Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Cnpt Cho Các Dnvvn Trung Quốc


Các nhà đầu tư nước ngoài, theo Luật đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, phải thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc mà phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp nhà nước. Đến giữa thập kỷ 90, Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, đồng thời phải đối mặt với vấn đề dư thừa năng lực sản xuất trầm trọng. Trong vòng 3 năm, chính phủ phá bỏ gần 10 triệu trục kéo sợi, làm cho hơn 1 triệu công nhân thất nghiệp.


Ngày nay, có khoảng 300.000 nhà xuất khẩu hàng dệt may ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp nước ngoài và tư nhân chiếm 4/5 trị giá xuất khẩu mặt hàng này. Hiện Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Ngành dệt may Trung Quốc phát triển quá nhanh khiến chính phủ nước này phải tăng thuế xuât khẩu đối với mặt hàng này để kiềm chế xuất khẩu nhằm tránh những biện pháp đối kháng xuất phát từ nỗi e ngại về dệt may Trung Quốc của các nước khác.


Ngành dệt may Trung Quốc vốn là một ngành truyền thống nên các doanh nhân Trung Quốc rất có kinh nghiệm trong kinh doanh mặt hàng này. Bên cạnh đó, giá nhân công và nguyên liệu rẻ cùng với sự hỗ trợ của các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu trong nước chính là các yếu tố quan trọng làm nên thành công của dệt may Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc có hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ , thậm chí có những xí nghiệp quy mô rất nhỏ cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho ngành dệt may. Trung Quốc đã sản xuất được trên 80 % nguyên phụ liệu cho ngành này. Điều này là lợi thế hơn hẳn của Trung Quốc so với các nước có lợi thế tương tự về lao động, trong đó có Việt Nam. Chúng ta hàng năm phải nhập từ 70- 80% nguyen phụ liệu cho ngành dệt may.


Sức cạnh tranh của ngành CNPT cho ngành dệt may có được một phần là nhờ phương cách one- stop- shopping, theo đó các nhà máy nối kết với nhau, sử dụng nguyên liệu có sẵn để thực hiện tất cả các khâu: kéo sợi, dệt, nhuộm, cắt và may.


Hiện nay, để tăng sức cạnh tranh và chống lại những biện pháp “trả đũa” của các nước phương tây, Trung Quốc hiện đang giảm sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng dệt may giá rẻ, chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm cao cấp. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành CNPT cũng không ngừng đổi mới để theo kịp và hỗ trợ tốt nhất cho nàgnh dệt may. Theo đó, chỉ riêng trong 2 năm 2002- 2003, các công ty dệt Trung Quốc đã đầu tư tới 25 tỷ USD để nâng cấp công nghệ và hợp lý hóa sản xuất cho các doanh nghiệp ngành may và doanh nghiệp nhỏ phụ trợ cho ngành này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


1.3. Ngành điện điện tử

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 9

Nhiều thập kỷ trước người tiêu dùng thế giới chỉ quen với các sản phẩm điện, điện tử của các nước như Nhật Bản, Đức, Mỹ,… Trung Quốc thậm chí phải nhập khẩu với lượng lớn các sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Sau khi các tập đoàn lớn đầu tư vào Trung Quốc thì bộ mặt ngành điện, điện tử Trung Quốc đã có những thay đổi khác hẳn. Sản phẩm điện, điện tử có mác “ made in China” có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Thời kì đầu các sản phẩm này chủ yếu là dồ gia dụng và những sản phẩm yêu cầu công nghệ trung bình và thấp. Trong những năm gần đây, các thiết bị điện, điện tử Trung Quốc càng ngày càng có hàm lượng và trình độ công nghệ cao. Các sản phẩm như ti vi, tủ lạnh, máy tính, máy điều khiển tự động,… đang ngày càng chiếm thị phần lớn trên thế giới, ngay tại những thị trường mà trước đây Nhật bản được coi là nhà cung cấp duy nhất và số một.


Các nhà chế tạo chủ chốt của ngành điện tử và thông tin Trung Quốc đã đạt giá trị sản lượng 1.060 tỷ NDT( 151 Tỷ USD) trong quý I/ 2008, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của ngành điện tử và thông tin Trung Quốc đang có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong 3 tháng đầu năm 2008, các doanh nghiệp điện tử chủ chốt ở Trung Quốc đã đầu tư 50,79 tỷ NDT vào các tài sản cố định, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này trong quý I/ 2008 là 46,9 tỷ USD. Chiếm tỷ trọng lớn trong các số vốn đầu tư trên là đầu tư cho máy móc và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo giá thành chấp nhận được nhờ tăng cường cho CNPT.


Để tạo điều kiện cho ngành điện tử phát triển, năm 2004 Trung Quốc đã có 3 công viên phần mềm quan trọng là: Qilu Software Park tại Sơn Đông, Shanghai’s Pudong Software Park, Yangtze River Software Belt với số vốn đầu tư lần lượt là 2,5 tỷ USD, 300 triệu USD, 277 triệu USD. Ba công viên phần mềm này đã hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp điện tử Trung Quốc.


Hiện nay ngành điện tử Trung Quốc tập trung sản xuất 3 loại sản phẩm là sản phẩm trung gian, máy tính và thiết bị truyền thông. Đặc biệt, kể từ năm 2000, với sự ra đời của “chiến lược đầu tư phát triển sản xuất thiết bị điện tử và bán thành phẩm” thì ngành CNPT cho điện tử Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cho tới nay, Trung Quốc đã có trên 2000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho các nhà sản xuất lớn. Chẳng hạn như hãng điện thoại danh tiếng thế giới Nokia, đã đầu tư 1,2 tỷ USD để xây dựng 15 nhà máy ở Bắc Kinh với doanh thu hàng năm lên đến 6 tỷ USD. Các hãng điện tử khác như Toshiba, Matsushita, Mitsubisi, NEC cũng đã tìm được các nhà cung cấp linh kiện nội địa đáng tin cậy là các DNVVN.


Tuy nhiên, các doanh nghiệp phụ trợ cho ngành điện tử hiện nay chủ yếu dựa vào công nghệ của Hoa Kỳ, hoạt động sản xuất chủ yếu dựa trên hình thức liên kết với các OEM đến từ Đài Loan, Nhật Bản hay Mỹ do vậy chưa có đủ tính tự lập, rất phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Vì vậy, để đảm bảo một sự phát triển bền vững, các doanh nghiẹp phụ trợ trong ngành điện- điện tử nhất là các DNVVN cần phải chủ động hơn trong việc ứng dụng công nghệ, tách dần khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài. Có như vậy, sự thành công của CNPT mới thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho các DNVVN.‌


III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CNPT CHO CÁC DNVVN TRUNG QUỐC

1. Những thành công đạt được

Trong những năm qua, Trung Quốc được đánh giá là quốc gia thành công nhất tại khu vực trong việc phát triển CNPT một cách nhanh chóng để thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế đất nước. Nhờ phát triển CNPT mà Trung Quốc đã biến những ngành công nghiệp như ô tô, xe máy, điện tử… đi từ không đến có, đi từ chỗ phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước đến chỗ chiếm lĩnh thị trường thế giới.


Giai đoạn đầu, để thực hiện phát triển CNPT, Trung Quốc chủ yếu sử dụng các công nghệ vay mượn của các nước phát triển thông qua các liên doanh. Trong các ngành như ô tô, dệt may,… thời gian đầu khi đầu tư vào Trung Quốc các nhà đầu tư bắt buộc phải liên doanh với các công ty nội địa. Một thành công nữa là việc nhập khẩu có chọn lọc các dây chuyền công nghệ cũng như một số mặt hàng cần thiết để xây dựng ngành CNPT.


Nói chung, chỉ sau một thời gian phát triển, ngành CNPT đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của mình cũng như của ngành công nghiệp nói chung, đưa Trung Quốc thực sự trở thành một công xưởng khổng lồ của thế giới. CNPT đã trở thành lựa chọn của các DNVVN Trung Quốc hiện nay khi đăng ký ngành


nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ hiện nay đang không ngừng lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng.


Các doanh nghiệp phụ trợ Trung Quốc ngày càng hướng tới đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm để đứng vững trên thị trường. Hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc nói chung, các DNVVN trong ngành CNPT nói riêng đều đã nhận thức rằng thời kỳ bành trướng thị trường bằng giá rẻ đã qua, giờ là lúc phải khẳng định chỗ đứng của mình trên thương trường bằng chất lượng và uy tín. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia và đứng vững trong dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu của các tập đoàn nước ngoài.


2. Những hạn chế.

Tuy đã gặt hái được nhiều thành công song việc phát triển CNPT cho các DNVVN ở Trung Quốc vẫn còn một số hạn chế nhất định. Mặc dù Trung Quốc rất mạnh trong nhiều ngành CNPT song có chưa nhiều những công ty Trung Quốc có thể tự tạo được sự nổi tiếng. Gần 60% hàng xuất khẩu được sản xuất bởi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Nói chung, các công ty này tiến hành các hoạt động như nghiên cứu, phát triển, kinh doanh, vận chuyển và phân phối sản phẩm bên ngoài Trung Quốc. Trung Quốc vẫn chưa phát triển được những kỹ năng và năng suất để đáp ứng được các thị trường quốc tế, để sáng tạo công nghệ và phát triển hệ thống dịch vụ với quy mô của một nước tư bản tiên tiến. Vai trò công nghiệp của Trung Quốc như là một máy xử lý các nguyên liệu đầu vào nhập từ các nước khác tạo ra giá trị gia tăng tương đối thấp.


Thứ nữa là vấn đề chất lượng của các sản phẩm CNPT Trung Quốc còn thấp. Trung Quốc chủ yếu dựa vào giá lao động rẻ, tài nguyên sẵn có để cắt giảm giá thành còn phần lớn vẫn đang dùng công nghệ lạc hậu. Tình trạng này không thể đem lại sự phát triển lâu dài, bền vững.


CHƯƠNG III.‌‌


BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CNPT CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ


I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CNPT CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng ngành CNPT Việt Nam

1.1. Tổng quan ngành CNPT Việt Nam

Thuật ngữ CNPT được quan tâm nhiều ở Việt Nam kể từ năm 2003 trở lại đây. Và kể từ đó đến nay, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực xây dựng ngành CNPT. Tuy nhiên, ngành CNPT Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, yếu kém, manh mún. Số lượng các doanh nghiệp phụ trợ nội địa mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản .

Nhìn chung, tình trạng ngành CNPT của ta hiện nay còn yếu, cả về các doanh nghiệp phụ trợ lẫn các sản phẩm phụ trợ.

1.1.1. Các doanh nghiệp phụ trợ

Cho đến nay, CNPT chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước sản xuất, phần lớn cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp và giá thành cao( do công nghệ lạc hậu, quản lý kém… ) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước. Một bộ phận khác là các hộ kinh doanh cá thể( phần lớn sản xuất những sản phẩm CNPT cấp thấp) đang gặp khó khăn về vốn và công nghệ.

Kể từ khi Luật doanh nghiệp năm 2000 và Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2005 được thi hành, nhờ sự tự do hơn và đơn giản hơn trong các thủ tục, quy định thì đã có nhiều doanh nghiệp mới thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia ngành CNPT. Tuy nhiên, con số vẫn còn rất hạn chế.


Do việc tiếp cận nguồn vốn gặp quá nhiều trở ngại do giá trị thế chấp nhỏ, không có khả năng bảo lãnh tín dụng, … đã khiến cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu hoặc trung bình dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, thậm chí rất thấp, không đảm bảo yêu cầu của các nhà lắp ráp. CNPT cho ngành lắp ráp là một ví dụ. Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, hiện nay có trên 230 doanh nghiệp đang sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đạt trên 260 triệu USD, nhưng so sánh thì chất lượng kém hơn nhiều so với của Nhật, Thái Lan, Đài Loan. Ngoài ra hệ thống phân phối phụ tùng, chủng loại sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng của các doanh nghiệp này cũng còn nhiều hạn chế.

Một tình trạng nữa cũng xảy ra là tình trạng một số doanh nghiệp làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, chụp giật gây mất uy tín của các doanh nghiệp phụ trợ khác, làm ảnh hưởng xấu đến thị trường đầu ra cho cho sản phẩm của các doanh nghiệp làm ăn cẩn thận.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa cũng đã đạt được một số thành công đáng kể trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, giày dép, dụng cụ làm bếp…

1.1.2. Sản phẩm phụ trợ

Hầu hết các ngành công nghiệp phụ trợ gần như chỉ mới phát triển ở khu vực hạ nguồn( lĩnh vực gia công công đoạn cuối của sản phẩm). Khu vực thượng nguồn, bao gồm các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng còn kém phát triển. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong nước thiếu vốn và công nghệ nên chỉ tập trung sản xuất các linh kiện, phụ tùng có kích thước cồng kềnh, sử dụng công nghệ trung bình, không quá phức tạp, trong khi đó, các doanh nghiệp lắp ráp nhập khẩu linh kiện nhỏ gọn từ các


công ty nước ngoài vừa đảm bảo chất lượng mà vẫn đảm bảo tính kinh tế. Hiện tượng này có thể thấy rõ trong một số ngành tiêu biểu sau:

- CNPT lắp ráp: Chúng ta có một số công ty và doanh nghiệp có công nghệ và đang sản xuất phụ tùng lắp ráp. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp trong nước có khả năng đáp ứng được yêu cầu ( đặc biệt là cho các nhà lắp ráp nước ngoài) do chất lượng kém, độ chính xác thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn đối tác. Câu chuyện về cái ốc vít như là một điển hình cho sự yếu kém này của CNPT Việt Nam. Ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho biết, công ty Canon đã khảo sát hơn 20 doanh nghiệp sản xuất ốc vít trong nước nhưng không tìm được loại ốc vít đạt yêu cầu. Một doanh nghiệp FDI ô tô khác vài năm trước cũng đã lặn lội đến 64 doanh nghiệp chỉ để tìm nhà cung cấp ốc vít đạt tiêu chuẩn cũng không có. Có thể nói, CNPT cho ngành lắp ráp Việt Nam còn quá yếu.

- CNPT đúc nhựa: Có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đúc nhựa nhưng chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng thông thường. Trong ngành công nghiệp điện hiện nay có rất ít doanh nghiệp có khả năng sản xuất các linh kiện nhựa đúc dùng trong sản phẩm công nghiệp, chúng ta vẫn phải sử dụng sản phẩm chế tạo từ nước ngoài để sản xuất thiết bị điện gia dụng và văn phòng.

- CNPT dệt may: là ngành có thị trường lớn nhưng do chưa có chính sách khuyến khích phù hợp nên lĩnh vực CNPT vẫn chậm phát triển. Hàng năm, ngành may sử dụng không dưới 500 triệu mét vuông vải để làm hàng xuất khẩu nhưng đến 80% vải cung cấp cho ngành may xuất khẩu lại đến từ nước ngoài. Hơn nữa, trên 80% nguyên phụ liệu cho ngành may được nhập khẩu do trong nước không đáp ứng và do được miễn thuế hoàn toàn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022