Thực Trạng Xử Lý Nước Thải Các Kcn


khá nhiều lao động ngoại tỉnh sau một thời gian làm việc trong các KCN đã trở về nơi cư trú hoặc về gần nhà làm việc để đổi lấy một điều kiện ăn ở tốt hơn. Điều này khiến các doanh nghiệp trong KCN bị xáo trộn nhiều về lao động và tăng chi phí đào tạo, tuyển dụng lao động mới.

So với lao động nhập cư, đời sống của lao động là người địa phương đỡ khó khăn hơn rất nhiều, dù cùng có mức thu nhập thấp như nhau. Họ phải chi phí ít hơn cho cuộc sống hàng ngày, nhất là chi phí về nhà ở. Họ có môi trường và điều kiện sống tốt hơn, đời sống văn hoá, tinh thần phong phú hơn, lại được ở gần gia đình nên những khó khăn trong cuộc sống được giải quyết dễ dàng hơn.

2.3.4. Thực trạng về môi trường các địa phương có KCN

Thời gian qua, công tác BVMT trong KCN mặc dù đã được chú trọng hơn, nhưng đa số các KCN trên phạm vi cả nước nói chung và KCN vùng KTTĐBB nói riêng chưa được cải thiện nhiều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. KCN là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, cũng là nơi thải ra môi trường các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại.

2.3.4.1. Thực trạng xử lý nước thải các KCN

Ô nhiễm về nước thải công nghiệp trong các KCN vùng KTTĐBB nói riêng và cả nước nói chung đều đang là vấn đề nan giải và ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn. Hiện tại, vùng KTTĐBB với 24 KCN đã vận hành có quy mô bình quân mỗi KCN là 255,2 ha, lượng nước thải công nghiệp thải ra từ 3 nghìn đến 10 nghìn m3/ngày đêm [40], ước tính tổng lượng nước thải của các KCN vùng KTTĐBB bình quân khoảng 150- 200 nghìn m3/ngày đêm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm các dòng sông do tác động của phát triển công nghiệp nói chung, trong đó có KCN ở vùng KTTĐBB hiện cũng đã ở mức báo động. Môi trường lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù đã có những nỗ lực phân công xử lý ô nhiễm ba hệ thống sông này, nhưng đến nay vẫn chưa có một mô hình nào có tính khả thi cao. Các


dòng sông bị ô nhiễm vẫn đang tiếp tục chảy và đang bị ô nhiễm trầm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Sông Nhuệ nhận nguồn thải và nước mưa trong tổng diện tích lưu vực là

107.503 ha. Trên diện tích đó, khu vực ảnh hưởng của Hà Nội là 20.093 ha, bao gồm một phần diện tích của huyện Thanh Trì và Từ Liêm. Kết quả phân tích mẫu nước tại Hoàng Liệt cho thấy, nước bị ô nhiễm quá nặng, hàm lượng COD trung bình đạt từ 180 - 200 mg/l; BOD trung bình đạt 100-150 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn A từ 10 - 20 lần, vượt quá tiêu chuẩn B từ 8 - 15 lần. Hàm lượng oxy hoà tan thấp dưới 4,0 mg/l, nước có màu đen đặc, có váng và có mùi hôi tanh, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường không khí. Nước trên sông Nhuệ tại Phủ Lý (mặc dù nước thải đã được pha loãng và tự làm sạch nhiều lần, hàm lượng và các chất đã giảm), vẫn không đạt tiêu chuẩn A. Kết quả khảo sát cho thấy, hàm lượng BOD, COD, oxy hoà tan vẫn vượt quá tiêu chuẩn A từ 1,5 - 2,2 lần... Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước thải từ sản xuất và sinh hoạt xuống các kênh mương. Qua khảo sát tại đoạn Ba Thá - Chương Mỹ cho thấy, nước sông Đáy chịu ảnh hưởng bởi nước tiêu nông nghiệp và nước thải sinh hoạt của thị trấn Thanh Oai. Vào mùa kiệt, các chất hữu cơ như COD đạt từ 18 - 26 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn A từ 1,3 -1,8 lần, Hàm lượng NH4 đạt từ 0,5-0,75 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn A cho phép từ 5 - 7 lần. Đoạn tại Hồng Phú - Phủ Lý là nơi nhập lưu của 3 con sông: Nhuệ, Đáy, Châu Giang, nước bị ô nhiễm chất hữu cơ, hàm lượng COD trung bình đạt từ 20 - 30 mg/l vượt quá tiêu chuẩn A từ 1,4 - 2 lần. Hàm lượng NO2 cao. Nồng độ dầu có trong nước đạt trên 0,32 mg/l, không đạt tiêu chuẩn B. Chất lượng nước đoạn sông này không đạt tiêu chuẩn dùng để cấp nước cho sinh hoạt.

Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững - 18

Mật độ tập trung cao của các KCN thuộc vùng KTTĐBB cũng khiến cho ô nhiễm trở nên nặng nề hơn. Tại các điểm có nhiều KCN, CCN như Khu Đông Anh, Sóc Sơn Hà Nội; khu Đò Nống- Chợ Nỗ, Nam cầu Kiều, Tràng Duệ, An Hồng (Hải Phòng), Đông Mai, Cái Lân (Quảng Ninh); Nam Sơn - Hạp Lĩnh, yên Phong II, Quế Võ II, Thuận Thành (Bắc Ninh); Việt Hòa, Phú Thái, Cộng Hòa, Lai Vu (Hải Dương); Thị xã Hưng Yên, Vĩnh Khúc, Minh Đức (Hưng Yên), Khai Quang, Chấn Hưng, Bà Thiện (Vĩnh Phúc) đều đang nằm trong tình trạng quá tải về khả năng


chịu đựng của môi trường.

Với lượng nước thải công nghiệp khá lớn như vậy nhưng hiện nay, toàn Vùng mới có 8/24 KCN nói trên đã xây dựng xong trạm xỷ lý nước thải tập trung trong KCN; chiếm 33,3%; trong đó có 6 trạm xử lý đã đi vào vận hành là tại các KCN: Nội Bài, Thăng Long, Nomura, Đình Vũ, Quế Võ; Nam Sách. Mặc dù vậy, tỷ lệ này vẫn còn nhỉnh hơn so với tỷ lệ của cả nước, với 40/200 KCN đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, ở TP. HCM có 3/12 KCN; Đồng Nai là 3/17 KCN và Hà Nội là 2/11 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung[38]. Một số ít KCN đang xây dựng trạm xử lý nước thải hoặc triển khai thực hiện thủ tục đầu tư để xây dựng, tổng công suất của các trạm xử lý này mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% lượng nước thải thải ra từ các KCN.

Tổng công suất các trạm xử lý nước thải đã được xây dựng ở vùng KTTĐBB hiện vào khoảng 45.000 m3/ngày đêm, công suất trung bình mỗi trạm đạt 5.400 m3/ngày đêm. Trong đó, trạm xử lý có công suất lớn nhất là tại KCN Nomura – Hải Phòng (10.800 m3/ngày đêm). Như vậy năng lực xử lý nước thải của các KCN cả Vùng hiện mới đạt khoảng 30% yêu cầu xử lý nước thải các KCN.

Tại các KCN tập trung đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải chung của KCN, nước thải từ mỗi doanh nghiệp sẽ được từng doanh nghiệp xử lý cục bộ trước, sau đó được chuyển qua trạm xử lý chung của KCN. Nước thải sau khi qua trạm xử lý nước của KCN xử lý phần lớn đảm bảo tiêu chuẩn nước thải loại B, có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (trừ trạm KCN Thăng Long đạt chất lượng xử lý nước thải loại A). Mặc dù vậy, chất lượng nước thải sau xử lý nói chung chưa đạt chưa đạt yêu cầu và không ổn định, đặc biệt là nước thải nguy hại sau xử lý nhiều nơi còn chưa đạt tiêu chuẩn qui định. Các chỉ số về: BOD, COD, Coliform, Penol, phốt pho, các chỉ số về kim loại nặng... đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép [38], gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nước thải từ các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất… có độ độc hại cao.

Nguyên nhân nhiều trường hợp nước thải qua trạm xử lý của KCN vẫn không đảm bảo so với tiêu chuẩn đặt ra do một số KCN thực hiện việc vận hành trạm theo kiểu cầm chừng, không liên tục để tiết kiệm điện và các chi phí khác. Đặc


biệt một số nhà máy còn thiếu kinh phí duy trì hoạt động hệ thống này dẫn đến chất lượng nước thải không đạt mục tiêu đề ra. Rất nhiều doanh nghiệp trong KCN sau khi được thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường lại không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung đã được phê duyệt.

2.3.4.2. Thực trạng xử lý chất thải rắn các KCN

Theo số liệu quan trắc môi trường, lượng rác thải công nghiệp chiếm khoảng 20% tổng lượng rác thải, phần lớn tập trung ở các KCN. Khu vực Đồng bằng sông Hồng mà hạt nhân là các tỉnh vùng KTTĐBB hiện chiếm đến 30% lượng rác thải công nghiệp của cả nước (cụ thể xin xem hình 2.21 dưới đây). Tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải công nghiệp khoảng trên 10%/năm (tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế và diện tích hoạt động các KCN). Trong đó đáng chú ý là khối lượng chất thải nguy hại chiếm trong chất thải công nghiệp khoảng 25%.


ĐB sông Cửu Long

10%

MN phía Bắc

5%

ĐB sông Hồng

30%

Đông Nam bộ

48%

Tây Nguyê n

1%

Nam Trung bộ

6%


Hình 2.21: Phát sinh chất thải công nghiệp theo vùng Việt Nam, 2008

Nguồn: [38]

Một thực tế đáng báo động là hầu hết các KCN vùng KTTĐBB đều chưa xây dựng khu xử lý tập trung rác thải, hoặc xử lý bằng các thiết bị đơn giản. Việc thu gom và vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy; số lượng doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng với đơn vị xử lý chất thải theo đúng Quy chế quản lý chất thải nguy hại còn rất hạn chế, chỉ chiếm 15 – 20%, chủ yếu theo hình


thức: Công ty phát triển hạ tầng KCN thu gom chung và thuê một doanh nghiệp khác mang đi xử lý, thậm chí không rõ chở đi đâu. Điều này chắc chắn sẽ gây mất an toàn, ô nhiễm tại các vùng chôn lấp rác tự phát. Việc xử lý rác thải chủ yếu thực hiện bằng những lò đốt tương đối đơn giản với vốn đầu tư khá khiêm tốn; rác thải ra khỏi nhà máy gần như chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, các nhà máy trong KCN đều chưa phân loại rác thải và có thiết bị xử lý phù hợp mức độ nguy hại; tình trạng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp thông thường được thu gom chung với chất thải rắn nguy hại là khá phổ biến, do đó chỉ có những loại rác thải ít gây ô nhiễm mới xử lý được, còn lại các rác thải công nghiệp nguy hại thì việc xử lý bằng hệ thống xử lý rác thải thông thường đều không có tác dụng. Do đó, khi vận chuyển ra ngoài KCN, các loại rác thải, nhất là rác thải nguy hại vẫn còn nguyên tính nguy hại của nó. Trong các KCN vùng KTTĐBB, các KCN ở Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc có số lượng rác thải nhiều nhất, đây là nơi tập trung các nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa... lượng chất thải rắn chủ yếu là nhựa, hoá chất, chất dẻo, cao su... là những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trường nước mặt, nước ngầm và đất. Ngoài ra còn phải kể đến một lượng rác thải xây dựng được thải ra trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và xây dựng nhà xưởng để sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN.

2.3.4.3. Thực trạng vấn đề ô nhiễm về không khí KCN:

Ô nhiễm không khí là hình thức ô nhiễm khó kiểm soát nhất. Để quan trắc được mức độ ô nhiễm không khí đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại với chi phí đầu tư cao.

Tại một số KCN trong Vùng, mức độ ô nhiễm đã vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn từ các nhà máy trong các KCN trong Vùng còn khá hạn chế, đặc biệt tại các cơ sở sản xuất trong nước thì còn ở mức sơ sài, hình thức và mang tính đối phó. Các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu dầu FO, DO cho các nồi hơi, lò sấy, lò nung qua kiểm tra đều không đạt tiêu chuẩn về các chỉ số ô nhiễm không khí. Riêng chỉ số Dioxin hầu như không có số liệu quan trắc, trừ một vài đơn vị đặc biệt đã được Cục BVMT chỉ định. Do đó, khí thải


do các cơ sở sản xuất thải trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh xấu đến môi trường xung quanh và sức khỏe của người dân.

Các khu, CCN hầu như chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khi các KCN đã lấp đầy thì đây sẽ là một áp lực to lớn đối với môi trường trong vùng. Tác động của sản xuất công nghiệp môi trường không khí tại TP Hà Nội đã rất lớn: Hiện tại, Hà Nội đang là một trong hai thành phố ô nhiễm nhất cả nước về môi trường không khí. Tính trung bình trên toàn thành phố, nồng độ bụi gấp 1,5 đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với Hà Nội ước tính khoảng 1 tỷ đồng/ngày, chưa tính đến thiệt hại đối với nông nghiệp và cây xanh. Kết quả quan trắc môi trường không khí cho thấy nồng độ SO2, CO, NO2 trong các KCN đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 6 lần. Tuy nhiên, tại một số KCN do thực hiện công tác kiểm tra, quan trắc thường xuyên nên các chỉ số về ô nhiễm không khí như CO, NO2, SO2, bụi lơ lửng lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5939: 2005; 2940: 2005). Mặc dù vậy, do kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường khá cao, nhất là chi phí về điện để vận hành hệ thống này nên nhiều doanh nghiệp đã cố tình không sử dụng hoặc chỉ sử dụng hạn chế các biện pháp xử lý khí thải cần thiết như: Không vận hành hệ thống xử lý khí thải vào ban đêm (vì khí thải ô nhiễm vào ban đêm rất khó nhận biết) hoặc chỉ vận hành hệ thống xử lý khí thải vài giờ trong ngày hoặc chỉ sử dụng khi có thanh tra môi trường... gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.

Theo kết quả quan trắc của Bộ KH và ĐT, nồng độ chất SO2, CO, NO2 gần các KCN hoặc trong các KCN trong nước nói chung đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều đã vượt quá chỉ tiêu cho phép từ 2-6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng… trong KCN, nồng độ bụi và khí độc hại trong không khí, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần.

Cùng với đó, người dân đang phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc phát triển các KCN ở địa phương, sự ô nhiễm nước sinh hoạt, sự thoái hoá đất đai do những chất thải độc hại từ KCN gây ra… Môi trường ô nhiễm dẫn đến sức khoẻ của


người lao động sẽ không được bảo đảm. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng có những biện pháp kịp thời xử lý chất thải công nghiệp để đảm bảo chất lượng sống cho người dân ở gần các khu dự án cũng như người lao động trong phân xưởng

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Quá trình phát triển và đi vào hoạt động trong các KCN vùng KTTĐBB nói chung đã mang lại nhiều thay đổi tích cực về diện mạo nền kinh tế các địa phương trong Vùng. Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực, cụ thể là:

2.4.1. Những kết quả đạt được

2.4.1.1. Về chính sách đối với KCN vùng KTTĐBB

Hệ thống cơ chế chính sách đối với KCN và với vùng KTTĐBB ngày càng được hoàn thiện theo hướng minh bạch, cụ thể và tính khả thi ngày càng cao với các điểm nhấn quan trọng là Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997; Nghị định 29/2008/NĐ- CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT giúp hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý KCN; Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân thuê giúp thúc đẩy việc xã hội hóa trong xây dựng nhà ở cho người lao động; Quyết định 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển KTXH vùng KTTĐ Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đưa ra định hướng cụ thể cho phát triển của Vùng. Điều này đóng vai trò động lực thúc đẩy sự lớn mạnh của KCN thời gian vừa qua.

2.4.1.2. Trong phát triển bền vững về kinh tế

(i) Các vấn đề về bền vững nội tại KCN

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong các KCN thường là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các doanh nghiệp trong nước có qui mô sản xuất lớn. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN là khá cao, hơn hẳn so với các doanh nghiệp hoạt động ngoài KCN. Đây là điểm mấu chốt giúp cho việc phát triển các KCN ngày càng bền vững.


So với các doanh nghiệp hoạt động ngoài KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước và các KCN nơi khác, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN vùng KTTĐBB là khá cao và ngày càng có xu hướng được cải thiện dần bắt kịp với trình độ khoa học kỹ thuật của khu vực. Đây là điểm quan trọng giúp các doanh nghiệp cạnh tranh được ở thị trường trong nước.

Qui mô sản xuất cũng như đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp trong các KCN ngày càng tăng cao. Điều này cho thấy hiệu quả và sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp trong KCN.

NSLĐ của các doanh nghiệp trong KCN của Vùng nói chung ngày càng được cải thiện, cao hơn hẳn các KCN vùng KTTĐPN và các địa phương khác trong cả nước. Điều này một phần phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp được nâng cao, mặt khác phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nói chung.

Hạ tầng trong KCN, đặc biệt là về hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế trong KCN được đánh giá khá tốt. Các yếu tố hạ tầng cơ sở: Điện, nước, hạ tầng ngoài KCN dù chưa được đánh giá cao nhưng đã có những dấu hiệu chuyển biến rõ rệt giúp tăng tính bền vững của KCN.

(ii) Các vấn đề về bền vững với địa phương KCN đứng chân

Theo tính toán, gần 10.000 ha đất nông nghiệp hoặc vùng thị tứ kém phát triển của vùng KTTĐBB trở thành các KCN có cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng của các khu vực xung quanh KCN được nâng cấp biến thành nơi thị tứ, thị trấn, nhiều nơi biến thành thành phố với các hạ tầng KTXH hoàn chỉnh.

Đến hết năm 2009, các KCN vùng KTTĐBB là nơi đào tạo thực tế gần 160 nghìn người nông dân, người lao động phổ thông ở những nơi thị tứ trở thành người công nhân.

Thông qua các đóng góp lớn về GTSX công nghiệp, giá trị xuất khẩu, các KCN đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bằng việc mở

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 24/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí