dép… Một lãnh đạo KCN Thăng Long cho biết là hầu hết các hoạt động vận tải của các doanh nghiệp trong KCN này là bằng đường không, kể cả việc mua nguyên vật liệu và bán hàng hóa (chiếm trên 90%). Một điển hình khác là một lãnh đạo của một công ty may (100% vốn Trung Quốc chuyên sản xuất áo complê và các loại quần áo khác cho thị trường Mỹ và EU) ở Nam Sách, Hải Dương cũng cho biết tất cả các sản phẩm của họ đều được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài. Với chi phí về thời gian như, các KCN Hà Nội và các địa phương khác thuộc vùng KTTĐBB là sự chọn giúp nhà đầu tư tiết giảm thời gian và chi phí vận chuyển bằng hàng không. Đây là lợi thế quan trọng của vùng KTTĐBB so với các vùng kinh tế khác, đặc biệt là vùng KTTĐMT.
- Xét về vận chuyển đường biển: Từ Hà Nội, thời gian vận chuyển bình quân cho 1 container 20 feet đến cảnh biển Đình Vũ, Hải Phòng (khoảng 120 km) là 150 phút; tới cảng Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh (khoảng 170 km) là 270 phút. Trên thực tế, thời gian và khoảng cách vận chuyển hàng hóa còn phụ thuộc vào vị trí cụ thể của nhà máy, thời gian vận chuyển trong ngày và cả điều kiện về chất lượng đường xá. Các nhà đầu tư hoạt động trong một số KCN cho biết thời gian bình quân và khoảng cách đến cảng Hải Phòng từ các KCN như sau: KCN Sài Đồng B: 120 phút/100 km; KCN Thăng Long: 150 phút/120 km; và KCN Nội Bài: 180 phút/130 km. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong các KCN trong Vùng có thể chọn cảng Cái Lân (Quảng Ninh) là một phương án thay thế hiệu quả, nhất là với các doanh nghiệp trong các KCN nằm dọc theo quốc lộ 18. Thời gian và khoảng cách vận chuyển từ các KCN khác thuộc vùng KTTĐBB đến 2 cảng biển kể trên là tương đương hoặc hầu hết ngắn hơn so với doanh nghiệp trong các KCN kể trên. Mặc dù vậy, nếu so sánh với các địa phương thuộc vùng KTTĐPN, việc vận chuyển bằng đường biển của vùng KTTĐBB có ít lợi thế hơn nhưng nếu so với các tỉnh thuộc vùng KTTĐMT, nơi có rất nhiều cảng biển thì vùng Bắc bộ lại có lợi thế hơn hẳn do khối lượng hàng hóa vận chuyển ở mỗi cảng miền Trung rất ít (do hàng hóa chia đều cho các cảng vùng KTTĐMT) nên chi phí tài chính cho việc bốc xếp, vận chuyển thường cao hơn
nhiều so với chi phí tại cảng Hải Phòng hay Sài Gòn. Ngoài ra, cũng do khối lượng vận tải hạn chế nên hàng hóa vận chuyển từ các cảng này thường phải chờ đợi khá lâu, khoảng 2 tuần, thậm chí là 3 tuần gây ảnh hưởng đến tính thời vụ, chất lượng hàng hóa và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp trong các KCN vùng KTTĐMT thậm chí chuyển hàng hóa của mình bằng đường bộ ra cảng Sài Gòn hoặc Hải Phòng để thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu.
Thực tế ở một số địa phương vùng KTTĐBB, đặc biệt là các tỉnh nằm ven QL5, QL1 như Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh sử dụng khá nhiều đất trồng lúa nước cho phát triển KCN. Đây là vấn đề khó tránh khỏi khi thực hiện mục tiêu CNH, HĐH. Theo thống kê sơ bộ, diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi trong các KCN đã thành lập ở vùng KTTĐBB chiếm trên 30% tổng diện tích đất tự nhiên của KCN. Tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với các vùng phát triển nhiều KCN thời gian qua như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long nơi chỉ có tỷ lệ diện tích đất trồng lúa so với diện tích đất tự nhiên của KCN chỉ chiếm 7-8% [11]. Tuy nhiên, đối với các địa phương này thì việc sử dụng một phần diện tích đất nông nghiệp để phát triển KCN là thực sự cần thiết để đẩy nhanh phát triển công nghiệp ở giai đoạn đầu, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng CNH thông qua việc góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; thu hút nhiều lao động; nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động và góp phần cải thiện đời sống của người dân khu vực nông thôn. Mặc dù vậy, điều này không khỏi gây lo lắng cho các nhà quản lý vĩ mô vì nó có thể làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Vùng và cả nước.
b. Quy mô diện tích KCN
Các KCN vùng KTTĐBB được xây dựng với nhiều mục tiêu tổng hợp khác nhau như: gia tăng GTSX công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút vốn ĐTNN, di dời các cơ sở sản xuất trong nội thị… nên việc xác định quy mô chủ yếu căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương cũng như khả năng thu hồi đất cho phát triển KCN. Qui mô cụ thể các KCN của Vùng như sau:
Bảng 2.2: Qui mô diện tích các KCN vùng KTTĐBB phân theo địa phương
Đơn vị: KCN, %
Qui mô diện tích tự nhiên KCN | Tổng số | |||||||||
Dưới 100 ha | Từ 100 đến 200 ha | Trên 200 đến 300 ha | Trên 300 ha | |||||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |
Bắc Ninh | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 3 | 33,3 | 6 | 66,7 | 9 | 100,0 |
Hà Nội | 4 | 36,4 | 4 | 36,4 | 2 | 18,2 | 1 | 9,1 | 11 | 100,0 |
Hải Dương | 3 | 30,0 | 4 | 40,0 | 1 | 10,0 | 2 | 20,0 | 10 | 100,0 |
Hải Phòng | 0 | 0,0 | 3 | 50,0 | 2 | 33,3 | 1 | 16,7 | 6 | 100,0 |
Hưng Yên | 0 | 0,0 | 3 | 50,0 | 1 | 16,7 | 2 | 33,3 | 6 | 100,0 |
Quảng Ninh | 1 | 25,0 | 2 | 50,0 | 0 | 0,0 | 1 | 25,0 | 4 | 100,0 |
Vĩnh Phúc | 0 | 0,0 | 1 | 20,0 | 2 | 40,0 | 2 | 40,0 | 5 | 100,0 |
Vùng KTTĐBB | 8 | 15,7 | 17 | 33,3 | 11 | 21,6 | 15 | 29,4 | 51 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kcn
- Chính Sách Khuyến Khích, Tạo Môi Trường Đầu Tư
- Quy Hoạch Tổng Thể Và Định Hướng Phát Triển Vùng Kttđbb
- Hoạt Động Liên Kết Sản Xuất Của Các Doanh Nghiệp Trong Kcn
- Phát Triển Bền Vững Về Kinh Tế Đối Với Vùng Có Kcn
- Các Vấn Đề Xã Hội Của Địa Phương Bị Ảnh Hưởng Bởi Kcn
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả xử lý từ [72]
Bảng 2.2 cho thấy nhìn chung qui mô các KCN vùng KTTĐBB đều thuộc diện nhỏ. Các KCN có diện tích dưới 200 ha chiếm 25/51 KCN của Vùng. Đáng chú ý là có đến 8 KCN có qui mô dưới 100 ha (4 KCN của Hà Nội, 3 KCN Hải Dương và 1 KCN Quảng Ninh). Các KCN có diện tích trên 300 ha chỉ có 15/51 khu, chiếm 29,4%, tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh với 6 khu. Có thể thấy qui mô các KCN vùng KTTĐBB nhìn chung nhỏ hơn so với 2 vùng KTTĐ còn lại, cụ thể: số KCN có diện tích trên 300 ha của vùng KTTĐPN là 34/89 khu, chiếm 38,2% (điển hình là các tỉnh: Đồng Nai có 14/26 KCN, Bình Dương: 8/22 KCN, Bà Rịa – Vũng Tàu: 7/8 KCN và TP. HCM là 5/15 KCN); số KCN có diện tích trên 300 ha của vùng KTTĐMT là 4/12 khu, chiếm 33,3% mà điển hình là Thừa thiên Huế 2/3 KCN và Quảng Ngãi cả 2 KCN (Tính đến thời điểm tháng 9/2008). Cụ thể chúng ta xem hình 2.4 dưới đây:
100%
80%
60%
40%
20%
0%
VKTTĐBB
VKTTĐMT
VKTTĐPN
Tính chung
Dưới 100 ha Từ 100 đế n 200 ha Từ 201 đế n 300 ha Trê n 300 ha
29,4
33,3
38,2
34,5
21,6
50,0
14,1
14,6
31,5
35,2
33,3
15,7
16,7
15,7
16,2
Hình 2.4: Tỷ lệ các KCN các VKTTĐ cả nước phân theo qui mô
Nguồn: Tác giả xử lý từ [4]
Điểm đáng nói là hầu hết số KCN dưới 100ha vùng KTTĐBB được thành lập từ 2003 về trước; trong khi tất cả các KCN có diện tích hơn 300 ha đều được thành lập sau năm 2003. Điều này cũng phản ánh xu thế tăng dần về qui mô diện tích các KCN trong vùng. Nhưng nếu xét với qui mô hiệu quả của KCN là 200 – 300 ha đối với VKTTĐ và 300 – 500 ha với các tỉnh thì diện tích của các KCN trên địa bàn hiện vẫn còn khá nhỏ. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả trong tổ chức bộ máy quản lý, đầu tư hạ tầng KCN và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN.
c. Tỷ lệ diện tích đất có thể cho thuê trong diện tích tự nhiên KCN
Xét theo chỉ số này, các KCN Quảng Ninh có tỷ lệ thấp nhất, chỉ đạt 63,5%. Điều này cho thấy tỷ lệ đất trong các KCN của Tỉnh dành cho các mục đích công cộng như: Đường giao thông, cây xanh, khu dịch vụ, xử lý nước thải… chiếm tỷ lệ cao; Trong khi đó, các KCN Hải Phòng có tỷ lệ đất cho thuê cao nhất, đạt đến 74,8%. Các tỉnh còn lại đều nằm trong khoảng từ 64,5% (Vĩnh Phúc) đến 68,9% (Hà Nội). Tính bình quân, tỷ lệ đất công nghiệp các tỉnh trong vùng chiếm tỷ lệ
67%. Cụ thể chúng ta xem bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Tỷ lệ đất công nghiệp KCN các địa phương VKTTĐ
(Tính đến tháng 9/2008)
Địa phương | Diện tích đất tự nhiên (ha) | Diện tích đất có thể cho thuê (ha) | Tỷ lệ đất có thể cho thuê (%) | |
1 | 2 | 3 | 4=3/2 x 100% | |
1 | Quảng Ninh | 771,1 | 489,7 | 63,5 |
2 | Vĩnh Phúc | 977,3 | 629,9 | 64,5 |
3 | Hưng Yên | 936,0 | 639,0 | 68,3 |
4 | Hải Dương | 1886,8 | 1238,5 | 65,6 |
5 | Bắc Ninh | 2913,2 | 1949,9 | 66,9 |
6 | Hà Nội | 1628,9 | 1121,9 | 68,9 |
7 | Hải phòng | 453,0 | 338,8 | 74,8 |
Tính chung | 9566,3 | 6407,6 | 67,0 |
Nguồn: Tác giả xử lý từ [4]
So với các vùng KTTĐ khác, tỷ lệ đất có thể cho thuê của Vùng là tương đương. Cụ thể, chỉ số của vùng KTTĐPN là 67,1%, cao nhất là Bình Dương 69,6% còn thấp nhất là TP. HCM là 63,6%. vùng KTTĐMT có tỷ lệ cao hơn, bình quân là 68,4% với tỷ lệ cao nhất thuộc về Quảng Ngãi lên đến 73,8% và thấp nhất là Quảng Nam chỉ là 64,4%.
Như vậy, nếu so với tỷ lệ đất công nghiệp hợp lý, vào khoảng 60% - 70% thì các KCN thuộc các tỉnh vùng KTTĐBB nói chung, ngoại trừ Hải Phòng đều có tỷ lệ đất công nghiệp phù hợp. Điều này cũng đặt ra yêu cầu với Hải Phòng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn trong việc thẩm định qui hoạch KCN.
d. Tỷ lệ lấp đầy KCN
Hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng KCN phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ lấp đầy KCN. Do không có thống kê chi tiết về tỷ lệ lấp đầy của KCN theo thời gian thành lập và thời gian KCN bắt đầu đi vào hoạt động nên tác giả căn cứ
Tổng diện tích Đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%)
30000
80
25212
25000
67,8
70
60
20000 53,3
50
15000
40,9
40
10000
9566
9003
30
20
5000
2623
2601
1207
10
0
0
Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ Miền Trung Vùng KTTĐ Phía Nam
Đơn vị: ha
Đơn vị: %
vào hiện trạng về tỷ lệ đất đã cho thuê trong đất công nghiệp các KCN để đánh giá như hình 2.5 dưới đây:
Hình 2.5: Qui mô và tỷ lệ lấp đầy KCN các vùng KTTĐ
(Tính đến tháng 9/2008) Nguồn: Tác giả xử lý từ [4]
Hình trên cho thấy, đến tháng 9/2008 nếu tính tỷ lệ lấp đầy dựa trên tổng
diện tích đất công nghiệp dự kiến có khả năng cho thuê trên địa bàn thì tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng KTTĐBB là rất thấp so với 2 vùng KTTĐ còn lại. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng KTTĐBB hiện chỉ đạt 40,9%, trong khi tỷ lệ này của vùng KTTĐPN là 53,3% và vùng KTTĐMT đạt cao nhất, lên đến 67,8%.
Mặc dù vậy, việc đánh giá tỷ lệ lấp đầy dựa trên tổng qui mô đất các KCN là chưa chính xác. Nếu chỉ tính tỷ lệ lấp đầy đối với các KCN đã vận hành thì tại thời điểm này kết quả như bảng 2.4: Tính đến tháng 9 năm 2008, vùng KTTĐBB có 21 KCN đã đi vào vận hành và 20 khu đang trong quá trình đền bù giải toả hoặc xây dựng cơ bản. Trong 21 KCN đang vận hành có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.700 ha, trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 3.158 ha và đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân của các KCN là 70,4% diện tích có thể cho thuê, tương đương với tỷ lệ lấp đầy của các KCN vùng KTTĐMT nhưng thấp hơn so với các KCN vùng KTTĐPN với tỷ lệ lấp đầy lên đến 75,8%. Nguyên nhân của sự khác biệt giữa hai cách tính tỷ lệ
lấp đầy là do độ tuổi của các KCN phía Nam là khá cao trong khi tỷ lệ các KCN vùng KTTĐBB đang trong giai đoạn XDCB khá lớn. Số KCN được thành lập trong 3 năm, từ 2006 đến 9/2008 lên đến 16/41 KCN.
Bảng 2.4: Qui mô và tình hình cho thuê các KCN các VKTTĐ
(Tính đến hết tháng 9/2008)
Tình trạng hoạt động | Diện tích đất KCN (ha) | Tỷ lệ lấp đầy KCN (%) | |||
Tổng diện tích | Có thể cho thuê | Đã cho thuê | |||
Đã vận hành | 4.700 | 3.158 | 2.222 | 70,4 | |
Bắc Bộ | Đang XDCB | 4.866 | 3.250 | 401 | 12,3 |
Tính chung | 9.566 | 6.408 | 2.623 | 40,9 | |
Miền Trung | Đã vận hành | 2.501 | 1.714 | 1.207 | 70,4 |
Đang XDCB | 100 | 66 | 0 | 0 | |
Tính chung | 2.601 | 1.780 | 1.207 | 67,8 | |
Đã vận hành | 15.572 | 10.616 | 8.043 | 75,8 | |
Phía Nam | Đang XDCB | 9.640 | 6.290 | 960 | 15,3 |
Tính chung | 25.212 | 16.907 | 9.003 | 53,3 | |
Tổng 3 vùng | 37.379 | 25.094 | 12.833 | 51,1 | |
Cả nước | 46.588 | 31.228 | 14.946 | 47,9 |
Nguồn: Tác giả xử lý từ [4]
Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy
1000
900
800
867
85,1
87,0
78,6
700
600
500
400
300
200
100
0
682
629
64,2
54,5
57,6
59,6
576
490
343
354
334
220
211
214
178
127
100
90
80
70
60
50
40
30
155 20
10
0
Hải Hải Hưng Vĩnh Bắc Hà Nội Quảng
Dương phòng Yên Phúc Ninh Ninh
Đơn vị: ha
Đơn vị: %
Xét riêng với các KCN đã vận hành phân theo địa phương, hiện tại Hải Dương là tỉnh có tỷ lệ lấp đầy các KCN thấp nhất, chỉ đạt 54,5%. Trong khi đó tỷ lệ này của Hà Nội là 85,1% và cao nhất là Quảng Ninh đạt đến 87%. Cụ thể chúng ta xem trong hình 2.6 dưới đây:
Hình 2.6: Tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng KTTĐBB phân theo địa phương
(Tính các KCN đã vận hành đến tháng 9/2008) Nguồn: Tác giả xử lý từ [4]
Xét theo qui định tại Điều 5, chương 2 của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ, điều kiện để các địa phương thành lập KCN mới là: “Tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%”[28]. Như vậy, mặc dù tỷ lệ diện tích đất công nghiệp đã cho thuê (tỷ lệ lấp đầy) của ba tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng và Hưng Yên đều dưới 60% nhưng các tỉnh trên vẫn đang tiếp tục mở rộng và thành lập thêm các KCN mới (Hiện tại số KCN tại các tỉnh này đang trong giai đoạn xây dựng CSHT tương ứng là: 5; 1 và 2 khu với tổng diện tích tự nhiên tương ứng là 919, 150 và 418 ha). Điều này gây lãng phí lớn nguồn tài nguyên đất, nhất là việc đa số KCN các địa phương này đều được xây dựng trên đất trồng lúa. Nếu tính cả các KCN đã được phê duyệt và đang trong giai đoạn XDCB thì tất cả 7 tỉnh trong vùng đều có tỷ lệ lấp đầy dưới 60%. Cụ thể là: Bắc Ninh: 40,3%; Hà Nội: 52,9%; Hải Dương: 31,6%; Hải Phòng 37,4%, Hưng Yên 33%, Quảng Ninh 32,9% và Vĩnh Phúc 56,2%; tính chung cả Vùng là 40,9%.
e. Tăng trưởng GTSX, GTGT và đóng góp với ngân sách nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN.
Những năm vừa qua, cùng với sự lớn mạnh về qui mô, diện tích các KCN và số dự án đầu tư đi vào hoạt động, qui mô GTSX và GTGT của các doanh nghiệp trong các KCN cũng tăng lên nhanh chóng, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển KTXH của địa phương. Tính chung cả Vùng, có thể thấy tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2000 - 2008 là khá cao, lên đến 55%/năm (tính theo đô la mỹ), từ 232 triệu USD của năm 2000 đã tăng lên đến 7.734 triệu USD năm 2008. Chi tiết được thể hiện trong hình 2.7 dưới đây: