Kinh Nghiệm Hoạt Động Cho Vay Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Của Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam


đáp ứng về chất lượng. Nếu chất lượng cán bộ cho vay không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng cho vay từ đó mà tác động đến phát triển cho vay SXNN.

Về mạng lưới hoạt động: Mạng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích cực đến phát triển cho vay SXNN. Mạng lưới rộng sẽ tạo điều kiện phát triển nguồn huy động vốn, từ đó tác động đến cho vay SXNN. Mạng lưới rộng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với ngân hàng được thuận lợi hơn từ đó mà phát triển cho vay. Mặt khác, mạng lưới hoạt động rộng còn giúp các ngân hàng phát triển các hoạt động dịch vụ từ đó gián tiếp thúc đẩy phát triển cho vay SXNN.

Về công nghệ: Các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến công nghệ, họ thường đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Khi phát triển cho vay SXNN, số lượng các giao dịch tăng lên, giá trị các giao dịch tăng lên đòi hỏi phải cải tiến công nghệ quản lý. Ngược lại khi công nghệ quản lý hiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm lại từ đó có tác động trở lại với phát triển cho vay.

Uy tín của Ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến phát triển cho vay SXNN. Ngân hàng có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến phát triển cho vay và ngược lại ngân hàng không có uy tín sẽ hạn chế phát triển cho vay. Một ngân hàng có uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để phát triển cho vay và ngược lại, nếu không có uy tín sẽ không thể phát triển được huy động vốn để phát triển cho vay SXNN (Hồ Diệu, 2003).

- Chiến lược và chính sách cho vay của ngân hàng

Căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lược cho vay SXNN phù hợp.

Chính sách cho vay SXNN thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng và điều đó có ảnh hưởng đến phát triển cho vay SXNNcủa các ngân hàng. Quan điểm cho vay cởi mở sẽ là nhân tố giúp cho các ngân hàng phát triển cho vay


SXNN thuận lợi hơn. Ngược lại quan điểm bảo thủ trong cho vay sẽ làm hạn chế phát triển cho vay SXNN của các ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Quan điểm cho vay SXNN của các ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng vốn của các ngân hàng, phụ thuộc vào tình trạng của thị trường và phụ thuộc vào tình trạng chất lượng cho vay SXNcủa ngân hàng đó. Thông thường khi vốn khả dụng cao, chất lượng cho vay đang đảm bảo, nhu cầu của người vay lớn thì các ngân hàng có quan điểm cởi mở trong cho vay, và ngược lại nếu vốn khả dụng thấp, tình trạng chất lượng cho vay xấu, thị trường ảm đạm thì các ngân hàng hạn chế cho vay.

Phát triển cho vay SXNN còn phụ thuộc vào quan điểm cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro… Ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng phát triển thành ngân hàng hiện đại, theo đó hoạt động dịch vụ là hoạt động chính được ưu tiên phát triển. Những ngân hàng này không tập trung quá nhiều tài sản vào cho vay mà đa dạng hoá đầu tư để phòng tránh rủi ro. Thay vì dùng hết vốn để cho vay họ thực hiện đa dạng hoá kinh doanh như cho vay, đầu tư, thành lập các công ty kinh doanh… Khi đa dạng hoá đầu tư dẫn đến hạn chế phát triển cho vay, trong đó có cho vay SXNN.

Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 4

Không chỉ chính sách cho vay SXNN là nhân tố trực tiếp tác động đến phát triển cho vay SXNN, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng gián tiếp tác động đến phát triển cho vay như chính sách khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm…(Hồ Diệu,2003).

1.4. Kinh nghiệm hoạt động cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp của các ngân hàng thương mại trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1. Trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm cho vay phát triển sản xuất của Ethiopia

Các cộng đồng nông thôn ở Ethiopia phải đối mặt với những thách thức đáng kể liên quan đến an ninh lương thực và ổn định kinh tế. Đối với hầu hết


mọi người sống trong các cộng đồng này, thu nhập của họ chủ yếu bị giới hạn trong việc bán nông sản dư thừa hoặc nhận lương trong các trang trại quy mô lớn. Trong mùa hạn hán, thu nhập của họ còn ít hơn bình thường, bởi vì ngành nông nghiệp có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thời tiết. Theo Shane Lennon và Abebe Kebede (2008), có tới 40% các hộ gia đình ở nông thôn Ethiopia không sản xuất đủ lương thực hay không có đủ thu nhập để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của họ. Ngoài ra, các giới hạn về đất đai hạn chế các hộ gia đình nông thôn trong việc tăng sản lượng trồng trọt hay thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp khác. Các hộ gia đình nghèo, đặc biệt ở vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng từ hệ thống ngân hàng Ethiopia, do đó thường phải đi vay từ những người cho vay nặng lãi. Tổ chức tài chính vi mô Metemamen đã phát triển thành công sản phẩm cho vay tiêu dùng Eshet, sử dụng phương pháp ngân hàng làng xã (VB) và hợp tác với các tổ chức địa phương. Cụ thể, Metemamen đúc kết ra một số yếu tố chính mang lại thành công cho sản phẩm Eshet, đó là:

- Cần có sự nghiên cứu thị trường, có sự tham gia liên tục và điều chỉnh sản phẩm và phương pháp để giải quyết nhu cầu của các nhóm nông dân khác nhau. Trong giai đoạn thử nghiệm, do nhu cầu về các sản phẩm cho vay của người nông dân đa dạng, cần tính đến sự khác biệt về thu nhập, giới tính, loại hình hoạt động (nông nghiệp hay phi nông nghiệp) và khoảng cách từ vùng nông thôn tới các trung tâm đô thị lớn khi phát triển sản phẩm.

- Lãi suất tính cho các khoản vay của Metemamen là cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác trên thị trường. Ngoài lãi suất, không có thêm khoản phí nào được tính vào sản phẩm cho vay của Eshet. Nông dân nhận thấy điều này ít tốn kém hơn so với những lời đề nghị của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác.


- Nhân viên Metemamen giám sát chặt chẽ tất cả các bước trong quy trình tín dụng, từ tìm kiếm lựa chọn khách hàng đến khâu trả nợ cuối cùng, và luôn khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Metemamen tuyển dụng nhân viên tín dụng từ chính khu vực của dự án: việc nhân viên là người biết văn hóa cộng đồng và nói tiếng địa phương giúp tổ chức nhanh chóng thiết lập một mức độ tin cậy mạnh mẽ với nông dân.

- Các tổ chức hợp tác (các tổ chức địa phương, chính quyền, giáo hội công giáo) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng việc tìm kiếm khách hàng, hỗ trợ cho vay, theo dõi giám sát khoản vay được tiến hành mà không gặp khó khăn tương tự như Uganda (Nguyễn Thành Nam,2016).

1.4.1.2. Kinh nghiệm cho vay phát triển sản xuất của Trung Quốc

Nhu cầu vay vốn của những người nông dân Trung Quốc là rất lớn. Mặc dù các ngân hàng thương mại có mặt ở khắp mọi miền Trung Quốc, từ thành thị tới nông thôn nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của những người nông dân. Như là một thói quen lâu đời, những người nông dân Trung Quốc thường vay mượn lẫn nhau, từ vay tiêu dùng cho tới vay vốn để sản xuất, đầu tư. Nghiên cứu đã chỉ ra ba lý do chính khiến các hộ nông dân chọn vay vốn lẫn nhau thay vì vay từ các ngân hàng chính thống, đó là công sức và chi phí bỏ ra để vay được vốn từ ngân hàng thường cao, vay vốn ở ngân hàng tốn nhiều thời gian hơn khi người nông dân có nhu cầu vay nóng và có nhiều mục đích vay vốn không được ngân hàng chấp nhận. Tuy nhiên, việc vay vốn từ các cá nhân và tổ chức phi ngân hàng tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt là những vấn đề về pháp lý, gây bất ổn cho xã hội. Do vậy, nhằm hạn chế việc vay mượn phi ngân hàng, các tổ chức tài chính Trung Quốc tìm cách phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho hộ gia đình tại nông thôn .

Ngân hàng điện tử MYbank, một trong năm ngân hàng tư nhân đầu tiên được cấp phép của Trung Quốc, đã phát triển một chương trình hỗ trợ cho vay


nông dân vào năm 2015 trong nỗ lực mở rộng dịch vụ tài chính tới các hộ nông dân ở vùng nông thôn Trung Quốc. Đối tượng khách hàng mục tiêu mà chương trình hướng đến là những người nông dân chưa từng tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong cho vay, giải pháp mà ngân hàng này đưa ra nhằm xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng là thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng toàn quốc. Là công ty con thuộc công ty tài chính Ant Financial - tập đoàn Alibaba, MYbank tận dụng lợi thế từ nguồn dữ liệu lớn về thông tin khách hàng và các giao dịch mua bán hàng hóa qua internet, sử dụng cổng thanh toán và ví điện tử Alipay để xây dựng cơ sở dữ liệu xác định mức độ tín nhiệm cho các khách hàng, đặc biệt là cho người nông dân ở nông thôn. Chương trình thành công không chỉ giảm chi phí cho vay cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ ở vùng nông thôn Trung Quốc mà còn mở rộng thị trường tiềm năng cho các dịch vụ tài chính và internet (Nguyễn Thành Nam,2016).

1.4.2. Ở Việt Nam

1.4.2.1. Kinh nghiệm và hiệu quả phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định

Tại Bình Định, Agribank giữ vai trò đầu tàu trong lĩnh vực cấp vốn cho “tam nông”, thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt Nghị định

116) với một số sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ trước đó, Agribank Bình Định triển khai việc vay vốn, với nhiều kết quả tích cực. Tính đến hết quý I/2019, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đạt 7.803 tỉ đồng, với 45.699 khách hàng được vay vốn, chiếm tỉ trọng 83,2% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; so với cùng kỳ năm 2018 tăng tới 580 tỉ đồng, mức tăng tương đương 8% Đầu tư cho “tam nông” được xác định là lĩnh vực cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), những năm qua đơn vị này được xem là đi đầu trong


lĩnh vực cho vay phát triển lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.Để đạt được kết quả như trên Agribank Bình Định thực hiện đồng loạt một số giải pháp như: cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, nhằm tạo thuận lợi cho người vay dễ dàng và nhanh chóng vay được được vốn với chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền); đồng thời, tăng cường giám sát sử dụng vốn vay của các hộ sau khi vay thông qua chính quyền và các đoàn thể địa phương... Tăng cường khả năng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ và tránh bỏ qua nhiều dự án tốt, nhiều phương án kinh doanh khả thi làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cần lập kế hoạch cho vay tín dụng nông thôn một cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu vốn đầu tư, cũng như hạn mức vốn vay, đảm bảo khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, hình thành các vùng chuyên canh lúa, vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản,... có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, cần chú trọng cho vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với các dự án bao tiêu sản phẩm kinh doanh có hiệu quả thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang được hình thành, cho vay mở rộng đầu vào lĩnh vực nghiên cứu công nghệ sinh học, tạo ra giống, cây trồng mới (http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm

=5&macmp=5&mabb=122299).

1.4.2.2. Kinh nghiệm và hiệu quả phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Là một ngân hàng thương mại có vai trò chủ đạo trong thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm tăng cường đầu tư vốn phát triển nông nghiệp nông thôn, nhiều năm qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã đồng hành và tiếp sức cùng nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vươn lên xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả, từng bước làm giàu. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ kinh doanh, đơn vị còn tạo dấu ấn khi thường


xuyên quan tâm đến các hoạt động an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Tính đến hết năm 2018 tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Thái Nguyên đạt 14.434 tỷ đồng, tăng 1.950 tỷ đồng so cuối năm 2017, tỷ lệ tăng 15,6%; tổng dư nợ đạt: 11.430 tỷ đồng, tăng 1.287 tỷ đồng so cuối năm 2017, tỷ lệ tăng 12,7%, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm 73% tổng dư nợ.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và mục tiêu kinh doanh của Agribank, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác tín dụng, tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tính riêng trong năm 2018, tổng nguồn vốn Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là 8.350 tỷ đồng. An toàn trong hoạt động kinh doanh luôn được Ban lãnh đaọ chi nhánh quan tâm sâu sát. Để đảm bảo chất lượng cấp tín dụng, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thường xuyên chỉ đạo và cùng các chi nhánh huyện, thành, thị kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn vốn vay của khách hàng (http://baothainguyen.vn/tin-tuc/kinh-te/ho-tro-von-trong-phat-trien-kinh-te- nong-nghiep-nong-thon-264073-108).

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Từ những kinh nghiệm phát triển tín dụng “Tam nông” ở Trung Quốc; Kinh nghiệm cho vay phát triển sản xuất của Ethiopia và hiệu quả phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra bài học cho Agribank Văn Bàn về hoạt động cho vay SXNN như sau:

Một là, Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ cho SXNN phù hợp với từng giai đoạn phát triển, trong đó đặc biệt quan tâm chính sách hỗ trợ cho vay song hành cùng các chính sách khác để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.


Hai là, để phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các nước có một hệ thống ngân hàng phục vụ cho nông nghiệp, được hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt hỗ trợ về tài chính. Nhà nước còn buộc các NHTM khác phải có trách nhiệm về phát triển nông nghiệp, nông thôn; buộc phải gửi một tỷ lệ nhất định vốn huy động được vào ngân hàng được chỉ định để tạo nguồn cho vay đối với SXNN.

Ba là, phải có mạng lưới rộng khắp, đi sâu vào từng cơ sở sản xuất, có như vậy mới tạo cơ sở việc cho vay và phát triển cho vay lĩnh vực SXNN.

Bốn là, cán bộ cho vay phải thường xuyên quan tâm đến khách hàng để nắm chắc kinh tế của khách hàng, tham dự các buổi họp nhóm để nắm rõ tình hình SXNNtrên địa bàn.

Năm là, lãi suất cho vay đối với SXNN thấp hơn lãi suất trung bình cho vay các đối tượng khác.

Sáu là, cho vay qua tổ nhóm có liên đới trách nhiệm, mỗi nhóm có từ 25 đến 30 thành viên tham gia (Cho vay qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội). Nên kết hợp tổ nhóm hộ, liên hộ để tuyên truyền vận động và tổ chức chính sách cho vay SXNN để khách hàng gần gũi và nắm được các chủ chương, chính sách cho vay SXNN của ngân hàng.

Trên đây là bảy bài học kinh nghiệm được đúc kết từ việc cung cấp vốn vay của ngân hàng cùng với các chính sách cho vay của nhà nước phục vụ cho quá trình hoạt động cho vay đối với SXNN mà Agribank Văn Bàn có thể tham khảo và vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí