Quy Hoạch Tổng Thể Và Định Hướng Phát Triển Vùng Kttđbb


- Đối với công ty phát triển hạ tầng là doanh nghiệp FDI, được nhà nước cho thuê đất hoặc bên Việt Nam trong liên doanh được nhà nước giao đất góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất theo mức giá thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức ĐTNN tại Việt Nam áp dụng tại Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Đối với các công ty phát triển cơ sở hạ tầng là các doanh nghiệp trong nước: Được Nhà nước cho thuê đất dưới hình thức giá thuê đất trong nước qui định tại Quyết định số 1357/TC/QĐ/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài Chính (bằng 0,5% trên giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo qui định của Chính phủ).

Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KCX được quyền cho thuê lại đất đã có cơ sở hạ tầng theo giá cho thuê lại đất do công ty ấn định sau khi có sự thoả thuận của BQL các KCN cấp tỉnh và được thể hiện trong hợp đồng cho thuê lại đất ký giữa công ty cơ sở hạ tầng KCN với doanh nghiệp KCN.

Trong nhiều trường hợp, nhằm tăng sức hấp dẫn của địa phương đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, chính quyền một số địa phương đã trực tiếp chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước (được thành lập trực thuộc BQL các KCN hoặc Sở xây dựng của tỉnh) đầu tư hạ tầng KCN và sử dụng ngân sách địa phương nhằm giảm giá thuê đất trong KCN. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, công ty cơ sở hạ tầng dù được địa phương giảm giá thuê đất thô, nhưng không giảm giá cho thuê lại đất đối với doanh nghiệp trong KCN. Do đó, chính sách ưu đãi này không đến được với các doanh nghiệp trong KCN mà chỉ có lợi cho các công ty cơ sở hạ tầng.

Trong một số trường hợp khác, Nhiều công ty cơ sở hạ tầng KCN mà chủ yếu là các công ty trong nước kinh doanh trên phần đất thô, không xây dựng cơ sở hạ tầng mà cho thuê lại ngay, thu chênh lệch lớn hoặc giữ đất gây lãng phí quĩ đất công nghiệp và không đảm bảo cho việc quản lý môi trường và làm giảm chất lượng môi trường đầu tư KCN.

2.2.2. Các chính sách riêng đối với vùng KTTĐBB


2.2.2.1. Quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển vùng KTTĐBB

Quy hoạch phát triển vùng KTTĐBB là một chính sách có tầm quan trọng hàng đầu, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự PTBV của mỗi KCN trong Vùng. Các nội dung qui hoạch vùng KTTĐBB có ảnh hưởng đến phát triển KCN bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

(1) Quy hoạch tổng thể KTXH các VKTTĐ đến năm 2010 (lúc đầu dưới tên gọi “tam giác phát triển”) được Viện Chiến lược Phát triển bắt đầu tổ chức triển khai nghiên cứu từ khoảng những năm 1993-1994. Đến cuối năm 1997, đầu 1998, các đề án Quy hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đánh dấu một bước quan trọng, được xem như sự định hình chính thức của các VKTTĐ. Trong Quy hoạch Tổng thể phát triển các vùng KTTĐBB xây dựng năm 1997-1998, có một số điểm quan trọng: (i) Về khía cạnh kinh tế: vùng KTTĐBB được đặt mục tiêu trở thành “vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so các vùng khác trong cả nước”, dự kiến đưa tỷ trọng GDP của vùng đạt 18-19% GDP cả nước vào năm 2010. (ii) về xã hội, tạo và giải quyết việc làm cho người lao động, giảm số hộ nghèo, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. (iii) về môi trường, bảo vệ tốt và cải thiện môi trường sinh thái... Do yêu cầu bức bách của phát triển kinh tế, nên các nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế, phát triển và ổn định xã hội được nêu ra khá rõ nét, nhất là nhiệm vụ phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng trong khi các nhiệm vụ liên quan đến môi trường sinh thái còn ít được quan tâm.

(2) Để điều chỉnh, bổ sung, cập nhật những nhiệm vụ cần sửa đổi, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, với cái nhìn rộng và xa hơn, năm 2004, Viện Chiến lược Phát triển một lần nữa được giao nhiệm vụ xây dựng các đề án rà soát các phương hướng chủ yếu phát triển KTXH vùng KTTĐBB đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào Tháng 8/2004. Tại lần rà soát này, các mục tiêu phát triển được nêu cụ thể, nhưng chủ yếu vẫn chú trọng khía cạnh KTXH. Tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng KTTĐBB được đặt cao hơn so với bình quân chung cả nước: giai đoạn 2006 - 2010


gấp 1,3 lần; giai đoạn 2011 – 2020 gấp 1,25 lần cả nước. Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước năm 2020 của vùng KTTĐBB khoảng 28-29%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2020 của Vùng là 9.200 USD/người. Các mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng dân số, giảm nghèo, giảm thất nghiệp... đều được nêu chi tiết như những mục tiêu quan trọng, đạt được (như hệ lụy) cùng trình độ phát triển kinh tế.

(3) Hai năm gần đây (2006-2007), trong khuôn khổ các đề án rà soát quy hoạch tổng thể KTXH của sáu vùng kinh tế, quy hoạch tổng thể vùng KTTĐBB cũng đã được rà soát, gắn với rà soát quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Hồng nhưng chưa có báo cáo riêng và cũng chưa được công bố rộng rãi.

2.2.1.2. Quy hoạch phát triển ngành trên vùng KTTĐBB

- Quy hoạch phát triển Công nghiệp vùng KTTĐBB: Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã ban hành Quyết định số 31/2007/QĐ-BCN ngày 20/7/2007, Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng KTTĐBB đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Quan điểm phát triển nêu rõ: Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính liên kết vùng, hình thành được các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế; Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với sự phát triển các ngành KTXH khác, với BVMT và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Vùng KTTĐBB trở thành một trong những trung tâm kinh tế phát triển nhanh của đất nước; bình quân tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt 14,19%/năm; giai đoạn 2011-2015 đạt 13,81%/năm, tỷ trọng CN-XD trong cơ cấu GDP năm 2015 chiếm 52,9%... Về phát triển KCN, Qui hoạch đặt mục tiêu đến 2015, sẽ phát triển mới và mở rộng 88 khu, cụm công nghiệp với qui mô lên đến

18.080 ha. Mặc dù vậy, đến nay Quy hoạch công nghiệp vùng KTTĐBB mới đi vào thực hiện được hơn 2 năm, khoảng thời gian còn quá ngắn để đánh giá những tác động của quy hoạch. Nhưng với các mục tiêu đề ra khá cao, sẽ là những yếu tố góp


phần giải quyết bài toán “liên kết để phát triển” giữa KCN của Vùng với bên ngoài.


- Về hệ thống cấp thoát nước: Bộ Xây dựng lập quy hoạch cấp nước, thoát nước cho Vùng. Bộ Xây dựng đã tổ chức lập các Quy hoạch, chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến của UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng và hiện đang lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

- Đối với hệ thống chất thải rắn: Chính phủ đã giao cho Bộ TN & MT phối hợp với các tỉnh, thành trong vùng KTTĐBB quy hoạch xử lý chất thải rắn càng sớm càng tốt nhưng phải đảm bảo đồng bộ và mang tính liên kết các tỉnh thành. Vì vậy, Bộ TN & MT đã cơ bản hoàn thành quy hoạch.

Các đánh giá toàn diện về tác động của hệ thống chính sách tới PTBV các KCN vùng KTTĐBB được nêu cụ thể trong mục 2.4.

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

2.3.1. Thực trạng phát triển các KCN vùng KTTĐBB

Năm 1994, ba năm sau ngày ra đời của KCX Tân Thuận - KCN đầu tiên của Việt Nam, hai KCN đầu tiên của vùng KTTĐBB là Nội Bài (Hà Nội) và Nomura (Hải Phòng) cũng được thành lập. Đến nay, sau 15 năm phát triển và trưởng thành, đến hết năm 2008 các KCN toàn Vùng đã có 51 KCN bao gồm 24 KCN đã hoàn thành XDCB, đang vận hành và 27 KCN đã thành lập và đang trong thời kỳ vừa XDCB vừa hoạt động một phần. Hình 2.2 miêu tả về quá trình phát triển các KCN của Vùng:



60

14000

51

13059

50

12000

40

10000

36

8115

8000

30

25

20

18

21

6000

4885

15

3685

4000

10

7

9

3009

2000

253

293

715

1861

0

967

0

1994 1995 1997 2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Số KCN cộng dồn Diện tích cộng dồn

Đơn vị: KCN

Đơn vị: ha

Hình 2.2: Tăng trưởng về số lượng và qui mô các KCN vùng KTTĐBB

Nguồn: Phân tích từ số liệu [72]

Từ hình trên chúng ta có thể thấy, trong 7 năm từ khi có KCN đầu tiên đến năm 2000, tăng trưởng các KCN trên địa bàn diễn ra khá chậm. Với 9 KCN và diện tích 967 ha, trung bình mỗi năm số KCN tăng hơn 1 khu với diện tích trên 100 ha. Các năm sau đó, số lượng và qui mô các KCN tăng dần, khoảng 3 KCN/năm và tăng mạnh nhất là vào 2 năm gần đây: năm 2007 có 11 khu, năm 2008 có đến 15 KCN mới được thành lập. Đến hết năm 2008, tổng diện tích KCN của Vùng đã gấp 13,5 lần năm 2000 với 9.566 ha. Trong đó, số KCN do các doanh nghiệp phát triển và kinh doanh CSHT KCN trong nước là 36, số KCN liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài là 8 KCN, gồm: 2 KCN liên doanh Việt Nam – Nhật Bản, 2 KCN Việt Nam – Đài Loan, 1 KCN liên doanh giữa Việt Nam – Hồng Kông, 1 KCN Việt Nam – Malaysia, 1 KCN Việt Nam – Singapore và 1 KCN Việt Nam - Mỹ - Bỉ. Số còn lại gồm có 4 KCN Đài Loan, 1 KCN Hàn Quốc, 1 KCN Trung Quốc và 1 KCN của Nhật Bản. Danh sách và thông tin cụ thể các KCN được thể hiện trong phụ lục 3.

Xét theo địa phương, tại thời điểm này trong số 7 tỉnh với 51 KCN đã được phê duyệt và xây dựng CSHT, Bắc Ninh dù là tỉnh nhỏ nhất nhưng với 9 KCN lại là


tỉnh có qui mô diện tích KCN lớn nhất với gần 3.900 ha. Số KCN của Hà Nội sau khi mở rộng đã được tăng lên 10 khu (5 khu thuộc các địa bàn mới hợp nhất) với qui mô hơn 1.600 ha. Trong khi đó, Quảng Ninh hiện là địa phương có diện tích KCN nhỏ nhất với 771 ha ở 4 KCN đã được thành lập. Cụ thể, chúng ta xem hình

Diện tích tự nhiên Số KCN

4500

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

11

12

10

3873

9

10

8

6

5

4

1669

1887

6

1938

6

1458

1462

4

771

2

0

Quảng Ninh

Hưng Yên Vĩnh Phúc

Hà Nội

Hải

Dương

Hải Phòng Bắc Ninh

Đơn vị: ha

Số KCN

2.3 và phân bố chi tiết các KCN trong vùng ở bản đồ 2.2 dưới đây:


Hình 2.3: Số lượng và qui mô các KCN vùng KTTĐBB theo địa phương

(Tính đến hết năm 2008)

Nguồn: Phân tích từ số liệu [72]

87


2 3 2 Thực trạng PTBV về kinh tế Như đã trình bày ở phần 1 đánh giá PTBV về 1


2.3.2. Thực trạng PTBV về kinh tế

Như đã trình bày ở phần 1, đánh giá PTBV về kinh tế của KCN được đánh giá dựa trên hai nhóm tiêu chí là: (1) Bền vững nội tại KCN và (2) Tác động lan toả của KCN. Với vùng KTTĐBB, tính chất bền vững được đánh giá như sau:

2.3.2.1. PTBV về kinh tế nội tại KCN

a. Vị trí đặt các KCN:

- Xét về điều kiện vận chuyển đường bộ: Hầu hết các KCN vùng KTTĐBB đều nằm ở các vị trí khá đắc địa về giao thông. Các KCN nằm chủ yếu ven các quốc lộ: QL5 (Hà Nội – Hải Phòng), đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, QL2 (Hà Nội

– Lào Cai) và một số khác nằm ven QL18 (Bắc Ninh – Móng Cái). Do vậy, khả năng vận chuyển hàng hóa đầu vào cho sản xuất và đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa tương đối thuận tiện. Mặc dù vậy, với thực tế là các KCN hầu hết đều bám sát các trục QL lớn, lại không có đường gom, một số khác lại nằm sát ngay cạnh khu dân cư (như ở Hà Nội, TP Vĩnh Yên… ) cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề môi trường, hiệu quả sử dụng đất đai trong KCN... nội dung này sẽ được tác giả trình bày sâu hơn trong các phần tiếp theo.

- Xét về khả năng vận tải đường không: với các KCN Hà Nội, thời gian vận chuyển hàng hóa đến sân bay quốc tế Nội Bài như sau: từ KCN Nội Bài: 10 phút; KCN Thăng Long: 20 phút và KCN Sài Đồng B là 50 phút (theo khảo sát của tác giả) [80]. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ các KCN khác thuộc vùng KTTĐBB đến sân bay này là tương tự hoặc dài hơn không nhiều từ khoảng 60 đến 180 phút (với KCN cái Lân). Hiện nay, Nội Bài là một trong 2 sân bay quốc tế ở khu vực phía Bắc (bên cạnh sân bay quốc tế Cát Bi- Hải Phòng) nhưng chiếm hầu hết lưu lượng vận tải của đường không của Vùng. Điều đáng lưu ý là hầu hết các nhà ĐTNN và các doanh nghiệp lớn trong nước đều có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, từ các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao như: Điện tử, tin học đến những ngành sản xuất có tính thời vụ như may mặc, giầy

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 24/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí