ lệ nội địa hoá càng cao thì thuế suất càng giảm, nếu doanh nghiệp nào không đăng ký tỷ lệ nội địa hoá thì không được nhập khẩu linh kiện. Theo Thông tư liên tịch số 176/1998/TTLT- BTC- BCN- TCHQ, thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá được áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh thuộc ngành cơ khí- điện- điện tử( có thuế suất thuế nhập khẩu từ 30% trở lên); lắp ráp phụ tùng của các sản phẩm hoàn chỉnh nêu trên( có thuế suất nhập khẩu từ 30% trở lên). Nay theo Quyết định số 43/2006/ QĐ- BTC các lô hàng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp thuộc các ngành trên có Tờ khai hải quan đăng kỹ với cơ quan hải quan kểtừ ngày 1/10/2006 sẽ áp dụng chính sách thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. Tuy nhiên mức thuế này vẫn còn rất cao so với các nước khác trong khu vực. Căn cứ theo Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc( ban hành


kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ- BTC ngày 16/04/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì các bộ phận, linh kiện phụ tùng cho một số loại xe vẫn ở mức cao. Ví dụ như bộ chế hoà khí, bộ ly hợp, hộp số, hệ thống khởi động, nan hoa, mũ nan hoa, … là 40%. Hiện nay Chính phủ đang xem xét tiếp tục giảm thuế nhập khẩu đối với linh, phụ kiện trong thời gian tới để phù hợp với các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia ký kết.

2. Thực trạng CNPT ở các DNVVN Việt Nam

2.1. Sự phát triển của các DNVVN Việt Nam

Cũng giống như nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây trong đó có Trung Quốc, các DNVVN Việt Nam mới được thừa nhận địa vị pháp lý và vị trí của mình từ sau khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, các DNVVN ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. Nó đóng vai trò quan trọng, góp phần gìn giữ và phát triển những ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc làm và thu hút các nguồn lực trong dân một cách linh hoạt, hiệu quả.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, tính đến tháng 6 năm 2005 nước ta có 125.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng số vốn đăng ký là 243.387 tỷ đồng, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Hầu hết các DNVVN hiện nay là thuộc sở hữu tư nhân. Năm 2006 các DNVVN đã đóng góp 26% tổng sản phẩm xã hội, 31% tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa. Về vấn đề việc làm, các DNVVN đã góp phần tạo ra 49% việc làm ở khu vực phi nông nghiệp và thu hút 26% lực lượng lao động cả nước.


Hiện nay, số lượng các DNVVN nhà nước có xu hướng giảm nhưng tổng số DNVVN không ngừng gia tăng. Năm 2001, tốc độ gia tăng số lượng các DNVVN là 25,52%, đến năm 2004 đã tăng lên 29,2%. Điều này cho thấy sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo chỉ đạo của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước hướng tới sẽ có 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người.

2.2. Thực trạng các DNVVN trong ngành CNPT

Về số DNVVN hoạt động trong các ngành CNPT: Hiện nay cơ cấu các loại hình công ty tham gia CNPT ở Việt Nam gồm 3 loại hình doanh nghiệp cơ bản là:

- Doanh nghiệp nhà nước


- Doanh nghiệp ngoài nhà nước ( bao gồm doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn)

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài( gồm liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài)

Trong số các loại hình này, DNVVN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong ngành CNPT. Nguyên nhân muôn thuở vẫn là vốn nhỏ, công nghê, trình độ quản lý, marketing hạn chế và sự đòi hỏi khắt khe của các nhà lắp ráp. Có thể nói ước mơ có được một văn phòng công nghiệp phụ trợ của người Việt trên Internet để hàng ngày cập nhật thông tin về nhà cung cấp linh phụ kiện cho các ngành công nghiệp và nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp vẫn còn ở rất xa. So sánh với các nước khác để thấy được tỷ trọng quá nhỏ bé của các DNVVN Việt Nam trong ngành CNPT: ở Nhật Bản hay Đài Loan số các DNVVN tham gia CNPT chiếm tới trên 95%, trong khi ở Việt Nam để phục vụ cho hàng trăm doanh nghiệp lắp ráp chỉ có vài chục doanh nghiệp phụ trợ mà chủ


yếu lại là liên doanh nước ngoài, các DNVVN dường như không có thị phần gì trong ngành này. Theo ông Sachio Kagayama, tổng giám đốc công ty Canon Việt Nam: “ Điều rất đáng tiếc là có quá ít doanh nghiệp Việt Nam làm CNPT, nếu có thì chủ yếu tham gia khâu đóng gói, bao bì còn cung cấp những linh- phụ kiện hỗ trợ chủ yếu cho chúng tôi lại không có mấy. Trên thực tế, nếu phải tiến hành nhập từ các quốc gia thứ ba như Trung Quốc hay Thái Lan thì chắc chắn giá thành sẽ bị đẩy lên cao. Do đó, nhất thiết phải có các nhà cung cấp của Việt Nam. Hiện tại, 99% nhà cung cấp cho chúng tôi đều là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Một ví dụ trong ngành công nghiệp ô tô là công ty Xuân Kiên, một công ty lớn với số vốn 400 tỷ đồng và mức tiêu thụ 3-4 nghìn xe/ năm, vậy mà chỉ có 1 nhà cung cấp linh kiện trong nước ( ắc quy GS) còn lại đều nhập khẩu từ nước ngoài.

Nguyên nhân là do các DNVVN Việt Nam đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó gặp nhiều khó khăn về công nghệ sản xuất kinh doanh, mô hình quản lý, tiến bộ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm đặc biệt là sự tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư….Theo anh Vũ Hồng Quân, giám đốc công ty TNHH Thiết bị, máy văn phòng Việt Quang Q&Q thì khó khăn lớn nhất của Q&Q cũng như nhiều DNVVN hoạt động trong ngành CNPT chính là vấn đề vốn, kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm. Bởi lẽ, công ty anh sản xuất bánh răng, nhông xích các loại… đã được 5 năm nhưng phần lớn chỉ bán được cho tư nhân và chỉ khi nào không tìm được sản phẩm của các hãng lớn trên thị trường.

Về sản phẩm của các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ: Do yếu kém về công nghệ và hạn chế về vốn, các doanh nghiêp phụ trợ vừa và nhỏ Việt Nam chủ yếu sản xuất các sản phẩm đơn giản, đòi hỏi ít vốn và công nghệ thấp. Các mặt hàng chủ yếu hiện nay là săm lốp, ghế ngồi, dây điện, một số sản


phẩm nhựa, ốc vít, … Các sản phẩm đòi hỏi trình độ công nghệ cao như bộ chế hoà khí, bộ ly hợp, hộp số,… dùng cho ô tô xe máy, vi mạch điện tử,… chủ yếu vẫn nhập khẩu từ nước ngoài.

Về lao động: Khả năng giải quyết việc làm cho người lao động của các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ nước ta chưa cao( bình quân 1DNVVN ở nông thôn sử dụng khoảng 30 lao động). Trình độ người lao động cũng như năng lực và trình độ quản lý của đội ngũ chủ doanh nghiệp rất thấp( người lao động có trình độ trung học phổ thông 35%, nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%).

Về đóng góp GDP: Các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ ngày càng đóng góp nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội tuy nhiên tỷ lệ này còn hạn chế: ở con số dưới 10%; tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành CNPT rất nhỏ: thiết bị văn phòng, máy tính chỉ chiếm 0,4%; sản xuất thiết bị điện, điện tử viễn thông chiếm 4,7%; sản xuất thiết bị chính xác chiếm 0,2%. Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, nhất là các ngành sản xuất máy móc phát triển chậm, phần lớn vẫn dừng ở việc sản xuất những máy móc và phụ tùng thông thường, tỷ trọng trong toàn ngành chỉ từ 1,5-1,6%.

Nhìn chung, ở nước ta, quy mô doanh nghiệp phụ trợ còn hạn chế, công nghê lạc hậu, khả năng cạnh tranh rất thấp, sản xuất kinh doanh mang tính chất tự phát, thiếu định hướng mất cân đối, phân bổ không đều, tổ chức kinh doanh thiếu chặt chẽ, rất ít doanh nghiệp áp dụng phương thức quản lý- kinh doanh hiện đại, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, tình trạng thiếu vốn hoạt động, mặt bằng sản xuất và thông tin còn phổ biến. Khoảng 60% doanh nghiệp không đủ vốn pháp định theo luật định, 50% không đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt động. Khoảng 66,7% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất. Khoảng 20% doanh nghiệp tiếp cận được


thông tin từ các thương vụ mà chủ yếu là thông qua internet nên chất lượng thông tin không cao.

Các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong kinh doanh, cần được hỗ trợ về nhiều mặt để có thể vượt qua các rào cản, phát huy tính tích cực của mình, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế và xây dựng nên nền CNPT tiên tiến, hiện đại trong khu vực.

3. Đánh giá chung quá trình phát triển CNPT cho DNVVN ở Việt Nam

Cả CNPT và các DNVVN Việt Nam đều còn rất non trẻ. Chính phủ nước ta cũng đã có những chính sách thiết thực để phát triển ngành công nghiệp non yếu này cho các DNVVN. Quá trình đó cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định song cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

3.1. Thành tựu

CNPT Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số thành công bước đầu:


- Các cơ sở CNPT đặc biệt là DNVVN bước đầu phát triển phục vụ cho nhu cầu lắp ráp các sản phẩm tiêu thụ nội địa.

- Nhiều doanh nghiệp đã có xu hướng đầu tư chiều sâu, chuyển sang sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, chất lượng sản phẩm nâng cao dần.

- Một số DNVVN đã tham gia và đứng vững trong dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu của các tập đoàn nước ngoài.

3.2. Hạn chế

- Sức cạnh tranh của sản phẩm phụ trợ nội địa thấp do năng suất lao động thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định, thời hạn giao hàng không đảm bảo.


- Kinh tế thị trường chậm phát triển, môi trường kinh tế chưa tạo điều kiện để các DNVVN mạnh dạn đầu tư vào các khâu sản xuất phụ trợ với định hướng phát triển lâu dài, bền vững.

- Văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao, thiếu sự phối hợp và chuyên môn hoá, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thiếu lành mạnh

- Thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa các DNVVN trong nước với các công ty lắp ráp nước ngoài, giữa các DNVVN trong cùng ngành.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CNPT CHO CÁC DNVVN

Các DNVVN Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh do mới được thừa nhận vai trò của mình từ sau cải cách kinh tế, có cơ cấu các loại hình doanh nghiệp, sử dụng lợi thế so sánh tương tự nhau, đều gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và trình độ … Nhưng vượt qua khó khăn, các DNVVN Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng khâm phục trong nhiều lĩnh vực, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được.

Trong quá trình hội nhập và đổi mới các DNVVN Trung Quốc không những bảo vệ đựoc thị trường nội địa mà còn chiếm lĩnh thị trường thế giới, không chỉ trong những ngành có lợi thế so sánh như dệt may, da giày,… mà cả trong những ngành trước đây bất lợi thế so sánh như lắp ráp, chế tạo, công nghệ thông tin… đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu và tổng sản phẩm quốc dân, giải quyết được vấn đề sức ép về lao động dư thừa ở nông thôn và lực lượng thất nghiệp do cải cách doanh nghiệp, góp phần đưa nền CNPT Trung Quốc từ chỗ không có gì đến chỗ là nền CNPT phát triển bậc nhất trong khu vực. Tính đến tháng 6 năm 2004, Trung Quốc có 3,2 tỷ DNVVN trong đó 23 triệu doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp và

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí